Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

THÀNH LẬP TỔ CHỨC HỌ BÙI HUYỆN LƯƠNG SƠN

THÀNH LẬP TỔ CHỨC HỌ BÙI HUYỆN LƯƠNG SƠN
TỈNH HÒA BÌNH

     Bắt đầu bằng cái tâm của một vị tướng.
     Thiếu tướng Bùi Minh Thứ, nguyên Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng Quân khu Thủ đô, nguyên Ủy viên Thường vụ Thành ủy Hà Nội, hiện đang tham gia Thường trực BLLHB huyện Chương Mỹ. Vốn là dân tộc Mường, họ Bùi gốc, quê xã Cao Dương, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, đã từng chiến đấu ở miền Tây nhiều năm, vừa là lính, vừa là tướng, ông Bùi Minh Thứ quá thông thuộc địa hình, địa danh của Lương Sơn, của Hòa Bình, một con người có thể tiêu biểu cho nét văn hóa đặc sắc, đậm triết lý Thiên-Địa-Nhân của trường ca “Đẻ đất, đẻ nước” và rượu cần nổi tiếng của Hòa Bình, đang là trưởng một chi Bùi ở Cao Dương.
     Với cái tâm vì dòng họ, ông Bùi Minh Thứ đã nghĩ đến việc cần có tổ chức họ Bùi của huyện Lương Sơn nói riêng, của tỉnh Hòa Bình nói chung, mà điều này ông dám chắc phù hợp với tâm nguyện của bà con họ Bùi dân tộc Mường ở Lương Sơn, ở Hòa Bình.
     Thiếu tướng Bùi Minh Thứ ngỏ lời mời Trưởng ban liên lạc họ Bùi Việt Nam – Giáo sư Bùi Phan Kỳ, cũng là người thầy của ông, cùng Chủ tịch Hội đồng trưởng lão họ Bùi Việt Nam - Giáo sư, anh hùng quân đội Bùi Đại lên thăm các chi họ Bùi huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình để biết tình hình và nguyện vọng của bà con họ Bùi dân tộc Mường ở Hòa Bình.
…..Đến trách nhiệm của Thường trực Ban liên lạc họ Bùi toàn quốc.
     Qua thông tin và mối quan hệ của ông Bùi Cộng Hòa, Trưởng ban liên lạc họ Bùi tỉnh Hà Nam thông báo tại buổi họp đầu tháng 7, Thường trực Ban liên lạc họ Bùi Việt Nam đã cử đoàn đại diện BLLHBVN lên thăm các chi tộc Bùi huyện Lương Sơn theo lời mời của Thiếu tướng Bùi Minh Thứ, thay vì Trưởng BLL, Chủ tịch Trưởng lão họ Bùi toàn quốc vào tháng 7 không có điều kiện đi thăm.
     Đoàn đại diện BLLHBVN do ông Bùi Văn Ngợi, Ủy viên thường trực, Chánh văn phòng làm trưởng đoàn. Tham gia đoàn đại diện BLLHBVN còn có:
-PGS BS Bùi Chu Hoành, Ủy viên thường trực BLLHBVN, Trưởng tiểu ban kiểm tra;
-Ông Bùi Đức Tấn, Phó tiểu ban phát triển cộng đồng Ban liên lạc họ Bùi Việt Nam.:
-Bà Bùi Thị Thái, Ủy viên BLLHBVN, Phó tiểu ban kiểm tra, ủy viên Tiểu ban tổ chức sự;
-Ông Bùi Xuân Vịnh, Ủy viên BLLHBVN, Phó tiểu ban thông tin phụ trách báo Họ Bùi Việt Nam;
-Bà Bùi Thúy Hằng, đại diện con dâu con gái họ Bùi.
     Sáng ngày 12/7/2012, đoàn đại diện BLLHBVN đến thôn Đồng Ngô, xã Cao Dương. Ông Bùi Cộng Hòa, Ủy viên BLLHBVN qua công tác với Mặt trận và Người cao tuổi của xã Cao Dương cũng tham gia đoàn đại diện BLLHBVN.
     Được sự đón tiếp nhiệt tình và sự sắp xếp chu đáo của bà con tộc Bùi nơi đây, mà lúc này đây ông Bùi Minh Thư là đại diện, làm mọi người cảm nhận sự thân mật gắn bó thật sự như anh chị em một nhà mà chẳng phân biệt, không còn khái niệm khách, chủ. 
     Đoàn BLLHBVN đến thăm và thắp hương tại nhà thờ chi tổ Bùi bốn đời tại thôn Đồng Ngô, xã Cao Dương do ông Bùi Minh Thứ là Trưởng chi, đến thăm và thắp hương tại nhà thờ cụ tổ Bùi Văn Thục tại thôn Đồng An xã Tân Thành do ông Bùi Thanh Mai là Trưởng họ. Ân đức tiên tổ phù hộ, chỉ bảo con cháu hậu duệ Bùi nơi đây chọn địa điểm xây hai nhà thờ họ khá đắc địa. Nhà thờ nào cũng phía sau là sườn dốc thoải của đồi hoặc vùng đất cao, phía trước là đồng, ruộng thấp (nhà thờ ở Đồng Ngô) hoặc là trũng thấp của đường đi (nhà thờ thôn Đồng An). Do điều kiện đất đai, cả hai nhà thờ đều rộng, nhưng đồ thờ trong nhà thờ thì quả thật, khá nhiều nhà thờ họ Bùi của Phú Thọ, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình mà chúng tôi đã có dịp đến thăm thật khó sánh được. Chúng tôi băn khoăn không biết Trưởng họ lấy đâu kinh phí xây nhà thờ khang trang, đẹp đẽ như thế. Trưởng họ, ông Bùi Thanh Mai cho biết tất cả do con cháu trong họ đóng góp cả đấy. Thế mới biết sự đồng tâm của hậu duệ Bùi dân tộc Mường nơi đây, địa danh được coi là ATK cho suốt cả thời chống Mỹ. Cũng theo lời ông Bùi Thanh Mai, dòng Bùi cụ Tổ Bùi Văn Thục mà ông từng được nghe cha ông truyền kể lại là có nguồn gốc từ tỉnh Phú Thọ và gần gũi với truyền thuyết Âu Cơ – Lạc Long Quân trong huyền sử Việt Nam.

Nhà thờ Tổ Bùi ở Đồng Ngô, Cao Dương

Nhà thờ Tổ Bùi ở Đồng Ngô, Cao Dương (chính diện)

Bàn thờ Tổ Bùi ở nhà thờ Đông Ngô, Cao Dương

Đến thắp hương tại nhà thờ Tổ Bùi thôn Đồng Ngô

Nhà thờ cụ Tổ Bùi Văn Thục tại Đồng An, xã Tân Thành

Thắp hương tại nhà thờ Tổ Bùi Văn Thục tại Đồng An

…..Và thành lập tổ chức họ Bùi đầu tiên tại Lương Sơn, Hòa Bình
     Sau cuộc viếng thăm hai nhà thờ cách nhau ngót chục cây số, tất cả mọi người về tụ họp giao lưu, trao đổi tại nhà ông Bùi Minh Thứ ở Cao Dương mà hiện tại ông đang giao cho trưởng nữ quản lý. Thiếu tướng Bùi Minh Thứ nói về ý tưởng mời Lãnh đạo họ Bùi lên Lương Sơn và vui mừng đón nhận đoàn đại diện Lãnh đạo họ Bùi đến thăm hôm nay. Đại diện BLLHBVN cảm ơn sự đón tiếp của bà con, đặc biệt sự nhiệt tình hết mức của Thiếu tướng Bùi Minh Thứ; Được cảm nhận trực tiếp nhiệt tình, tâm nguyện của bà con Bùi tộc xứ Mường Lương Sơn; Đoàn cũng truyền đạt ý kiến của Lãnh đạo họ Bùi toàn quốc mong muốn họ Bùi Lương Sơn, họ Bùi Hòa Bình sớm có tổ chức của dòng họ để bà con có điều kiện giao lưu, kết nối, cùng nhau tìm về cội nguồn, tôn vinh tổ tiên, chăm lo động viên con cháu, cùng nhau thực hiện một họ Bùi đoàn kết - tương trợ - phát triển.
     Một sự giao thoa, đồng pha, cộng hưởng, tương thích, gặp nhau đáng chú ý giữa mong muốn của Ban liên lạc toàn quốc và tâm nguyện của bà con Bùi tộc xứ Mường Lương Sơn, Hòa Bình, mà bắt đầu bằng cái tâm chủ Thiếu tướng Bùi Minh Thứ. Bởi vậy, giao lưu, trao đổi đã nhanh chóng nhất trí thành lập được tổ chức họ Bùi đầu tiên tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình do ông Bùi Thanh Bồng, nguyên Chủ tịch UBND xã Tân Thành, huyện Lương Sơn hai nhiệm kỳ làm Trưởng ban. 
     Với sự khiêm tốn, thận trọng cần thiết, tổ chức ban đầu này tự nhận là Ban vận động họ Bùi huyện Lương Sơn để tiếp tục liên kết, quan hệ, tuyên truyền phát triển rộng rãi trong toàn huyện.


Giao lưu trao đổi tại nhà ông Bùi Minh Thứ

…..Trở lại Văn phòng Ban liên lạc họ Bùi Việt Nam
     Tại buổi họp đầu tháng 8/2012, sau khi nghe đoàn đi Lương Sơn, Hòa Bình ngày 12/7/2012 phản ảnh kết quả, Thường trực BLLHBVN phấn khởi, tin tưởng. Nhận thức đầy đủ rằng: Người Mường vốn là hậu duệ người Việt cổ. Người Mường chiếm đại đa số trong 6 dân tộc anh em (Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông) của tỉnh Hòa Bình. Họ Bùi lại chiếm phần lớn trong các dòng họ của người Mường Hòa Bình. Với lòng tin đối với người dân tộc Mường cùng hệ dân tộc với người Kinh, lại là người họ Bùi, với số lượng không ít thành viên ban đầu tự nguyện tham gia ở một đơn vị cấp huyện như vậy, Thường trực BLLHBVN đã nhất trí nâng tổ chức ban đầu của họ Bùi huyện Lương Sơn lên thành Ban liên lạc lâm thời họ Bùi huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
     Như vậy, từ sau ngày 12/7/2012 Ban liên lạc lâm thời họ Bùi huyện Lương Sơn được thành lập với nhiệm vụ - quan hệ kết nối, tuyên truyền vận động các chi tộc Bùi toàn huyện tiến tới cuộc hội nghị tổ chức Ban liên lạc chính thức họ Bùi huyện Lương Sơn, từ đó làm cơ sở liên kết xây dựng tổ chức họ Bùi toàn tỉnh Hòa Bình.  
     Chúng ta tin tưởng với khả năng, tâm huyết của Ban liên lạc lâm thời họ Bùi huyện Lương Sơn, có sự ủng hộ nhiệt thành của bà con họ Bùi dân tộc Mường, không thể thiếu sự giúp đỡ của BLLHBVN, họ Bùi Lương Sơn, họ Bùi Hòa Bình sẽ có tổ chức họ hoạt động tốt trong thời gian không xa.

Chụp ảnh kỷ niệm ngày thành lập BLLLTHB Lương Sơn
BAN LIÊN LẠC LÂM THỜI HỌ BÙI HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH
Đã được Thường trực BLLHBVN công nhận
                   1. Ông Bùi Thanh Bồng, sinh năm 1952, Trưởng ban liên lạc, ĐT: 0985372503
    2. Ông Bùi Thanh Mai, sinh năm 1952, Phó ban liên lạc
 3. Ông Bùi Tiến Sinh, sinh năm 1942, Phó ban liên lạc
4. Ông Bùi Bằng Đoàn, sinh năm 1952, Ủy viên ban liên lạc
5. Ông Bùi Thế Phụ, sinh năm 1942, Ủy viên ban liên lạc
6. Ông Bùi Tiến Phong, sinh năm 1955, Ủy viên ban liên lạc
7. Ông Bùi Tiến Phiến, sinh năm 1954, Ủy viên ban liên lạc
8. Bà Bùi Thị Hạnh, sinh năm 1947, Ủy viên ban liên lạc
9. Ông Bùi Minh Biện, cán bộ Đảng xã Cao Dương, Ủy viên ban liên lạc
10. Ông Bùi Văn Lưu, Ủy viên ban liên lạc.
11. Bà Bùi Thị Na, Ủy viên ban liên lạc.

                                                Bài viết: Bùi Xuân Vịnh,    Ảnh: Bùi Đức Tấn

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Doanh nhân họ Bùi trước năm 1954 ở Hà Nội

Doanh nhân họ Bùi
trong buổi bình minh ngành in-xuất bản Việt Nam    
                                                                                              VIỆT ANH
     Trải qua bốn thập niên xây dựng và phát triển, doanh nhân Bùi Xuân Tuy với Nhà xuất bản-Nhà in Cộng Lực đã in đậm dấu ấn trong ngành in-xuất bản của Hà Nội và cả nước. Đây là một trong những nhà in-nhà xuất bản tư nhân đầu tiên đã góp phần lưu truyền và quảng bá những tư tưởng nhân văn, tiến bộ trong giai đoạn trước 1954.

  

Bối cảnh ra đời: Theo tư liệu lưu trữ tại Thư viện Quốc gia, đầu năm 1937, toàn Đông Dương có 88 nhà in đang hoạt động in sách báo.
     Là cái nôi văn hóa của cả nước với lịch sử 1.000 văn hiến, bên cạnh nghề in bản gỗ khắc có ở kinh thành Thăng Long từ thời nhà Lý, ngành công nghiệp in ở Hà Nội ra đời rất sớm. Năm 1905, người Pháp xây dựng Nhà máy in Viễn Đông (IDEO) tại Hà Nội, trên phố Paul Bert (nay là phố Tràng Tiền), với tòa nhà 6 tầng. Đây là một nhà máy in lớn, công nghệ in của Pháp, và cũng là công trình kiến trúc cao nhất Hà Nội thời Pháp thuộc.
     Trong khi đó các doanh nhân Hà Nội đã nhanh chóng đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực in ấn, xuất bản, tạo tiền đề quan trọng cho việc in ấn, xuất bản và quảng bá các ấn phẩm dịch thuật của phương Tây, sách khoa học kỹ thuật, các tác phẩm của các trào lưu văn học đang nở rộ trong nước và sách giáo khoa cho các trường học... Những năm 1924-54, nhiều nhà in, nhà xuất bản tư nhân được thành lập và hoạt động, đưa ra thị trường sách báo Hà Nội cũng như cả nước nhiều ấn phẩm, xuất bản phẩm, trong số đó tiêu biểu là Nhà xuất bản-Nhà in Cộng Lực của doanh nhân họ Bùi.   
Dấu ấn Nhà xuất bản-Nhà in Cộng Lực
     Độc giả cả nước trước 1954 đã biết đến những ấn phẩm, đặc biệt là các loại sách văn học, tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, truyện khoa học viễn tưởng, sách cho trẻ em, sách khoa học kỹ thuật, sách giáo khoa, sách dạy luân lý cho học sinh của Nhà xuất bản-Nhà in Cộng Lực, có trụ sở tại số 9 phố Hàng Cót, Hà Nội. Logo của Cộng Lực là hình ảnh cuộn dây thừng mầu nâu giản dị với những vòng cuộn khỏe khoắn bền chặt biểu tượng cho sự đoàn kết, vững bền đã trở nên quen thuộc với người Hà Nội thời bấy giờ.
Vốn xuất thân là một trí thức, doanh nhân Bùi Xuân Tuy – chủ Nhà xuất bản-Nhà in Cộng Lực chủ trương xuất bản các loại sách hướng vào các chủ đề đề cao giá trị nhân văn của con người, gìn giữ tinh hoa văn hóa dân tộc, phổ biến khoa học kỹ thuật và giáo dục trẻ em. Nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo, dịch thuật, nhạc sĩ nổi tiếng đã được Cộng Lực giúp đỡ, xuất bản tác phẩm của mình. Qua hệ thống xuất bản phẩm, ấn phẩm của Cộng Lực độc giả được đọc các tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, dịch thuật, nhạc sĩ mà sau này tên tuổi của họ trở thành những vết son trong nền văn học, thi ca của Việt Nam, tiêu biểu như Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Lưu Trọng Lư, Nam Cao, Xuân Diệu, Tô Hoài, Phạm Huy Thông, … và một số tác phẩm của các nhà văn tiền chiến như Lê Văn Trương, Nhất Linh, Khái Hưng… Những nhạc phẩm nói lên tình tự quê hương, tình cảm trong sáng của các nhạc sĩ qua các ấn phẩm của Cộng Lực cũng góp phần làm phong phú đời sống văn nghệ, làm bừng lên trong giới trẻ ngày ấy những hoài bão và niềm tin vào ngày mai tươi sáng.
“Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước
 Em đến tôi một lần
 Bao lũ chim rừng họp đàn trên khắp bến xuân
Về đây khi gió mùa thơm ngát
Ôi lũ chim giang hồ
Bao cánh đang cùng rập rờn trên khắp cố đô”
(Bến Xuân - Văn Cao)      
     Trước năm 1954, Cộng Lực từng nổi tiếng được các bậc phụ huynh yêu mến bởi dòng sách chuyên đề phục vụ đối tượng thiếu nhi với tên gọi “Sách Hoa Mai”. Sách Hoa Mai được Cộng Lực xuất bản nhiều tập, nhiều kỳ trong nhiều năm với những chủ đề rất hấp dẫn trẻ em nhưng lại gợi mở trong các em trí tưởng tượng, óc tìm tòi khám phá thế giới xung quanh, lòng quả cảm và tình yêu thiên nhiên. Các tập truyện nhiều kỳ như “Thám hiểm dưới đáy biển”, “Chú bé rừng xanh”… được thiếu nhi Hà thành đón đọc say mê ngay từ những kỳ đầu xuất bản.
     Nhà xuất bản-Nhà in Cộng Lực là doanh nghiệp tư nhân, do doanh nhân Bùi Xuân Tuy làm chủ sở hữu và trực tiếp điều hành. Mọi hoạt động được tổ chức khép kín từ khâu tổ chức bản thảo, thẩm định bản thảo, xuất bản đến in ấn và phát hành, do vậy kế hoạch xuất bản hoàn toàn chủ động. Việc phát hành các ấn phẩm, bên cạnh Nhà sách Cộng Lực và các nhà sách, đại lý ở Hà Nội, ông Bùi Xuân Tuy còn tổ chức phát hành các ấn phẩm của Cộng Lực tại Sài Gòn; ông hợp đồng với Hỏa xa Việt Nam thuê riêng toa tầu chở sách từ Hà Nội vào Sài Gòn bán.
     Để nâng cao chất lượng các ấn phẩm, ông Bùi Xuân Tuy đặc biệt chú trọng việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Ông dành nhiều thời gian đọc, nghiên cứu các tài liệu, sách về công nghệ in của Đức và Pháp, từ đó ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật in tiên tiến vào sản xuất cũng như dạy nghề cho đội ngũ công nhân của mình. Các trang thiết bị máy móc của Cộng Lực đều được ông đầu tư nhập khẩu trực tiếp từ Pháp. Nhà in Cộng Lực được đánh giá là một trong những doanh nghiệp có năng lực và công nghệ in hiện đại hàng đầu ở Hà Nội giai đoạn trước 1954.
     Sau giải phóng Thủ đô, năm 1958, Nhà xuất bản-Nhà in Cộng Lực sáp nhập với một số doanh nghiệp khác với tên gọi chung là Liên hiệp các Xí nghiệp In 1 Hà Nội theo cơ chế công - tư hợp doanh. 
Luôn nêu cao ý thức trách nhiệm với cộng đồng xã hội
     Bên cạnh hoạt động sản xuất in ấn, xuất bản doanh nhân Bùi Xuân Tuy luôn nêu cao trách nhiệm với cộng đồng xã hội. Đối với công nhân, ông không chỉ đào tạo, truyền nghề, mà còn quan tâm đảm bảo công ăn việc làm ổn định đời sống cho gia đình họ, nhiều con em công nhân được ông nhận vào làm việc, học nghề và đã trưởng thành. Vào dịp tết cổ truyền của dân tộc ông thuê gói bánh chưng, mua bánh, mứt làm quà tết cho các gia đình công nhân…
     Ông đặc biệt quan tâm tới các hoạt động xã hội từ thiện, hằng năm vào dịp tháng Ba ngày Tám ông đều tổ chức phát gạo cứu đói cho người nghèo ở một số tỉnh vùng đồng bằng Bắc bộ. Ông là một trong những sáng lập viên thành lập và tài trợ cho Hội hợp thiện ở Hà Nội- một tổ chức hướng thiện làm được rất nhiều việc cứu giúp người nghèo, lo việc tang ma, cấp mộ phần, áo quan cho những nghèo, người già độc thân không nơi nương tựa… Ông còn tài trợ Quỹ khuyến học, tặng học bổng cho học sinh nghèo hiếu học; tạo điều kiện cho các em học giỏi được học bổng du học tại Pháp.
     Với tâm nguyện mong muốn một nước Việt nam độc lập, dân chủ, giầu mạnh, ông nhiệt tình ủng hộ cách mạng trong những chặng đường cam go nhất. Ông đã ủng hộ một số lượng lớn vàng ròng trong Tuần lễ vàng và tham gia cuộc bán đấu giá tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân với giá mua cao nhất để lấy tiền ủng hộ Chính phủ lâm thời cũng như mua Công trái kháng chiến trong những năm Pháp tạm chiếm… Ông còn cho Bộ Tài chính của Chính phủ lâm thời và Tỉnh ủy Thái Bình mượn máy in và cấp giấy, mực để in tiền và truyền đơn của cách mạng trong buổi đầu trứng nước.
     Sau giải phóng Thủ đô, tuy tuổi đã cao, ông vẫn tích cực tham gia công tác xã hội, coi cống hiến như một niềm vui và hạnh phúc. Ông tham gia công tác bình dân học vụ và bổ túc văn hóa cho người lao động nghèo ở quận Hoàn Kiếm. Đặc biệt, ông là một trong những sáng lập viên và tích cực duy trì hoạt động của Ban bảo vệ di tích Đền Ngọc Sơn (Phả Ngọc Sơn), góp phần bảo vệ sự nguyên vẹn của di tích nổi tiếng này trong những ngày đầy bất trắc trước giải phóng Hà Nội.
     Hơn 40 năm nỗ lực không mệt mỏi, doanh nhân họ Bùi với Nhà xuất bản-Nhà in Cộng Lực đã góp phần tạo nên bộ mặt của ngành in-xuất bản Hà Nội cũng như ngành in-xuất bản cả nước giai đoạn trước 1954. Cộng Lực sẽ mãi là một vệt son trong buổi bình minh của ngành in-xuất bản của đất nước./.

                                                                                                            TP HCM, ngày 16/6/2012
 

Vĩnh biệt Đại tá Bùi Quang Thận

Người cắm cờ trên Dinh Độc Lập qua đời

     (Dân trí) - Ngày 24/6/2012, Đại tá Bùi Quang Thận, người cắm cờ trên Dinh Độc Lập vào ngày 30/4/1975 lịch sử, đã đột ngột qua đời tại quê nhà xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

  
     Sáng nay 26/6, tại thôn Xuân Bàng - Thụy Xuân - Thái Thụy (Thái Bình), lễ tiến đưa “người lịch sử” Bùi Quang Thận đã được chính quyền địa phương cùng gia đình tổ chức theo nghi lễ trang trọng nhất. Những người đồng chí, đồng đội năm xưa của ông từ khắp các vùng miền xa xôi nhất nghe tin bạn đột ngột ra đi cũng đã vội vã trở về bên linh cữu thắp nén hương tiễn biệt.
     Những người đồng chí của Đại tá Bùi Quang Thận như anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Bảy, anh hùng lao động thời kỳ đội mới Huỳnh Văn Thòn, đại diện Trung đoàn 203 - Quân đoàn 2…cầm nén hương trên tay nghẹn lòng không nói được một lời chia tay người đồng đội của mình.
     Đúng 7h sáng, lễ truy điệu của Đại tá Bùi Quang Thận được cử hành trong quân nhạc âm vang. Hàng nghìn người đã đổ về thôn Xuân Bàng để tiễn đưa ông. Ai cũng muốn thắp trong mình một nén tâm nhang mong người chiến sĩ Bùi Quang Thận về yên nghỉ cõi vĩnh hằng, sống mãi với Tổ quốc thiêng liêng. 

Đề xuất với Thủ tướng về chính sách tiền tệ

Đề xuất với Thủ tướng về chính sách tiền tệ
                                                                                                                        BÙI KIẾN THÀNH
     Theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố hôm 14/3, đến cuối năm 2011, cả nước có hơn 620.000 doanh nghiệp (DN) có giấy phép nhưng chỉ có khoảng 290.000 DN còn hoạt động, hơn 79.000 DN đã giải thể. Cũng trong một báo cáo khác của VCCI, phần lớn cộng đồng DN đang đứng trước tình trạng đình đốn và nguy cơ phá sản, mà tác nhân chính của tình trạng này, theo ý kiến chung, là lãi suất ngân hàng quá cao. 
     Có một thực tế, với độ mở của nền kinh tế hiện nay, DN Việt Nam đang phải cạnh tranh khốc liệt với DN các quốc gia khác, mà ở đó, chính sách tiền tệ không như ở nước ta. Với lãi suất 16-27%, DN Việt Nam sẽ cạnh tranh thế nào với DN các nước có lãi suất 4-5%/năm?
     Theo nhận định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong buổi họp báo ngày 12/3, với quyết định hạ trần lãi suất huy động xuống mức 13%, tình hình lạm phát đang có xu hướng giảm, vì vậy đã đến lúc cần giải quyết việc hạ lãi suất ngân hàng (NH).
     Tuy nhiên, NHNN cho rằng chưa thể làm quyết liệt vì chưa giải quyết được vấn đề thanh khoản của hệ thống NH.
     Tôi đã nhiều lần kiến nghị, việc giải quyết thanh khoản cho hệ thống NH, cung ứng đầy đủ lưu lượng tiền tệ cho nền kinh tế phát triển ổn định bền vững là nhiệm vụ và quyền hạn của NH trung ương (NHTW). Vì NHTW có nguồn tín dụng không phải trả lãi suất cho ai, nên có thể cho NH thương mại (NHTM) vay với lãi suất thấp, để NHTM có thể cho DN vay với lãi suất hợp lý.
     Việc này, tất cả các NHTW trên thế giới đều làm khi diễn ra tình trạng thiếu thanh khoản trong hệ thống NH. Nếu NHTM không huy động được vốn với lãi suất thấp để cho DN vay với lãi suất hợp lý, thì lúc đó NHTW có nhiệm vụ phải giải quyết chứ không thể để cho DN “chết”.
     Ví dụ, hôm nay ngay giữa Hà Nội, trên phố Tràng Tiền cháy 5-7 căn nhà mà Cục Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Hà Nội không chịu bơm nước chữa lửa thì tình hình sẽ như thế nào?
     Hiện nay, trên cả nước, hàng ngàn DN đang “cháy” vì thiếu nguồn tín dụng; các hiệp hội và VCCI đã nhiều lần báo động, kêu cứu, mà Nhà nước vẫn chưa “mở vòi bơm nước”. Hàng vạn DN phải ngừng hoạt động, hàng triệu người lao động có nguy cơ mất việc. Trách nhiệm thuộc về ai?
     Không thể để tình hình tồi tệ hơn nữa, NHNN nên sớm thực hiện vai trò NHTW để cung ứng nguồn tín dụng cho DN ổn định sản xuất - kinh doanh, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, theo tinh thần Nghị quyết 11 của Chính phủ, đặc biệt là giải pháp thứ 3 “Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu...”. 
     Phương án là vận dụng Điều 10 và Điều 11 của Luật NHNN. Theo Điều 10: “Thống đốc NHNN quyết định việc sử dụng công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm tái cấp vốn, lãi suất...” và Điều 11, Mục 2: “NHNN quy định và thực hiện việc tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng theo các hình thức: Một là, cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá. Hai là, chiết khấu giấy tờ có giá. Ba là, các hình thức tái cấp vốn khác”.
     Căn cứ vào các điều khoản trên đây, NHNN có thể cho NHTM vay theo lãi suất do Thống đốc NHNN quyết định, có thể là 3-4-5%/năm để NHTM cho DN vay với lãi suất dưới 10%/năm.
Không phải chờ NHTM hạ lãi suất huy động và giải quyết thanh khoản từ nguồn vốn trong nhân dân thanh khoản là do từ nguồn tín dụng của NHNN. 
     NHNN có thể chọn một trong ba hình thức quy định ở Mục 2, Điều 11, đặc biệt là điểm (c) là “các hình thức khác” do NHNN tự thiết lập. Căn cứ vào điểm (c) này, NHNN có thể thiết lập một “Chương trình tái cấp vốn đặc biệt”, ưu tiên cho “Thúc đẩy sản xuất kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu...”. 
     Chương trình tái cấp vốn đặc biệt này sẽ được thực hiện theo các quy tắc đảm bảo nguồn tiền đi đúng hướng, đúng mục đích:
     Thứ nhất, chỉ tài trợ cho các dự án sản xuất - kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, không cho vay các lĩnh vực khác.
     Thứ hai, chỉ cho vay theo dự án cụ thể và giải ngân theo tiến độ, để đảm bảo dòng tiền không rò rỉ qua các mục đích khác.
     Thứ ba, chỉ những NHTM nào đăng ký và được Thống đốc NHNN chấp thuận mới được tham gia chương trình này.
     Thứ tư, NHTM tham gia phải cam kết nghiêm túc chấp hành những quy định của chương trình.
     Thứ năm, hợp đồng cho vay có thể được cầm cố với NHNN.
     Thứ sáu, NHTM nào có động thái tiêu cực, chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc sẽ liên đới chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật.
     Thứ bảy, NHTM nào vi phạm các quy định của chương trình sẽ bị xóa tên trong danh sách NHTM tham gia, và bị truy cứu trách nhiệm dân sự, hình sự, hay cả hai, tùy theo điều khoản vi phạm và độ nghiêm trọng vi phạm.
Ngày 25/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã họp với các chuyên gia kinh tế để nghe đánh giá kinh tế vĩ mô và điều hành chính sách tài chính tiền tệ quý I, kiến nghị các chính sách cần làm từ nay đến hết năm 2012. Cuộc họp có sự tham gia của các thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia, đại diện NHNN Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,... và các chuyên gia kinh tế như ông Bùi Kiến Thành, TS. Trần Đình Thiên, TS. Lê Đăng Doanh, TS. Cao Sỹ Kiêm...

     Nếu NHNN cho rằng Điều 10 và Điều 11 của Luật NHNN chưa cho NHNN đủ quyền hạn thì NHNN có thể đề nghị với Chính phủ trình Quốc hội bổ sung.
     Chương trình sẽ không gây ra lạm phát vì chỉ được triển khai trong giới hạn tăng trưởng tín dụng đã được Nghị quyết 11 quy định. Tác động gián tiếp sẽ là kéo lãi suất huy động xuống, vì NHTM sẽ bớt bị áp lực trong nhu cầu huy động vốn.
     Tình trạng hỗn loạn trên thị trường vốn và lãi suất sẽ được khắc phục. Hoạt động kinh tế dần dần sẽ trở lại ổn định, và các số vốn vay từ chương trình tín dụng đặc biệt này sẽ được hoàn trả cho NHNN.

Họ Bùi Bà Điểm, Hóc Môn, Gia Định

NGUỒN GỐC HỌ BÙI TẠI BÀ ĐIỂM, HÓC MÔN, GIA ĐỊNH

I. NGUỒN GỐC HỌ BÙI
     Con cháu họ Bùi ở Bà Điểm hiện nay không ai biết ông Tổ mình họ tên gì, sinh và mất năm nào, chỉ biết vào đầu thế kỷ XIX khi đất Nam Bộ thuộc nhà Nguyễn, có một phái bộ quan lại do triều đình phái đi vào kinh lý vùng đất Đồng Nai – Gia Định, có một vị quan họ Bùi không rõ tên, thấy bà Phan Thị Duyên, em thứ tám của ông Phan Công Hớn có nhan sắc nên xin cưới làm vợ. Ít lâu sau khi công việc kinh lý xong, ông cùng phái đoàn trở về kinh (Huế) ông tổ chức rước bà về quê ông cùng chung sống. Nếu căn cứ gia phả ông Phan Công Hớn thì ông Hớn sinh năm 1829 (vì gia phả ông Phan Công Hớn ghi tuổi ông bằng tuổi ông Phan Công Hớn).
     Như vậy ông được sinh khoảng năm 1829 thuộc triều đại Minh Mạng. Hai ông bà sinh được 5 người, tất cả đều là con trai.
     Về sau ông bị gian thần hảm hại, vua nghe lời sàm tấu, ông bị xử tử, gia đình chôn ông ở đất thần kinh. Sau đó (không rõ năm nào, triều đại vua nào thời Nguyễn xét lại cho ông), ông được phục chức và cho lập đền thờ ở Huế. Hiện nay con cháu ông ở Bà Điểm cũng không biết rõ nguyên quán ông tổ mình ở đâu chỉ biết ở miền Trung. Ngày giỗ của ông là ngày nào, con cháu cũng không được nghe các người lớn nói đến.
     Còn về bà tổ, tên bà là Phan Thị Duyên, sinh năm Tân Mão 1831, là em gái thứ tám và cũng là em út của ông Phan Công Hớn, quê ở Bà Điểm (Hóc Môn) sống trong một gia đình Nho giáo, có uy tín ở địa phương, bà lại có nhan sắc, thuở nhỏ ở với cha mẹ không rõ bà làm nghề gì học hành ra sao chỉ biết khi được ông quan họ Bùi cưới rồi bà theo ông về Huế sinh sống.
     Khi ông mất, bà buồn rầu và xin về quê mình là xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định. Bà đem theo hai con trai nhỏ là Bùi Văn Hy và Bùi Văn Diện, còn 3 con trai lớn thì ở lại quê ông.
     Đưa bà về Nam Bộ, có hai người hầu đi theo. Hai ông nầy cùng sống ở quê bà, hầu bà cho đến cuối đời, khi chết hai ông cũng được chôn ở Dinh Ông nhưng tận hàng rào bên ngoài dinh. Về sau dân lấn đất cất nhà, hiện nay không còn thấy mộ hai ông nữa.
     Bà về ấp Tiền Lân (xã Bà Điểm) với dòng họ và sinh sống bằng tiền của ông để lại, hai con trai về quê ít lâu thì người trai út là Bùi Văn Diện chết (lúc 4 tuổi) mộ sau Dinh Ông Phan Công Hớn. Hiện nay mộ ông vẫn còn bằng đá xanh, bia bằng chữ nho đã mòn chữ, không đọc được, mộ vẫn được con cháu họ Bùi hằng năm thăm viếng và dẫy mả.
     Bà tổ nuôi dạy đứa con trai duy nhất còn lại theo mình là Ông Bùi Văn Hy, bà sống sung túc đến cuối đời. Bà mất năm 1902 (Nhâm Dần), nhằm ngày 16/8 âm lịch, mộ bà sau Dinh Ông Phan Công Hớn. Con trai bà là Bùi Văn Hy cúng giỗ và lập mộ. Sau khi ông Hy mất giỗ bà được cháu nội là Bùi Văn Nhượng lo. Hiện nay giỗ bà được cháu đời 4 là Bùi Thị Xuân cùng với bà Bùi Thị Vân (cháu đời 5) vẫn giỗ hằng năm. Hằng năm, đến ngày 25/12 âm lịch, con cháu họ Bùi đến dẫy mã tổ tiên sau Dinh Ông.
     Về các con của ông bà tổ:
     Ông, bà có 5 con trai, mất một con trai út, còn ba con trai lớn ở quê ông. Hiện nay con cháu họ Bùi ở Bà Điểm không ai biết rõ tin tức về ba người con này. Như vậy ông Bùi Văn Hy là con trai duy nhất của họ Bùi và họ Phan ở Bà Điểm, là nguồn gốc phát tích của họ Bùi ở ấp Tiền Lân xã Bà Điểm. Ông Hy lập gia đình với bà Võ Thị Phiến lập ra 1 chi duy nhất (đời 2). Ông Hy và Bà Phiến có 10 người con cả trai lẫn gái, chết nhỏ hết 3, còn lại 7 người: 3 người con gái và 4 người con trai của ông, bà là:
-Thứ hai: Bùi Văn Nhượng. - Thứ năm: Bùi Thị Cút. - Thứ bảy: Bùi Thị Két - Thứ 8 : Bùi Văn Tỵ - Thứ 9 : Bùi Thị Vẹt  - Thứ 10 : Bùi Văn Dậu  - Thứ 11 : Bùi Văn Bích
Bốn người con trai lập gia đình, tạo ra hậu duệ đông đúc truyền nối đến nay là đời thứ 7.
     Người con trai thứ hai là ông Bùi Văn Nhượng, lấy vợ người cùng làng, có 7 người con, chết nhỏ một người, còn lại 5 người trai và một người gái, tạo ra hậu duệ đời thứ ba từ đó tiếp nối cho đến nay là đời thứ bảy: Ông là cha của ông Bùi Văn Thủ và Bùi Văn Ngữ là hai xứ ủy viên Nam Kỳ vào thời kỳ 1936 – 1940.
     Người con trai thứ tám là ông Bùi Văn Tỵ, ông có hai đời vợ. Đời thứ nhứt có được hai con trai. Do không hợp với chồng nên bà về ở với cha ruột, ông Tỵ lấy bà thứ hai có một con trai và một con gái nhưng dòng họ Bùi hiện nay không biết gì về tin tức 2 người con này. Sau đó ông Tỵ ở lại với bà vợ thứ nhất. Hai người con trai đời thứ nhất của ông lập gia đình tạo ra hậu duệ đời ba, đến nay cũng đến đời thứ 7. Ông Tỵ là thầy thuốc Nam, con cháu ông giỏi kinh doanh, tham gia cách mạng. Đứa cháu gái đời thứ năm của ông là vợ của thiếu tướng Võ Văn Thời.
     Người con trai thứ mười là ông Bùi Văn Dậu, lập gia đình, không có con trai, hậu duệ mang họ khác.
     Người con trai thứ mười một là ông Bùi Văn Bích lập gia đình nhưng không có con trai, xin con của người chị thứ chín là bà Bùi Thị Vẹt con là Bùi Văn Tiêu làm con nuôi. Ông coi cháu như con đẻ của mình. Ông Tiêu lập gia đình truyền nối chi ông Bích đến nay là đời thứ bảy. Ông ở tại đất của bà Tổ là ấp Tiền Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định. Cả gia đình ông Bích hết lòng ủng hộ cách mạng.
     Ba người con gái của ông Hy đều lập gia đình. Người con gái thứ năm là bà Bùi Thị Cút có chồng họ Triệu ở Tân Sơn Nhì, tiếp tục nghề buôn bán trầu cau, quản lý ruộng đất phía chồng.
     Người con gái thứ bảy là bà Bùi Thị Két, có chồng về Đông Thạnh có lò đường lớn, cuộc sống của ông bà rất sung túc nhưng ủng hộ cách mạng hết lòng. Hậu duệ của bà chuyển sang họ Đặng.
     Người con gái thứ chín là bà Bùi Thị Vẹt có chồng về Tham Lương nhưng không hợp với chồng nên trở về ở nhà em trai út là ông Bùi Văn Bích khi đang mang thai. Sau khi sinh con trai, lấy họ mẹ đặt tên con là Bùi Văn Tiêu, cho ông Bích nuôi. Bà Vẹt cùng cả gia đình ông Bích ủng hộ cách mạng hết lòng.
     Như vậy họ Bùi là một họ tộc lớn, sống chủ yếu ở Bà Điểm (Hóc Môn), một số ít con cháu họ Bùi ở Thành phố Hồ Chí Minh. Khi hòa bình lập lại, hậu duệ họ Bùi đã đi kháng chiến nay trở về quê hương phấn đấu học tập, lao động để sinh sống và góp phần xây dựng quê hương.
II. ĐỊA DANH BÀ ĐIỂM, TỔ QUÁN HỌ BÙI
     Qua khảo sát dòng họ Bùi, được biết tổ quán họ Bùi ở ấp Tiền Lân, xã Tân Thới Nhất, tỉnh Gia Định này là ấp Tiền Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Xã Bà Điểm là một trong 18 thôn vườn trầu được hình thành cùng với sự hình thành của vùng đất Hóc Môn cách nay 300 năm, nằm cặp Quốc lộ 22, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 15km. Vào thế kỷ thứ XVII vùng nầy còn là rừng rậm, nhiều thú dữ, đặc biệt là cọp dữ. Nhân gian có câu “Dữ như cọp vườn trầu”. Cư dân phần lớn là nông dân và nhân dân lao động, không chịu nổi chiến tranh Trịnh – Nguyễn hoặc vì nghèo đói cơ cực phải từ bỏ quê hương miền Bắc, miền Trung để vào Nam tạo dựng cuộc sống mới, tự do hơn. Buổi đầu họ phải lao động gian khổ, đấu tranh chống thiên nhiên khắc nghiệt và thú dữ để trồng lúa, trồng hoa màu rồi trồng cây ăn quả đặc biệt là trồng trầu cau. Xưa kia có bà già đến mở quán nước đầu tiên ở thôn Tân Thới Nhất nên gọi nơi đây là Bà Điểm. Trầu cau Bà Điểm ngon nhất nước.
     Theo địa bạ Minh Mạng thì năm 1936, xã Tân Thới Nhất thuộc Tổng Dương Hòa Thượng, huyện Bình Dương, Phủ Tân Bình. Năm 1967 thì vùng nầy thuộc Tổng Bình Thạnh Hạ, huyện Bình Long, tỉnh Gia Định. Từ năm 1970 đến nay Tân Thới Nhất thuộc huyện Hóc Môn. Hiện nay Tân Thới Nhất được tách ra làm 2 xã Bà Điểm và Phuờng Tân Thới Nhất (Thuận Kiều) thuộc Quận 12.
     Xã Bà Điễm có vị trí như sau: Đông giáp Phường Thân Thới Nhất, Quận 12. Tây giáp xã Xuân Thới Thượng (Hóc Môn). Nam giáp xã Bình Hưng Hòa, Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh. Bắc giáp xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn.
     Toàn xã giáp các ấp: Trung Lân, Tiền Lân, Hậu Lân, Đông Lân, Nam Lân, Tây Bắc. Về sau Hậu Lân được tách ra làm 2 ấp là Hậu Lân và Hưng Lân.
     Tổ quán họ Bùi ở ấp Tiền Lân. Ấp này có vị trí như sau:
-Tiền Lân nằm dọc tỉnh lộ 14 (nay là đại lộ Phan Công Hớn) kéo dài từ Tây Lân xã Bà Điểm đến xã Xuân Thới Thượng.
Đông giáp Nam Lân, Tây giáp Bình Chánh, Vĩnh Lộc và Tân Hòa, Phía Nam Giáp Bình Hưng Hòa, Phía Bắc giáp Tây Lân.
     Hiện nay ấp có diện tích là 10ha, dân số độ 5.000 người. Tổ quán họ Bùi ở Tiền Lân nhà số 42/1 hiện nay cháu đời thứ năm là Bùi Văn Quân và Bùi Văn Bộ ở.
1. Lịch sử đấu tranh của nhân dân Bà Điểm:
     Nhân dân Bà Điểm vốn giàu lòng yêu nước có truyền thống đấu tranh chống áp bức và chống ngoại xâm mạnh mẽ từ trước khi chưa có Đảng . Từ khi thực dân Pháp đặt gót giày xâm lược nước ta và đến năm 1859 thì chúng kéo quân vào đánh thành Gia Định, nhân dân Tân Thới Nhứt đã dũng cảm vùng lên cùng hàng ngũ với nghĩa quân Nguyễn Tri Phương và sau đó đứng dưới ngọn cờ khởi nghĩa của các nghĩa sĩ yêu nước như Trương Định để đánh thực dân Pháp. Cũng từ Bà Điểm, Nguyễn Ảnh Thủ đánh đồn Thuận Kiều (1871.
     Năm 1882 Phan Công Hớn cùng Nguyễn Văn Quá chỉ huy nghĩa quân đốt phủ đường Hóc Môn, giết tên Trần Tử Ca gian ác, rồi phong trào Thiên Địa Hội của Phan Xích Long, Hội kín của Nguyễn An Ninh đã thu hút đông đảo thanh niên yêu nước tham gia. Từ khi có Đảng nhân dân Bà Điểm sớm giác ngộ cách mạng và nhanh chóng đi theo Đảng. Ngay từ tháng 5/1930, Chi bộ Đảng đầu tiên được thành lập lãnh đạo quần chúng nhân dân biểu tình chống sưu cao thuế nặng và chống áp bức bóc lột. Nhiều cuộc đấu tranh nổ ra đặc biệt là tiếng mỏ Đông Lân đã thúc giục đông đảo đồng bào trương cờ đỏ búa liềm tuần hành đến thị trấn Hóc Môn vào ngày 4 tháng 6 năm 1930 đã làm cho giặc phải khiếp sợ. Cơ sở cách mạng đã phát triển vững chắc ở Bà Điểm và Bà Điểm đã vinh dự được Trung ương Đảng chọn làm căn cứ trú đóng để chỉ đạo phong trào cách mạng cả nước trong thời từ năm 1936 đến năm 1939. Chính trên địa bàn xã Bà Điểm đã diễn ra các hội nghị lần thứ 2 đến lần thứ 6, Bà Điểm còn là quê hương của Nam Kỳ khởi nghĩa và đã có 4 xứ ủy viên Nam Kỳ là những người đã sinh ra và lớn lên trên mảnh đất nầy, đã dũng cảm hy sinh trong thời kỳ kháng Pháp. Giặc đã sử dụng nhiều đồn bót đưa nhiều tên khát máu đến để đàn áp các phong trào cách mạng nhưng chúng vẫn không tiêu diệt được ý chí quật cường của nhân dân Bà Điểm.
     Đến thời kỳ chống Mỹ, giặc ra sức kìm kẹp khủng bố tinh thần nhân dân Bà Điểm bằng những thủ đoạn thâm độc nhưng nhân dân Bà Điểm vẫn một lòng theo Đảng, liên tục kiên trì đấu tranh bằng những hình thức sáng tạo, mưu trí để đến thắng lợi cuối cùng, góp phần không nhỏ cho thắng lợi chung.
     Hiện nay, Bà Điểm là một xã anh hùng, có 52 liệt sĩ, 16 bà mẹ Việt Nam anh hùng 118 thương binh, 127 gia đình có công với cách mạng. Nhân dân Bà Điểm lao động cần cù, học tập vươn lên để xây dựng xã hội giàu mạnh.
2. Sự đóng góp của dòng họ Bùi qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Chống Mỹ:
     Mặc dù xuất thân từ gia đình quan lại phong kiến song ông tổ đời hai của họ Bùi ở Bà Điểm đã hấp thu truyền thống lao động cần cù, tinh thần yêu nước của tộc họ Phan (họ ngoại), được giáo dục của bên ngoại là gia đình nho giáo, có uy tín tại địa phương. Ông tổ (ông Hy) lại sống trên mảnh đất có truyền thống đấu tranh chống áp bức, chống ngoại xâm mạnh mẽ, cho nên, dù giàu có song ông không tham gia chính quyền phong kiến địa phương để bóc lột, ức hiếp nhân dân. Sự hiện diện của ông tổ đời hai và các con ở Bà Điểm (tức là từ năm 1850 là năm sinh của ông) là lúc thực dân Pháp đã ra sức áp bức bóc lột nhân dân ta. Các ông đời 2, 3, 4 là những nhân chứng lịch sử của những cuộc khởi nghĩa chống áp bức, bóc lột của thực dân pháp và tay sai: Khởi nghĩa 18 thôn vườn trầu, hội kín Nguyễn An Ninh (1924 – 1929). Với lòng yêu nước và chịu ảnh hưởng nhiều từ các phong trào chống giặc ngoại xâm đã đưa con cháu dòng họ Bùi từ ủng hộ đến tham gia đánh thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
     Từ khi có Đảng, con cháu họ Bùi đời 3 và 4 đã giác ngộ cách mạng – đóng góp nhiều cho hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
* Thời kỳ đầu mới thành lập Đảng từ trước năm 1930 - 1945, đóng góp của họ Bùi rất lớn.
     Ông Bùi Văn Thủ và Bùi Văn Ngữ (đời 4) là anh em ruột, đã được kết nạp Đảng vào đợt đầu tiên từ năm 1930, là hai xứ ủy viên của xứ ủy Nam Kỳ. Riêng ông Bùi Văn Thủ được học bổng du học ở Pháp ngành hóa chất, gia nhập Đảng Cộng sản Pháp, được Đảng Cộng sản Pháp đưa đi học trường Đại học Cộng sản ở Liên Xô. Sau khi tốt nghiệp được Quốc tế Cộng sản đưa về nước hoạt động. Ông vận động thiếm dâu là vợ ông Bùi Văn Bích bỏ tiền lập nhà thuốc “Tư Sanh Đường” là nơi kinh tài và là trạm liên lạc cho Trung ương và xứ ủy. Ông còn viết báo trong thời kỳ đấu tranh công khai. Ông Bùi Văn Ngữ đã thoát ly để hoạt động cách mạng. Ông cùng anh là Bùi Văn Thủ và các ủy viên Trung ương Đảng đã tích cực sử dụng và củng cố xứ ủy sau khi bị địch khủng bố ở cao trào 1930 – 1931 tưởng chừng như tan rả hết. Từ năm 1932 đến năm 1935, ông Ngữ được phân công xây dựng lại cơ sở cho Trung ương và xứ ủy miền Đông Nam Bộ. Ông hoạt động rất tích cực và có hiệu quả, góp phần lập được Xứ ủy lâm thời Nam kỳ, đến năm 1938 thì bầu lại xứ ủy chính thức. Cả hai anh em họ Bùi xây dựng nơi ăn chốn ở cho Trung ương ở vùng Bà Điểm. Hai ông bị bắt trong khi chuẩn bị cho Nam Kỳ khởi nghĩa năm 1940.
     Ông Thủ bị bắt năm 1939 và hy sinh ở nhà tù Côn Đảo. Ông Bùi Văn Ngữ bị bắt năm 1940. Ông đấu tranh quyết liệt trong nhà tù và hy sinh năm 1941 tại nhà tù Côn Đảo.
* Tham gia cách mạng từ năm 1945 - 1975:
     Con cháu họ Bùi lần lượt thoát ly gia đình, cầm súng chiến đấu giặc Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược tiêu biểu có ông Bùi Văn Dùng đã gia nhập Vệ Quốc đoàn chi đội 12, khu 7 về sau là trung đoàn 312. Từ năm 1945 – 1954, ông là một chiến sĩ kiên cường trong 9 năm kháng chiến đánh Pháp cho đến năm 1972 thì vượt Trường Sơn về Nam đánh Mỹ và xây dựng đất nước. Ông lăn lộn khắp chiến trường, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành. Cho đến năm 1984 thì yên nghỉ ở nghĩa trang của gia đình.
* Ủng hộ tài chính và nơi ăn ở:
     Con cháu họ Bùi cả nam lẫn nữ đều rất tích cực ủng hộ tài chánh, nơi ăn chốn ở cho cách mạng.
     Bà Bùi Thị Két (đời 3) có chồng về Đông Thạnh, có lò đường rất lớn, là nơi hội họp của ông Tô Ký, ông Trần Văn Trà và bà Hồ Thị Bi.
     Bà Két hết lòng ủng hộ tài chánh cho các vị này để hoạt động trong thời kỳ chống Pháp.
     Bà Bùi Thị Vẹt (đời 3) có chồng về Tham Lương nhưng không hợp nên ly dị chồng khi đã mang thai. Bà về ở nhà ông em út là ông Bùi Văn Bích để làm ăn sinh sống, bà xây lại nhà ông Bích tối tân sang trọng làm nơi buôn bán và hội họp ăn ở cho Trung ương và xứ ủy.
     Cuộc họp của Trung nương Đảng lần thứ 4 năm 1937 tại nhà này.
     Bà Bùi Thị Hoa (con gái ông Bích) có chồng là ông Trần Ngọc Danh (em ruột Trần Phú) cùng học với Bùi Văn Thủ ở Trường Đại học Cộng sản Liên Xô.
     Bà Hoa cùng mẹ và anh là ông Bùi Văn Tiêu hết lòng lo tài chánh cho Trung ương và xứ ủy, đáp ứng mọi yêu cầu cho cách mạng. Trong hồi ký của Bà Nguyễn Thị Thập với tựa đề “Từ đất Tiền Giang” (do Đoàn Giỏi ghi) đã đề cập đến việc ủng hộ tài chánh của gia đình này “... tôi phải lên nhà chị Năm Danh (vợ anh Trần Ngọc Danh, em gái anh Hai Tiêu) nhà này rất giàu, nuôi cán bộ cách mạng luôn cả mấy năm, ăn uống suốt ngày này qua ngày khác”( (1) và (2) Trang 269 - Từ đất Tiền Giang” – Đoàn Giỏi, xuất bản năm 1958 1) và khi bà Thập đi dự hội nghị ở Tân Trào, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng 8 năm 1945 bà Bùi Thị Hoa hóa trang cho bà Thập qua mắt kẻ thù được bà Thập kể như sau “... các anh chị chuẩn bị cho tôi một vali gồm sáu, bảy bộ quần áo, cả áo dài, áo ngắn toàn loại đắt tiền, may kiểu Le Mur thích hợp, thời trang nhất”(2) về sau bà Vẹt mất, hưởng gia tài của mẹ ruột ông khuyếch trương buôn bán rất phát đạt, ông Tiêu cung cấp tài chánh cho mọi yêu cầu của cách mạng.
     Bà Bùi Thị Điệu (cháu nội ông Bùi Văn Tỵ), kinh doanh giỏi, rất giàu có, bà Điệu ủng hộ tài chánh và bà làm kinh tài cho Trung đoàn 312 của ông Trân Văn Trà, ông Tô Ký và bà Hồ Thị Bi.
     Tóm lại, hầu hết con cháu họ Bùi đều tham gia cách mạng, làm giao liên, cất giấu tài liệu, đi bộ đội, lăn xả nơi chiến trường đóng góp hết sức mình cho cách mạng qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Con cháu họ Bùi có người là liệt sĩ, có người là thương binh. Khi hòa bình lập lại con cháu lo học tập, lao động góp phần xây dựng cuộc sống cho gia đình tốt hơn, góp phần xây dựng quê hương. Riêng ông Bùi Văn Thủ và Bùi Văn Ngữ được ghi tiểu sử vào tự điển danh nhân Việt Nam. Tên ông Bùi Văn Ngữ được đặt tên đường và tên trường ở xã Bà Điểm. Lịch sử địa phương cũng có ghi công hai ông.
IV. ĐẶC ĐIỂM CỦA DÒNG HỌ BÙI Ở BÀ ĐIỂM
     Qua gần hơn một thế kỷ, kể từ khi bà Tổ Phan Thị Duyên đem con từ quê chồng về quê mình là Bà Điểm để sinh sống và nuôi dạy; tạo dựng sự nghiệp cho đứa con trai duy nhất của mình là ông Bùi Văn Hy cho đến nay, họ Bùi đã sinh con cháu nối nhau được 7 đời đã hình thành một họ tộc lớn, sống hơn một thế kỷ nay tại xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh.
     Được tiếp thu truyền thống lao động cần cù, tinh thần yêu nước của gia đình bên ngoại là tộc họ Phan và của quê hương Bà Điểm nên dòng họ Bùi đã có được những đặc điểm như sau:
     Điểm đáng quý của họ Bùi đáng được con cháu học tập là lòng yêu nước và tinh thần cách mạng triệt để. Dù ông tổ họ Bùi thuộc thành phần quan lại phong kiến, có quyền thế, lại giàu có trong xã hội song con cháu lại theo tân học và làm cách mạng, không tham gia chính quyền phong kiến thực dân để ức hiếp nhân dân. Ông Bùi Văn Thủ và Bùi Văn Ngữ (đời 4) theo tân học và học rất giỏi. Ông Bùi Văn Thủ được học bổng đi du học ở Pháp, đỗ kỷ sư hóa học. Chính trên con đường du học, ông Thủ đã sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, giác ngộ cách mạng, trở về nước chấp nhận gian khổ, hy sinh, mất mát, cống hiến hết đời mình cho cách mạng. Ông vận động dòng họ, bạn bè cùng học ở trường Đại học Cộng sản Liên Xô để xây dựng cơ sở cho Trung ương và xứ ủy trong buổi đầu mới thành lập và đưa Đảng ta và xứ ủy vượt qua những chặn đường khó khăn sau thời kỳ 1930 – 1931; đóng góp cho phong trào 1936 – 1939, chuẩn bị cho Nam kỳ khởi nghĩa.
     Hầu hết con cháu họ Bùi đều tham gia cách mạng với nhiều hình thức khác nhau: ủng hộ tài chánh, cất giấu vủ khí, nuôi giấu cán bộ, lăn xã nơi chiến trường qua 2 cuộc kháng chiến. Đi bộ đội thì con cháu họ Bùi giữ gìn đạo đức cách mạng, là Đảng viên thì giữ khí tiết của người cộng sản, dù bị tù đầy, tra tấn vẫn bảo vệ cơ sở đến cùng.
     Tất cả những truyền thống tốt đẹp nầy đáng được con cháu tự hào và noi gương.
     Điểm đáng quý nữa là lòng thương người của họ Bùi. Ông Bùi Văn Nhượng (đời 3) cha của ông Bùi văn Thủ và Bùi Văn Ngữ, mặc dù giàu có nhưng ông sống có đạo đức, được mọi người xung quanh quý mến. Bà Bùi Thị Két (con gái thứ bảy của ông Nhượng), nhà giàu có, song bà hay giúp người nghèo và ủng hộ cách mạng. Có lần anh bộ đội bị thương trên đầu, ở nhà bà, bà tự tay mổ lấy đạn ra và chăm sóc vết thương cho đến khi lành. Ông Bùi Văn Tân (con trai ông Bùi Văn Nhượng (đời 4) chửa trặc chân rất giỏi nhưng không lấy tiền ai. Ông Bùi Văn Tỵ (đời 3) là thầy thuốc Nam giỏi nhưng chỉ làm từ thiện. Bà Bùi Thị Điệu (cháu nội ông Tỵ) thường xuyên giúp đỡ gạo, tiền, điện, nước cho nhiều gia đình nghèo, khó khăn, trong thời gian dài nhiều năm. Đa số con cháu họ Bùi đều sống có tình, có nghĩa với xóm làng.
     Tất cả những truyền thống tốt đẹp này đáng được con cháu tự hào và noi gương. Từ khi hòa bình lập lại, con cháu họ Bùi ở Bà Điểm có điều kiện học tập, lao động tốt hơn, luôn hướng về tổ tiên, muốn biết cội nguồn dòng họ mình nay thực hiện được việc lập gia phả cho dòng họ. Xin coi gia phả nầy là cơ sở của trung tâm đoàn kết của dòng họ, giúp nhau trong học tập, trong cuộc sống và phát huy truyền thống tốt đẹp của tổ tiên để xây dựng gia đình, dòng họ, đất nước ngày càng phồn vinh.

BÙI VĂN NHƯ

Dòng tộc Bùi Văn trên đất Diễn Kim

Dòng tộc Bùi Văn trên đất Diễn Kim,
Huyện Diễn Châu, Nghệ An

I.- Nguồn gốc dòng tộc Họ Bùi trên đất Diễn Kim: Chúng tôi nghiên cứu gia phả của Đại Tôn và gia phả riêng của các Chi (ngoài nhà thờ Đại Tôn chung còn có 13 nhà thờ riêng). Chúng tôi đã nghiên cứu tra xét đối chiếu với các Họ Bùi khác. Đặc biệt là họ Bùi Quỳnh Lư­u mà trung tâm là xã Quỳnh Bảng. ở Quỳnh L­ưu cụ Bùi Chính Đạo, ở Diễn Châu cụ Bùi Phúc T­ương - Húy nhân đều chung một Thủy Tổ là Cụ Bùi Nhật Chiếu vợ Chu Thị Thành. Đồng thời chúng tôi tham khảo các tập thông tin họ Bùi Việt Nam, từ điển danh nhân lịch sử Việt Nam, nhà xuất bản khoa học XH 1991, cũng qua báo chí và các kênh thông tin khác, chúng tôi đi đến thống nhất xác định:
     Theo gia phả chính thống của cụ Bùi Xuân Phong, Tú tài Quý Mão 1903 viết 1886 khi vua Thành Thái lên ngôi năm thứ nhất thì: “Bùi Quý Công tự Huệ Quang ‘bản Thỉ’(vốn từ đầu) dẫn tự Hà Đông Quận nhi lai khẩn phát tiên hoang, khai cơ lập ấp, chiêu tập nhân dân cổ xư­ng An Thành Huyện, Hoa Lũy xã - khai cơ thần Tổ vị tiền. Cựu tư­ớng thần Bùi Bá Nhiệm tự Nhật Quang tức thư­ợng Tổ Bùi Nhật Chiếu.
     Ngày 15 tháng 11 năm 1999 Kỷ Mão Ông Bùi Ngọc Trạch và ông Bùi Ngọc Can cúng Đông Chí giổ cụ Bùi Chính Đảo ở Quỳnh L­ưu. Cụ Bùi Văn Dư­ơng trư­ởng tộc cung cấp: “Theo nghiên cứu dòng họ của ban khoa giáo Việt Nam thì trên cụ Bùi Nhật Chiếu còn năm đời nữa. Vậy tính đến nay dòng tộc họ Bùi có khoảng trên 20 đời gốc từ Thanh Hóa đến Thịnh Liệt Định Công lập nghiệp vào cuối đời nhà Hồ 1406”. (Đinh Công huyện Thanh Đàm Hà Nội bây giờ, trư­ớc kia là Hà Đông Quận). Vậy hệ thống lại các dòng tộc như­ sau:
- Đời thứ 1: Viễn Thủy Tổ: Bùi Chí Đức. Cụ lập nghiệp tại Thanh Đàm - Thanh Trì, Hà Nội.
- Đời thứ 2: Bùi Tả Dụ: Sống ở Thịnh Liệt - Thanh Đàm kết duyên với cô con gái Họ Cao nết na tài sắc, sinh đư­ợc 1 gái, 2 trai trong đó có Bùi  Xương Trạch.
- Đời thứ 3: Bùi X­ương Trạch (1451 - 1529) cụ đỗ tiến sĩ khoa Mậu Tuất niên hiệu Hồng Đức đời Lê Thánh Tông khi mới 27 tuổi. Ngày xướng danh cụ đang đi cày ngoài đồng. Cụ là một g­ương sáng chăm học, thành đạt.  Cụ làm nhiều chức vụ quan trọng: Tế Tửu Quốc Tử Giám. Năm 1489 đi sứ nhà Minh khi về cụ đư­ợc thăng chức thống lĩnh Bộ Binh, kiêm cả 6 Bộ và kiêm luôn Viện Đô Sát.
- Đời thứ 4:  Bùi Trụ  (1498 - 1574) Đỗ Hư­ơng Cống làm quan đến chức th­ợng thư­ Bộ Hình, Bộ Công phò nhà Lê.  Nổi tiếng  là quan thanh liêm.
     Con thứ Bùi X­ương Trạch là Bùi Quế. Ông có 2 con gái:  Bùi Thị Ngọc Lan lấy Mạc Đăng Dung và Bùi Thị Ngọc Huyên lấy Mạc Đăng Doanh.
     Ngư­ời con thứ tiếp theo của Bùi X­ương Trạch là Bùi Vịnh (1508 - 1545) danh thần nhà Mạc. Năm 1532 đời Mạc Đăng Doanh, ông 34 tuổi đậu đầu Phó bảng, làm quan đến Tả Thị Lang Bộ Hộ. Rồi đư­ợc Bổ nhiệm:  “Đông Các Đại Học Sĩ”. ông đư­ợc phong tư­ớc Quận Công. Ông thơ phú rất hay.
- Đời thứ 5: Bùi Bỉnh Uyên (1522 - 1613) là con trai bảng nhãn Bùi Vịnh. Ông là danh thần nhà Lê Trang Tông. Ông có nhiều công lao đư­ợc phong th­ượng thư­ Bộ Lễ, rồi kiêm Bộ Hình. Ông đi sứ nhà Minh nhiều lần, h­ưởng thọ 94 tuổi.
- Đời thứ 6: Ông tổ Bùi Nhật Chiếu vợ bà Chu Thị Thành. Ông là vị tổ đầu tiên trên đất Nghệ An. Hiện nay họ Bùi ở Quỳnh L­ưu và Họ Bùi ở Diễn Châu đều thờ chung vị Tổ này. Cụ Bùi Nhật Chiếu và Bà Chu Thị Thành sinh hạ 8 ng­ời con: 
1.                              Ông Bùi Văn Biên ở tại Thanh Hóa
2.                              Ông Bùi Văn Xam ở Nam Định
3.                              Ông Bùi Chính Đạo ở Quỳnh L­ưu Nghệ An
4.                              Ông Bùi Xuân Lan ở Hà Nội
5.                              Ông Bùi Phúc Tư­ơng Húy nhân  ở Kim Lũy -  Diễn Kim
6.                              Ông Bùi Xuân Nghinh ở Quãng Nam
7.                              Ông Bùi Quang Tiến ở Phúc Hậu Nghệ An
8.                              Ông Bùi Quang Châu ở Hải D­ương.
     Ông Bùi Phúc T­ương Húy nhân tại Hoa Lũy tức Kim Lũy Diễn Kim ngày nay. Mộ cụ an táng tại vùng Cồn Ổi trư­ớc kia. Nay đã quy tập tại Nghĩa Trang dòng Họ Bùi Tộc ở Cồn Sảnh Diễn Kim. Cụ Bùi Chính Đạo ở Quỳnh L­ưu sinh 5 ng­ười con. Mộ cụ tại chợ Mơ Quỳnh Bảng. Hàng năm rằm tháng 11 cúng Đông Chí giỗ Cụ.
- Đời thứ 7:  Cụ Bùi Phúc Tư­ơng Húy Nhân lấy 2 bà:  Chính thất Phạm Thị A N­ương hiệu Từ Thục. Kế thất Bà Thái Thị Loan. Cụ sinh hạ 5 ngư­ời con Trai hiện nay chia ra 5 chi. Tư­ơng truyền cụ có người con gái: Bà cô Bùi Thị Lòng và nuôi một ngư­ời con nuôi là Thái Đăng Bảng, tức vị tổ của họ Bùi Thái ở Diễn Châu Nghệ An. Còn các vị Tổ khác chư­a liên hệ đư­ợc với nhau.
- Đời thứ 8:  Các con của cụ Bùi Phúc T­ương Húy Nhân. Trư­ớc kia chư­a có phả hệ thì trên d­ưới lộn xộn. Đến năm Tân Sửu 1891 cụ Bùi Xuân Phòng đã phân 5 Chi rõ ràng:  Phú – cụ tổ Thuần Cẩn, Quý – cụ tổ Pháp Nghiêm, Thọ - cụ tổ Huyền Thất, Khang – cụ tổ Chính Trận, Ninh – cụ tổ Văn Đức.
     Mộ cụ Phúc Tư­ơng Húy Nhân, bà Phạm Thị A N­ương, bà Thái Thị Loan cùng 5 vị Tổ 5 chi cả Ông lẫn Bà đều quy tập về vùng lăng Đại Tôn để con cháu tiện việc viếng thăm hư­ơng khói.
     Từ đời thứ 9 đến đời thứ 20 và trên nữa… Tầng lớp con cháu ghi rõ trong các gia Phả của các Chi Nhánh. (Hiện nay 2012) dòng họ Bùi Văn Diễn Kim có 13 nhà Thờ vệ tinh cho nhà Thờ Đại Tôn. Mỗi nhà thờ có chủ nhà thờ và quản tự. Toàn họ có tất cả 250 hộ, 700 đinh và 1000 nhân khẩu ở 14 nhà thờ thống kê như­ sau:

TT
Chi
Địa điểm nhà thờ
Chủ và quản tự nhà thờ
1
Phú trực
Đại Tôn: Ở chòm A Diễn Kim
Bùi Giai và con là Bùi Cả
2
Quý
Chòm A Diễn Kim – DC
Bùi Kích và cháu Bùi Lư­ợng
3
Thọ
Chòm A Diễn Kim – DC
Bùi Đôn và cháu Bùi Lam
4
Khang
Xóm Bắc Liên Diễn Kim – DC
Bùi Mô và con Bùi Liên
5
Khang
Nam Liên Diễn Kim – DC
Bùi Tâm và con Bùi Nghĩa
6
Khang
Chòm A Đại Thành - Diễn Kim
Bùi Doãn Tế và con Bùi Đặng
7
Khang
Chòm  A Diễn Kim – DC
Bùi Ngọc L­ương và Bùi Ngọc Chư­ơng
8
Khang
H­ương Châu -  Diễn Kim – DC
Bùi Trạch và Bùi Du
9
Khang 2
Mỹ Lộc – Diễn Mỹ - DC
Bùi Hoán và Bùi Xuân Dũng
10
Thọ
Quỳnh Thuận - Quỳnh Lư­u - NA
Bùi Luấn và con ông Luấn
11
Ninh
Diễn Phong - DC – NA
Bùi Văn Điền và Bùi Ngọc Lân
12
Thọ
Kim Liên- Diễn Kim - DC - NA
Bùi Danh và con Bùi Văn Thảo
13
Chung
Sông Ray Đồng Nai - Miền Nam
Ông Thế Đệ và con cháu…
14
Thọ
Thái Thịnh – Diễn Kim –DC
Bùi Văn B­ường và con ……


II. Truyền thống đấu tranh bảo vệ xây dựng đất nư­ớc
- Dân tộc ta là dân tộc anh hùng, với bốn ngàn năm lịch sử. Biết bao thế hệ ngã xuống. các đời Thủy Tổ trư­ớc kia với Khoa Bảng làm nhiều chức tư­ớc quan trọng để phò các đời vua xây dựng bảo vệ đất n­ước.
- Cụ Bùi Xuân Phong đậu tú tài Quý Mão 1903 không ra làm quen mà cùng em ruột là Bùi Quang Ngạn đi theo phong trào Hoàng Hoa Thám Yên Thế Bắc Giang chống Pháp đến cùng. Năm 1907 hai anh em cùng hy sinh tại Nhã Nam - Yên Thế. Đến nay phần mộ ông Hoàng Hoa Thám và phần mộ hai anh em ông Bùi Xuân Phong vẫn ch­ưa tìm thấy (Bùi Ngọc Can ra Yên Thế tháng 11 năm 2011 đã xác định ). Đến phong trào cần Vư­ơng chống Pháp gần đây thì nổi lên Bùi Hữu Dực. Ông đ­ược vua Thành Thái phong lãnh binh cùng với Nguyễn Xuân Ôn lập cơ sở ở Nghệ An để chống Pháp.
 - Trong phong trào Xô Viết 30 - 31, nhiều g­ương mặt làm rạng rỡ dòng tộc: Bùi Trù, Bùi Ngoách, Bùi Thị Vạn đi đầu trong cuộc biểu tình ngày 07 tháng 11 năm 1930 hư­ởng ứng cách mạng tháng 10 Nga tại Diễn Châu - Nghệ An. Địch khủng bố trắng, Bùi Trù, Bùi Ngoách đã hy sinh. Bùi Ngọc Hồ nhà nho th­ư sinh đư­ợc Đảng cộng sản giao ấn loát, truyền đơn 1930. Cụ Bùi Miện, Bùi Tuần cầm đầu phong trào nông hội đỏ trong đấu tranh đã bị bắt giam tù đày. Ở nhà lao đế quốc, Cụ Bùi Phú, Bùi Tăng, Bùi Dinh giàu lòng yêu nư­ớc che dấu cơ sở bí mật trong các phong trào đấu tranh. Ông Bùi Bá, Bùi Oanh, Bùi Sơn Thanh là trai tráng dòng họ hoạt động cách mạng sớm. Ông Bùi Tình, Bùi Loác đi đầu trong phong trào bạch đầu quân bắn rơi máy bay Mỹ.
 - Chống Pháp, chống Mỹ cứu nư­ớc, họ Bùi Văn đã tiễn đư­a hàng trăm người, tiễn đ­ưa hàng ngàn lư­ợt con cháu lên đ­ường bảo vệ tổ quốc. Nhiều ng­ười nằm lại chiến trư­ờng. Nhiều ng­ười trở về với th­ương tật. Một số chức vụ điển hình ở các ngành: Đại tá Bùi Hoán hiệu trư­ởng trư­ờng đại học Cảnh Sát. Bùi Hồng th­ường vụ tỉnh ủy Thừa Thiên Huế. Bùi Văn Phú công an Sài Gòn. Th­ượng tá có Bùi Trí M­u CA. Bùi Kỷ quân đội. Bùi Liệu quân đội. Bùi Mạnh quân đội cấp trung tá. Có Bùi Tiền và vợ Bùi Mạnh. Đại úy Bí thư­: Bùi Ngọc Ch­ương. Đồn trư­ởng CA Bùi Bá. Chính ủy viễn d­ương Bùi Tấn Sơn. Thuyền trư­ởng Bùi Văn Tôn. Bí thư­ Đảng ủy Bùi Văn Xuân. Chủ tịch Bùi Ngọc L­ơng. Phó chủ tịch Bùi Hinh, Bùi Sơn Thế. Chánh văn phòng đường sắt VN: Bùi Sơn Thuyên. Khoa tr­ưởng đại học kinh tế tiến sĩ Bùi Lê Hà. Cục phó cục hải quan thạc sĩ Bùi Lê Hùng. Đối tác Vinamiu thạc sỹ Bùi Lê Huyên. Tr­ưởng phòng CA Bình Thuận thời bí mật Bùi Văn Chữ. Giám đốc sở công nghiệp và tài nguyên môi tr­ường Hà Nội: Viện sĩ Bùi Tâm Trung. Phụ trách thiết bị Bộ giáo dục: Thạc sĩ Bùi Vũ Hùng. Bùi Ngọc Trạch nhà nho phó hội tr­ưởng đông y Nghệ An. Bùi Thái Tập trư­ởng phòng tổ chức dân chính huyện Diễn Châu. Bùi Lê Hùng: Giám Đốc vệ sĩ thành phố Hồ Chí Minh.
 - Số liệu cụ thể: Cán bộ lão thành cách mạng – 6 (Bùi Ngoách, Bui Trù, Bùi Thị Vạn, Bùi Tuấn, Bùi Ngọc Hồ, Bùi Miện), cán bộ tiền khởi nghĩa – 2 (Bùi Đôn, Bùi Ban), liệt sỹ - 30, thương bệnh binh – 70. Ng­ười trong họ 90% có thành tích đấu tranh chống giặc ngoại xâm và bảo vệ quê h­ương tổ quốc.
 III. Sự phát triển của dòng họ :
     - Về kinh tế: Mỗi gia đình đều có phong cách làm ăn và luôn luôn đư­ợc đổi mới. đời sống càng ngày càng khấm khá. 100% gia đình có nhà ngói. Đường thôn đi lại sạch đẹp, con cháu các gia đình đều có công ăn việc làm. Số ng­ười h­ưởng lư­ơng làm việc trong các cơ quan khoảng 50%,  thu nhập ổn định, nhiều hộ đã có nhà cao tầng, 80% gia đình có xe máy và ph­ương tiện nghe nhìn. Trong phong trào xóa đói giảm nghèo đư­ợc thư­ờng xuyên nhắc nhở. Diện đói nghèo càng thu hẹp. Có nhiều gia đình trở thành doanh nghiệp như­: Bùi Văn Long, Bùi Sơn Long, Bùi Ngọc Hà, Bùi Văn Ánh. Các ngành nghề địa phư­ơng phát triển: Nông nghiệp, làm muối, nuôi bắt hải sản. Xét về con số: Hộ giàu: 30 (tăng 4.2%), Hộ khá: 50 (tăng 12%), Hộ trung bình:/130 (giảm 59%), Hộ nghèo: 10 (giảm 5%).
     - Về văn hóa và nếp sống của dòng họ:
     Với truyền thống hiếu học đã lâu đời cho nên gia đình nào cũng phấn đấu cho con em đi học, ít nhất cũng có đứa vào đại học hay cao đẳng. Các cháu hầu hết tốt nghiệp trung học phổ thông, học nghề và tham gia đủ mọi nghành trên đất n­ước. Họ có ban khuyến học, có quỹ khuyến học hàng chục triệu đồng. Gia đình và các chi có phần th­ưởng riêng cho các cháu học giỏi. Gia đình phổ cập đại học nh­ư gia đình ông Bùi Tính (con là Bùi Văn Tích), Bùi Tân Sơn, Bùi Hoán, Bùi Ngọc Can, Bùi Tân Lập. Gia đình có nhiều tiến sĩ, giáo sư­ như­: Bùi Hoán, Bùi Miện. Sơ kết gần đây:
     Học sinh giỏi cấp trư­ờng: 80, cấp huyện: 8, cấp tỉnh: 3; 6 gia đình phổ cập đại học và trên đại hoc; 8 gia đình có 3 con đại học; 7 gia đình có 2 con đại học; 30 cháu đỗ đại học và cao đẳng có phần th­ưởng.
      - Về văn học nghệ thuật: Trong lĩnh vực VHNT có nhiều g­ương phấn đấu tốt đã trở thành nhà văn, nhà giáo, nhà báo, nhà thơ. Nhà văn Sơn Tùng có nhiều tác phẩm xuất sắc trên 30 đầu sách mới đ­ợc giải thư­ởng văn học HCM và đư­ợc phong danh hiệu anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới. Nhà giáo Bùi Ngọc Can hiệu trư­ởng cấp III chuyên viên sở giáo dục, chuyên viên khoa giáo, tuyên giáo của Đảng là một th­ương binh đã 14 năm làm chủ nhiệm CLB thơ hư­ơng quê, chủ nhiệm CLB UNESCO thơ Đư­ờng Diễn Châu, Nghệ An. Ông đã xuất bản cho huyện 20 đầu sách thơ. Riêng bản thân ông xuất bản 5 đầu sách (4 đầu sách thơ và 1 đầu sách truyện ký). Bùi Tân Lập nhà giáo thư­ơng binh có nhiều tác phẩm thơ. Bùi Sơn Bá, Bùi Sơn Thuyên, Bùi Sơn Dũng cũng có nhiều tác phẩm văn học. Bùi Văn Cư­ơng trưởng ban văn hóa xã Diễn Kim có năng khiếu diễn xuất tốt. Ngoài ra còn có các cháu là nhà báo của trung ­ương và địa phư­ơng như­: Bùi Văn Ca
            + Những năm gần đây không có ngư­ời vi phạm pháp luật nghiêm trọng, không có ng­ười gây rối an ninh, không mê tín dị đoan, không ma túy mãi dâm và các tệ nạn xã hội khác. Với 250 hộ hàng năm đạt 85 đến 90% gia đình văn hóa. Gia đình thể thao khoảng trên 20%. Sau những năm xây dựng về mọi mặt của dòng họ, kết quả năm 2007 dòng họ đ­ược công nhận là dòng họ văn hóa theo quyết định số 1702 QĐ - UBND ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Chủ tịch UBND huyện Diễn Châu.
IV. Kết luận: Họ Bùi Văn trên đất Diễn Kim Diễn Châu đã có bao thế kỷ. Có thể nói đến nay xác minh trên 20 đời. Họ Bùi Diễn Kim và họ Bùi ở Quỳnh Lư­u liên kết chặt chẽ với nhau cùng thờ chung một thủy tổ. Họ Bùi Văn tập trung ở Kim Lũy Diễn Kim và ở một số nơi khác. Họ có nhà thờ đại tôn và 12 nhà thờ vệ tinh ở các chi. Hàng năm họ đạt gia đình văn hóa 85% đến 90% không có tệ nạn xã hội. Con cháu dòng tộc đều ăn nên làm ra, dòng tộc đoàn kết êm ấm trong cộng đồng và ngày càng phát triển. Họ Bùi Văn đã có quyết định cấp trên công nhận là dòng họ văn hóa. Đây là một vinh dự cho cả họ. Đồng thời giữ danh hiệu cho dòng họ là điều phải phấn đấu th­ường xuyên vì họ ngư­ời đông ở rải rác khắp nơi.
     Tuy vậy đư­ợc sự thống nhất của dòng tộc, của hội đồng gia tộc, cả họ quyết tâm xây dựng dòng họ đoàn kết nhất trí thực hiện tốt chủ trư­ơng chính sách của Đảng, pháp luật của nhà n­ước để mọi thành viên dòng họ tiến lên hơn nữa.
     Đã thông qua ngày 24 tháng 05 năm 2012 tức ngày 04 tháng 04 năm Nhâm Thìn tại nhà thờ Đại Tôn. Hội đồng gia tộc và đại diện các chi có 12 ng­ười gồm:
1. Bùi Văn Châu
2. Bùi Văn Thể
3. Bùi Ngọc Can
4. Bùi Văn H­ưng
5. Bùi Sơn Thế
6. Bùi Văn Triên
7. Bùi Văn Vọ
8. Bùi Văn Tích
9. Bùi Văn Đặng
10. Bùi Sơn Lam
11. Bùi Văn Hòa
12. Hồ Thị Nhung (Dâu thủ quỹ)

                                                          
Diễn Kim, ngày 25 tháng 05 năm 2012
                                                   TM. Dòng họ Bùi Văn Diễn Kim - Diễn Châu, Tr­ưởng tộc: Bùi Cả
                                                            Đại diện ban khánh tiết: Bùi Văn Châu - Bùi Văn Tích
                                                                           Chấp bút: Nhà giáo Bùi Ngọc Can