Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015

TÂM LINH VÀ CỔ VẬT

Bài đã đăng ở Kỷ yếu Hội thảo Viện NC&WD TNCN

TÂM LINH VÀ CỔ VẬT
Xuân Ngọc
Năm 2012 Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người nhận được bộ sưu tập 6 hiện vật bằng đồng để nghiên cứu và nếu được phép sẽ bán đấu giá để làm Quỹ nghiên cứu cho Viện và một phần cho người tìm được. Bộ sưu tập vẫn để ở nhà một cán bộ trong Viện mấy năm nay vì Viện không có chỗ giữ an toàn. Giữa năm 2014 Viện tổ chức khảo sát đánh giá niên đại và giá trị hiện vật. Các nhà khảo cổ đã nghiên cứu và xác định được niên đại các hiện vật. Trong quá trình làm việc, Lãnh đạo Viện đã chú ý đến việc nghiên cứu về mặt tâm linh để có ứng sử đúng đắn và dự định sẽ làm việc này sau khi hiểu rõ giá trị lịch sử của các hiện vật. Viện chuẩn bị sang giai đoạn nhờ đánh giá giá trị của hiện vật thì bức màn huyền bí được vén lên, như một sự sắp đặt thần kỳ của Trời Đất, thông qua các nhà ngoại cảm. Quá trình tìm được, sự trôi nổi của hiện vật được làm rõ và kèm theo đó là những câu chuyện và những bài học tâm linh sâu sắc.
Ngày 23-12-2014 theo lịch đã định, bà Trần Thị Anh Thơ tư vấn tại Viện. Con bị ốm, bà không đến được và báo Viện xin nghỉ. Ban Tư vấn đã mời ông Trần Văn Lưu giúp.
Bà T và chồng là người đào được hiện vật, sống tại Tp N. Sáng đó bà bồn chồn không yên, lòng như lửa đốt và quyết định lên Hà Nội. Trong túi hết tiền, bà phải lên Ban thờ xin lộc mang đi làm lộ phí. Bà đến Hà Nội từ trưa nhưng lúc 3 giờ chiều mới đến Viện, đúng lúc ông Lưu tư vấn xong cho người cuối cùng. Bà T được mời lên Ban thờ Phật của Viện và ở đây đã diễn ra cuộc giao tiếp âm - dương kỳ lạ. Qua ông Lưu “Bề Trên” đã nói:
-  Hai vợ chồng bà T đang lâm cảnh khó khăn, làm ăn thua lỗ, suốt ngày chủ nợ gọi điện thoại đòi nợ, máy móc hỏng hóc, không làm ăn được gì (bà T cố cãi không có máy nào hỏng cả song cuối cùng nói máy ép gạch hỏng từ tháng 3 và các điều về làm ăn, mắc nợ đều đúng).
- Khẳng định nhà bà T đào được 7 hiện vật (Viện chỉ biết có 6). Bà T thừa nhận có đào được 7 vật, có một mỏng bị vỡ, người chơi đồ cổ đã mua. Ông Lưu còn tả các hiện vật rất chính xác. Khi nói đến bức tượng, một chị trong Viện nói: Tượng Phật? Ông Lưu quát: Không phải tượng Phật nhưng cũng cao quý như Phật và tả khá chính xác pho tượng, có mũ như vương miện. Sau ông nói tiếp “Còn vật gì như đầu cơ nghiệp?”. Đó đúng là tượng con trâu.
- “Bề Trên” qua ông Lưu mắng bà T: Cho để thờ, sao lại đem rao bán. Tham thì thâm. Tại sao lại đưa ta lên bàn cân. Lại còn mang máy về dò, tìm vàng hả. Ở dưới đó còn nhiều đồ, ta chưa cho thì không được lấy. Hôm nay cha sai ta về đây để dậy bảo nhà ngươi.
- Lại mắng tiếp: “Đất có phải của nhà ngươi đâu mà đem rao bán”. Bề trên qua ông Lưu tả rất chính xác mảnh đất mà ông bà T mua trước đây: Mặt trước nhìn ra sông rất đẹp, đàng sau là rãnh. Mảnh đất này ông bà T mua rất nhanh khi không hề có tiền nhưng cứ hứa 9 ngày sẽ trả. Đúng 9 ngày ông bà đã chồng đủ tiền mua (chủ yếu là tiền vay, kể cả người không thân cũng dễ dàng cho bà T vay hàng chục cây vàng). Lúc túng quẫn ông bà rao bán thì không sao bán được. Ông chồng bà T kể có lần ba ngày liền ông “thấy” bà Chúa cùng 4 cô mặc xiêm y lộng lẫy nhảy múa rất đẹp nên ông tin là đất thiêng.
- “Bề trên” còn khẳng định trong nhà có hai két sắt, két to mua về để Ngài (chỉ bức tượng) và các hiện vật và yêu cầu phải mang tượng về thờ.
Sau đó bà T kể tường tận việc nhà bà được mách bảo tìm các hiện vật trên như thế nào. Cách nay sáu năm gần khu ông bà ở cần thi công một đoạn cống. Chín gia đình nhận làm nhưng không làm nổi vì không tổ chức được bà con họp bàn bạc quyết định. Gia đình ông bà là thứ 10 nhận thi công đoạn cống. Trước đó ông chồng bà T đã được sang tai: Cứ nhận đi, bà con sẽ đồng ý. Quả thật, ông bà mời họp, bà con đến đông đủ và nhất trí việc thi công của ông bà. Đang làm chồng bà được sang tai: Ta cho con, con xuống mà mang lên. Chồng bà mang lên được 7 hiện vật trong đó có một đồ mỏng bị vỡ. Bà T thu gom các mảnh vỡ và rửa sạch. Có người chơi đồ cổ hỏi mua, bà bán được 700.000 đ, liền khao những công nhân giúp ông bà thi công. Ông được sang tai là phải giữ ba năm mới được tính tiếp. Ông bà đã mua một két to để các hiện vật. Mỗi tháng ông lại được “chỉ thị” quay hướng két. Hết ba năm họ định bán thì được nghe lệnh: Phải thờ. Song bà T rất sợ, không dám thực hiện việc thờ cúng. Bà tính chuyện bán song mỗi lần nói chuyện bán các hiện vật để trả nợ, gia đình bà lại liêu siêu.  Có một số người đến mua, mang về nhà song đều gặp chuyện không may đành trả lại. Ông bà rơi vào cảnh nợ nần, tiền họ đưa đã mua vật dụng cho sản xuất, không có gì để trả lại. Bà sợ quá định đem các hiện vật đi khỏi nhà. Ông chồng bà bảo: “Các ngài nói phải thờ, bà mang đi nhưng cuối cùng vẫn sẽ phải mang về thờ cúng”. Bà nói bướng: Nếu mang về thì tôi vứt xuống sông. Bà tự mình mang các hiện vật đến điện của bà Đ ở Hòa Bình. Bà  Đ gọi cho ông NND, nhờ ông giới thiệu cho một cơ quan tiếp nhận các hiện vật để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề liên quan.
Nhờ ông NND giới hiệu, 6 hiện vật đến Viện NCƯDTNCN. Ông D kể ông vào Phú Yên đã đến tượng Thiên Y Thánh Mẫu. Khi ông áp tai vào tượng của Ngài thì ông “thấy” một tượng nữ đội vương miện. Một tuần sau ông được bà Đ mời lên để nhờ giới thiệu cơ quan tiếp nhận hiện vật. Ông sửng sốt thấy trong các hiện vật có bức tượng giống hệt bức tượng ông đã “nhìn thấy” ở Phú Yên. Biết đây là những hiện vật liên quan đến tâm linh ông đề nghị giao cho Viện.
Sau khi được biết được các thông tin trên, Lãnh đạo Viện đã họp và quyết định trao trả lại các hiện vật cho người đào được để họ thờ cúng theo đúng những gì mà tâm linh mách bảo. Họ cần có đơn xin nhận lại hiện vật, trong đó phải có sự cam kết cụ thể: Phải thờ cúng nghiêm túc, giữ gìn cẩn thận, không được phép bán,…
Ngày 25-12 bà T mang đơn lên. Phó Viện trưởng đang đọc đơn thì như Trời sai khiến, bà Nguyễn Thị Sông từ Bắc Giang đến Viện và vào phòng. Vừa an tọa và nghe đọc vài câu trong đơn thì mặt bà đỏ lên, bà xưng là Chúa và mắng bà T té tát. Bà bảo các ý như sau:
-        Bảo thờ sao đem bán
-        Sao lấy khoan chọc vào ta, muốn xem có phải vàng không à (Bà T chối, nói là chỉ lau chùi cho sạch liền bị mắng. Sau bà công nhận ở nhà có khoan để thử xem chất liệu tượng là gì)
-        Đất của ta, để thờ ta, không được bán. Đất đẹp, nhìn ra sông. Ta có 5 mảnh kia (thực tế mảnh của bà T ở giữa, hai bên đều có hai mảnh còn chưa xây dựng gì, có lẽ đất này là của một ngôi đền xa xưa bị thời gian làm hư hại?). Phải thờ ta ở nơi ấy. Bà T xin thờ ở nhà liền bị mắng té tát và dọa nếu không làm theo sẽ cho ngồi một chỗ.
-        Phải làm đền để thờ. Chưa có tiền thì làm nhỏ, không được làm mái bằng, phải có hai mái, cứ làm sẽ cho tiền.
-        Ngày 9 phải mang về nhưng 9 giờ tối mới được làm lễ, không cho ai biết. Phải sắm lễ ở Viện để xin về (chín bông hoa, chín loại quả, chín cây nến), phải đến lễ tạ Thần linh nơi trông giữ hai năm qua, …
-        Bà T sẽ phải làm ghế cho Ngài để Ngài giúp dân. Chồng chỉ là thủ từ. Ngài cho chồng có khả năng nhìn thấy và nghe thấy để khuất phục tính bướng bỉnh và tính không tin của vợ, giáo dục vợ. (Thực tế chồng bà T đã nghe và thấy được nhiều điều, đã chữa cho được một số người khỏi bệnh).
Sau các cuộc giao tiếp rất kỳ lạ và sống động trên, bà T bị thuyết phục hoàn toàn và ngộ được là phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Bà gọi điện cho người đang giữ hiện vật xin đến lễ tạ song ông bận không tiếp được. Không hiểu sao bà không về mà cứ loanh quanh ở Viện và nhà ông NND. Chiều bà lại sang Viện nói chuyện và bất chợt ông Trần Văn Lưu ghé đến. Ngài lại “giáng” vào ông, yêu cầu bà T nhanh chóng hoàn tất mọi việc, phải đến nhà người giữ các hiện vật ngay buổi chiều để lễ tạ. Bà gọi tăc xi để đi cùng mấy cán bộ Viện mà trong túi còn rất ít tiền. Không hiểu sao người lái xe lại công đức cả chuyến xe đi về hơn hai chục cây số và còn nói nếu về NĐ anh cũng không lấy tiền.
Ba cuộc giao tiếp Âm-Dương không định trước, nội dung các Chư vị cho lại trùng khớp lạ kỳ và hoàn toàn đúng với thực tế. Lãnh đạo Viện đã dặn dò kỹ ông bà T: Các Ngài đã chọn hai người thờ cúng và giao nhiệm vụ phải giúp bà con. Cần làm đúng những gì tâm linh mách bảo, đừng vì danh vì lợi. Chồng bà T mấy năm qua cũng đã xuất hiện một số khả năng giao tiếp tâm linh, chữa bệnh, tìm mộ. Ông đã thực hiện nguyên tắc: Giúp vô điều kiện, không danh, không lợi. Gia đình ông bà cưu mang những bệnh nhân khốn khó.
Viện đã tổ chức Lễ trao lại các hiện vật theo đúng tâm linh mách bảo vào 9h sáng ngày 9-11 âm. Đúng 9 giờ tối cùng ngày ông bà T làm lễ an vị Ngài ở Ban thờ trong gian nhà cấp 4 trên mảnh đất của Ngài. Bà T gọi điện kể: Bà mua nến cùng chỗ, 9 cây thắp ở Viện thì cháy bình thường còn 9 cây nến đốt buổi tối ở Ban thờ Ngài thì nổ như pháo hoa, rất đẹp, bà không hiểu nổi. Mặc dù còn mang công mắc nợ nhiều nhưng ông bà T đã khởi công xây dựng đền thờ Ngài vào ngày thứ sáu 9-1-2015 (tức 19 - 11 âm). Và lạ thay đã có người hứa cho vay tiền xây đền. Ông T được sang tai: Bọn ĐÔNG – TÂY sẽ gửi tiền cho con. Khi được báo tiền về tài khỏan, ông nghĩ người phía Tây đã gửi và có lẽ còn người phía Đông? Song thực tế không phải như vậy. Một công ty có tên ĐÔNG - TÂY gửi tiền cho ông bà xây đền.
Bà T rút ra: Tất cả cái gì liên quan đến Ngài đều gắn với số 9: Trọng lượng tượng Ngài tận cùng bằng số 9, các vật khác cũng vậy, 9h tối mang đến điện bà Đ, ngày 9 đón Ngài về, đến Viện lúc 9 h sáng, 9h tối làm lễ, lễ phải có 9 hoa, 9 loại quả, 9 nến, ngày 19 khởi công xây dựng đền, …

Qua sự việc này ta thấy nhiều điều chưa cắt nghĩa được nhưng đã được một bài học sâu sắc về việc ứng sử với các cổ vật. Giá trị cao nhất của cổ vật không phải giá trị lịch sử và kinh tế. Đó là giá trị tâm linh, là vô giá. Các cụ đã dậy chúng ta: Phải biết trân trọng tâm linh, trân trọng Thánh Thần, trân trọng Tổ Tiên và cội nguồn. 

NHỮNG TRUYỀN NHÂN THẬP THỦ ĐẠO

Bài đã đăng ở Kỷ yếu Hội thảo Viện NC&WD TNCN

NHỮNG TRUYỀN NHÂN THẬP THỦ ĐẠO
Ngoc Hà
Người dân ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ từng truyền tụng về Lương y Huỳnh Thị Lịch là “Thánh y” bấm huyệt chữa bệnh. Bà có nhiều truyền nhân, nhưng khối kiến thức độc đáo về bấm huyệt Thập thủ đạo tới nay vẫn chưa được nghiên cứu, áp dụng rộng rãi. Thân thế, sự nghiệp của bà cũng trở nên bí ẩn bởi hầu như học trò chỉ nghiên cứu, ít thực hành và quảng bá nên “bí kíp” Thập thủ đạo đã gần như biến mất.

1. Huyền tích về một số phận
Gần đây, thân thế và sự nghiệp bí ẩn của Lương y huyền thoại Huỳnh Thị Lịch được đưa ra công luận với môn bấm huyệt độc đáo Thập thủ đạo. Bà Lịch là truyền nhân duy nhất của một vị đạo sĩ bí ẩn, được dân tôn xưng như thánh ở vùng biên giới Ấn Độ.
Theo Lương y Lê Minh (từng là cán bộ Bộ Công An), bà Huỳnh Thị Lịch tên thật là Trần Thị Kim Thanh, sinh năm 1916 ở làng Cải Mực (thuộc Tổng Bình, Ý Yên, Nam Định xưa). Lương y Huỳnh Thị Lịch nổi tiếng hơn 40 năm ở Sài Gòn, Nam Bộ từ năm 1960 tới 2007. Bà không còn người thân nên bí kíp Thập thủ đạo và cuộc đời bà đã dần bị lãng quên (dù bà có tới nửa triệu học trò và hàng ngàn bệnh nhân).
Thông tin về cuộc đời bà Lịch không nhiều: Bà mồ côi mẹ từ nhỏ, cha lấy vợ lẽ. Quê quán của bà cũng chỉ được bà nhắc tới hồi còn sống là ở vùng Ý Yên (Nam Định).
Gặp mấy năm đói kém mất mùa, bà Lịch - khi ấy là cô bé Thanh mới 11 tuổi đã theo người làng cuốc bộ, bỏ xứ vào Nam kiếm miếng ăn. Họ ban ngày vừa đi vừa xin ăn, ban đêm ghé đình chùa, bờ bụi… ngủ. Gần 2 năm trời họ mới vào đến Bình Dương xin làm công nhân trong đồn điền cao su. Nhưng vì đói khổ đường dài lâu ngày, chẳng đồn điền cao su nào nhận cô bé đen nhẻm, còi cọc mới 13 tuổi vào làm cả. Bé Thanh vạ vật ra chợ xin ăn, may được võ sư họ Huỳnh ở Bình Định vào lập nghiệp ở Bình Dương thương xót đón về cho làm giúp việc trong lò võ.
Vị võ sư có một võ đường lớn, thấy cô bé giúp việc ngoan ngoãn, chăm chỉ, lại có năng khiếu học võ nên đã nhận làm con nuôi, cho học võ và đổi tên cho con nuôi thành Huỳnh Thị Lịch.
Lớn hơn cô Lịch được một bác sĩ Pháp nhận vào làm y tá phụ mổ tại Bệnh viện Hỏa Xa. Nhờ kiến thức võ thuật tốt nên đã cô Lịch làm ông bác sĩ kinh ngạc vì sự thông thạo các đường kinh lạc và hiểu rõ tác dụng của các huyệt đạo trên cơ thể người. Vì thế ông đã đưa cô Lịch về làm quản gia, kiêm gia sư cho các con mình.
Năm 18 tuổi cô Lịch kết hôm với anh Trần Văn Hải, người Củ Chi – là một chiến sĩ quân báo cách mạng. Năm 1948 cơ sở bại lộ, ông Hải đã hy sinh anh dũng, bà Lịch ôm 3 đứa con nhỏ xíu trốn về Đồng Tháp Mười, tiếp tục hoạt động cách mạng và bi kịch liên tục “tấn công” góa phụ bất hạnh này. Cô con gái 13 tuổi đã bị bọn Tây bắt cóc đem ra cánh đồng cưỡng hiếp rồi giết chết. Nỗi đau chưa nguôi thì giặc càn quét vào Đồng Tháp Mười. Bà đưa con theo du kích quân trốn ra bờ sông. Vì hai con trai bé bỏng khóc nên bà sợ nhiều người sẽ mất mạng khi giặc phát hiện, nên đành bóp mũi con cùng ngụp xuống sông. Khi giặc đi qua kéo lên thì hai con đã tắt thở…
2. Từ người giúp việc thành “thánh y”
Tang tóc liên tục và kinh hoàng đã đánh gục bà Lịch thành người mất trí, lang thang khắp Sài Gòn gọi tên các con. May mắn vị bác sĩ người Pháp tốt bụng gặp lại và nhận ra bà đã đưa về điều trị và một thời gian sau bà Lịch trở lại bình thường. Vị bác sĩ này đã đưa bà theo sang Pháp. Nhờ trí thông minh, đặc biệt là tài học nhanh nhớ lâu nên bà đã tìm đủ mọi cách học lỏm nghề từ ông chủ và bạn bè của ông.
Nhờ có vốn tiếng Pháp, lại chăm chỉ làm việc nên bà dễ dàng kiếm được việc làm và phiêu bạt tới tận biên giới Ấn Độ, giáp Pakistan. Ở đây bà Lịch gặp một vị đạo sĩ tu ở một ngôi chùa trong núi có kỳ tài bấm huyệt chữa bệnh, được dân coi như thánh nhân. Chứng kiến ông chữa cho người câm tự dưng bật ra tiếng nói, đang điếc bỗng nghe được, đang chống nạng thì bỏ nạng đứng lên đi… bà rất muốn theo học. Nhờ am hiểu kinh lạc nên bà nhanh chóng trở thành học trò của đạo sĩ, hàng ngày chuyên tâm học hỏi và thực hành bấm huyệt chữa bệnh cho mọi người. 
Được 12 năm học hỏi bên thầy thì vị đạo sĩ tận số, gọi bà lại truyền cho một cuốn sách bí truyền, và dặn: “Muốn cảm thụ được hết kiến thức về môn bấm huyệt kỳ tài này để giúp đời, con cần loại bỏ lòng tham, thù hận,  trị bệnh cứu nhân độ thế, không được lấy tiền của thiên hạ, thì mới thành công”. Sau khi vị đạo sĩ qua đời, một năm liền bà Lịch hàng ngày ngồi bên mộ thầy, tập trung vừa học, vừa trị bệnh và trở thành truyền nhân duy nhất của vị đạo sĩ bí ẩn.
Nhiều học trò của bà Lịch vẫn nhớ câu chuyện “học nghề” của bà hồi trẻ. Bà hay dùng chiếc gương nhỏ phản chiếu để học lén. Khi bị ông chủ phát hiện, bà lo lắng nhưng rất bình tĩnh trả lời những câu hỏi của ông chủ. Không dè ông chủ từ không vui, chuyển sang ngạc nhiên, rồi cảm thương ý chí và nghị lực của bà mà không phạt, còn truyền nghề cho bà.
Nhờ được gặp đạo sư thánh nhân, lại chí tâm thu thập kiến thức và bằng thực tế cứu người nên bà Lịch nhanh chóng kế thừa được tinh hoa của nhiều thế hệ và nhiều dân tộc, đúc rút thành cách chữa bấm huyệt độc đáo mà bà gọi là Thập thủ đạo (bấm huyệt dựa vào kinh mạch trên 10 ngón tay, chân – có nơi còn gọi là thập chỉ đạo).
Sau 12 năm phiêu bạt Lịch trở về nước làm nữ cứu thương trong chiến khu Đ, rồi y tá trong bệnh viện công giáo… Ở đâu cũng đem những ngón tay điêu luyện và lòng nhân ái cứu giúp người, đặc biệt là trẻ em mồ côi, người tàn tật, người nghèo khó… hoàn toàn với cái TÂM không vì lợi lộc riêng. Nhiều bệnh nhân cảm kích tặng tiền, hay vật chất đều làm từ thiện hết. Dù sống trong căn nhà tuềnh toàng, thiếu thốn đủ thứ, nhưng vẫn luôn dạy học trò rằng: Chỉ những người có TÂM trong sáng, cứu người không vụ lợi mới học được môn bấm huyệt Thập thủ đạo. Bà Lịch chữa trị rất hiệu quả các chứng bệnh thường gặp, nhất là 6 bệnh: Bại liệt, động kinh, bướu cổ, câm điếc, đau cột sống, hen suyễn.
Từ cô bé Thanh làm người giúp việc, nhờ tài và tâm đức Lịch dần trở thành dì Sáu Lịch, bà lang Hàng Xanh nổi tiếng, rồi được truyền tụng là “thánh y” rộng mở vòng tay cho bệnh nhân khắp nơi tìm đến:
Quan Âm Bồ Tát tảo tần
Nghiêng bàn tay xuống cõi trần thương đau...
3. Truyền nhân Thập thủ đạo
Cụ Lịch có hàng ngàn học trò là người Việt, người nước ngoài, nhưng ở phía Bắc hiện chỉ có Lương y Lê Minh và Tiến sĩ Y khoa Trần Thống Nhất nắm giữ được các bí truyền của Thập thủ đạo.
Năm 2007 cụ Lịch mất, phương pháp bấm huyệt chữa bệnh Thập thủ đạo chìm vào quên lãng. Các truyền nhân của cụ tứ tán, hầu như về “ở ẩn” chữa bệnh, nhưng họ vẫn trân trọng những thói quen, nguyên tắc và quy trình chữa bệnh rất nhân văn của cụ Lịch: Ai có tiền thì trả, không có thì cứ về, chứ không đòi hỏi bệnh nhân.
Năm 2011, nhận lời mời của Trung tâm Nghiên Cứu Tiềm Năng Con Người (nay là Viện Nghiên cứu Ứng dụng tiềm năng con người), Lương y Lê Minh và Tiến sĩ Y khoa Trần Thống Nhất đã giới thiệu bộ môn bấm huyệt Thập Thủ Đạo và phổ biến ra toàn thể cộng đồng. Ngay lập tức phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc Thập thủ đạo đơn giản, dễ học, dễ ứng dụng và hiệu quả đã thu hút rất nhiều người học.
Tiến sĩ Trần Thống Nhất giải thích, nhiều người cho Thập thủ đạo bấm huyệt chữa bệnh là thần bí, khó hiểu. Nhưng nên hiểu đơn giản là: Máu là gốc của sự sống. Bộ phận nào trên cơ thể ít được bơm máu, hoặc không được máu  nuôi dưỡng thì sẽ là  “điểm đen ” trong cơ thể sống và thành bệnh. Bí thuật của Thập thủ đạo là dùng phối hợp các khóa và cách bấm huyệt kích thích hệ tuần hoàn dẫn máu đến đúng những “điểm đen; phục hồi dần dần tuần hoàn của vùng đó để chữa bệnh” (lý giải vì sao có thể bấm huyệt cho người teo cơ, bại liệt khỏe lại, người bị điếc nghe được, bị câm nói được…). Tuy Thập thủ đạo kỳ diệu, nhưng theo cơ chế trên thì không phải bệnh nào bấm huyệt cũng khỏi, mà hiệu quả nhất là bệnh liên quan đến việc lưu chuyển máu kém.
Hai ông Lê Minh và Trần Thống Nhất đã kiên nhẫn “cầm tay, chỉ việc” dạy từng người tự khai thông các huyệt đạo, làm nóng ấm cơ thể… và tự chữa một số bệnh thông thường rất hiệu quả… Vì vậy Thập thủ đạo đã lan truyền mạnh thành phong trào từ mấy năm nay ở Hà Nội. Lương y Lê Minh đã 78 tuổi, ông rất khỏe mạnh và nhanh nhẹn. Đôi tay ông săn chắc, các ngón cứng như thép. Cứ một tay ông khóa huyệt, tay kia bấm lần lượt các huyệt đạo dẻo thoăn thoắt trên cơ thể bệnh nhân. Chỉ ít phút là các triệu chứng đau cổ vai gáy, cột sống, viêm khớp, cảm cúm…thuyên giảm.  Nhiều trường hợp bệnh nặng mãn tính như mất ngủ, bại liệt, cứng khớp, viêm quanh khớp vai… cũng được giảm dần và khỏi hẳn. Lương y Lê Minh kể, có người bị đau cứng cổ vai gáy chữa trị rất nhiều nơi từ 20 năm nay không khỏi, nhưng tới ông chỉ khai thông 12 huyệt cơ bản, bấm một số huyệt… sau 3 lần chữa anh ta đã khỏi các triệu chứng, khiến vợ anh vất vả bao năm đưa chồng đi bệnh viện đã trào nước mắt vì cảm phục.
Ông Lê Minh có khá nhiều bệnh nhân ngoại quốc, đáng chú ý là bệnh nhân người Anh (lấy vợ Việt và đang làm việc ở Nam Định) mùa đông nào cũng “bắt” vợ đưa lên Hà Nội, leo lên căn gác phố cổ để được “đôi bàn tay kỳ diệu” của ông Lê Minh chữa trị. Anh ta còn thích thú giới thiệu các đồng hương đến chữa bệnh “kiểu Việt Nam”… Học trò của ông Lê Minh từ nước ngoài về thụ giáo rồi đem Thập thủ đạo ra nước ngoài mưu sinh. Đặc biệt ông Lê Minh đang truyền dạy Thập thủ đạo cho một số người mù học nghề để họ giúp đời và có thêm thu nhập.
4. Nét độc đáo của Thập thủ đạo
Theo Tiến sĩ Trần Thống Nhất, Thập thủ đạo có nhiều điểm rất độc đáo so với các phương pháp chữa bệnh khác. Nó không sử dụng các huyệt châm cứu thông thường. Ngay những kiến thức tây y thuần tuý cũng khó giải thích, nhưng đã điều trị chứng suyễn, cao huyết áp, mất ngủ... rất hiệu quả.
Đầu tiên Thập thủ đạo bắt buộc học trò khai thông huyệt đạo (tùy theo sức khỏe của bệnh nhân) để khởi động cho cơ thể chịu sự bấm huyệt, không gây phản xạ co cứng cơ. Nếu người bệnh tăng xông (huyết áp ) thấp thì phải bấm để đẩy lên, còn tăng xông cao thì lại bấm để đưa xuống. Có bấm huyệt đúng thì bệnh nhân mới không bị ngất.
Nét khác biệt nữa là người chữa một tay bấm thì tay kia luôn giữ khoá huyệt (như bấm nốt đàn), tay kia bấm huyệt (như gẩy dây đàn). Có khoảng 40 loại khóa trong đó 4 loại khoá chính là khoá hổ khẩu (cổ tay), khoá khô khốc (cổ chân), khoá cơ bản (ngón tay), khoá bí huyền (đầu gối). Khoá nhằm tăng cường hoặc hãm phanh các kích thích và cho phép tăng cường khí huyết đến vùng bệnh đúng theo ý của người chữa bệnh  và  vừa sức với bệnh nhân.
Đặc biệt Thập thủ đạo sử dụng các huyệt hồi sinh (bắt nguồn từ Ấn Độ) để trợ sức, có tác dụng cấp cứu. Nếu bệnh nhân yếu, có thể dùng thủ pháp Biến điện - dùng ngón cái bấm, hoặc day trên một số huyệt trong một thời gian nhất định với tâm niệm “tập trung truyền sinh lực vào người bệnh”. Biến điện chỉ được dùng khi người chữa thực sự khoẻ mạnh. Sau vài động tác bấm nhẹ nhàng mặt bệnh nhân đã túa mồ hôi, đỏ bừng như chạy thể dục.
Tuy các thủ pháp day - bấm rất “nhẹ nhàng”, nhưng cụ Lịch đã phải học mất 12 năm. Còn các truyền nhân thì rất dày công học vận khí lực để bấm trúng huyệt mà không đau mới chữa được bệnh.
Gần đây, Tiến sĩ Trần Thống Nhất đã sưu tầm và dựng nhiều clip dạy học trò hiểu rõ về cơ thể người, về cơ xương khớp và vận hành tuần hoàn… để giúp học viên vận dụng chữa bệnh tốt hơn, đồng thời cho mọi người thấy môn bấm huyệt Thập thủ đạo rất khoa học, chứ không dị đoan như suy nghĩ của một số người.
Theo Lương y Lê Minh, Thập thủ đạo sử dụng vọng, văn, vấn, thiết của Đông y để chẩn bệnh. Vọng là quan sát hình thái, sắc mặt…; Văn là nghe tiếng nói, tiếng ho,  tiếng thở… ; Ngửi là ngửi khí vị (ngửi hơi thở, mồ hôi…); Vấn là hỏi (để biết họ nóng, lạnh, vị trí đau…); Thiết là sờ nắn (bụng, lòng bàn chân, tay, vùng bị bệnh, bắt mạch…), nhằm đánh giá thể trạng rồi mới chẩn bệnh. Ai yếu, hoặc bệnh không quen chữa thì không nên nhận; Nếu mạch khoẻ, bấm không sợ bệnh nhân ngất xỉu thì mới nhận chữa. Vừa bấm huyệt, vừa theo dõi tác dụng của bấm có chuyển biến sắc mặt không, từ đó điều chỉnh cường độ và trường độ bấm huyệt. Lương y Lê Minh sử dụng nhiều về mạch. Ông giải thích rằng, trong Tây y đếm mạch nhanh - chậm, Đông y ngoài việc chẩn mạch rất phức tạp họ còn dựa vào tĩnh mạch ở ngón tay (chỉ văn) để chẩn bệnh. Thập thủ đạo dựa vào vị trí di lệch của ven để xem xét các hình dạng ứ đọng máu của các tĩnh mạch để suy ra vùng tổn thương. Lý luận dẫn máu của Thập thủ đạo cũng đặc biệt: Dồn máu xuống, đưa máu lên (thay máu ở vùng bệnh) và dùng thủ thuật bấm huyệt day, xoa, nắn cho khối cơ di chuyển, dẫn máu xuống chỗ trũng, giảm sưng cứng.
Nét độc đáo nữa ở chỗ bấm từ đầu ngón chân, ngón tay cho các cơ di chuyển, co giật nhằm để đẩy máu và hiệu quả rất tốt (chứ ít day bấm xoa bóp tại chỗ gây đau, khó làm).
Lương y Lê Minh ngậm ngùi: Bấm huyệt Thập thủ đạo hỗ trợ chữa bệnh rất hiệu quả. Hiện ông vẫn đang tìm truyền nhân để trao lại những kiến thức Thập thủ đạo học được từ cụ Lịch. Các truyền nhân của cụ Lịch giờ đã già hết, họ không còn bị ảnh hưởng bởi danh và lợi, mà chỉ cần tìm học trò có tâm đức, trí tuệ, và lòng kiên trì để kế thừa, kẻo Thập thủ đạo mà thất truyền thì… tiếc lắm. Nhưng tìm được truyền nhân đâu có dễ, bởi ngoài giàu tình yêu thương, tâm huyết, họ cần có giữ cái TÂM trong sạch, cần phải thương yêu bệnh nhân  và phải có cảm nhận nỗi đau của bệnh nhân là cái đau của chính bản thân mình.
Hành nghề hơn 40 năm (từ 1960 - 2007) cụ Lịch chữa bệnh cho rất nhiều người. Lượng bệnh nhân của bà không thống kê hết, nhưng năm 1983 đã có ngót 200 chiếc nạng và hàng chục chiếc xe lăn của bệnh nhân bỏ lại nhà bà sau khi được giải thoát bệnh tật.
Ngày 29/2/1992 cựu Bộ trưởng Bộ Y tế, Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng đã viết thư gửi Lương y Huỳnh Thị Lịch với những lời cảm kích (xin trích đăng):
Tôi phục cô ở chỗ có lòng tự hào dân tộc, nhân từ, đạo đức, lo cho nhân dân, lấy chân lý làm vinh, làm lương y với đôi tay thần luyện, với lòng thương bao la không biên giới.
Thương Cô ở chỗ: Chưa thoát hết trần tục, còn vấn vương chưa được tuyên dương công nhận, chưa thấy rằng nhân dân công nhận là tối cao, tột đỉnh. Nhà nước làm sao thấy hết được sự việc của nhân dân đã làm. Địa vị của nhà nước ban chẳng qua là phù vân của xã hội. Ban hay không ban, mình cứ việc làm tròn nhiệm vụ đối với nhân dân.
…Rồi phải tập hợp học trò cũ lại, viết lại kỹ thuật khám bệnh tài tình, học trò chưa hiểu rõ, lựa chọn người tiến bộ để đào tạo huấn luyện viên đặc biệt sẽ nối nghiệp Cô...

H D

BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG TỔNG HỢP CỦA BÀ PHAN THỊ TRANH

Bài đã đăng ở Kỷ yếu Hội thảo Viện NC&WD TNCN

BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ  PHƯƠNG PHÁP
TÁC ĐỘNG TỔNG HỢP CỦA BÀ PHAN THỊ TRANH ĐỐI
VỚI VIỆC NÂNG CAO SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
   VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

                     GS TS  Đoàn Xuân Mượu, GS TSKH Phan Đăng Nhật
PGS TS Nguyễn Thị Ngọc Quyên, NNC Nguyễn Phúc Giác Hải,
  TS BS Trần Thống Nhất, Tạ Mai và Đặng Vũ Trường Phúc

1.     ĐẶT VẤN ĐẾ:

          Đã nhiều năm nay, bà Phan Thị Tranh ở thôn Viên Du, xã Thanh Vân, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc có khả năng đặc biệt là dùng tiếng hát, bắt tay truyền năng lượng, cho uống trà mát đã giúp đỡ được rất nhiều người tăng cường sức khỏe và đẩy lùi bệnh tật của họ, trong đó có bệnh u bướu lành và ác.Trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng xuất hiện các  cuộc tranh luận về khả năng chữa bệnh của bà Tranh. Những cuộc tranh luận này cho đến nay vẫn chưa có được sự công nhận hay lý giải một cách thỏa đáng từ phía các nhà khoa học hay các cơ quan nghiên cứu. Vì mâu thuẫn này mà, thậm chí, đã dẫn đến xung đột ở làng xã, làm mất trật tự an ninh xã hội.
Vì vậy chúng ta cần thiết phải nghiên cứu để xác định rõ khả năng và giới hạn của bà Tranh trong việc nâng cao sức khỏe đẩy lùi bệnh tật cho nhân dân để làm tham mưu cho các nhà quản lý và cho nhân dân hiểu rõ:  thực chất phương pháp của bà Tranh sẽ giúp họ giảm bớt được bệnh tật như thế nào.

2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI:
2.1. Bước đầu đánh giá hiệu quả của phương pháp tác động tổng hợp (nói chuyện, nghe hát, bắt tay, cho uống trà mát) của bà Phan Thị Tranh đối với sức khỏe của cộng đồng bằng phương pháp thống kê các dữ liệu từ phiếu khảo sát ý kiến của người dân đã đến nhờ bà Tranh tác động.
2.2. Từ kết quả thu được tiến hành khảo cứu lại trên hồ sơ một số trường hợp tiêu biểu và đánh giá các kết quả khảo cứu đó.
2.3. Xuất phát từ các kết quả thống kê và khảo cứu, thiết kế ra:  Đề cương nghiên cứu khoa học về Phương pháp tác động tổng hợp của bà Tranh đối với các nhóm bệnh cụ thể nào đó theo tiêu chuẩn của Tây Y và dưới sự tham gia, giám sát của các giáo sư bác sĩ Tây và Đông Y.

3. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:
3.1. Phát phiếu khảo sát cho những người đến nhà bà Tranh trong hai  tháng 7-8.2013 (trong phiếu khảo sát  có các thông tin về: họ tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ, điện thoại, quá trình và kết quả của việc được bà Tranh tác động đối với sức khỏe của người được khảo sát…)
3.2. Thống kê các kết quả thu được
3.3. Khảo cứu lại 20 trường hợp cụ thể
3.4. Dựa vào kết quả khảo sát và khảo cứu lại, tham khảo các tài liệu trong và ngoài nước viết ra Đề cương Nghiên cứu khoa học.

4. KẾT QUẢ THỐNG KÊ VÀ PHÂN TÍCH SƠ BỘ
Trong 2 tháng 7-8 năm 2013, chúng tôi nhận được hơn 400 phiếu khảo sát của người dân khắp nơi gửi về Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người, báo cáo về kết quả của việc bà Phan Thị Tranh ở thôn Viên Du, xã Thanh Vân, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc dùng tiếng hát, bắt tay và cho uống trà mát để nâng cao sức khỏe và đẩy lùi bệnh tật của con người .
Chúng tôi tiến hành xem xét và vào hồ sơ máy tính, phân tích 400 phiếu khảo sát và có kết quả như sau:
4.1.Giới tính:
Nam: 94 người (23,5 %)
Nữ:  306 người (76,5%)
4.2.Địa dư:
Tỉnh Vĩnh Phúc: 322 người, (80,5%)
Thành phố Vĩnh Yên: 50 người (12,5%)
Huyện Tam Dương: 169 người, (42,25%)
Xã Thanh Vân: 59 người , (14,75%)
Trong đó Thôn Viên Du: 57 người , (14,25%)
( Sau đó chúng tôi đã nhận thêm 40 lá thư nữa của dân  thôn Viên Du nhưng chưa đưa vào thống kê này)
4.3. Nhóm bệnh tật: (xếp theo số lượng)                        
4.3.1.U bướu lành tính: 55 người , (13,75%)
  Trong đó U vú : 16 người, U tử cung: 9 người, U vùng cổ : 7 người – Bazedow : 2           người, Bướu cổ : 3 người, U não : 7 người, U máu : 3 người, U phổi : 2 người ….
4.3.2. Cơ xương khớp:   50 người, (12,5%)
4.3.3. Tiêu hóa:               47 người, (11,75%)
          Trong đó có các bệnh về dạ dày, đại tràng, viêm gan (viêm gan B: 5 người), sỏi mật, sỏi tụy…
4.3.4. Hô hấp:                  26 người (6,5%)
Trong đó Viêm mũi dị ứng : 6 người, Viêm xoang : 5 người, Hen : 3 người …
4.3.5. Ung thư:                23 người (5,75%)
Trong đó các bệnh Ung thư máu : 6 người, Ung thư phổi : 4 người, Ung thư dạ dày: 2 người, Ung thư tử cung: 2 người, Ung thư đại tràng, tuyến giáp, vòm, vú, xương, mũi mỗi loại 1 người.
          (nếu cộng U lành và U ác tính : 78 người (19,5%)
4.3.6. Tim mạch:            21 người (5,25%)
Trong đó hẹp, hở van tim : 6 người, Cao huyết áp : 4, Tai biến mạch máu não 2 người, hẹp mạch vành : 2 người ….
4.3.7. Hiếm muộn, thai sản : 18 người (4,5%)
  Trong đó có hiếm muộn : 9 người, xin đẻ con trai : 6 người…
4.3.8.   Da liễu:                  16 người (4%)
  Trong đó có Tổ đỉa, Vẩy nến : 6 người …
4.3.9. Tiết niệu :              11 người (2,75%)
4.3.10.Chấn Thương: 10 người
4.3.11. Nhóm các bệnh khác ( dưới 10 người )
  Nhiễm Trùng: 8 người,
  Chuyển hóa: 8 người trong đó Tiểu đường : 4 người.
  Mắc nhiều bệnh: 8 người,,
  Tai nạn 5 người,
  Liệt dây TK7: 3 người, Viêm dây TK5: 1 người,
  Sidda + HIV: 3 người
  Lupus 2 người, , ….. và các bệnh khác  mỗi bệnh có 1 đến 2 người

4.4.Liên quan đến các vấn đề xã hội : 28 người (7%)
4.5.Liên quan đến việc chữa cho xúc vật: Rất nhiều

5. NHẬN XÉT KẾT QUẢ THỐNG KÊ:
Giới tính: nữ chiếm ¾ số người
Địa dư: tỉnh Vĩnh Phúc chiếm 4/5. Như vậy, người đến nhà bà Tranh đại đa số là ở ngay tại tỉnh nhà.
Huyện Tam Dương cũng có tới 42% số lượng người
Xã Thôn Viên Du có 57 người (hiện nay chúng tôi đã nhận được thư gửi thêm,tổng số lên tới gần 100 lá thư - như vậy chứng tỏ ngay tại thôn Viên Du cũng có rất nhiều người tin tưởng vào bà )
Nhóm bệnh: bà hỗ trợ rất nhiều loại bệnh trong đó nổi lên các nhóm bệnh - U bướu lành tính, ác tính (nếu cộng cả 2 nhóm thì có tới gần 1/5 tổng số (19,5%) các trường hợp. Sau đó là nhóm Tiêu hóa, Xương khớp, Hô Hấp, Tim Mạch, Hiếm Muộn và các nhóm bệnh khác. Điều này sẽ giúp chúng ta thiết kế các nhóm bệnh trong nghiên cứu sắp tới cho chính xác.

6. KHẢO CỨU LẠI MỘT SỐ BỆNH NHÂN
Vì hoàn toàn không có kinh phí nghiên cứu nên chúng tôi chỉ gọi điện, gặp gỡ trực tiếp, thu thập các phiếu xét nghiệm, giấy ra viện… một số bệnh nhân để kiểm chứng lại, kết quả như sau:
6.1. Lê Nguyên T: 66 tuổi, bác sĩ, nguyên GĐ BV ĐK Sơn La,
Chẩn đoán: Thông động – tĩnh mạch não giữa vùng Chẩm phải bẩm sinh. Bị tụ máu ở đó vào tháng 12.2012. Đã mổ dao Gamma, không thành công. Vẫn động kinh.
  Tác động: Nghe hát, dùng trà mát 2-3  tháng.
Kết quả: Hiện tại ngủ được. động kinh ít đi. Chân trái đi khỏe hơn lên. Đặc biệt tay trái rất đau, hạn chế cử động, điều trị 15-16 năm không đỡ. Nay đã khỏi được 90%
6.2. Nguyễn Đắc H: 51 tuổi, bác sĩ, PGĐ BV ĐK Vĩnh Tường-Vĩnh Phúc,                     Chẩn đoán : sinh thiết: U lympho tế bào B  lớn ác tính không phải Hodgkin, xâm nhập khớp háng, đi lại đau đớn khó khăn
Tác động : bắt tay, nghe hát, đắp lá, dùng trà mát từ tháng 3.2013
Kết quả: khỏe hẳn lên. hết đau, đi lại bình thường, đi làm lại . Chụp phim CT thấy xâm lấn dừng lại. PET–CT vẫn còn ít tổn thương
6.3.Trần Q: 26 tuổi, bác sĩ  BV ĐK Phú Thọ,
Chẩn đoán: bệnh hô hấp, hen từ nhỏ
Tác động bắt tay, nghe hát, dùng trà mát,…
Kết quả: từ nhỏ người yếu ớt, nay khỏe mạnh, nhờ cô Tranh giúp nên rất có nghị lực trong cuộc 
6.4. Phạm Thị M: 65 tuổi, nguyên bác sĩ Trung Tâm Y Tế quận Hồng Bàng, Hải Phòng ,
Chẩn đoán: U mỡ ở khớp vai trái đã 20 năm, gần đây to lên, rất khó chịu, 3x2,5 cm, định đi mổ
Tác động: bắt tay, nghe hát, uống lá mát
Kết quả : u teo đi còn khoảng 1 cm, không nhìn  thấy nữa.
6.5. Huỳnh Ngọc M, 58 tuổi, lái xe, Thủ Dầu Một
Chẩn đoán: MRI, Sinh thiết: Ung thư phổi trái (Adenocarcinome), đã điều trị ở Singapor không đỡ, người gầy yếu, suy kiệt.
Tác động: bắt tay, nghe hát, uống lá mát
Kết quả: sau 24 ngày lên 6 kg, người khỏe ra 70%, không ho ra máu, ăn ngủ tốt. Khối u nhỏ đi từ 49 xuống còn 30x40. Khi bà Tranh bị dừng làm việc, ông không được tác động nữa nên sau đó bị nghi di căn não, hủy xương sườn 4 bên phải, được một thời gian thì từ trần
6.6. Đoàn Thị Diệu H, 28 tuổi, diễn viên, Triệu Sơn, Thanh Hóa
Chẩn đoán: MRI: Ung thư gan đa ổ giai đoạn cuối, αFP 42582ηg/ml
Tác động: bắt tay, nghe hát, uống lá mát
Kết quả: 1 tháng đã tăng cân, người khỏe mạnh, nay đã đi biểu diễn hát lại. Khối u to nhất  giảm từ 10 cm xuống 3 cm, AFP từ 32540 xuống 3000ng/ml.
 6.7. Trần Hữu G, 75 tuổi, nhân dân, Diễn Châu, Nghệ An
Chẩn đoán: sinh thiết: ung thư biểu mô di căn hạch thượng đòn trái. Không tìm thấy khối u nguyên phát
Tác động: bắt tay, nghe hát, uống trà mát
Kết quả: sau 1 tháng khối u hạch giảm từ 1,6cm x 0, 9cm xuống còn 1 cm, người khỏe lên. Xét nghiệm tế bào học chẩn đoán:  hạch viêm mãn tính
6.8. Trần Văn B, 11 tuổi, Yên Lư, Yên Dũng, Hà Bắc
Chẩn đoán : bệnh Lympho – Tổ chức bào thực bào máu (hội chứng thực bào máu- xét nghiệm tại  Viện Nhi Trung Ương), gày, yếu, bụng to, không đi được.
Tác động: bắt tay, nghe hát, uống trà mát
Kết quả: bụng xẹp, sau 13 ngày đã đi lại được, tăng 2 kg. Hiện nay sức khỏe bình thường, vẫn đi học. .
6.9. Tạ Thị T: 28 tuổi, Liên Hạc, Mê Linh, Hà Nội Chẩn đoán : Lupus ban đỏ, viêm cầu thận, viêm gan, sốt kéo dài, rụng tóc… Điều trị tây y không đỡ.
Tác động: bắt tay, nghe hát, uống trà mát.
Kết quả: cách đây 4 năm sau khi uống thuốc 3 đợt thì đi làm được. Hiện nay sức khỏe bình thường. Vừa khám lại: các chỉ số XN bình thường, (hứa sẽ gửi lại XN)
6.10. Nguyễn Thị L: 42 tuổi, dược sỹ trung cấp, P. Hồng Hà, TP Hạ Long
Chẩn đoán: đa polyp đại tràng, mổ 6 lần không liền vết mổ, người suy kiệt
Tác động: bắt tay, nghe hát, uống trà mát
Kết quả: vết mổ lành 50%, dịch ra ít, không phải dùng móc phin và thuốc ngủ, người khỏe ra nhiều. (Có ảnh)
6.11. Vũ Quốc Th, 32 tuổi, công nhân, thôn Mai Trai, xã Vạn Thắng, Hà Bắc
Chẩn đoán: Viêm gan B (HBsAg +, real-time HBV-DNA 3,7x10mux3 (20-12-2011)
Tác động: bắt tay, nghe hát, uống trà mát
Kết quả: sau 1 tháng người khỏe hẳn, nay đã đỡ rất nhiều
6.12.Đặng Xuân Tr, 41 tuổi, phường Hiệp Thành, quận 12, TP Hồ Chí Minh
Chẩn đoán: Lao phổi, sức khỏe kiệt quệ
Tác động: bắt tay, nghe hát, uống trà mát
Kết quả: hồi sinh từng ngày, hiện sức khỏe  tốt, vui vẻ
6.13. Nguyễn hữu Ng, 91 tuổi, phó giám đốc sở Xây dựng về hưu,  45/14 Huyền   Trân Công Chúa, Vũng Tàu
Chẩn đoán: mất trí nhớ
Tác động: bắt tay, nghe hát, uống trà mát
Kết quả: khôi phục trí nhớ, nhớ lại toàn bộ  thơ chữ Hán và chữ Pháp, ăn ngủ tốt
6.14. Lê Thị L, 28 tuổi, nhân dân,  Mai Trai, Vạn Thắng, Ba Vì, Hà Nội
Chẩn đoán : MRI: nhồi máu não mới đa ổ nhân bèo, nhân đuôi và cạnh não thất bên phải, Tai biến mạch máu não. Co giật, liệt nửa người trái, hôn mê
Tác động: bắt tay, nghe hát, uống trà mát
Kết quả: chồng uống hộ nước lá khế có kết quả tức thì, sau 20 phút bệnh nhân  tỉnh lại, phục hồi rất nhanh. Hiện nay sức khỏe ổn định, đi làm bình thường.
6.15. Nguyễn Thị Nh, 59 tuổi, về hưu, TP Hạ Long, Quảng Ninh
Chẩn đoán: Tiểu đường, huyết áp cao, di chứng sau 2 lần tai biến mạch máu não. Đi lại run, có người kèm, người lơ mơ
Tác động: bắt tay, nghe hát, uống trà mát
Kết quả: sau 15 ngày hết run, tự đi được, ăn ngủ ngon. Hiện nay sức khỏe phục hồi 80%, chỉ uống thuốc nam chữa tiểu đường, hàng ngày đi bộ 2km tập thể dục
6.16. Không Thị M, 62 tuổi, về hưu, Cầu Ô lãnh, TP Hồ Chí Minh
Chẩn đoán: thoái hóa khớp gối, suy tĩnh mạch. 2 chân xưng to, đau nhức, khó đi lại.
Tác động: bắt tay, nghe hát, uống trà mát
Kết quả : 2 chân nhỏ đi rất nhiều, đi lại bình thường, đi lễ các nơi. Vừa ra thăm bà Tranh
6.17. Trần Kiều Tr, 8 tháng, Duy Phiên, Tam Dương, Vĩnh Phú
Chẩn đoán : hóa cơ ức đòn chũm phải (KT 32x16)
Tác động: bắt tay, nghe hát, uống trà mát
Kết quả: mẹ uống trà hộ con, sau 2 tháng khỏi hoàn toàn
6.18.Trần Ngh, 34 tuổi, bộ đội, Duy Phiên, Tam Dương, Vĩnh Phú
Chẩn đoán: sinh thiết: Vảy nến thể chấm (có ảnh giữa khi điều trị và ảnh hiện nay)
Tác động: bắt tay, nghe hát, uống trà mát
Kết quả: Sau 1 năm khỏi 80%
6.19. Nguyễn Văn T, 30 tuổi, nhân viên y tế, Viên Du, Thanh Vân, Tam Dương, Vĩnh Phú
Chẩn đoán: thoát vị bẹn cấp tính,  có chỉ định mổ cấp cứu (có ảnh trong và sau khi bà Tranh tác động)
Tác động: Truyền năng lượng trực tiếp,
Kết quả: sau 1 lần truyền năng lượng đã đứng dậy đi lại được. 4 ngày sau khỏi hẳn
6.20. Nguyễn Thị Thu H, 53 tuổi, kế toán, 11 B Tôn Đản, Hà Nội
Chẩn đoán: lupus ban đỏ, mặt có ban đỏ hình cánh bướm, xét nghiệm DNA và ANA đều dương tính
Tác động: bắt tay, nghe hát, uống trà mát
Kết quả: sau 16 ngày nghe hát 58 bài, mặt hết ban đỏ. Đi xét nghiệm lại kết quả DNA và ANA đều âm tính.

7. PHÂN LOẠI 20 TRƯỜNG HỢP KHẢO CỨU THEO NHÓM BỆNH:
- Ung Thư, 5 trường hợp: K máu ( Bs Nguyễn Đắc H. , Trần Văn B.), K phổi  (Huỳnh Ngọc M.), K gan ( Đoàn Thị D. H.), K  Hạch ( Trần Hữu G.)
- U bướu lành tính, 2 trường hợp : U mỡ ? ( Bs Phạm Thị M.), U xơ cơ ức đòn chũm phải ( Trần Kiều Tr.)
- Hô Hấp, 2 trường hợp: Hen ( Bs Trần Q.),  Lao phổi tây y không chữa được ((Đặng Xuân Tr.)
- Lupus ban đỏ, 2 trường hợp:  Tạ Thị T., Nguyễn Thị Thu H.
- Cơ xương khớp, 2 trường hợp:  Bs Lê Nguyên T., Khổng Thị M.
- Viêm Gan B, 1 trường hợp: Vũ Quốc Th.
- Nhiễm trùng sau mổ cắt đại tràng 6 lần, 1 trường hợp: Nguyễn Thị L.
- Vảy nến toàn thân, 1 trường hợp: Trần Ng.
- Mất trí nhớ người già ( (90 tuổi) 1 trường hợp: Nguyễn Hữu Ng.
- Thoát vị bẹn cấp tính có chỉ định mổ 1trường hợp: Nguyễn Văn T.

7. NHẬN XÉT SƠ BỘ NHỮNG KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRONG NHÓM BỆNH NHÂN KHẢO CỨU LẠI
          Với những kết quả tiến triển bệnh hết sức tốt đẹp ở các trường hợp trên, cho phép chúng ta suy luận rằng: năng lượng sinh học tổng hợp từ tiếng hát, bắt tay, ăn lá cây và uống trà mát của bà Tranh đã có tác dụng chống khối u rất mạnh kể cả u ác và u lành, có tác dụng chống viêm cấp và mãn tính đối với cả vi khuẩn (nhiễm trùng mạn, lao) và virus (virus viêm gan B). Tác động rất tốt đến  bệnh tự miễn ( lupus ban đỏ, vảy nến, viêm khớp gối 2 bên), dị ứng (hen). Thoái hóa xương khớp cũng thấy có tác dụng tốt và đặc biệt đẩy cả quai ruột đã chui qua lỗ bẹn trở lại bụng (thoát vị bẹn cấp tính). Tác dụng phục hồi trí nhớ cũng là một điều kỳ diệu.
          Nhưng điều cần thiết là chúng ta phải kiểm chứng được những kết quả trên trong các  nhóm mẫu đủ độ tin cậy trong y học. Lúc đó chúng ta mới có quyền kết luận một số  điều gì đó một cách tương đối chính xác.
          Có một khó khăn nữa là khi làm thực nghiệm ngay tại nhà bà Tranh các người bệnh chỉ đến nghe hát, bắt tay bà Tranh , lấy trà mát rồi về,  khoảng 20 ngày sau mới quay lại, nên rất khó để kết luận là bệnh khỏi do bà Tranh tác động hay là do nguyên nhân khác ?(dùng thêm thuốc khác hay phương thức tác động khác...) . Nhưng từ thực tế quan sát trên bệnh nhân đến nhà bà Tranh chúng tôi thấy,  nếu  “hợp thầy hợp thuốc”,  thì bệnh nhân có những biến chuyển theo chiều hướng tốt nhanh kỳ lạ mà tất cả các phương pháp khác không thể làm được. Đặc biệt trên những bệnh nhân mà Tây y đã lắc, bệnh nhân hết mọi hy vọng mà bà Tranh giúp được họ sống thêm, đỡ đau đớn và không tốn kém thì cũng là một điều rất đáng trân trọng.  Vì vậy chúng tôi đã chọn một đề tài  khó như phần sau sẽ trình bày, với một hy vọng rằng: dù tỷ lệ thành công của nó là 10-15%  đi nữa (càng cao bao nhiêu thì sẽ càng tốt) thì cũng là đáng quí  cho con người rồi.

8.                      XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
          Chúng tôi đã xây dựng đề cương nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả của phương pháp tác động tổng hợp (nói chuyện, bắt tay, nghe hát, cho uống trà mát) của bà Phan Thị Tranh nhằm nâng cao chất lượng và kéo dài cuộc sống trên hai nhóm bệnh bị ung thư phổi và gan”.  Thời gian dự kiến hai năm
Để viết ra được đề cương này chúng tôi đã tham khảo gần 40 luận án thạc sĩ và tiến sĩ và 30 bài báo về phương pháp tiến hành,  các kết quả làm giảm triệu chứng và kéo dài cuộc  sống ở bệnh nhân ung thư của một số phương pháp can thiệp tây y, đồng thời nhờ các giáo sư đầu ngành y đóng góp ý kiến  về đề cương này. Hy vọng các cơ quan chức năng góp ý để sửa nó cho hoàn chỉnh và cơ quan chức năng cho phép tiến hành nghiên cứu.


9.               KẾT LUẬN:

           Bước đầu khảo sát hiệu quả của phương pháp tác động của bà Phan Thị Tranh đối với sức khỏe cộng đồng chúng tôi thấy phương pháp này có tác dụng phục hồi sức khỏe thực sự trên một số nhóm bệnh. Tuy nhiên tỷ lệ thành công là bao nhiêu đối với từng loại bệnh thì cần nghiên cứu. Đặc biệt là tác dụng nâng cao thể trạng, kéo dài thời gian sống trên các bệnh nhân ung thư thì cần nghiên cứu rất kỹ bằng những phương pháp của tây y. Bởi nếu kết quả thành công (dù chỉ 10-15%) thì phương pháp này cũng đã  là một điều rất đáng khuyến khích áp dụng trong công cuộc vô cùng gian lao chống lại bệnh ung thư của nhà nước và nhân dân  ta.