Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011

NHỮNG VIỄN TỔ THỜI TIỀN SỬ

NHỮNG VIỄN TỔ THỜI TIỀN SỬ,
hậu duệ Bùi Việt Nam
cần luân niên Lễ giỗ, tôn tạo di tích
                                                                                                                                    BL
     -Từ 2005 đến nay, họ Bùi đã tìm mộ và giỗ 2 viễn tổ Bùi Thach Đa – Bùi Thạch Đê ở Hiền Quan Phú Thọ thời Hai Bà Trưng (năm 43 Thế kỷ I). Năm 2010 đã được Nhà nước (cấp tỉnh) xếp hạng di tích lịch sử Rừng Cấm - Giếng Mỏ, căn cứ kháng chiến cuối cùng chống Mã Viện. Rằm tháng Chạp Canh Dần đã làm lễ giỗ trận 500 liệt sỹ, quân của Nhị Công, có họ Bùi Yên Bái, Hải Phòng (Vĩnh Bảo) về dự, cùng đại diện UBND tỉnh. Họ Bùi Việt Nam do GS TSKH anh hùng LLVTND Bùi Đại dẫn đầu.
     -Ngày 16/11/2010, UNESCO đã công nhận Hội Gióng là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Ngày 01/01/2011 đoàn đại diện BLLHBVN đã về Bộ Đầu, Thường Tín Hà Nội dâng hương Đức Thánh Gióng, thăm Chi họ Bùi và tìm hiểu tư liệu, chụp được Thần phả, sắc phong. Được biết thời Hùng Vương thứ VI, một phú ông ở Phù Đổng, vợ là Bùi Thị Dung sinh một con trai vào giữa 07/01. Giặc Ân xâm lược, ngài tự xưng là Thiên tướng đánh tan giặc Ân, cởi áo cưỡi ngựa bay về trời ngày 09/4. Hùng Vương VI tôn là “Phù Đồng Thiên Vương”. Lý Thái Tổ phong làm Xung thiên Thần Vương lập miếu tại Phù Đổng, tạc tượng ở núi Vệ Linh. Bùi Thị Dung chính là mẹ Đức Thánh Gióng (Quốc mẫu). Bố Bùi Thị Dung là Bùi Cẩn (truyền thuyết phi vật thể).
     -Cuối 2010, BLLHBVN nhận được thần tích thành hoàng làng Bất Nạo, huyện Kim Thành Hải Dương (Thần sắc - Viện Thông tin khoa học xã hội 1995 số 9630) do bác Bùi Thái Ty ở Phú Thái, huyện Kim Thành trao, là một tư liệu quí.
     Theo thần tích :”Gia đình họ Đào ăn ở phúc đức, sinh hạ một bọc 2 trai: đệ nhất là lợi Dinh cư sĩ, đệ nhị là lợi Dung cư sĩ thời Hùng Vương XVIII, đệ tam là em nuôi Bùi Đình Chấn hiệu không có, không rõ ngày sinh, được phong Thiền tướng, hoá 01/7, có công giúp 2 anh kết nghĩa đánh giạc, hiện được thờ  bằng tượng, long ngai nhưng không có mũ, áo, xiêm” Theo tờ trình của lý trưởng, chánh hương hội 30/7/1938 gửi tri huyện Kim Thành thì: Bùi Đình Chấn là con thứ 3 quan Đô Thống Lĩnh ở làng. Nhưng theo thần tích Thành hoàng, các vị trên là dân đến lưu cư (?). Phải chưng Bùi Đình Chấn là tướng công họ Bùi chỉ huy các gia tộc mình trong cánh quân 5200 người ở Trang Song Quan mà Duệ Vương giao cho tứ vị thượng đẳng thần họ Hà chống quân Thục ở Sóc Sơn – Kinh Bắc. (Đã tạo thời cơ cho cánh quân Tản Viên Sơn Thánh diệt 3 vạn quân Thục ở Quỳnh Nhai - Mộc Châu Tây Bắc). Còn tứ vị họ Hà trước khi đồng hoá chỉ dặn lại dân Song Quan phải lập đền thờ tướng công họ Ngô, còn tướng công họ Bùi, họ Lê, họ Trần không thấy di chúc lại (?).
     Nghiên cứu hai tư liệu thấy:
   1. Bài khấn Mỹ tự ở đình Song Quan Phú Thọ (nghe nói nguồn gốc từ Hùng Vương VI qua 2 câu đối cổng đình) có đoạn: “Con họ cung thỉnh đức tứ vị thượng đẳng thần…các tộc đẳng vị 2 bên tả hữu: Ngô gia tiên tổ, Bùi gia tiên tổ, Lê gia tiên tổ, Hà gia tiên tổ, cập thập nhị đẳng họ…”
     Các họ trên chính là gốc bản địa Giao Chỉ bao gồm: Hoà Bình, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn Tây, Tây Thanh Hoá, trong đó có huyện Mê Linh (Mê Linh thời Hán là hữu ngạn sông Thao từ cả huyện Hạ Hoà, Cẩm Khê qua các huyện phía Tây Hà Nội tới Chương Mỹ, Hoài Đức – Sách khởi nghĩa Hai Bà Trưng của Nguyễn Vĩnh Phúc tr. 98).
     Như vậy, tổ họ Bùi có từ trước Công nguyên rất xa, địa bàn là Giao Chỉ quận, trung tâm là Phong Châu – Mê Linh)
   2. Ngọc phả của vua Lê Đại Hành (980-1005) lưu giữ ở Song Quan bản dịch chữ Nho 24 trang A4; Bản thần tích thành hoàng làng Bất Nạo bản dịch chữ Nho có 5 trang A4, đều có niên hiệu Hồng Phúc (1572), đều do Hàn lâm lễ Viện đông các đại học sỹ, thần Nguyễn Bính phụng soạn, theo chính bản. Như vậy 2 bản Ngọc phả của vua Lê Đại hành (NPLĐH) và thần tích Bất Nạo (TTBN) có cùng thời gian, cùng do Nguyễn Bính phụng soạn (NPLĐH  có thêm quan Hùng Lĩnh Thiếu khanh Nguyễn Hiền), tất yếu có sự liên quan. Bản chất 2 bản nhiều đoạn rất giống nhau:
     a. Bản NPLĐH ghi: “Ở Song Quan nhà họ Hà tên Thuỵ, nhà giàu, vợ chồng lấy đức làm chính, thiện nhỏ cũng làm, tác ác thì thôi, dân làng đều khen là người tích thiện, ắt có phúc thừa. Rồi, vợ nuốt thiên tinh hào quang, về sinh một bọc, đẻ ra tứ vị đại thần họ Hà (Hắc Giang, Thổ Lân, Thiên Cương, Thiên Thắng – CT”.
     Còn TTBN thì ghi: “Đạo Bắc cổ xưa (Phủ Thuận Thành), gia đình họ Đào rất chuyên cần, làm điều thiện tránh điều ác…không giành lợi dù là nhỏ, trong việc đức. Dân khen ngợi tất có phúc đức về sau…vợ nằm mơ Thiền sư cho 2 viên bach ngọc. Một tiếng nổ lớn, tỉnh mơ, mang thai, sinh một bọc hai trai: Lợi Sinh và lợi Dụng họ Đào”…
     b. NPLĐH ghi: “Thời cuối Hùng Vương, ý trời sắp hết. Duệ Vương sinh 20 hoàng tử và công chúa, đều theo nhau về trời. Chỉ còn lại, Tiên Dung gả cho Đồng Tử phủ Khoái Châu, huyện Đông An, trang Đa Hoà. Công chúa thứ hai là Mỵ Nương. Vua dựng lầu cửa thành Việt Trì tuyển người tài. Có thánh Tản Viên họ Nguyễn tên Tùng (vua định nhường ngôi, Sơn thánh từ chối)…Rồi bộ Ai Lao họ Thục tên Bạn vốn tông nhà Hùng được chia trị Ai Lao, cầu viện quân các nước 100 vạn, 8000 ngựa, chia 5 đường tiến quân. Thư từ ngoài khẩn cấp một ngày đến 5 lần. Duệ Vương lo lắng. Sơn thánh tâu: hơn 2000 năm qua, những bậc thánh quân 6, 7 ngài, nhân sâu ơn dày. Nay nước nhà quân mạnh, uy đức vua khắp phương. Nhiều đấng anh tài như đô uý tứ vị, nên trao làm tướng quân. Duệ Vương nghe, mừng, bèn triệu tứ công trao làm Tiền lộ tướng quân, đem 5000 binh mã lấy ở Song Quan gồm Ngô tộc, Bùi tộc, Lê tộc, Trần tộc và các họ khác trên 200 người làm chân tay…cùng tướng quân họ Ngô cất quân thẳng tiến như gió thổi đâu thuyền, chiêng trống vang động núi rừng. Một ngày đêm tới Kinh bắc, đạo dưới núi Sóc Sơn. Giặc Thục 4 mặt kéo lại. Tứ công cùng Ngô tướng quân bàn bạc, tiến công đánh thắng giặc ngay trận đầu, chém được đầu chính tướng, tuỳ tướng, xác địch chất thành núi, máu chảy thành sông, sỹ tốt vài vạn đầu, thu vô số khí giới, lương thảo, lừa ngựa. Tứ công ngoảnh thấy quân Thục chạy tán loạn,…dặn bản trang gia thần, Song quan phải thờ Tiền lộ tướng quân họ Ngô. Duệ Vương mở tiệc lớn ăn mừng, phong cấp cho các tướng sỹ...”
     TTBN thì ghi: “Thời ấy triều Hùng vận mạt…Duệ Vương sinh 20 hoàng tử, 6 công chúa nhưng…Sớm chầu tiên giới…Tế tử Sơn Thánh cũng không nhận ngôi. Chúa Ai Lao họ Thục tên Phán dòng họ Hùng xưa được phân trị Ai Lao. Nghe Duệ Vương đã già, Thục Phán thấy cơ hội, liền cầu viện các nước, điều binh mã, phát động chiến tranh xâm lược nước ta. Thục Phán chia 5 đường tiến quân, thế giặc mạnh, tin cấp báo về một ngày 5 lần. Vua Hùng lo lắng triệu Sơn Thánh họ Nguyễn tên Tùng đến. Sơn Thánh tâu: Tên 2000 năm, các thánh quân tại vị, đều lấy Văn - Đức trị vì…Nay quốc giầu dân mạnh..nhiều anh tài như hai anh em họ Đào, bách thần Sơn, thuỷ xuất thế. Vua rất mừng, triệu nhị vị Đào công đến, phong làm tả hữu thuỷ đạo thượng tướng quân. Hai ông tuyển trong làng được 60 trai tráng. Duy có Bùi Đình Chấn anh hùng thao lược, dũng kiện hơn người, được hai ông kết nghĩa làm em thứ 3, phong Thiên tướng. Quân Ai Lao theo đường Kinh Bắc kéo đến Sóc Sơn. Quân Thục kéo đến 4 phía. Trải qua 2 – 3 ngày bị bao vây. Bùi tướng công tự làm đốc tướng vung đao hô toàn bộ sỹ tốt lao vào, quân Thục náo loạn, tướng giặc bị chém, hàng ngàn bị giết. Ta thu vô số vũ khí, lương thực, xe ngựa…Vua khao thưởng. Hai ông tâu: “Giặc bị đánh bại do có Thiên tướng Bùi Công tiên phong phá thế trùng phong của giặc tại Sóc Sơn”.
     Nghiên cứu hai tư liệu trên: Các tình huống chiến trận đều trùng nhau về thời gian, địa điểm (Sóc Sơn – Kinh Bắc), nhưng lực lượng và mục tiêu, cách đánh có khác nhau (lực lượng ở Song Quan 5200 quân, lực lượng Đào công 60 quân); cùng quân Thục kéo đến 4 phía. Nhưng cánh quân Song Quan tiến công tiêu diệt lón; Cánh quân nhị Đào công bị vây thế trùng phong, buộc Bùi Đình Chấn phải phá vây nhưng diệt được địch, cũng thu vô số vũ khí.
     Theo truyền lại, ở Song Quan khi Duệ Vương về mở tiệc, chỉ có Ngô tướng quân hy sinh. Còn tướng quân họ Bùi, Lê, Trần vẫn ở lại tảo thanh tại chiến địa vùng Khoái Châu, huyện Đông An và trấn Sơn Nam (Lý Nhân – Phú Xuyên), trong đó còn có Bùi Công Tài ở trang Tông Chất, quận Sơn Nam có 289 quân. Tướng Bùi Công Tài là đệ tử của thần Trung Thành Phổ tế đại vương là dân bản địa Phong Châu - Bạch Hạc.
     Vậy phải chăng tướng công Bùi Đình Chấn chính là vị chỉ huy gia thần Bùi tộc Song Quan, mà tượng thờ ở Bất Nạo tuy có long ngai nhưng lại không có mũ, áo, xiêm, tên hiệu (như thần tích ghi) vì ngày Duệ Vương mở yến tiệc phong cấp chính ngạch tại Song Quan vắng mặt. Vì vậy, ngày 10/10/1853 vua Tự Đức phải sắc cho xã Bất Nạo: “Thần chưa được dự phong, nay ta nhận mệnh lớn tri ân tới công lao của thần, chuẩn cho thần là Thành Hoàng của xã”. Điều cần nghiên cứu: đại quân Song Quan của tứ vị đại thần và 4 tướng tộc Ngô, Bùi, Lê, Trần có 5000 quân + 200 quân của 12 họ khác, thì tướng họ Bùi chỉ huy ít nhất trên dưới 1000 quân. Còn cánh quân của Nhị công họ Đào – Bùi Đình Chấn chỉ có 60 trai tráng gia thần thủ túc ? Có lẽ, đây chỉ là số quân mới tuyển thêm ở Bất Nạo (?).
     Dù sao, đến nay, tộc Bùi viễn tổ thời tiền sử, hậu duệ Bùi Việt Nam có thể luân niên lễ giỗ, gồm: Bùi Cẩn – Bùi Thị Dung thời Hùng Vương VII; Bùi Công Tài – Bùi Đình Chấn thời Hùng Vương XVIII; Bùi Thạch Đa – Bùi Thạch Đê thời Hai Bà Trưng.
     Riêng viễn tổ Bùi Công Tài, nhất là Bùi Văn Thốn Quỳnh Lưu (đời vua Thục) rất thiếu tư liệu chính sử. Đề nghị các chi tộc thu thập ngọc phả, thần phả (thần tích-thần săc), săc phong, tượng thành hoàng, lễ hội đặc trưng thờ phụng, mộ chí, đền thờ, văn bia, truyền tuyết, huyền sử.. đã được cơ quan Bộ Văn hoá in ấn v..v.. gửi về Tiểu ban lịch sử BLLHBVN bản sao, ảnh chụp để giúp nghiên cứu. Từng chi tộc lập hồ sơ di tích lịch sử (theo mẫu của cơ quan VH-TT-DL huyện, tỉnh) hội thảo khoa học, đệ trình để cơ quan chủ quản báo cáo tỉnh – thành phố xét duyệt cấp bằng di tích lịch sử. Các tỉnh-thành, các chi tộc khác cũng sưu tầm các loại tư liệu trên về viễn tổ của mình, chỉnh lại gia phả chuẩn xác, khách quan. Chủ yếu để giáo dục hậu duệ về truyền thống văn - đức làm chính, thiện nhỏ cũng làm, tác ác thì thôi, không hám danh lợi. Đồng thời từng miền, từng địa bàn, BLL tỉnh-thành phố tổ chức đi lại các ngày giỗ, để liên kết dòng tộc.