Thứ Năm, 5 tháng 7, 2012

Trích báo cáo của BLLLTHB Hưng Yên tại ĐH 07.4.12

Ông Bùi Văn Sá, Trưởng ban LLLT đọc báo cáo của BLLLTHB Hưng Yên trước Đại hội đại biểu họ Bùi Hưng Yên lần thứ nhất , 07/4/2012. HBVN đăng tải nội dung chính của báo cáo đó.
                                     

Về liên kết dòng tộc: Trong 3 năm, BLLLTHB Hưng Yên đã tổ chức được 3 buổi gặp mặt đầu xuân để chúc mừng nhau, để trao đổi kinh nghiệm kết nối dòng tộc, biện pháp làm giàu cho gia đình, xã hội, bổ sung cho nhau ý tưởng tu bổ và xây dựng từ đường
     Đã tổ chức giao lưu trong các dòng tộc qua những ngày hội truyền thống của địa phương, những ngày giỗ tổ, ngày chạp tổ, ngày khánh thành từ đường. Họ Bùi Triều Quan, Phùng Hưng, Khoái Châu đã kết nối được 2 chi ở tỉnh Ninh Bình và Vĩnh Phúc. Những nơi có từ đường thì tăng cường vận động mọi người công đức về trang bị từ đường ngày càng hoành tráng như họ Bùi thôn Phần Hà, thôn An Khải xã Bắc Sơn, họ Bùi Đào Xá, Đào Dương, họ Bùi thôn Vân Du, họ Bùi Hồ Tùng Mậu, Ân Thi. Các nơi đang tích cực vận động làm nhà thờ như họ Bùi xã Tân Dân, Khoái Châu, họ Bùi Ngọc Đà, Văn Lâm.
     Ngành 4, chi 3, họ Bùi Đào Xá, Đào Dương đã tổ chức đón bằng Di tích LSVH của tỉnh rất trọng thể
     Việc tìm kiếm mộ tổ, xây dựng nâng cấp khang trang hoành tráng được tiến hành như họ Bùi Vân Du, họ Bùi Đào Xá. Đặc biệt tu bổ và nâng cấp lăng tẩm, trả lại vốn cổ như lăng tẩm Quận công Bùi Đăng Châu thôn Đoàn Đào, Phù Cừ. Họ Bùi Minh Đạo tổng kết 5 năm khánh thành từ đường và xây lăng mộ hết hơn 100 triệu đồng.
     Những việc làm trên đã có tác dụng rất lớn đến lòng tự hào dòng tộc và đạo lý uống nước nhớ nguồn.
     Hai dòng họ lưu giữ được sắc phong của các triều vua và ghi danh ở bia Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hà Nội, Văn Miếu Xích Đăng, Hưng Yên là họ Bùi Đào Xá, Ân Thi, họ Bùi Phùng Hưng, Khoái Châu.
Về sưu tầm, xây  dựng gia phả. Một số dòng họ đã kiện toàn gia phả, sơ đồ gia phả như họ Bùi Đào Xá, Đào Dương, Ân Thi, họ Bùi Tân Dân, Khoái Châu. Họ Bùi Tiểu Quan, Phùng Hưng, Khoái Châu khi kết nối được 2 chi, gia phả đã được hoàn tất, in ra 200 cuốn gửi tới các ngành trong họ.
Công tác khuyến học, khuyến tài: Nhiều dòng họ Bùi trong tỉnh đã thành lập được ban khuyến học, khuyến tài, có quỹ từ 20 triệu đồng trở lên để khen thưởng cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi và những học sinh thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học.
     Họ Bùi Đào Xá, Ân Thi và họ Bùi Phùng Hưng, Khoái Châu còn tổ chức lễ vinh danh cho những người con thành đạt trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, quân sự. Cán bộ quân đội hoàn thành nhiệm vụ quân đội về hưu, những cử nhân, thạc sỹ, tiến sý hàng năm cứ đến ngày chạp tổ về từ đường dâng hương lễ tổ và báo cáo trước dòng họ những thành quả đạt được trong đời hoạt động của mình.
     Phong trào xây dựng tủ sách dòng họ, đọc sách, mượn sách cũng được phát triển sâu rộng như họ Bùi thôn Đào Xá, Đào Dương, Ân Thi, họ Bùi thôn Đoàn Đào, xã Đoàn Đào, Phù Cừ. Các cụ già có sách đọc giải trí, các cháu học sinh không có tiền mua sách cũng có sách học. Chị Bùi Thị Dậu, ở xa quê Đào Xá đã đem về món quà 3090 quyển sách trị giá trên 17 triệu đồng cho học sinh từ vỡ lòng đến lớp 12.
     Trong đợt tổng kết công tác khuyến học của Hội khuyến học Ân Thi ngày 27/10/2010, Ban khuyến học họ Bùi thôn Đào Xá, xã Đào Dương được UBND huyện Ân Thi khen thưởng. Họ Bùi Tiểu Quan, Phùng Hưng, Khoái Châu tổng kết 10 năm hoạt động khuyến học đã khen thưởng 832 lượt với số tiền khá lớn. Hiện nay, quỹ của ban có 15 triệu đồng. Chỉ năm 2011, họ Bùi thôn Ngọc Đà, Văn Lâm đã khen 43 cháu với số tiền 3.785.000 đồng.
     Hầu hết các dòng họ Bùi trong tỉnh còn xây dựng quỹ hữu nghĩa dựa vào 2 nguồn là bổ suất định và lòng công đức của mỗi người. Số tiền đó cho vay lấy lãi để cúng tổ và phúng viếng người qua đời trong họ như họ Bùi thôn Ngọc Đà, Văn Lâm có 11.520.000 đ, họ Bùi thôn Đào Xá, Ân Thi có 24.900.000 đ.
     Tổ chức và việc làm tốt của một số dòng họ trên đã có tiếng vang tốt đẹp đến các dòng họ khác trong tỉnh. Điều đó cho thấy, họ Bùi có tổ chức, kỷ cương, có đoàn kết trên dưới một lòng, có thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Ta cũng tự hào họ Bùi có nhiều người con ưu tú đã đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước qua các thời kỳ trọng đại của lịch sử, đúng như nhận định của nhà bác học Lê Quý Đôn.
Những yếu kém, tồn tại cần khắc phục
-Đội ngũ Ban liên lạc đa số già yếu, không đủ điều kiện, phương tiện đi lại trên địa bàn toàn tỉnh.
-Kết nối dòng tộc còn hạn chế, chưa rộng khắp, nhất là những dòng họ ở vùng sâu, vùng xa hẻo lánh chưa có dây chuyền kết nối nên họ chưa hiểu và chưa biết đến hoạt động của Ban liên lạc lâm thời tỉnh.
-Mang danh bộ máy cấp tỉnh nhưng chưa thông báo được trụ sở hoạt động của ban nên còn mờ nhạt.
-Ban liên lạc chưa lập được quỹ hoạt động, chỉ dựa vào đồng tiền hảo tâm để chi đối phó khi có việc.
-Chưa thông tin và vận động tài trợ tới các doanh nhân, doanh nghiệp lớn trong tỉnh.
-Công việc của Ban liên lạc chưa chủ động, còn chắp vá, từ việc này lại làm việc kia, hạn chế hiệu quả.
Phương hướng, nhiệm vụ Ban liên lạc nhiệm kỳ 2012 – 2017
-Tăng cường mở rộng ảnh hưởng kết nối dòng tộc, tìm về cội nguồn, thực hiện tốt đoàn kết, tương trợ, phát triển. 100% các huyện và thành phố có ban liên lạc hoạt động, nâng cao chất lượng mọi mặt.
-Xây dựng được nhiều dòng họ đạt chuẩn văn hóa. Những dòng họ có di tích xét đủ tiêu chuẩn di tích lịch sử văn hóa thì hoàn thành hồ sơ đề nghị cấp trên cộng nhận
-Các dòng họ trong tỉnh tạo mọi điều kiện sưu tầm, thẩm tra để hoàn thành gia phả và sơ đồ gia phả dòng họ mình, tiến tới từng ngành, từng gia đình có gia phả.
-Nâng cao chất lượng hoạt động của ban khuyến học đảm bảo quỹ có từ 20 triệu đồng trở lên, duy trì và phát triển quỹ khuyến học, khen thường công bằng, minh bạch, động viên được dạy tốt, học tốt.
-Xây dựng quỹ hoạt động của ban liên lạc tỉnh trên cơ sở vận động các doanh nhân với lòng hảo tâm tự nguyện của mọi người dâu, rể, gái, trai người họ Bùi. Đảm bảo huy động tối đa quỹ vốn hoạt động của ban liên lạc. Để gắn bó tình cảm, động viên khích lệ ban liên lạc tổ chức thăm hỏi cán bộ khi ốm đau, tổ chức lễ viếng khi cán bộ qua đời (vòng hoa, hương, nến). Tổ chức mừng thọ các bậc cao niên từ tuổi 80 trở lên nhân dịp mừng xuân mới.
-100% dòng họ Bùi trong tỉnh mua ấn phẩm Họ Bùi Việt Nam, đồng thời viết bài các thể loại văn, thơ.. phản ánh được gương tốt, việc tốt của người họ Bùi để khuyến khích văn hóa đọc.
-Thực hiện trẻ hóa đội ngũ của ban liên lạc cấp tỉnh, huyện, thành phố. Ban liên lạc phải đạt tiêu chuẩn trẻ, khỏe, có trình độ năng lực tổ chức, những người có tâm huyết với dòng tộc, nhất là những cán bộ mới về hưu và các ông trưởng họ.
-Thành lập Hội đồng trưởng lão họ Bùi Hưng Yên theo như Quy chế của BLLHBVN xác định về Hội đồng trưởng lão. Hội đồng trưởng lão họ Bùi tỉnh thành lập từ Đại hội này là lực lượng tham mưu vững chắc có tính quyết định cho mọi hoạt động thành công của BLLHB tỉnh Hưng Yên nhiệm kỳ 2012-2017.
     Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo của BLLHBVN mà trược tiếp là ông Bùi Xuân Thanh, Ủy viên BLLHBVN, cán bộ vận động phong trào họ Bùi Hưng Yên, xin cảm ơn ông Bùi Quang Huy, nguyên Phó bí thư tỉnh ủy luôn giúp đỡ, quan tâm phong trào họ Bùi tỉnh nhà, cảm ơn đội văn nghệ thôn Đào Xá, ông Bùi Cao Thắng, các ông bà đã tài trợ quỹ hoạt động của ban liên lạc.
                                                                TM. Ban liên lạc lâm thời họ Bùi Hưng Yên
                                                                                Trưởng ban Bùi Văn Sá

PHÂN CÔNG THƯỜNG TRỰC BAN LIÊN LẠC

1.Bùi Văn Sá. Đào Xá, Đào Dương, Ân Thi:                    Trưởng ban liên lạc
2.Bùi Văn Chất, Đường Thôn, Vân Du, Ân Thi:              Phó ban liên lạc
3.Bùi Quang Trung, Cốc Khê, Thọ Lão, Kim Động:       Phó ban liên lạc
4.Bùi Huy Cử, Hồng Tiên, Khoái Châu:                           Phó ban liên lạc
5.Bùi Xuân Đằng, Bình Dân, Tân Dân, Khoái Châu:       Phó ban liên lạc
6.Bùi Đăng Tạc, Đoàn Đào, Phù Cừ:                               Phó ban liên lạc
7.Bùi Văn Tỵ, Ngọc Đà, Tân Quang, Văn Lâm:               Phó ban liên lạc
8.Bùi Ngọc Ánh, Yên Đô, Tân Việt, Yên Mỹ:                 Phó ban liên lạc
9.Bùi Đăng Thá, Đoàn Đào, Phù Cừ:                              Chánh Văn phòng

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG LÃO
HỌ BÙI TỈNH HƯNG YÊN
Nhiệm kỳ 2012 – 2017

1. Bùi Đăng Sức, Đoàn Đào, Phù Cừ:                         Chủ tịch HĐTL
2. Bùi Viết Thu, Đường Thôn, Vân Du, Ân Thi:         Phó chủ tịch HĐTL
3. Bùi Quang Hàm, Tiểu Quan, Phùng Hưng, Khoái Châu:  Phó chủ tịch, thanh tra HĐTL
4. Bùi Mạnh Hồng, Ngọc Đà, Tân Quang, Văn Lâm:  Ủy viên HĐTL
5. Bùi Danh Loan, Tân Dân, Khoái Châu:                   Ủy viên HĐTL
6. Bùi Văn Sâm, Đào Xá, Đào Dương, Ân Thi:           Ủy viên HĐTL
            7. Bùi Việt Hồng, Đường Thôn, Vân Du, Ân Thi:    Ủy viên HĐTL

Đại hội lần thứ nhất họ Bùi Hưng Yên

ĐẠI HỘI LẦN THỨ I CỘNG ĐỒNG HỌ BÙI
TỈNH HƯNG YÊN

     Ngày 07 tháng 4 năm 2012, Cộng đồng họ Bùi tỉnh Hưng Yên đã tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ I tại từ đường họ Bùi thôn Đào xá, xã Đào Dương, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.


     Mặc dù thời tiết không thuận lợi, nhưng đã có hơn 120 đại biểu đại diện cho 11 chi họ các huyện, thị, thành phố trong tỉnh và con em họ Bùi Hưng Yên đang làm việc, sinh sống ở Hà Nội về dự. Đến dự Đại hội còn có ông Bùi Quang Huy, nguyên PBT thường trực TU Hưng Yên, ông Nguyễn Vinh Thành, UV Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Ân Thi, ông Phạm Văn Thắng, Huyện ủy viên, BT ĐU xã Đào Dương, ông Bùi Văn Hòa, PBT, Chủ tịch xã Đào Dương, huyện Ân Thi, Hưng Yên;
                                                           
Đại biểu dự Đại hội CĐ HB tỉnh Hưng Yên ngày 07/4/2012 

     Đến dự Đại hội còn có đoàn đại biểu của Ban liên lạc Cộng đồng HBVN do ông Bùi Liên- Phó Trưởng ban dẫn đầu cùng các cán bộ của Văn phòng và các tiểu ban của BLLHBVN..
     Tại đại hội, các đại biểu đã được nghe ông Bùi Văn Sá, Trưởng Ban liên lạc lâm thời Cộng đồng họ Bùi tỉnh Hưng Yên báo cáo đánh giá kết quả hoạt động của Ban liên lạc lâm thời Cộng đồng họ Bùi tỉnh trong nhiệm kỳ 2008-2012; báo cáo đề cử và bầu BLLHB tỉnh Hưng Yên nhiệm kỳ 2012-2017; ý kiến phát biểu tham luận của đại diện các chi họ, của Ban liên lạc Cộng đồng họ Bùi Việt Nam và Chương trình văn nghệ xen kẽ do con cháu họ Bùi thôn Đào Xá, xã Đào Dương trình diễn rất sôi động.
               Đội văn nghệ thôn Đào Xá biểu diễn chào mừng ĐH họ Bùi Hưng Yên    

TRÍCH BÁO CÁO CỦA BLLLTHB NINH BÌNH TẠI ĐẠI HỘI 5.12

Sau khi thành lập đầu năm 2011, BLLLT đã phân công nhau phụ trách từng huyện để tuyên truyền vận động. Phân công nhà giáo ưu tú Bùi Đức Phổ viết tài liệu chính để tuyên truyền.
     Tuy phương tiện, tuổi tác khó khăn nhưng anh em trong Ban liên lạc đã phân công nhau xuống tất cả các huyện, thành phố, thị xã để tìm hiểu sinh hoạt các chi họ Bùi, tham dự một số giỗ tổ, khánh thành từ đường..như ở Trung Trữ, ở Gia Hòa – Gia Viễn, thôn Trung Đông, xã Vân Phong. Gặp các cụ cao niên xin ý kiến như cụ Bùi Văn Nhiếp ở thị xã Tam Điệp. Gặp con em họ Bùi kinh doanh thành đạt như anh Bùi Xuân Trường ở Gia Sơn đã góp phần giúp cho quê hương, gia tộc, anh Bùi Xuân Cộng, chủ một doanh nghiệp lớn được Nhà nước phong tặng nhiều danh hiệu cao quý. Gặp các đồng chí lãnh đạo tỉnh là người họ Bùi xin ý kiến chỉ đạo như anh Bùi Văn Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh, anh Bùi Văn Phương, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh.
     Có thể nói đến đâu cũng nhận được sự động viên khích lệ và đều có tiếng nói chung là họ Bùi Ninh Bình nên sớm có tổ chức hoạt động để cho con cháu tự hào với tổ tiên, cùng nhau đoàn kết phấn đấu tốt góp phần cho quê hương đất nước. Đó là những nguồn động viên rất tốt cho BLLLT cố gắng hoạt động.
     Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu họ Bùi Việt Nam lần thứ nhất 20/4/2008, chào mừng những ngày lễ trọng đại của đất nước, chúng ta tổ chức Đại hội Cộng đồng họ Bùi tỉnh Ninh Bình lần thứ nhất. Đại hội rất mong những ý kiến đóng góp quý báu của toàn tể bà con với sự đồng thuận nhất trí cao. Mục đính của chúng ta là động viên con cháu đoàn kết, tương trợ nhau, cùng phát triển, để cúng các họ tộc khác phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân.
     Trong nhiệm kỳ tới đây, Ban liên lạc cần đề ra được các nội dung, các giải pháp tổ chức thực hiện cụ thể, thiết thực các nội dung:
-Đẩy mạnh giao lưu gắn kết bà con họ Bùi ở các nơi thành lập, kiện toàn tổ chức Ban liên lạc họ Bùi ở các huyện, thành phố, thị xã và cấp cơ sở.
-Làm tốt việc khuyến học, khuyến tài, mừng thọ người cao tuổi, giúp đỡ người khó khăn, hoạn nạn.
-Hàng năm tổ chức gặp mặt bà con vào thời điểm thích hợp.
-Phối hợp với các tổ chức từ toàn quốc đến địa phương tìm về cội nguồn họ Bùi và biên soạn gia phả.
     Để thực hiện được những nội dung trên rất cần sự hưởng ứng tâm huyết của bà con họ tộc. Đặc biệt là các nhà doanh nghiệp, những người hảo tâm có sự đóng góp công sức, kinh phí nhằm thực hiện có hiệu quả thiết thực.
     Ra đời Ban liên lạc một dòng họ đã khó, nay là cả một tỉnh càng khó hơn. Thê nhưng, họ Bùi cả nước dẫ tổ chức được Ban liên lạc hoạt động có uy tín, có hiệu quả cả trong và ngoài nước. Họ Bùi tỉnh Ninh Bình được con cháu các chi đang sống và làm việc ở toàn tỉnh đã hết sức ủng hộ, thể hiện sự đoàn kết một lòng, vượt qua khó khăn cùng đóng góp xây dựng và phát triển dòng họ cùng với họ Bùi các tỉnh khác xây dựng họ Bùi Việt Nam: Đoàn kết – Tương trợ - Phát triển.
     Chỉ hơn một năm, chúng ta đã làm được một số việc mở đầu tốt đẹp. Việc làm của chúng ta có việc đi theo bước người đi trước, có việc chưa có tiền lệ, vừa làm vừa học, vừa suy nghĩ đề xuất. Kết quả tốt có nhiều, điểm non yếu và thiếu sót là không tránh khỏi.

CHÚC VĂN TẠI ĐẠI HỘI HỌ BÙI NINH BÌNH 5.12

CHÚC VĂN
Giáo sư Bùi Phan Kỳ, Trưởng ban liên lạc họ Bùi Việt Nam
Đọc tại Đại hội họ Bùi tỉnh Ninh Bình ngày 20/5/2012

Kính cáo chư vị liệt tổ họ Bùi tỉnh Ninh Bình!

Hôm nay, ngày 30 tháng tư năm Nhâm Thìn, là ngày Hảo dương theo lịch Khổng Minh(1)
Tại khách sạn Hoàng Sơn giữa thành phố Ninh Bình,
Toàn thể đại biểu đất cố đô, nơi nhà Đinh dựng nước,
Mở đại hội, bàn “kết liên dòng tộc, tìm về cội nguồn, vinh danh tổ tiên, dìu dắt cháu con”.
Có Thường trực Ban liên lạc cùng Hội đồng Trưởng lão toàn quốc về chung lo cho mọi việc vẹn tròn.
Xin kính dâng chư vị liệt tổ họ Bùi tỉnh Ninh Bình mấy lời cẩn cáo!

Họ Bùi vốn dòng Việt cổ, theo mẹ Âu cơ lên rừng làm rẫy đốt nương nên thường không mặc áo,
Từ đó gốc “phi y”, chân đất đầu trần, chiếm số đông cư dân tại các xứ Mường,
Nhiều thế hệ họ Bùi đã lập công từ thời đại Hùng Vương.
Gương sáng tổ tiên đã được trình trong Hội thảo họ Bùi với 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Nay trên đất cố đô xưa, đại biểu các chi họ Bùi tỉnh Ninh Bình về tụ hội.
Xin dâng tấm lòng thành tưởng nhớ về công đức ông cha:
-Viễn tổ Do Sinh Bùi Công Mẫn, gốc làng Lục Nộn, tổng Tiên Xá, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
Tới lập làng Nộn Khê, tại huyện Yên Mô từ 1470 năm Canh Dần, dưới triều Hồng Đức
Được Triều đình trao tước hiệu “Chiếm xạ chư hương tiên sinh”, phong Thành hoàng khi mất.
Cụ Bùi Sư Điềm nối nghiệp cha, mở mang thêm ruộng đất.
Được phong chức “Kê canh hương tiên sinh”, giao quyền sở hữu quê mình.

Thái tổ Bùi Nhất Lang, quán làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh,
Theo Mỹ Quận công Bùi Văn Khuê đem quân vào xứ Thanh rồi về Trường Yên, Ninh Bình, trấn thủ,
Lấy vợ làng La Mai sinh 1 gái, 5 trai, chia về nhiều huyện lập làng, thành cụ tổ,
Vẫn giữ cội nguồn xưa làng Phù Đổng, huyện Tiên Du.
Chi cả ở La Mai, chi ba về Trung Trữ, cùng xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư.
Chi hai về Ngọc Động xã Gia Phong là một xã thuộc vùng Gia Viễn,
Chi bốn về Dương Cối – Nho Quan, chi năm ở hơi xa, con cháu ắt có ngày tìm đến.

Đời sau, cùng các chi họ Bùi các vùng miền trong tỉnh Ninh Bình,
Đã hình thành một cộng đồng họ Bùi có nhiều chi cành, vẫn cùng chung một gốc,
Bao sự tích anh hùng đã đâm chồi nẩy lộc,
Nêu tấm gương sáng ngời cho con cháu soi chung:
Như liệt nữ Nguyễn Thị Niên, thủ tiết trả thù chồng,
Cùng dũng tướng Bùi Văn Khuê được dân lập thờ nơi đền Vực.
Lễ Quận Công Bùi Thì Trung, Nhại Quận Công Bùi Khắc Kiệm cùng cha được thờ chung ở miếu Trường An.
Như Văn hoài Quốc công Bùi Dụng Thuần sinh hai cung phi Bùi Ngọc Cung, Bùi Thị Ngọc Nhan,
Cùng con trai Khám Trạch làm quan triều Lê trung hưng vì giật bảng vàng Tiến sỹ.

Cử nhân, Án sát Bùi Quốc Trinh vì thương dân trích ruộng tư nhập quỹ
Khuyến học, khuyến nông, lại tặng cối giã gạo cho các xóm trong làng,
Khi mất được lập bài vị thờ cạnh hai vua Đinh Lê và Thái hậu họ Dương,

Tú tài Bùi Cẩm cùng cháu là cử nhân Bùi Uyển hưởng ứng chiếu Cần vương.
Theo Hoàng Giáp Phạm Văn Nghị mộ quân vào Nam kỳ chống Pháp,
Đến nửa đường biết tin Triều đình đã ký xong hòa ước,
Bèn đem quân về lập đồn cố thủ Bến Sanh.

Cử nhân Bùi Giáp (Cử Giáp) cõng vua Hàm Nghi từ Huế lên vùng thượng đạo Quảng Bình.
Cụ Tú Sáu Bùi Cẩm còn tới đất Mường Bi, ngồi châm lửa trên đùi hút thuốc khiến chúa Mường quy phục…Trong một bản “Chúc văn” không sao kể hết cả bề dày công đức.
Truyền thống ông cha con cháu từng chi vẫn không dừng nối dõi hôm nay.

Nay đất nước thanh bình, nước nhà đang chăm lo đổi mới hàng ngày
Cho nước mạnh dân giàu, ý Đảng lòng dân cùng chung sức dựng xây.
Giữa đất cố đô xưa, họ Bùi Ninh Bình về khai trương Đại hội,
Xin thắp nén tâm nhang, kính cáo tổ tiên, hướng về nguồn cội:

Con cháu họ Bùi Ninh Bình đã cùng toàn dân góp máu xương, giành độc lập tự do,
Nay lại nguyện xin cùng toàn dân nối gót ông cha giữ vững cơ đồ!
Xin Tiên Tổ phù hộ cho toàn thể cháu con, cùng toàn dân, càng ấm no hạnh phúc,
Nhân tài tụ hội quanh Ban liên lạc họ Bùi ngày thêm đông đúc!”

Muôn lòng thành kính, đội đức uy linh!
Cúi xin liệt vị Tổ Tiên chứng giám lòng thành
Toàn thể con cháu họ Bùi tỉnh Ninh Bình
Cùng Thường trực Ban liên lạc toàn quốc họ Bùi đồng kính dâng mấy lời cẩn cáo­.­/.
                       
                                                               Ninh Bình, ngày 30 tháng tư năm Nhâm Thìn
                                                                                           Hậu duệ
                                                                                        Bùi Phan Kỳ
                                                                  Giáo sư Thiếu tướng Trưởng BLLHBVN
                                                           
(1)Ngµy H¶o D­ư¬ng: Theo lÞch xuÊt hµnh cña Kh«ng Minh, ®ư­îc nhiÒu nư­íc biÕt ch÷ H¸n tin dïng,
H¶o d­¬ng lµ ngµy xuÊt hµnh thuËn lîi, lµm mäi viÖc như­ ý muèn. (20/5/2012 tức 30/4 Nhâm Thìn)

Thứ Tư, 4 tháng 7, 2012

Những phát hiện khảo cổ học tại xã Đồng Quang

Những phát hiện khảo cổ học tại thôn Quang Tiền, xã Đồng Quang, huyện Gia Lộc, Hải Dương.

Từ các hiện vật thu được trong các hố khai quật và thám sát cho ta nhiều thông tin về dòng họ Bùi nơi đây và khẳng định nơi đây từng là trung tâm sản xuất gốm sứ cổ thời Lê mà chủ nhân đích thực là bà Bùi Thị Hý, người đã để lại lưu bút trên chiếc bình gốm cổ tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngày 14/11/2011, Bảo tàng Hải Dương đã tiến hành cuộc khai quật khảo cổ học tại thôn Quang Tiền, xã Đồng Quang, nơi đã từng phát hiện nhiều di vật có liên quan đến trung tâm sản xuất gốm thời Lê và nhân vật lịch sử - bà Bùi Thị Hý. Kết quả khai quật đã thu được nhiều hiện vật có giá trị khoa học và lịch sử. Tại hố khai quật thứ nhất: được mở tại khu vườn cây, trước cửa nhà ông Bùi Đức Lợi, diện tích khai quật 12 mét vuông. Địa tầng ổn định, tầng đất sinh thổ ở độ sâu 125 cm. Tại đây thu được 86 hiện vật các loại. Đặc biệt, tại hố khai quật đã phát hiện được hai viên gạch có khắc hình người và ghi nhiều chữ Hán.

Viên gạch thứ nhất dài 22 cm, rộng 17,2 cm, dày 4, 5 cm trên mặt có vẽ hình tượng là nữ giới cao 19,5 cm, bên cạnh có ba dòng chữ Hán được dịch là: Hình tượng Tổ cô, tên hiệu là vọng nguyệt, nguyên là chủ trên mười trang phường gốm, do đại loạn tượng mất vẽ lại để truyền cho đời sau. Trên viên gạch có đặt một đĩa gốm hoa lam chân cao, có nắp đậy, bên trong có chín đồng tiền kim loại niên hiệu Minh Mệnh thông bảo.
  

Viên gạch thứ hai: hình chữ nhật dài 25,5 cm, rộng 22 cm, dày 4cm. Trên mặt vẽ khắc hình tượng nam ngồi, đầu đội mũ cánh chuồn, hình tượng cao 13 cm, bên cạnh có khắc dòng chữ Hán được dịch là: tượng cổ thủy tổ Bùi Quốc Hưng là Khai quốc công thần thời Lê. Trên viên gạch này cũng có một đĩa gốm hoa lam có nắp đậy bên trong có bảy đồng tiền cổ niên hiệu Minh Mệnh thông bảo.
 viên gạch thứ nhất


viên gạch thứ hai

Hố thám sát thứ hai
Hố khai quật thám sát thứ hai có diện tích 2 mét vuông được mở tại phía sau bể nước, khu vực này trước đây có cây hương thờ cúng ngoài trời của gia đình. Tại hố khai quật đã phát hiện được 27 hiện vật các loại. Đặc biệt có một số hiện vật quý hiếm sau: - 7 đồng tiền cổ thời Lê có niên hiệu: Thiệu Bình thông bảo; Thái Hòa thông bảo; Quang Thuận thông bảo; Hồng Đức thông bảo; Cảnh Thống thông bảo; Cảnh Hưng thông bảo. - Một bia đá xanh cao 49,5 cm, rộng 30 cm, dày 11 cm, trên bia có khắc chữ Hán nói về ông Bùi Đình Nghĩa. - Ba viên gạch có khắc chữ Hán: + Viên thứ nhất dài 32,5 cm, rộng 15 cm, dày 3,5 cm. + Viên thứ hai dài 19 cm, rộng 14 cm, dày 3,5 cm. + Viên thứ ba dài 17 cm, rộng 13 cm, dày 3cm. Nội dung khắc trên các viên gạch cổ chứa nhiều thông tin về dòng họ và thân thế sự nghiệp của các nhân vật lịch sử đương thời. Điều đặc biệt dòng họ Bùi ở đây còn có quan hệ với dòng họ Mạc của Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi ở Lũng Động - Nam Sách và họ Phạm của danh tướng Yết Kiêu người Hạ Bì - Gia Lộc: vợ cụ Bùi Đình Nghĩa là hậu duệ của quan trạng Mạc Đĩnh Chi. Vợ cụ Bùi Đình Khởi là Phạm Thị Quyên, tên hiệu là Như Hậu, nguyên là hậu duệ của thủy tướng quân triều Trần Phạm Hữu Thế (tức danh tướng Yết Kiêu). Từ các hiện vật thu được trong các hố khai quật và thám sát cho ta nhiều thông tin về dòng họ và khẳng định nơi đây từng là trung tâm sản xuất gốm sứ cổ thời Lê mà chủ nhân đích thực là bà Bùi Thị Hý, người đã để lại lưu bút trên chiếc bình gốm cổ tại Thổ Nhĩ Kỳ.