Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011

BÁC SĨ TỐT NHẤT LÀ CHÍNH MÌNH

BÁC SĨ TỐT NHẤT LÀ CHÍNH MÌNH
    Nguyên tắc 28 chữ: Bác sĩ tốt nhất là chính mình, thuốc men tốt nhất là thời gian, tâm trí tôt nhất là yên tĩnh, thể dục tốt nhất là đi bộ.

     Phương châm 16 chữ: Ăn uống hợp lí, thể dục đều đặn, cai thuốc bớt rượu, tâm trí ổn định.

     Ăn uống hợp lí trong ngày: Một-hai-ba-bốn-năm, đỏ-vàng-xanh-trắng-đen.
1 bịch sữa/ng, 2 lạng rưỡi thức ăn chính/ng, 3 phần đạm/ng, 4 nội dung-món có thô có tinh, vị không ngọt không mặn, chia nhiều bữa, ăn 7-80% y/cầu, 5 lạng rau quả. (1phần đạm: 50g nạc; or 1 quả trứng to; or lạng đậu or lạng tôm, cá; or lạng thịt gà; or 25g đậu nành)
     1 quả cà chua (đỏ), thêm vàng cà rốt, dưa hấu, khoai lang, ngô già, bí đao, đậu vàng, uống chè xanh, ăn bát cháo trắng, có nấm mèo đen.

     Đi bộ: ba-năm-bảy: Đi bộ trên 3 cây, đi bộ trên 30 phút; Đi bộ ít nhất 5 lần trong tuần; Khi đi bộ, giữ quá trình trao đổi oxy nhịp tim +tuổi = 170

     Cai thuốc, bớt rượu: Không hút thuốc, nếu hút-không quá 5 điếu/ngày.
     Không uống rượu, nếu uống-không quá 15 cc/ngày.

     3 việc nửa phút khi ngủ dậy: Thức dậy, nửa phút nằm yên, nửa phút ngồi dậy, nửa phút ngồi bỏ chân xuống giường.

     3 việc nửa giờ trong ngày: Thể dục sáng nửa giờ, ngủ trưa nửa giờ, đi bộ chiều nửa giờ

     4 chú ý cuộc sống thường ngày: 1. Làm việc nghỉ ngơi đúng giờ; 2. Thích ứng với thiên nhiên; 3. Chú ý giữ vệ sinh; 4. Loại bỏ thói quen xấu

     6 chú ý phòng tai nạn bất trắc: 1. Đừng xoay đầu mạnh; 2. Không tắm quá nóng; 3. Đừng uống đồ ướp lạnh; 4. Không ăn quá no và tránh nghiện ngập; 5. Đừng chạy bộ khi bụng đói; 6. Đừng đi cầu ngồi xổm.

     Cần dùng canh dưỡng tâm bát vị: 1. Từ thiện thương người; 2. Hiền lành tốt bụng giúp người; 3. Chính trực không gian tà; 4. Khoan dung độ lượng; 5. Hiếu thảo; 6. Thật thà ngay thẳng; 7. Đóng góp cho đời, … càng nhiều càng tốt; 8. Không cần người trả ơn.

- Nên sống lạc quan, tích cực.
- Đối với bản thân, người khác, xã hội đều giữ thái độ đúng đắn.

- 16 chữ để vui: Quên đi quá khứ, bỏ qua hiện tại, tận hưởng hôm nay, hướng tới ngày mai

- Triết gia nói: Cuộc sống như tấm gương, anh cười nó cũng cười, anh khóc nó cũng khóc
     Ba niềm vui gíup tâm trạng vui vẻ: Giúp đỡ mọi người, trân trọng cái mình có không tham lam, biết tận hưởng niềm vui xung quanh.

     Ba điệp khúc về gia đình hạnh phúc: 1. Gia đình là mái ấm tốt nhất cho mọi người; 2. Gia đình là thang thuốc tốt về tâm hồn và thể xác; 3. Giành sức khoẻ cho đàn ông

     Lời kết: 1 ý nghĩa-Sức khoẻ; 2 điểm căn bản-dễ dãi một chút, nhìn thoáng 1 chút; 3 tác phong lớn-tìm niềm vui giúp người, trân trọng cái mình có, tận hưởng niềm vui cuộc sống; 4 điều nguyên tắc - bác sĩ tốt nhất là chính mình, liều thuốc tốt nhất là thời gian, tâm trạng tốt nhất là yên tĩnh, thể dục tốt nhất là đi bộ.

               Bùi Xuân Vịnh tóm tắt, công thức hoá 18/10/2011 từ tài liệu cùng tên của
GS Hồng Chiêu Quang chuyên gia Y tế dự phòng Trung Quốc, Huỳnh Phụng Ái biên dịch

(Càng nhiều người đọc càng tốt, không ai được giữ bản quyền)

BÙI TỘC TA NÊN HOẠT ĐỘNG HỌ THẾ NÀO, THEO HƯỚNG NÀO

BÙI TỘC TA NÊN HOẠT ĐỘNG HỌ THẾ NÀO
THEO HƯỚNG NÀO
BÙI XUÂN VỊNH 9.2011
     Họp Thường trực đầu tháng 6 có phản ánh từ phía Nam: Họ (toàn quốc) làm không bài bản, hoạt động giảm sôi nổi, khó thu hút trẻ. Có cần xem xét lại tiêu chí và phương châm hoạt động?. Hãy khoan. Nên nhìn lại ta đã làm gì, làm thế nào. Nhiều bài toán cụ thể đặt ra chưa có lời giải. Có lẽ bài toán cơ bản ta chưa đặt đúng và xoay vào giải nó.
     Lo phát triển tổ chức. Đúng, nhưng đã là tổ chức họ chưa, cần xem. Còn tổ chức làm thì chưa mấy chú ý. Ban liên lạc cử đại diện đi đây đó. Tốt, vẫn chỉ là quan hệ, giao lưu, dáng dấp trên dưới, chưa phải liên kết dòng tộc. Cố tìm viễn tổ xa nhất (tìm cả gốc Việt cổ ?), khó khủng, xa xôi, chẳng thu hút được nhiều. Họ Bùi, dòng họ văn hiến, gốc bản địa, họ lành, nhân ái, lao động thông minh, đóng góp nhiều cho đất nước, dân tộc. Nên CĐHBVN hiện không cùng gốc, bởi đã “thu nạp” bằng nhiều lí do một số họ khác. Vậy Bùi từ gốc khác liệu có hứng thú. Đã mang họ Bùi (chẳng có luật nào cấm) thì suốt đời con cháu chắt chút… sẽ là Bùi, không ai về họ cũ. Nơi nào cũng có ông tổ cụ thể của mình. AI hướng họ tôn vinh thế nào, giỗ tổ ra sao cho đúng đạo, có tác dụng với con cháu. Họ nào cũng muốn biết ông tổ trên nữa, từ đâu đến, AI mách cho họ. Những ông tổ là danh nhân, nhân thần đất nước cần được tôn vinh cao hơn, rộng hơn. AI đã chú ý đến việc này. Đặc biệt, động viên con cháu, còn lơ là. Hãy lập ngay Ban khuyến học khuyến tài họ Bùi và có những động viên thực sự. Việc lập Hội con dâu con gái nên xem kỹ. Họ ở các nơi đều tôn vinh, coi trọng con dâu (dâu là kế thế mà), có phân biệt đâu. Uỷ viên BLLHBVN cũng như cơ sở mới có ít con gái, chưa có con dâu, thật không phải. Lại lập hội khác (có hội viên) của CĐHB (có thành viên). Vô hình chung đã coi thường và gạt con dâu ra. Còn lập ra hội rồi hoạt động gì, hoạt động thế nào.
     Xem ra ba năm qua sau Đại hội 2008, ta mới chăm lo phát triển tổ chức (toàn quốc và địa phương cũng na ná). Nhưng chưa định hướng tổ chức hoạt động hiệu quả. Thường trực Ban liên lạc đã hình thành đủ các ban, có quy chế hoạt động hẳn hoi nhưng vẫn dáng dấp các bộ phận hành chính (còn hoạt động lỏng lẻo) của tổ chức xã hội mà chưa đúng nghĩa tổ chức họ. Chưa muộn, trước khi Đại hội lần 2, nên định hương lại ngay (nếu cần, đổi tên luôn) các ban: Phát triển cộng đồng hãy chăm lo liên kết dòng tộc, xem và chỉ ra quan hệ họ nơi này nơi kia thế nào và hướng các họ làm gia phả; Lịch sử cần đặt ra việc làm cây phả hệ Bùi tộc Việt Nam; Thông tin cần đưa nhiều dòng họ, nhiều hoạt động, nhiều mặt về họ lên báo (không đưa 1 dòng họ nhiều lần); Tổ chức nhân sự chỉnh lại định hướng chung, và hoạt động các ban; Kiểm tra cần theo sát nhắc nhở tổ chức và hoạt động hơn nữa; Kinh tế doanh nghiệp nên xem lại.
     Hơi tiếc, mặc dù, VPBLLHB duy trì đều các buổi sáng thứ 7 là nơi giao lưu, quan hệ các họ, các địa phương với toàn quốc rất tốt. Nhưng họp đầu tháng của TTBLL lại chưa rõ việc gì đã làm được, việc gì sẽ làm một cách tuần tự, mà mang tính tự do phát huy sáng kiến nhiều hơn, dân chủ bàn bạc rộng rãi nhưng rồi bàn xong bỏ đó, vì điều kiện khả thi không đủ, và thế là lan man. Ba năm mới họp toàn BLLHB 1 lần (2009).
     Rốt cuộc, cái khó chưa ló cái khôn. Tất cả đều thiếu kinh phí. Đã có suy nghĩ BLLHB hướng về hoạt động kinh tế để thu hút lớp trẻ và có kinh phí hoạt động. Nếu hoạt động theo hướng này sẽ mất thiêng, dễ dẫn tới rã đám, vì làm kinh tế khá nghiệt ngã và khe khắt. Chắc chắn không phải nhiều người tham gia hưởng ứng.
     Hoạt động họ là hoạt động thiêng liêng. Hãy hướng về cái thiêng. Cần định hướng hoạt họ về văn hoá tâm linh. Làm được việc này chắc thu hút được nhiều người tham gia. Và rồi từ đây cũng sẽ có nguồn kinh phí.    
     Con cháu ta, cả ta nữa, mấy ai không đi đền chùa, và đến đó không ít thì nhiều đều làm công đức. Thế mà quỹ đền chùa có hàng tỷ. Có gì lạ, khi một ni sư già tạ thế có tiền tỷ để lại chưa có người thừa kế hợp pháp. Ba bốn mươi năm trước ở miền Nam, kể nhiều tiền thì nhất Mỹ, nhì đĩ, tam sư…Hiện nay cả nước ta, hàng sư cũng thuộc diện có nhiều tiên mà có ai làm kinh tế vật chất. Họ Bùi ta, hãy làm kinh tế văn hoá đi (không làm doanh nghiệp). Nhiều khả năng và hứa hẹn phía trước.
     Nên nghĩ ngay đến việc làm một nơi thờ các tổ Bùi chung tại Hà Nội này thôi. Việc gì phải đi Phú Thọ, Hải Dương…Giáo sư Hoành và phu nhân (bà Tuyết) đã nhất trí cho họ Bùi mượn đất tại phố Bùi Xương Trạch. Chẳng cần phải giấy tờ làm gì, Họ Bùi Việt Nam có pháp nhân nào để nhận đất kể cả khi gia đình làm giấy giao đất. Nếu ta làm được nơi thờ các cụ Tổ họ Bùi chung (làm, rước bài vị đến), chắc các Cụ “vui” lắm dó (họ Bùi mà), đồng thời làm nơi họp hành, giao lưu, lễ giỗ…thì tuyệt vời làm sao. Tại đó, còn tạo giúp nhiều việc thiết thực lắm: hướng dẫn hành lễ giỗ, nối ghép gia phả, hướng dẫn giúp đỡ làm từ đường, xây mộ tổ, trao đổi kinh nghiệm khuyến học…Giữa thủ đô, ai cũng dễ, có thể, cần về đây lễ Tổ. Khi đó thì tiền công đức chắc sẽ không chỉ như và còn hơn đền chùa. Nhiệm vụ của chúng ta là cần động viên con cháu hậu duệ hướng về Tổ Tiên một cách thiết thực.
     Mọi sinh vật, dù môi trường sống thế nào thì nó vẫn là bản sao của giòng giống tổ tiên nó. Con người lại càng là bản sao khá tuyệt đối của Tổ Tiên. Cần gì cầu trời khấn đất, tại sao cứ cầu cứu thần linh. Đó chỉ là việc thực hành nghi lễ của văn hoá mông muội. Nắm được quy luật của trời đất, biết tương thích (hay là thích ứng) với trời đất thì không bị hại, có khi còn sinh lợi. Thần linh cũng chỉ là nghĩ ra mà thôi. Hãy cầu cứu Tổ Tiên. Nhất định Tổ Tiên sẽ phù hộ độ trì thực sự. Con cháu hậu duệ nào mà không có mối quan hệ với cha ông Tổ Tiên, càng gần thì mối quan hệ càng bền chặt. Càng khơi dậy, càng vận động quan hệ thì năng lượng quan hệ (thông tin) càng lớn lên. Đây là chuyện vừa lý vừa thực. Điều dễ nhận ra là nếu cầu khấn Tổ Tiên dù đang ở trạng thái tâm lí nào, chắc chắn sau đó, tinh thần đều thanh thoát, và đó là sức khoẻ đã được Tổ Tiên ban tặng cho. Điều có thật là nhiều người chăm sóc đến Tổ Tiên, sức khoẻ được tăng cường, tuổi thọ được kéo dài. Hãy chiêm nghiệm và dạy con cháu hậu duệ họ Bùi chiêm nghiệm việc này.
     Khi có nơi thờ cúng Tổ của mình trong một nhà Tổ chung, có lẽ bà con họ Bùi cả nước sẽ về đây (nếu không về được quê) theo ngày giỗ Tổ mình và con cháu hậu duệ không phải phân tán công đức đi các đền chùa chỉ để vãn cảnh, du ngoạn. Ai cũng được ban tặng sức khoẻ, hơn hẳn bất cứ tài sản tiên nong nào được ban tặng. Còn sức khoẻ là còn tồn tại, sức khoẻ dồi dào, tồn tại lâu. Hết sức khoẻ sẽ về với cát bụi. Mất vật chất sống nhưng tồn tại vĩnh hằng thông tin vật chất vô sinh.
     Có nên chần chừ nữa không. Hãy xem xét điều chỉnh, định hướng ngay hoạt động họ cho hiệu quả, hấp dẫn, thu hút số đông đặc biệt lớp trẻ tham gia.