Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Phòng Thông tin - Tư liệu và Website ihp.org.vn

PHÒNG THÔNG TIN - TƯ LIỆU
Nhà giáo Quan lệ Lan
Trưởng phòng Thông tin Tư liệu

1. Thực hiện nhiệm vụ năm 2013:
- Tổ chức, nhân sự: Vì cần nhân sự có nghiệp vụ, hiểu nhiệm vụ của Viện, làm được văn bản điện tử nên tháng 5/2013, phòng mới có biên chế cần thiết 5 người: Trưởng phòng-nhà giáo Quan Lệ Lan, Phó phòng-TS Lâm Hồng Thạch, Thư ký biên tập-Bùi Xuân Vịnh, Biên tập viên-Nguyễn Ngọc Hoài Hàn Quốc Khánh. Còn có 2 cán bộ kiêm nhiệm làm phóng viên: Nguyễn Tuấn Phan và Bùi Gia Long.
- Xây dựng quy chế và làm theo quy chế: Đã thảo văn bản “Quy chế Biên tập và xuất bản Bản tin và Website Viện” (tập thể phòng thảo luận thống nhất) để trình Ban Giám đốc Viện phê duyệt.
Đã xây dựng mẫu và nội dung các chuyên mục của Bản tin Viện để ra BẢN TIN những số đầu tiên
Thảo luận tập thể xây dựng mẫu giao diện nâng cấp đối với trang web Trung tâm chuyển sang. Trên cơ sở này đặt hàng viện CDIT thiết kế giao diện mới của Web, Viện và đã đưa vào sử dụng từ giữa tháng 10/2013.   
Phòng đã đề nghị, Viện trưởng đã ký Quyết định thành lập Ban biên tập Bản tin Viện do PGS TS Nguyễn Thị Ngọc Quyên-Trưởng banBan Quản trị Trang báo điện tử Viện do PGS TS Bùi Tiến Quý-Trưởng ban. Trưởng phòng Quan Lệ Lan-Phó ban thường trực Bản tinPhó ban Quản trị báo điện tử. Các cán bộ còn lại làm biên tập viên, ủy viên các ban trên.

- Kết quả thực hiện nhiệm vụ: Đã xuất bản BẢN TIN hàng quý (số 1, 2) của Viện, nội dung phản ánh nhiều mặt, đúng hướng, có chất lượng, in 7 – 800 bản/số, được bạn đọc đón nhận và hoan nghênh. Hiện đang biên tập BẢN TIN số 3, quý 4/2013. Website Viện mới khai thác vào quý 4/2013, đã đăng tải hầu hết bài trong 2 Bản tin, theo sát phản ảnh, đưa tin được kịp thời các hoạt động lớn của Viện và một số đơn vị trực thuộc. 
Hiện phòng đang tự trang trải về BẢN TIN, dùng máy riêng, chưa được hỗ trợ kinh phí hay thiết bị.     
Ngoài ra, Trưởng phòng còn tham gia nhiều việc khác của Viện, một số đề tài khoa học cấp Viện, các thành viên khác tham gia hoạt động với các đơn vị khác trong Viện.
Do biên chế ít, có người còn đương nhiệm, phòng đã đề nghị, Viện trưởng đã ký Quyết định 109 QĐ/VNC&WD ngày 09/12/2013 bổ nhiệm ông Bùi Xuân Vịnh làm Phó Trưởng phòng Thông tin – Tư liệu của Viện; phòng cũng đã bổ sung thêm Biên tập viên Nguyễn Kim Bảng thuộc biên chế phòng.
Đề nghi: Đề nghị Viện có biện pháp yêu cầu bắt buộc các đơn vị có bài viết về hoạt động đơn vị để đăng tải trang web và Bản tin Viện hàng quý, đồng thời có trách nhiệm quảng bá cho Viện trong việc phát hành các ấn phẩm và Bản tin hàng quý
Đề nghị các đơn vị khi có hoạt động lớn, thông báo cho phòng TT-TL cử người đi viết tin, bài.
2. Tự đề xuất một số việc năm 2014:
- Xin giấy phép cho BẢN TIN Viện và Trang tin điện tử của Viện.
- Nâng cấp từng bước BẢN TIN về nội dung và hình thức. Nguyên tắc: giảm lượng trang, tăng lượng tin, tăng chuyên mục, tăng hấp dẫn cả nội dung, hình thức, đặc biệt-ảnh, trình bày…
- Trang tin điện tử tăng cập nhật tin của Viện, có ảnh chất lượng kèm theo, kéo tư liệu trên mạng về.
- Theo dõi và cung cấp tin tức liên quan đến hoạt động của Viện.
- Đề xuất việc xây dựng Thư viện và thu thập, lưu trữ tư liệu của Viện.   
   

  GIAO DIỆN MỚI VÀ NHU CẦU THÔNG TIN TRÊN WEBSITE VIỆN
Bùi Xuân Vịnh, Phó phòng TT-TL
Trang báo điện tử Viện, phòng Thông tin - Tư liệu đã thảo luận kỹ, có GS Phan Anh giúp đỡ, để thống nhất tiêu chí đặt Viện CDIT thiết kế giao diện mới. Từ cuối tháng 10/2013 giao diện mới đã được đưa vào hoạt động.
Giao diện mới website www.ihp.org.vn có 8 trang nội dung (menu ngang đầu trên trang chủ) là: TRANG CHỦ, GIỚI THIỆU, HOẠT ĐỘNG, SẢN PHẨM, ĐÓ ĐÂY, TƯ VẤN, DƯ LUẬN, THƯ GIÃN.
TRANG CHỦ cho phép truy cập trực tiếp 4 trang: HOẠT ĐỘNG, ĐÓ ĐÂY, TƯ VẤN và SẢN PHẨM là hoạt động, kết quả hoạt động chủ yếu các lĩnh vực hiện có (và sẽ có) của Viện.
GIỚI THIỆU có menu 4 mục: “Giới thiệu chung” (Viện), “các đơn vị quản lý”, “các đơn vị chuyên môn”,các câu lạc bộ”, có menu thứ cấp 22 mục là tên của 22 đơn vị trong Viện.
HOẠT ĐỘNG có menu 11 mục: “Hoạt động của Viện”, “Hội nghị, hội thảo”, “Các đơn vị quản lý”, “Trắc nghiệm”, “Chữa bệnh không dùng thuốc”, “Đào tạo, bồi dưỡng”, “Khả năng đặc biệt-tìm mộ”, “Dịch vụ khoa học&công nghệ”, “Nghiên cứu, trao đổi, trải nghiệm”, “Hoạt động câu lạc bộ”, “Các đơn vị chuyên môn”. Trang HOẠT ĐỘNG thông tin về hoạt động Viện cả bề rộng, bề sâu nhiều lĩnh vực lớn nhỏ ở moi đơn vị của Viện và bất cứ khoảng thời gian nào.
SẢN PHẨM có menu 3 mục: “ấn phẩm”, “thiết bị” và “các sản phẩm liên quan khác”, đủ để giới thiệu, quảng cáo, làm dịch vụ khoa học công nghệ phục vụ cộng đồng. Phòng đang nghiên cứu bổ sung mục “Giới thiệu sách”.
ĐÓ ĐÂY, menu 2 mục: “trong nước”, “nước ngoài” giới thiệu chuyện lạ, khả năng đặc biệt.
TƯ VẤN, menu 6 mục: “hỏi đáp”, “chữa bệnh”, “phong thủy, xây dựng”, “thờ cúng gia tiên”, “bất an gia đạo”, “tìm mộ, tìm người mất tích” đủ cho các đơn vị chuyên môn phát huy khả năng làm tư vấn.     
DƯ LUẬN, mục trực tiếp, THƯ GIÃN, 2 mục: văn nghệ, thư giãn đủ đưa thông tin vui, bổ ích.
Tuy chưa đủ tầm trang web hiện đại nhưng ihp.org.vn rộng mở hơn trước (dù chưa hoàn toàn thỏa mãn), hiện đủ trang cần, các mục, tiểu mục phù hợp đưa thông tin, tư liệu đã, đang, sẽ có (tương lai gần) về nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người. Hiện trang Website còn đang nghèo thông tin, tư liệu.
Để IHP.ORG.VN sống động, hấp dẫn, Ban quản trị trang tin điện tử Viện sẵn sàng đón nhận tin, bài (không hạn chế), ảnh, clip (dưới 15 phút) từ trong và ngoài Viện đáp ứng tiêu chí, chức năng của Viện và luật pháp thông tin truyền thông Nhà nước hiện hành.
Xin gửi đến:       quyhvhc@yahoo.com,
(Xin lưu ý: ảnh minh họa trong bài viết cần gửi file ảnh riêng – file picture)            

Hoạt đông các Đơn vị chuyên môn của Viện NC&ƯD TNCN

Các bài đã đăng trong Bản tin 03 viện NC&ƯD TNCN

TRUNG TÂM DƯỠNG SINH
TS, BS Trần Thống Nhất
Giám đốc Trung tâm

Trung tâm Dưỡng sinh được thành lập vào 27-3-2013 với ba mục tiêu chính:
1. Nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp dưỡng sinh của Người Việt.
2. Nghiên cứu và ứng dụng phương pháp chữa bệnh dân gian không dùng thuốc của Việt Nam.
3. Nghiên cứu và ứng dụng phương pháp chữa bệnh dân gian dùng thuốc của Việt Nam.
Với sự quyết tâm và nỗ lực cao độ cộng với sự giúp đỡ hết lòng của lãnh đạo và các cán bộ trong Viện, Trung tâm đã hình thành được ban lãnh đạo bao gồm: Tiến sĩ, bác sĩ Trần Thống Nhất, Giám đốc, các phó giám đốc: Kĩ Sư Nguyễn Tuấn Phan và Ông Trần Văn Mai (ông Trần Văn Mai là người phụ trách toàn bộ hệ thống Dưỡng sinh Trường sinh học có chi nhánh ở nhiều địa phương)
Trung tâm đã có ba câu lạc bộ trực thuộc: Câu lạc bộ Dưỡng sinh Trường sinh học Cẩm Khê, Phú Thọ; Câu Lạc Bộ Dưỡng sinh Trường sinh học Bình Phước; Câu lạc bộ Dưỡng sinh Trường sinh học Thanh Xuân, Hà Nội.
Câu Lạc bộ Dưỡng sinh Trường sinh học Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ có cơ sở từ 2008, năm 2013  trở thành thành viên của Trung tâm Dưỡng sinh. Đến nay Câu lạc bộ này đã tổ chức được 44 lớp và trên 3000 học viên dự lớp. Từ khi gia nhập Trung tâm, Câu lạc bộ phát triển rất nhanh, nay đã có 9 chi nhánh ở khắp các nơi để bà con luyện tập. Câu lạc bộ đã được tài trợ xây dựng Trụ sở riêng để mở lớp học và tập luyện.
Câu Lạc Bộ Trường Sinh học Bình Phước (đã có cơ sở từ 2001) với bề dày kinh nghiệm trong việc mở lớp học và tập luyện, trợ khí giúp cho người bệnh (đã mở được trên 100 lớp với hàng nghìn người tham gia lớp học dưỡng sinh) khi gia nhập Trung Tâm đã phát triển thuận lợi hơn rất nhiều trong hoạt động. Từ lúc đó đã mở được thêm 2 lớp khoảng 80 học viên tham dự với kết quả sức khỏe tốt lên.
Câu lạc bộ Trường sinh học Thanh Xuân đã có 6 khóa huấn luyện học viên được hơn 1000 người. Khóa gần nhất ngày 24-10-2013 có 347 học viên cấp 1, 2 và 109 học viên cấp 3. Câu lạc bộ dã thu thập được gần 400 bản tự đánh giá kết quả về luyện tập nâng cao sức khỏe cuối khóa cấp 1, 2 và hơn 100 bài viết chia sẻ về quá trình học tập và thu được các kết quả rất khả quan trong vấn đề nâng cao sức khỏe của học viên cấp 3, 4.
Tất cả các câu lạc bộ đều hoạt động rất hiệu quả trong việc nâng cao sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật và được sự tín nhiệm của nhiều người dân. Giám đốc Trung tâm đã trực tiếp đi khảo sát các hoạt động của các Trung tâm, Câu lạc bộ Trường Sinh học ở: thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước, Phú Thọ, Hà Nội…
Các công tác khác:
- Trung Tâm đã phối hợp với Câu lạc bộ Ứng dụng khả năng đặc biệt con người tổ chức được 2 buổi nói chuyện lớn về các đề tài Tìm mộ và Nâng cao sức khỏe bằng âm nhạc được.
- Đã xây dựng dự án “Phòng Đo đạc sức khỏe đa chiều, đa chức năng”.


TRUNG TÂM KHOA HỌC PHÂN TÍCH VÂN TAY
Thạc sĩ Bùi Nguyệt Anh
Giám đốc Trung tâm

Trong năm 2013, Trung tâm khoa học phân tích vân tay đã thực hiện các hoạt động:
- Tổ chức báo cáo chuyên đề tại Trung tâm Trắc nghiệm - Tư vấn - Bồi dưỡng: Khoa học vân tay và khám phá năng lực bẩm sinh
- Đã đo vân tay và phân tích khả năng của một số cán bộ của Viện
- Thực hiện các chương trình:
+ Ứng dụng khoa học phân tích vân tay phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu toán học bẩm sinh (phối hợp với Hội Toán học Hà Nội và Trung tâm Toán Tư duy POMANT của Đại học Sư phạm Hà Nội).
+ Ứng dụng khoa học phân tích vân tay lập hồ sơ học tập theo định hướng cá nhân phát triển năng khiếu, khắc phục yếu điểm (phối hợp với hai trường)
+ Ứng dụng khoa học phân tích vân tay trong tuyển dụng và quản trị nguồn nhân lực tại Trường Olympia
+ Triển khai hoạt động tư vấn cho học sinh THPT với chủ đề: Đồng hành cùng con hướng nghiệp”
+ Tham gia hoạt động của Hội Nhân sự Việt Nam, phổ biến ứng dụng vân tay trong bài toán tuyển dụng và quản lý nguồn nhân lực doanh nghiệp
+ Triển khai tư vấn nhân sự cho một số doanh nghiệp dựa trên ứng dụng khoa học vân  tay
Mục tiêu hoạt động năm 2014:
• Triển khai ứng dụng khoa học phân tích vân tay trong lĩnh vực giáo dục: phát hiện sớm năng khiếu trẻ em (chương trình phối hợp với Hội đồng Trẻ em Năng khiếu Thế giới), tư vấn phương pháp giáo dục và phát triển năng lực học tập của trẻ.
• Triển khai ứng dụng khoa học phân tích vân tay trong hoạt động hướng nghiệp và dạy nghề: căn cứ trên năng lực bẩm sinh của mỗi cá nhân, kiến nghị lộ trình định hướng nghề nghiệp và tổ chức hoạt động đào tạo nghề phù hợp.  Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là 2 địa bàn chính được lựa chọn triển khai trong năm 2014.
• Triển khai ứng dụng khoa học phân tích vân tay trong lĩnh vực y học: phát hiện sớm nguy cơ bệnh tự kỷ, tăng động giảm chú y ở trẻ em.
Đăng ký hai đề tài khoa học:
Đề tài 1: Ứng dụng Khoa học phân tích vân tay phát hiện sớm nguy cơ tự kỷ và tăng động ở trẻ em lứa tuổi mầm non 
Đề tài 2: Tố chất bẩm sinh gắn với nghề nghiệp: ứng dụng khoa học phân tích   vân tay xác định tố chất bẩm sinh cho từng loại nghề điển hình của nền kinh tế.

BỘ MÔN CÂN TÂM LÝ
TS. Thiếu tướng Nguyễn Chu Phác
Chủ nhiệm Bộ môn
I. Nghiên cứu lý thuyết
1. Nghiên cứu khái niệm – người có khả năng đặc biệt, Khái niệm thần lực. PK (Psychokinesis)
2. Nghiên cứu về tiêu chí tìm mộ (hài cốt)
3. Nghiên cứu tiêu chí về văn hóa Phương Đông.
4. Nghiên cứu tiêu chí về chữa bệnh âm. (Chữa bệnh không dùng thuốc)
- Phải rõ về phương pháp, không phản khoa học gây chết người.
- Đối với người bệnh cần có giấy xác nhận của cơ sở y tế “đầu vào, đầu ra”, và xác nhận của người bệnh về tình trạng bệnh và kết quả.
- Phải có tâm linh độ trì.
- Tâm phải sáng, không dọa dân moi tiền.
II. Hoạt động ứng dụng
Sau trắc nghiệm, cộng tác viên của Bộ môn còn dưới 30 người trong đó có 19 người tìm mộ. Sau đây là một số kết quả ứng dụng của cán bộ bộ môn và cộng tác viên:
1) Tìm mộ liệt sỹ và nhân dân. Một số anh chị em bị vài tờ báo bôi bác, xuyên tạc, chủ nhiệm đã có thư hoặc điện thoại tới tổng biên tập, thư ký tòa soạn phản đối. Tuy bị báo chí xuyên tạc thì dân vẫn đến đông hơn hoặc như cũ. Các anh chị tìm mộ liệt sĩ vẫn tiếp tục công việc và tìm được nhiều mộ trong năm qua. Có 25 giấy xét nghiệm ADN được gửi về bộ môn.
2) Tìm người mất tích: Nguyễn Hữu Mẫn tìm 5 trường hợp và Nguyễn Khắc Bẩy tìm hai trường hợp.
3) Giúp phá án: Anh Nguyễn Hữu Mẫn giúp cơ quan An ninh tìm 7 vụ giết người cướp của[1].
4) Dự báo, tư vấn bằng tử vi, quẻ dịch, độn giáp, trực giác và tâm linh
Các anh Khương Văn Thìn, Đặng Vũ Hanh, Nguyễn Cung Hà, Vũ Việt Tước, Trần Thịnh, Vũ Thanh Bình và Đỗ Thanh Hòe đã có nhiều kết quả trong dự báo và tư vấn
Chị Nguyễn Thị Sinh và Vũ Thị Bằng bị báo chí xuyên tạc nhưng bà con đến nhờ giúp vẫn rất đông, đã có những kết quả chính xác được nhiều gia đình cám ơn. Chủ nhiệm đã ký vào đơn kiện của Vũ Thị Bằng, được văn phòng luật sư số 5 Hà Nội giúp đỡ. Luật sư trưởng Nguyễn Bích Lan trước đây đã giúp Hoàng Thị Thiêm, nay tiếp tục giúp người chân chính.
Còn nhiều dự báo, tư vấn khác về phong thủy mồ mả v.v… có giá trị.
5. Bệnh âm và chữa trị (không dùng thuốc)
Một số người có khả năng đặc biệt của Bộ môn tìm mộ, nhập vong, phong thủy bước đầu chữa bệnh âm ([2]).
* Phạm Thị Phú – Kỷ niệm 10 năm giúp dân, được chính quyền đến dự phát biểu ủng hộ. Viện và bộ môn đã đến dự và trao bằng khen, huy hiệu Hồ Chí Minh. Có gần một ngàn người đế dự trong đó có nhiều người đến để tri ân chị Phú.
Nhiều ca bệnh khỏi và đỡ: ung thư, câm điếc, hiếm muộn, tâm thần, bệnh âm ám
* Nguyễn Cung Hà cũng giúp trên 20 trường hợp hiếm muộn, chữa trị bệnh âm
* Vũ Thị Bằng (Hải Dương) giúp 3 trường hợp câm nói được và 7 trường hợp tai biến bị liệt nay đi lại được.
* Hồ Luyến, và cả nhóm ở TP Hồ Chí Minh chữa nhiều trường hợp bệnh âm khỏi được UNESCO Việt Nam và một số bộ, ngành xem xét thực tế đã tặng huy chương vàng về chữa bệnh không dùng thuốc và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

6) Giúp tổ chức lễ cầu siêu, lễ động thổ, lễ giải hạn…
Lễ cầu siêu do các ông Đỗ Thanh Hòe, Vũ Thanh Bình, bà Đỗ Thị Nhụy giúp nhiều nơi.
Lễ động thổ, nhập trạch do Đỗ Thanh Hòe, Vũ Thanh Bình và Bùi Văn Bình (học trò của ông Cung Hà). Lễ giải hạn do Vũ Thanh Bình, Đỗ Thanh Hòe làm nhiều. Nhưng việc theo dõi kết quả của Bộ môn chưa thực hiện được nên không có thống kê.
7) Tư vấn phong thủy xây dựng chùa và trụ sở cơ quan.
Anh Dương Mạnh Hùng, Khương Văn Thìn và Nguyễn Cung Hà đều giúp phong thủy cho nhiều doanh nghiệp, cơ quan và tư nhân và xây dựng chùa.
8) Mở lớp bồi dưỡng và kèm cặp truyền nghề
* Khương Văn Thìn mở 4 lớp kinh dịch, phong thủy mỗi lớp 6 tháng, gần 100 học viên.
* Đặng Vũ Hanh, truyền nghề cho 3 người, 7 năm hai người đã làm việc độc lập về tử vi.
* Nguyễn Cung Hà truyền nghề, kèm cặp cho cháu Vũ Văn Bình 7 năm, nay đã làm tốt một số việc về phong thủy, cúng lễ.
Hồ Luyến mở lớp phong thủy và chữa bệnh âm có 100 học viên.
Bộ môn báo cáo dựa trên các báo cáo cá nhân, nhiều hoạt động của cá nhân cộng tác viên chưa có sự theo dõi đánh giá của cán bộ bộ môn.


BỘ MÔN PHONG THỦY
Nhà nghiên cứu Doãn Phú
Chủ nhiệm bộ môn Phong thủy

I. Hoạt động của bộ môn năm 2013
1. Tổ chức sinh hoạt thường xuyên và tham gia các hoạt động của Viện
- Sinh hoạt Bộ môn 4 lần thảo luận công việc và nghe các thành viên báo cáo.
- Tham dự đủ các buổi giao lưu của Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người tổ chức (4 lần).
- Tham gia lễ kỷ niệm 15 năm tìm thấy hài cốt liệt sĩ nhà văn Nam Cao do CLB UNESCO văn hóa tổ chức.
2. Khảo sát thực tế
- Khảo sát khu tưởng niệm Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tại Hải Phòng và Đền thờ Tả Ao ở Hưng Yên.
- Thăm và khảo sát Đền Mẫu, Đền Chuông và Đền Trần Hưng Đạo tại Hưng Yên.
- Quan sát phong thủy địa hình âm trạch tỉnh Lạng Sơn.
- Giới thiệu một vài địa điểm phong thủy ở Lạng Sơn (Ông Trịnh Tấn Cường).
3. Giao lưu về chuyên môn với các đơn vị
- Giao lưu Phong thủy với câu lạc bộ CEO&CIO ở Khách sạn Melia vào 18/07/2013 vơi hơn 70 người tham dự, có sự tham dự của Phó Viện trưởng, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Quyên.
- Giao lưu Phong thủy với Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Vĩnh Phúc vào 19/10/2013 với hơn 100 người tham dự nhân dịp kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam và ngày Phụ nữ Việt Nam.
 - Giao lưu với một số Doanh nghiệp trẻ Hải Phòng do Hội Doanh nghiệp trẻ Hải Phòng mời.
 - Nói chuyện ở CLB của Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người (Ông Bá Minh giới thiệu về Kinh Dịch và ứng dụng cuộc sống, ông Huy Quang giới thiệu về cơ sở phong thủy và ứng dụng phong thủy trong kinh doanh và công việc).
4. Tư vấn phong thủy-kinh dịch:
- Tham vấn qui hoạch công viên phần mềm với diện tích khoảng 40ha của Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Đà Nẵng.
- Định hướng cổng, xây mới chùa Thanh Láng và chọn đất qui hoạch nghĩa trang diện tích khoảng 4ha tại xã Minh Hòa, huyện Hưng Hà, Thái Bình, vào ngày 06/11/2013.
- Tham gia quy hoạch sân Hốc-kây ở Long An diện tích khoảng 1,5ha cho 1 công ty, trong đó đã phát hiện được 2 vị trí có hài cốt, sau đó được khai quật và di dời đi nơi khác.
- Tư vấn Phong thủy cho trường Giáo dục lao động Gia Minh, Thủy Nguyên, Hải Phòng (với 1200 học viên cai nghiện heroin và 500 cán bộ quản lý của trường).
-  Ông Bá Minh tư vấn Kinh Dịch cho số lượng gần 1000 người tại nhà và giới thiệu về Kinh Dịch ở Ngân hàng tỉnh Hòa Bình và Trường ĐHKHXH Hà Nội
- Nói chuyện phong thủy trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Kênh JoyFM, tần số 98,9Mhz (Ông Mạnh Linh, Ông Huy Quang). Nội dung liên quan bao gồm 2 chuyên mục là Về nơi ta ở và Chào buổi sáng, các chuyên mục đều được phát hành đều đặn hàng ngày, thời lượng là 5 phút và thường xuyên được phát lại nhiều lần. Chương trình đã được sự ủng hộ và yêu thích của đông đảo thính giả trong thời gian phát sóng hơn 1 năm vừa qua. Thời gian gần đây chương trình Về nơi ta ở tư vấn chuyên biệt về phong thủy, giải đáp các thắc mắc của thính giả gửi thư đến Đài PTTHHN, và thời lượng cho mỗi buổi phát sóng đã được nâng lên 15 phút.
- Thường xuyên phối hợp trong các dịp tư vấn phong thủy cho các doanh nghiệp và lớp Phong thủy của Trường ĐHXD Hà Nội (Ông Doãn Phú, Ông Nghiêm Thanh, Ông Việt Anh, Ông Bá Minh, Ông Mạnh Linh, Ông Trịnh Tấn Cường, Ông Huy Quang).
5. Bồi dưỡng - đào tạo.
- Mở lớp Phong thủy hình thế thuộc Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người vào tháng 4/2013 do Ông Doãn Phú phụ trách.
- Tham gia dạy lớp Phong thủy của Viện Quy hoạch và Kiến trúc, Trường ĐHXDHN (dạy 3 lớp do Viện QH&KT tổ chức).
- Dạy Kinh Dịch cho lớp Đào tạo tiến sĩ ở Viện QH&KT, Trường ĐHXDHN (Ông Phạm Việt Anh).
6. Viết 6 bài tin đăng Bản tin của Viện NC&ƯDTNCN.
II. Phương hướng công tác 2014
1. Công tác nghiên cứu và ứng dụng:
- Tiếp tục soạn thảo chương trình giảng dạy phong thủy cơ bản (Ông Huy Quang chủ trì và Ông Mạnh Linh).
- Tổ chức sinh hoạt bộ môn trao đổi chuyên môn phong thủy và những kinh nghiệm khi tư vấn (mỗi quí một lần).
- Nghiên cứu phong thủy Âm trạch Lạng Sơn.
- Nhận xét phong thủy Dương trạch tỉnh Hưng Yên.
2. Công tác đào tạo:
- Tiếp tục mở lớp Phong thủy hình thế Âm trạch nâng cao (Ông Doãn Phú phụ trách).
- Mở lớp dạy Phong thủy ở Viện QH&KT (thuộc Trường ĐHXD Hà Nội) và đi thực tế hỗ trợ cho bài giảng phong thủy của lớp.
- Tổng kết lớp phong thủy Hình thế.
3. Công tác tổ chức:
- Củng cố tổ chức bộ môn Phong thủy (8 thành viên cũ), kết nạp khoảng 3-5 thành viên trong số 25 người có nhu cầu tự nguyên đăng ký tham gia bộ môn (đảm bảo tư cách đạo đức và chuyên môn phong thủy).
4. Xây dựng Viện:
- Gửi bài đăng tin trong bản tin của Viện.
- Tham gia tích cự các hoạt động của Viện và phối hợp cùng các đơn vị nghiên cứu và ứng dụng.

                                                                                     
BỘ MÔN NĂNG LƯỢNG SINH HỌC
Nhà nghiên cứu Đoàn Thanh Hương
Chủ nhiệm Bộ môn Năng lượng sinh học

Dưới sự lãnh đạo của Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người, bộ môn Năng lượng sinh học (NLSH) tiếp tục phát huy thành quả nghiên cứu gần 20 năm về NLSH. Năm 2013 đánh dấu thời kỳ phát triển mới của Bộ môn NLSH, phát triển về Chất lượng và Số lượng. Bộ môn gồm 3 tổ nghiên cứu: Khí Công Y Đạo, Khai mở sức mạnh Vô thức, Ứng dụng Mật tông.
Những phương pháp để tiếp cận NLSH đa dạng hơn trước, dựa trên nền tảng kiến thức nhân loại đã có nhiều ngàn năm (như minh triết Phương Đông, minh triết Đạo Phật, …), kết hợp tinh hoa Đông y, Tây Y, Tâm linh, và luôn căn cứ vào kết quả thực nghiệm là chính, đã ghi nhận thực tiễn vô cùng phong phú về con người, phát hiện những điều vi tế của con người ngoài giới hạn kiến thức Đông Tây Y, như việc điều chỉnh một số bệnh phải quan tâm xử lý vấn đề Vong, tà khí, nghiệp lực... Đây là nút mắc nhận thức khó tháo gỡ nhất, ít người hiểu rõ, hậu quả là bệnh nan y ngày một tăng. Mục đích nghiên cứu NLSH là nâng cao sức khỏe, trước hết phải nâng cao nhận thức. Các kết quả được kiểm chứng tại các Câu lạc bộ, có giá trị thực tiễn khách quan là nhân tố quan trọng củng cố nhận thức về con người, và loại trừ các nhân tố mê tín dị đoan. Người bệnh cần có kiến thức đầy đủ về con người Thể chất và Tâm linh, để biết tự lực nâng cao giá trị Đạo đức, tinh thần, công phu luyện tập, mới hy vọng giải phóng nghiệp lực, làm chủ sức khỏe. 
Việc nghiên cứu đời sống Năng lượng, có ý nghĩa quan trọng với sức khỏe, tinh thần, khả năng duy trì nòi giống tốt, và đề cập vấn đề quan trọng là Năng lượng sạch. Hiện nay khái niệm Năng lượng sạch rất mơ hồ, lẫn lộn, tạo nên hậu quả suy thoái sức khỏe, nòi giống. Phần lớn 80% người cuối đời chết vì bệnh, vì nguyên nhân không biết sử dụng năng lượng sạch. Cần có ý thức rõ ràng về Năng lượng sạch, và Môi trường sạch mới đảm bảo Tương lai nhân loại.
1. Tổ nghiên cứu Sức mạnh Vô thức: Tiếp tục nghiên cứu hoạt động Vô thức, thông qua phương pháp “Khai mở sức mạnh Vô thức giải trừ ô nhiễm độc tố”. Các đề tài nghiên cứu con người, cần được thực nghiệm tại các Câu lạc bộ. Nhưng từ năm 2008, do tình trạng người chủ trì còn yếu sức khỏe nên không tổ chức được hoạt động câu lạc bộ.
Tháng 3/2013 Viện trưởng Phạm Minh Hạc ký quyết định thành lập Câu lạc bộ          Vô thức Hà Nội. Câu lạc bộ được sự tham gia nhiệt tình của các thành viên luyện tập Khai mở sức mạnhVô thức, đại đa số là các bệnh nhân yếu sức khỏe, có bệnh nan y, hoặc bệnh lâu năm. Câu lạc bộ đã sinh hoạt định kỳ 2 tháng một lần, và có 1 buổi đi tham quan dã ngoại khu vực địa linh Đền Và, khu Đá Chông. Tuy chưa tròn một năm, đã có nhiều kết quả đáng ngạc nhiên về Sức mạnhVô thức. Ngoài hoạt động CLB, phương pháp còn được phổ biến trên website sucmanhvothuc.com, Một số vấn đề rất khó khăn về sức khỏe, đã được tháo gỡ một cách đơn giản nhờ tác động vào bộ máy vô thức, như:
- Khắc phục bệnh nghề nghiệp, Bệnh nghề nghiệp liên quan tâm linh, bệnh nan y, bệnh lâu năm, bệnh âm, bệnh suy tuyến Yên...
Nhiều học viên đã phản ảnh qua hoạt động vô thức, chức năng đào thải ô trược, hiệu quả giải trừ các độc tố được nâng cao. Bộ máy vô thức trong con ngườicó khả năng phát hiện bệnh vàđiều chỉnh kịp thời những ách tắc kinh mạch.
2. Tổ nghiên cứu Khí công Y Đạo: Những công việc đã làm trong năm qua của tổ KCYĐ:
1. Duy trì đều đặn hoạt động của CLB KCYĐ mỗi tháng 1 lần. 
2. Ra Tờ tin nội bộ hàng tháng.
3. Đã phổ biến KCYĐ đến được nhiều người. Dạy động công và tĩnh công thiền để nâng cao sức khỏe cho khoảng 200 người.
4. Đã có 10  buổi nói chuyện về KCYĐ cho nhóm Mật tông; tổ KCYD phường Phương Liệt, quận Đống Đa; CLB Ứng dụng và phát triển tiềm năng con người; Trung Tâm UNESCO hỗ trợ sức khỏe cộng đồng.
5. Dạy miễn phí các bài thể dục Khí công cho Phật tử tại chùa Đình Quán, Từ Liêm, Hà Nội vào chiều chủ nhật hàng tuần.
Nhiều người mắc các bệnh khó chữa như trào ngược dạ dày thực quản, lệch cột sống, di chứng sau tai biến mạch máu não, thoái hóa đốt sống cổ, lưng, đau thần kinh tọa, lệch đĩa đệm cột sống, bệnh cao huyết áp, đường máu cao , bệnh trầm cảm ... nhờ tập luyện Khí Công và được hướng dẫn điều chỉnh cơ thể theo Tinh- Khí- Thần, bệnh đã thuyên giảm hoặc khỏi.
Phương hướng năm 2014:
- Tiếp tục các hoạt động nghiên cứu NLSH. Đăng ký đề tài “ Nghiên cứu ứng dụng sức mạnh đề kháng để nâng cao sức khỏe”. Ngoài vấn đề dùng thuốc điều trị bệnh bảo vệ sức khỏe, còn có một nhân tố rất quan trọng liên quan đến tình trạng sức khỏe. Đó là Khả năng đề kháng chống lại bệnh tật, xuất phát từ bản năng sinh tồn của muôn loài. Người có khả năng đề kháng cao thì  rất ít hoặc không dùng thuốc. Sức mạnh đề kháng  là vấn đề lâu nay bị bỏ quên.
- Củng cố hoạt  động Bộ môn, nâng cao chiều sâu chất lượng CLB, giúp đỡ các thành viên CLB cải thiện sức khỏe, đẩy lùi bệnh nan y.
                                 
                              
BỘ MÔN KHOA HỌC DỰ BÁO

Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải
Chủ nhiệm Bộ môn

Năm 2013 Bộ môn Khoa học dự báo đã hoàn thành các công tác:
a) Về tổ chức: Hình thành nhóm chụp ảnh người âm, Trung tâm Vidio tiềm năng
b) Các hoạt động:
- Tham gia viết bản tin và kỷ yếu Lễ ra mắt, Buổi gặp gỡ giao lưu, Hội thảo về ngôi mộ cổ ở Quảng Bình
- Đóng góp vào việc tìm thi thể nạn nhân thẩm mỹ viện
- Đóng góp quan trọng vào việc tổ chức cuộc gặp gỡ giao lưu, vận động cán bộ của bộ môn đóng góp tiền tổ chức, xin được viện trợ của Đại học Thủy lợi cho mượn Hội trường
- Tổ chức sinh hoạt chuyên đề: “Từ sấm Trạng Trình đến tên nước Việt Nam”, có trên 300 người tham dự
c) Tiểu ban Tử vi:
-  Làm diễn giảng ở IDT về quản trị nguồn nhân lực bằng phương pháp phương Đông học
- Lên đề án diễn giảng tại Cty Bảo tín Minh Châu với chủ đề Anh & Tôi đều có cơ hội thành công
- Tiếp tục hoàn thiện đề án hợp tác với Trung tâm dự báo kinh tế xã hội quốc gia để Viện có thể trở thành một trong những đầu mối về thông tin Dự báo tổng hợp.
-  Hoàn tất nội dung diễn giảng tại Viện Khoa học lãnh đạo & quản lý nhằm hợp tác triển khai mảng đào tạo về đánh giá nguồn nhân lực.
- Tham gia Giảng dạy tại Trung tâm dịch học Á Đông về Phương thuật Tử vi.



BỘ MÔN VĂN HÓA ĐÔNG PHƯƠNG

Nhà nghiên cứu Đỗ Trọng Khuê
Chủ nhiệm Bộ môn

a) Về cơ cấu tổ chức:
Bộ môn Văn hóa Đông phương gồm có: 15 người (trong đó có 3 người ở phía Nam) và 5 người kiêm nhiệm. Bộ môn có Câu lạc bộ trực thuộc (phía Bắc), sinh hoạt mỗi tháng 1 kỳ có chuyên đề thực tiễn thu hút được hội viên tham gia sinh hoạt đều đặn. Số hội viên sinh hoạt thường xuyên 52 người. Phía Nam có một CLB sinh hoạt đều đặn với nội dung như CLB phía Bắc, số hội viên gần 130 người. Mỗi tháng sinh hoạt một kỳ.  
b) Về hoạt động nghiên cứu lý luận:
+ Về Dịch học: Tiếp tục hoàn thiện phần cơ sở lý thuyết “Mã hóa quẻ dịch trên cơ sở hệ nhị phân và ứng dụng trong phong thủy, chẩn đoán bệnh học”. Các quẻ dịch được mã hóa theo 4 chiều không gian và thời gian: Kim - Thủy, Mộc - Hỏa. Trên cơ sở số hóa tìm được các giải pháp tối ưu để tạo lập quẻ dịch và chế hóa để hóa giải những trường khí xấu tác động đến con người. Phần lý thuyết từ một vài năm trước, đến nay cơ bản đã hoàn thành và đang được nghiên cứu mở rộng và ứng dụng thực hành, có kết quả khảo nghiệm tốt.
+ Đã hoàn thành chuyên đề nghiên cứu: “Tổng hợp và đánh giá vấn đề nghiên cứu tâm linh và khả năng đặc biệt của con người tại Việt Nam” trong đề tài nghiên cứu của Viện.
+ Về ứng dụng tứ trụ trong dự đoán hôn nhân, sinh con hợp lý để tránh những rủi ro. Đã tập hợp được thành tài liệu có thể phổ biến rộng.
+ Bước đầu nghiên cứu ứng dụng “Phương pháp lập quẻ bằng con số” của Thiệu Vĩ Hoa. Đây là một phương pháp lập quẻ đơn giản, dễ sử dụng, thông tin nhanh, đã phổ biến trong hội viên CLB.
+ Về phong thủy âm trạch: nghiên cứu các giải pháp mai táng hợp lý trong các khu nghĩa trang ở thành thị và nông thôn theo phương pháp đơn giản, dễ thực hiện nhưng có hiệu quả tốt.
+ Về tâm linh: Nghiên cứu ứng dụng một số linh phù, bùa chú trong đạo Phật, ứng dụng để hóa giải trùng tang, bệnh tật, tà khí, an toàn giao thông.
+ Vấn đề đốt vàng mã nhiều, và hỏa táng cũng đã được các thành viên trong Bộ môn nghiên cứu và tập hợp nhiều tài liệu phong phú.
c) Tổ chức hội thảo và đào tạo:
CLB phía Nam đã tổ chức hội thảo về văn hóa tâm linh và những vấn đề cần khắc phục để chống mê tín dị đoan, đồng thời phát huy nhân tố tích cực trong đời sống cộng đồng. Thành phần gồm các thành viên CLB và một số người quan tâm, không tổ chức rộng rãi trong cộng đồng, vì chưa thích hợp trong hoàn cảnh hiện nay. Tổ chức hai khóa đào tạo nâng cao về dịch học kỹ thuật số tại Hà Nội và dịch công dưỡng sinh tại TP Hồ Chí Minh.
d) Về thực hành ứng dụng:
+ Ứng dụng dịch học kỹ thuật số (mã số hệ nhị phân) trong tư vấn thiết kế xây dựng, chẩn đoán bệnh, và một số lĩnh vực khác: Đã thực hiện tư vấn thiết kế xây dựng cho trên ba chục đơn vị
+ Tham gia tư vấn cho các dự án quy hoạch TP Đà Lạt, Vũng tàu, khu dự án của VN tại nước Lào.
+ Ngoài ra còn giúp đỡ nhiều công ty kinh doanh, doanh nghiệp các tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, một số tỉnh ở miền Nam.
+ Dùng phương pháp bắt mạch theo kinh dịch để chẩn trị bệnh và đề xuất các hướng hóa giải, điều trị bệnh tại nhà; khắc phục những sai sót về trường khí trong nhà để ổn định sinh hoạt và kinh tế cho gia đình.                  
+ Về tâm linh: một số gia đình có người thân ốm đau kèm theo đau đớn lâu dài được hóa giải theo phương pháp mật thừa đạt kết quả tốt (cận tử).
+ Xử lý môi trường nhà ở có tà khí xấu ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh tật, mâu thuẫn gia đình bằng các phương pháp dịch công và mật chú (Phật pháp) đạt kết quả tốt. Số lượng chưa thống kê đầy đủ mỗi năm phải đạt đến trên 300 trường hợp, tại một làng ở huyện PX cũng đã có đến 40 gia đình cần phải xử lý về đất đai nhà cửa vì có nhiều bất ổn.


BỘ MÔN NGHIÊN CỨU CÁC HIỆN TƯỢNG SIÊU HÌNH

Bác sĩ chuyên khoa Nguyễn Thế Dân
Phó Chủ nhiệm Bộ môn

Trong năm 2013, Bộ môn đã tổ chức các hoạt động:
- Tổ chức sinh hoạt thường xuyên tháng/hai lần để nghiên cứu, bồi dưỡng, trao đổi các vấn đề về thế giới vô hình.
- Hoàn thành bản thảo Siêu hình khảo luận tập hai do nhiều cán bộ của bộ môn và cộng tác viên viết.
- Xúc tiến việc thành lập câu lạc bộ
- Tiến hành ứng dụng giúp giải quyết một số vấn đề liên quan đến những hiện tượng siêu hình


Chú thích bai của BM Cận tâm lý

([1]) Đại tá Nguyễn Phương Nam và Đ/c Vinh, Đ/c Luận công an tỉnh Thái Nguyên gặp chủ nhiệm Bộ môn cám ơn.
([2])  Về Ông Võ Tấn Hùng, Bộ môn tổ chức khảo sát bước đầu nên chưa kết luận.
Bà Nguyễn Thị Nái chưa có báo cáo cụ thể bằng văn bản và chưa thẩm tra nên chưa đưa vào văn bản. 

Hoạt động của Trung tâm TN, TV, BD

HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM TRẮC NGHIỆM TƯ VẤN 
VÀ BỒI DƯỠNG NĂM 2013 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NĂM 2014      

PGS.TS. Bùi Tiến Quý

Trung tâm Trắc nghiệm, Tư vấn và Bồi dưỡng (sau đây gọi là Trung tâm) là một trong những đơn vị thuộc khối chuyên môn của Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người, đã được Viện trưởng GS.VS. Phạm Minh Hạc ký Quyết định thành lập ngày 15/01/2013. Theo đó, “Trung tâm Trắc nghiệm, Tư vấn và Bồi dưỡng có trách nhiệm thực hiện công tác trắc nghiệm, tổ chức tư vấn, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học.Trung tâm có giám đốc, các phó giám đốc, các cán bộ khoa học và triển khai ứng dụng, các chuyên gia và cộng tác viên”.
Đồng thời với Quyết định trên, cùng ngày, Viện trưởng đã ký Quyết định bổ nhiệm: PGS.TS. Bùi Tiến Quý làm Giám đốc Trung tâm, kỹ sư Nguyễn Tuấn Phan làm phó giám đốc Trung tâm.
Để tăng cường cán bộ quản lý Trung tâm, ngày 17/5/2013 GS.VS. Phạm Minh Hạc – Viện trưởng đã ký Quyết định bổ nhiệm TS. Phan Văn Nho làm phó giám đốc Trung tâm.                                                                          
HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM NĂM 2013     
1. Xây dựng lực lượng cán bộ
Ngay sau khi có Quyết định của Viện trưởng về việc thành lập Trung tâm, ban giám đốc Trung tâm đã tập trung xây dựng lực lượng cán bộ. Tính đến ngày 25 / 3 / 2013 số lượng cán bộ của Trung tâm là 30 cán bộ có cơ cấu chuyên môn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm.
Về tổng thể: Trong Trung tâm hình thành 4 nhóm cán bộ:
- Các cán bộ quản lý và cố vấn.
- Các cán bộ khoa học.
- Các cán bộ ứng dụng khả năng đặc biệt trên một số lĩnh vực.
- Các cán bộ tổ chức hoạt động.
Sự hình thành 4 nhóm này chỉ mang ý niệm tương đối vì cán bộ Trung tâm có thể thực hiện công việc của nhiều nhóm.
Ngày 18 / 2 đã họp ban giám đốc Trung tâm cùng với cán bộ cố vấn của Trung tâm để lựa chọn và lập Danh sách các cán bộ tổ chức hoạt động của Trung tâm. Đây là những người có nhiều  kinh nghiệm về tổ chức – quản lý  để thực hiện nhiệm vụ cụ thể của Trung tâm, như : Tổ chức quản lý  hoạt động Trắc nghiệm, hoạt động Tư vấn -Ứng dụng; hoạt động mở lớp bồi dưỡng và tổ chức hoạt động Câu lạc bộ.
2. Xây dựng Quy chế của Trung tâm
Ngay từ những ngày đầu Trung tâm được thành lập, Ban giám đốc đã khởi thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm. Dự thảo Quy chế đã được toàn thể cán bộ Trung tâm đóng góp ý kiến xây dựng, Ban giám đốc Trung tâm đã hoàn thiện bản Quy chế. Ngày 28 / 3 / 2013 GS. VS. Phạm Minh Hạc – Viện trưởng đã ký Quyết định phê chuẩn Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trắc nghiệm, Tư vấn và Bồi dưỡng. Quy chế này là cơ sở pháp lý quan trọng cho mọi hoạt động của Trung tâm.
3. Triển khai hoạt động
a. Tổ chức buổi sinh hoạt đầu tiên
Ngày 21/ 2/ 2013 họp toàn thể cán bộ Trung tâm phiên đầu tiên, gồm các nội dung: Giới thiệu cán bộ của Trung tâm; Thảo luận về chức năng, nhiệm vụ, chương trình công tác năm 2013 và thống nhất quyết định: Trung tâm sinh hoạt định kỳ vào sáng thứ năm của tuần đầu hàng tháng, bắt đầu từ tháng 3 / 2013. Nội dung sinh hoạt thường xuyên gồm hai phần chính là: 1/ Giao ban công tác, 2/ Sinh hoạt chuyên đề khoa học.
b. Sinh hoạt chuyên đề khoa học:
Từ tháng 4 đến tháng 12/2013 Trung tâm thực hiện 9 buổi sinh hoạt khoa học chuyên đề với mục đích nâng cao hiểu biết cho cán bộ Trung tâm về các vấn đề liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng của Trung tâm:
- Tháng 4/2013: BS TS Trần Thống Nhất thuyết trình chuyên đề: Một số vấn đề chữa bệnh không dùng thuốc; NNC Lê Trung Tuấn thuyết trình chuyên đề: Quá trình hình thành khả năng tìm mộ của bản thân
- Tháng 5/2013: NNC Võ Công Phương thuyết trình chuyên đề: Bệnh âm và giải bệnh.
- Tháng 6/2013: Chị Phạm Phương Nga thuyết trình chuyên đề: Tử vi và nghiệp quả của con người.
- Tháng 7/2013: Thạc sĩ Bùi Nguyệt Anh – thành viên Hội đồng trẻ em năng khiếu thế giới, Giám đốc Trung tâm Khoa học phân tích vân tay thuyết trình chuyên đề “Khám phá khả năng tiềm ẩn của não bộ với khoa học vân tay”.
- Tháng 8 /2013: Đại tá Lương Y Vương Văn Liêu thuyết trình chuyên đề Khí công Y đạo.
- Tháng 9 /2013: TS. Nguyễn Mạnh Cường thuyết trình chuyên đề: Bài trí tượng Phật trong chùa vùng đồng bằng Bắc bộ.
- Tháng 10 /2013: TS. Nguyễn Mạnh Cường thuyết trình đề tài: Tục lệ Ngày Tết của người Việt.
- Tháng 11/ 2013: NNC Nguyễn Đức Phụng thuyết trình đề tài: Phương pháp tìm mộ từ xa – ưu điểm và những hạn chế.
- Tháng 12 / 2013: PGS.TS. Hoàng Văn Chức thuyết trình chuyên đề: Những thách thức trong quản lý nhà nước về tôn giáo hiện nay.
Qua thực tiễn 9 kỳ sinh hoạt đã thực hiện được hầu hết cán bộ của Trung tâm ghi nhận là bổ ích, thiết thực và chất lượng ngày càng cao hơn.
c. Xây dựng và hoạt động câu lạc bộ
Từ các câu lạc bộ nhỏ lẻ có sẵn, Trung tâm đã hợp nhất các câu lạc bộ này để xây dựng thành Câu lạc bộ Ứng dụng khả năng đặc biệt của con người. Cán bộ của Trung tâm trực tiếp làm chủ nhiệm và phó chủ nhiệm câu lạc bộ.
Ngày 06 - 3 – 2013, Viện trưởng – GS. VS. Phạm Minh Hạc đã ký Quyết định thành lập Câu lạc bộ Ứng dụng khả năng đặc biệt của con người, đồng thời ký Quyết định bổ nhiệm Ban chủ nhiệm câu lạc bộ và ký Phê chuẩn Điều lệ của Câu lạc bộ.
Ban chủ nhiệm câu lạc bộ gồm: Ông Nguyễn Tuấn Phan (chủ nhiệm) và các Phó chủ nhiệm:  TS Trần Thống Nhất, Bà Phạm Phương Nga  
Câu lạc bộ sinh hoạt mỗi tháng một kỳ vào chủ nhật của tuần thứ hai hàng tháng. Tháng 5/2013 sinh hoạt kỳ đầu tiên. Chuyên đề sinh hoạt trên cơ sở các chuyên đề đã được báo cáo trong sinh hoạt khoa học của Trung tâm. Tuy nhiên, có 3 kỳ thực hiện 3 chuyên đề thay thế để đáp ứng yêu cầu xã hội. đó là:
Ngày 14/7/2013: Thực hiện chuyên đề “Uống nước nhớ nguồn – Tri ân các anh hùng liệt sĩ” nhân kỷ niệm 66 năm ngày thương binh liệt sĩ.
Ngày 13/10/2013: Chuyên đề Âm nhạc với vấn đề nâng cao sức khỏe.
Ngày 15/12/2013: Một số vấn đề về Đạo Mẫu ở Việt Nam.
Các buổi sinh hoạt câu lạc bộ đều có đông người tham dự: Buổi ít có trên 100 người, Buổi đông có thể đến 700 – 800 người.
d. Mở lớp bồi dưỡng
Trung tâm liên kết với Bộ môn Phong thủy của Viện đã tổ chức khai giảng lớp Phong thủy. Thời gian học, dự định 6 tháng.
Chủ nhật, ngày 22/12/2013: Khai giảng lớp bồi dưỡng Khai mở tâm linh cho cán bộ Trung tâm.
e. Hoạt động tư vấn
- Từ tháng 2 đến tháng 9 - 2013 tư vấn và ứng dụng giải pháp hóa giải sự bất ổn thuộc lĩnh vực tâm linh cho trên 100 cá nhân và gia đình.
 - Đầu tháng 7/2013, Trưởng thôn và Chủ tịch chi hội người cao tuổi đại diện cho nhân dân thôn Dương Hòa, xã Minh Đức, huyện Mỹ Hào (Hưng Yên) đến đề nghị Viện giúp đỡ địa phương tư vấn và giải quyết sự bất an (có mấy người còn trẻ chết liên tiếp trong thời gian ngắn). Trung tâm đã tổ chức nhiều đoàn về địa phương nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân, có sự tham gia của Bộ môn Phong thủy. Sau khi xác định được nguyên nhân, trong các tháng 7,8, 9, một số cán bộ của Trung tâm và Phó Chủ nhiệm Bộ môn Phong thủy TS. Phạm Việt Anh đã tiến hành ứng dụng khả năng ngoại cảm, ứng dụng Phật pháp, ứng dụng phong thủy để khắc phục sự bất an của địa phương, được người dân tin tưởng.
g. Trắc nghiệm
Trung tâm mời Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam hợp tác trong quá trình khảo sát và trắc nghiệm bà Phạm Thị Lan Huê (từ Bà Rịa - Vũng Tàu ra) về khả năng cải thiện sức khỏe người bệnh thông qua tác động vào các điểm tương phản ở chân người bệnh. Quá trình trắc nghiệm gồm hai giai đoạn:
- Thử nghiệm việc tác động đối với 11 cán bộ của Viện trong thời gian 10 ngày. Kết quả thử nghiệm cho thấy hầu hết người tham gia thử nghiệm đều có sự cải thiện sức khỏe nên đã tiến hành trắc nghiệm chính thức.
- Từ 18 /11/ đến 10/12/2013: Trắc nghiệm thông qua 24 bệnh nhân tình nguyện trắc nghiệm. Có một tiến sĩ y khoa theo dõi hàng ngày và đã viết báo cáo tổng hợp về tình hình đợt trắc nghiệm.
Đã thành lập Hội đồng khoa học chuyên ngành để đánh giá về khả năng của bà Huê trong đợt trắc nghiệm. Hội đồng gồm 7 nhà khoa học: 4 PGS TS, 2 TS, 1 là nghiên cứu viên chính, đến từ 4 cơ quan: Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Học viện Y- Dược  học cổ truyền Việt Nam, Đại học Y Hà Nội và Viện NCUDTNCN, do Nhà giáo ưu tú, PGS TS Vũ Nam, chuyên ngành y học cổ truyền, Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương làm Chủ tịch, hai phản biện là cán bộ khoa học ngành y. Hội đồng đã họp và nhất trí đánh giá phương pháp của bà Lan Huê có ý nghĩa khoa học, thực tiễn và nhân văn cao, dễ phổ biến, mang lại lợi ích cho cộng đồng, đề nghị Viện đầu tư cho việc nghiên cứu sâu hơn, thời gian lâu hơn, với số bệnh nhân nhiều hơn.
Buổi sinh hoạt CLB thuộc Trung tâm ngày 14/7/2013

Trung tâm TN TV BD sinh hoạt nhân ngày 27.7.13
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM 2014
Trên cơ sở kết quả hoạt động năm 2013, ban giám đốc Trung tâm sẽ tiếp tục duy trì trong năm 2014 các hoạt động sau:
1. Sinh hoạt định kỳ hàng tháng vào sáng thứ năm tuần đầu của tháng gồm giao ban và sinh hoạt chuyên đề khoa học.
2. Sinh hoạt câu lạc bộ Ứng dụng khả năng đặc biệt của con người vào sáng chủ nhật tuần thứ 2 của tháng.
3. Mở các lớp bồi dưỡng.
4. Tư vấn cho các cá nhân và gia đình có nhu cầu tháo gỡ khó khăn do vướng mắc về tâm linh, phong thủy v.v.
5. Trắc nghiệm những người mới xuất hiện khả năng đặc biệt có đơn tình nguyện đề  nghị trắc nghiệm.
6. Xuất bản một cuốn sách mà tác giả là cán bộ, cộng tác viên của Trung tâm.
7. Tự cân đối thu-chi nội bộ Trung tâm để duy trì các hoạt động.

8. Tiếp tục xây dựng Văn hóa Trung tâm như một nội nguồn lực để phát triển bền vững.

Nghiệm thu Đề tài NC KH của Viện NC&ƯD TNCN

Bài đã đăng trong Bản tin 03 của Viện NC&ƯD TNCN

NGHIỆM THU KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC NĂM 2013 ĐẶT CƠ SỞ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CHO NHIỀU NĂM SAU
Ban Quản lý khoa học

Chiều ngày 20/12/2013 tại phòng họp ở 53 Nguyễn Du, Hà Nội, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (sau gọi viết tắt LHH VN) đã tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài “Một số vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu khoa học tiềm năng con người” do Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người thực hiện (sau đây gọi tắt là Viện).

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
(Kèm theo Quyết định số 82 QĐ/ VNC&UD ngày 07/8/2013)

1
GS.TSKH Phan Anh
Chủ nhiệm đề tài
2
PGS.TS. Bùi Tiến Quý
Thư ký đề tài
3
NCV. chính Nguyễn Phúc Giác Hải
Ủy viên
4
TS. Nguyễn Chu Phác
Ủy viên
5
Kỹ sư Đỗ Trọng Khuê
Ủy viên
6
Nhà giáo Quan Lệ Lan
Ủy viên
7
TS. Trần Thống Nhất
Ủy viên
8
Ths. Vũ Đức Huynh
Ủy viên
9
PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Ủy viên

CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA
1.      Đại tá Hàn Thụy Vũ
2.      Thạc sĩ Nguyễn Quang Thịnh
3.      TS. Phạm Việt Anh
4.      BS. Nguyễn Thế Dân
5.      N.ng. cứu Đoàn Thanh Hương
6.      N.ng. cứu Đồng Thị Bích Hường
7.      Kỹ sư Bùi Gia Long
8.      PGS.TS. Bùi Hoàng Oanh
9.      N.ng. cứu Võ Thành
10.  Lương y Nguyễn Đức Chính.

Đề tài được triển khai từ tháng 8 năm 2013 và kết thúc vào tháng 11 năm 2013
TS Ngô Xuân Hùng, Trưởng ban Khoa học-Công nghệ Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) đã đọc Quyết định của LHHVN về việc thành lập Hội đồng nghiệm thu do GS TS Đoàn Xuân Mượu làm Chủ tịch, GS VS Nguyễn Trường Tiến, Phản biện 1, PGS TS Ngô Tiến Quý, Phản biện 2, các thành viên: GS TS Dương Phú Hiệp, TS Đào Bội Hoàn, TS Trần Hữu Cận, PGS TS Hoàng Văn Chức.
GS TSKH Phan Anh, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện - Chủ nhiệm đề tài, báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu gồm: 01 bản Báo cáo tổng hợp và 08 chuyên đề. Báo cáo tổng hợp dài 142 trang, kết cấu làm 7 chương với 134 tài liệu tham khảo và 8 chuyên đề dài 168 trang là Phụ lục của bản Báo cáo tổng hợp.
Phản biện 1, Phản biện 2 và các thành viên Hội đồng đọc nhận xét và phân tích sâu sắc kết quả cũng như các vấn đề mà đề tài đã đặt ra. Đây là một đề tài khó, nhạy cảm, thực hiện trong thời gian 4 tháng với kinh phí hạn hẹp. Cả bảy ý kiến đều đánh giá cao nội dung và kết quả đề tài và nhất trí đề nghị cho nghiệm thu đề tài.
GS Phan Anh đã tiếp thu các ý kiến nhận xét, đóng góp của các thành viên Hội đồng để hoàn chỉnh báo cáo, đồng thời trình bày rõ thêm một số khó khăn trong việc tổ chức nghiên cứu lĩnh vực còn mới, khó và đặc biệt này.
Thư ký Hội đồng thông qua biên bản ghi ý kiến của các thành viên Hội đồng, và tổng hợp 7 phiếu đánh giá của các thành viên Hội đồng. Hội đồng đánh giá kết quả nghiên cứu theo các tiêu chí của Bộ Khoa học – Công nghệ với thang điểm là 100. Các kết quả đánh giá: thấp nhất 91 điểm, cao nhất 100 điểm, điểm trung bình là  93,7 - xếp hạng là xuất sắc (theo quy định trên 90 điểm được xếp hạng xuất sắc). Chủ tịch Hội đồng kết luận và kiến nghị Liên hiệp Hội Việt Nam quan tâm đầu tư nhân lực, tài chính cho lĩnh vực nghiên cứu còn đầy chông gai này.
TS Trần Việt Hùng, Phó Chủ tịch LHHVN đã phát biểu, chúc mừng thành công của Viện về đề tài đã hoàn thành đúng thời gian và sự đánh giá cao của Hội đồng về kết quả nghiên cứu, đồng thời đề nghị Viện không chỉ giới hạn nghiên cứu khả năng ngoại cảm, tâm linh mà nên mở ra những hướng nghiên cứu về khả năng – tiềm năng của con người với quan điểm con người là một tiểu vũ trụ.
Ý nghĩa quan trọng nhất của kết quả nghiệm thu đề tài “Một số vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu khoa học tiềm năng con người” là thông qua việc  tổng hợp, đánh giá những Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong nhiều năm qua, tập thể tác giả đã rút ra kết luận về những vấn đề còn tồn tại hoặc chưa đầy đủ để từ đó đề xuất những nét cơ bản của mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu và ứng dụng của Viện từ năm 2014 đến 2018 và tầm nhìn đến năm 2030, đặc biệt là những vấn đề mang tính đặc thù của Việt Nam.
Do khuôn khổ một bài viết, dưới đây chúng tôi trân trọng giới thiệu với bạn đọc nội dung phần“Đề xuất” nêu trên của đề tài.

1. Đề xuất mục tiêu cần đạt được từ các nội dung nghiên cứu và ứng dụng                         
1.     Làm rõ về các phương thức hình thành khả năng đặc biệt và việc thu nhận thông tin của những người có khả năng đặc biệt.
2.     Đóng góp cơ sở lý luận, khoa học về thế giới vô hình thông qua việc khai thác khả năng tiếp cận của những người có khả năng đặc biệt với thế giới vô hình, từ đó rút ra những đặc điểm mang tính phổ biến có quy luật của các hiện tượng siêu hình, bài trừ mê tín dị đoan.
3.     Thông qua việc phát hiện, trắc nghiệm những người có khả năng đặc biệt, đề xuất giải pháp bồi dưỡng để giữ gìn và phát triển khả năng của họ.
4.     Thông qua việc phát hiện khả năng tiềm ẩn của trẻ em, học sinh, đề xuất giải pháp bồi dưỡng nhằm góp phần tạo nguồn lực có chất lượng cao cho xã hội.
5.     Ứng dụng khả năng đặc biệt phục vụ xã hội, cộng đồng và đất nước:  nâng cao sức khỏe; dự báo phòng ngừa, giảm thiểu các thách thức, khó khăn, tranh thủ các cơ hội góp phần bảo đảm an sinh xã hội; khai thác các giá trị lịch sử, văn hiến, văn minh Việt Nam để giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, xây dựng xã hội văn minh, bảo vệ  và và xây dựng đất nước
2. Đề xuất phương hướng nghiên cứu chủ yếu
Căn cứ vào chức năng - nhiệm vụ đã được Liên hiệp Hội giao cho Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người, những kết quả nghiên cứu, những kinh nghiệm đã thu thập được, chúng tôi đề xuất công tác nghiên cứu trong những năm tới của Viện theo các hướng chủ yếu như sau:
2.1. Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn những khả năng đặc biệt của con người (Việt Nam)
  • Nghiên cứu, đánh giá các cách thức, các loại lực tác động, các khả năng nâng cao sức khỏe cộng đồng và chữa bệnh không dùng thuốc
  • Nghiên cứu, đánh giá khả năng nhận biết những vấn đề đã diễn ra trong quá khứ của một vùng đất, một khu dân cư, một gia đình, một cá nhân.
  • Nghiên cứu, đánh giá khả năng dự báo những vấn đề sẽ diễn ra trong tương lai của đối tượng nghiên cứu là một đơn vị, một cá nhân.
2.2. Nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thực tiễn về lĩnh vực văn hóa tâm linh của Việt Nam
Tiếp cận trên cơ sở khoa học để nghiên cứu những khả năng đặc biệt của con người, những hiện tượng siêu hình, những tập quán dân gian để đóng góp vào việc làm sáng tỏ một số vấn đề về thế giới vô hình, nhằm thực hành văn hóa tâm linh trên cơ sở hiểu biết khoa học trong cuộc sống hiện đại.
2.3. Nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn những vấn đề liên quan đến sự hình thành và phát triển tiềm năng con người (Việt Nam)
  • Yếu tố bẩm sinh
  • Tác động của môi trường và sự luyện tập đến sự phát triển tiềm năng con người
  • Nghiên cứu, phát hiện những khả năng ưu trội của một số học sinh phổ thông để hệ thống giáo dục quốc dân đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
3. Đề xuất những nhiệm vụ nghiên cứu trong thời gian tới
1.     Tiếp tục nghiên cứu để tìm cơ sở khoa học của những khả năng đặc biệt: phương thức hình thành khả năng đặc biệt, việc thu nhận thông tin của những người có khả năng đặc biệt, việc giữ gìn và phát triển khả năng đặc biệt của con người để phục vụ xã hội, cộng đồng và an ninh quốc phòng.
2.     Nghiên cứu để bước đầu làm rõ thêm về thế giới vô hình và tác động qua lại giữa thế giới hữu hình và thế giới vô hình, tận dụng khả năng hỗ trợ của thế giới vô hình đối với sự ổn định và phát triển bền vững của thế giới hữu hình, bước đầu đóng góp vào việc xây dựng cơ sở của khoa học tâm linh
3.     Trong thời gian qua xuất hiện nhiều người có khả năng đặc biệt, cần có một đánh giá tổng thể về những người này, xây dựng tiêu chí đánh giá, tư vấn về chế độ chính sách bảo vệ khả năng đặc biệt- vốn quý của Quốc gia,
4.     Xây dựng chương trình khai thác và ứng dụng những khả năng đặc biệt vào đời sống cộng đồng, giúp phân biệt thực giả, chống mê tín dị đoan.
5.     Khảo nghiệm, đánh giá và có sự quản lý nhằm phát huy khả năng chữa bệnh, giảm tải bệnh nhân cho các bệnh viện, giúp người nghèo không có điều kiện hưởng các tiến bộ y tế, có thể khỏi bệnh nhờ các phương pháp đặc biệt, góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
6.     Xây dựng hệ thống thuật ngữ thống nhất phục vụ cho việc nghiên cứu tâm linh và khả năng đặc biệt của con người.Trong hội nhập với thế giới hiện nay, cần có nhiều hơn nữa các ấn phẩm phổ biến về tri thức tâm linh cho công chúng
4. Đề xuất những nội dung nghiên cứu (những đề tài nghiên cứu) những năm tới.
Nội dung 1: Nghiên cứu các thành tố của tiềm năng con người, mối tương quan giữa tiềm năng và khả năng, điều kiện để khai mở tiềm năng con người thành khả năng hiện thực của con người.
Nội dung 2: Phương pháp tiếp cận khoa học để lý giải về sự tồn tại của linh hồn và để nghiên cứu những đặc điểm có tính quy luật của các hiện tượng vô hình thường gặp trong đời sống, xã hội.
Nội dung 3: Nghiên cứu các hình thức và cơ chế thu nhận thông tin của những người có khả năng đặc biệt và sự tiếp cận của những người có khả năng đặc biệt với thế giới vô hình.
Nội  dung 4: Nghiên cứu  một số vấn đề của Văn hóa tâm linh (đôt vàng mã, hỏa táng-địa táng, thờ cúng, bùa chú) để tư vấn xã hội, góp phần xây dựng xã hội văn minh.
Nội dung 5: Nghiên cứu một số vấn đề về năng lượng sinh học ứng dụng vào việc nâng cao sức khỏe cộng đồng và giảỉ quyết những bệnh đặc biệt có liên quan đến các yếu tố tâm linh.
Nội dung 6: Điều tra cơ bản trên phạm vi toàn quốc những vấn đề về tiềm năng con người, về những người VN có khả năng đặc biệt.
Nội dung 7: Nghiên cứu về khả năng nâng cao sức khỏe người bệnh bằng các cách tác động đặc biệt và các vần đề cần hoàn thiện trong hoạt động này.
Nội dung 8: Nghiên cứu các vấn đề cần quản lý và hoàn thiện tại các cơ sở hoạt động tâm linh để góp phần xây dựng xã hội văn minh.
Nội dung 9: Tổng hợp hệ thống thuật ngữ về tâm linh, khả năng đặc biệt và tiềm năng của con người
Nội dung 10: Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn phục vụ triển khai các đề tài nghiên cứu của Viện và chuyển giao (phổ biến, huấn luyện) một số phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc
Nội dung 11: Nghiên cứu phát hiện khả năng tiềm ẩn của trẻ em để đề xuất biện pháp, chính sách bồi dưỡng và phát triển khả năng tiềm ẩn của các em
Những nội dung trên được triển khai thực hiện bằng hệ thống các đề tài nhánh của các đơn vị chuyên môn hoặc cá nhân các nhà khoa học.
5. Đề xuất trắc nghiệm người mới hình thành khả năng đặc biệt
Để đánh giá khách quan, khoa học đối với các trường hợp “xuất hiện khả năng đặc biệt” trong xã hội, Viện tiến hành trắc nghiệm những người Việt Nam có khả năng đặc biệt và có nguyện vọng được trắc nghiệm. Qua trắc nghiệm, sẽ có cơ sở khoa học và thực tế để đánh giá và kết luận. Đối với những người có khả năng đặc biệt đích thực sẽ được sử dụng khả năng đó phục vụ dân sinh. Đối với trường hợp khả năng đặc biệt còn yếu sẽ được Viện bồi dưỡng. Đối với trường hợp “khả năng đặc biệt” chỉ là hoang tưởng sẽ được giúp đỡ để thoát khỏi trạng thái hoang tưởng.
6. Đề xuất phương hướng ứng dụng khả năng đặc biệt của con người
Ứng dụng khả năng đặc biệt của con người phục vụ dân sinh theo các phương hướng chủ yếu sau:
6.1. Ứng dụng khả năng ngoại cảm để giao tiếp và tri ân với các vị tiên liệt. Nhân thông tin từ các vị tiên liệt để tư vấn cho các tổ chức kinh tế, các gia đình hoặc cá nhân đồng thời đề xuất giải pháp khắc phục.
6.2. Ứng dụng khả năng ngoại cảm và cảm xạ để tư vấn cho gia đình và các tổ chức tìm mộ liệt sĩ và tìm mộ gia tiên, kết hợp thông linh với sử dụng thiết bị tìm kiếm, kiểm tra chéo kết quả bằng giám định ADN.
6.3. Ứng dụng tri thức văn hóa Phương Đông để xem tuổi xây dựng gia đình, làm nhà; xem ngày, giờ tốt cho việc hôn nhân, làm nhà, lên nhà mới, khai trương, tang lễ.  
6.4. Ứng dụng Phật pháp và khả năng đặc biệt tư vấn cho các chủ đầu tư xây dựng các công trình công cộng về làm sạch đất, sạch môi trường (do âm phần hoặc bom mìn v.v…) nhằm bảo đảm an toàn trong thời gian triển khai xây dựng và trong thời gian sử dụng      sau này.
6.5. Ứng dụng khả năng đặc biệt để tìm nguyên nhân và tư vấn cho cá nhân hoặc doanh nghiệp có sự bất ổn do đất ở, do kiến trúc, do sắp đặt, do thờ phụng v.v... Ứng dụng giải pháp (phong thủy, giải âm, thờ phụng v.v...) để khắc phục.
6.6. Ứng dụng tri thức văn hóa Phương Đông thông qua xem Bát quái, dịch học, tử vi v.v...  Đề xuất giải pháp để hạn chế những điểm xấu, phát huy những điểm tôt của cá nhân.
6.7. Ứng dụng khả năng đặc biệt và tri thức văn hóa Phương Đông để dự báo cho các gia đình tìm thân nhân bị lạc, tìm tài sản bị mất.
6.8. Ứng dụng năng lượng sinh học trong việc tăng cường sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật, kéo dài tuổi thọ.
6.9. Ứng dụng khả năng ngoại cảm tâm linh để chẩn đoán bệnh, giải nghiêp, chữa bệnh.
Như vậy, với kết quả nghiên cứu đề tài khoa học năm 2013 do lãnh đạo LHH giao đã đặt cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu và ứng dụng của Viện nhiều năm tiếp theo.