Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

Y HỌC BỔ SUNG VÀ TIỀM NĂNG CON NGƯỜI


Y HỌC BỔ SUNG VÀ TIỀM NĂNG CON NGƯỜI
Thạc sĩ Nguyễn Văn San

1. Phân biệt Y học phương đông và Y học phương tây
Tây y ra đời cùng với nền công nghiệp hóa, chủ nghĩa duy vật và khoa học hiện đại. Tây y nghiên cứu cơ thể con người bằng những công cụ khoa học cực kỳ hiện đại của sinh học, hóa học và vật lý học. Tây y tìm ra những quy luật vận hành của cơ thể, những cơ chế và tác nhân gây bệnh, các cách thức chữa bệnh tuân thủ một cách chặt chẽ và hoàn toàn theo các quy luật hữu hình (nhìn thấy và đo đếm được) của sinh, hóa, lý.
Đông y có nguồn gốc từ xa xưa, cổ truyền, gắn với chủ nghĩa duy tâm, có nhiều yếu tố vô hình. Lục phủ, ngũ tạng của Đông y không đồng nhất với các bộ phận cơ thể của Tây y. Tạng Tâm không phải là quả tim mà là phần vô hình gắn với các chức năng của tim. Vì thế Tạng Tâm vô hình này mới có các tính chất: thuộc hành hỏa, khai khiếu ra lưỡi, chủ thần minh và huyết mạch. Những người tâm thần, tự kỷ, tăng động, thường có vấn đề về tim. Hệ Kinh Lạc là những đường vô hình tỏa khắp toàn thân, liên kết các bộ phận trong cơ thể thành một khối thống nhất, chỉnh thể. Ví dụ Kinh Tâm có một nhánh đi xuống nối với Tiểu Trường, một nhánh đi qua họng lên mắt, một nhánh đi ra nách xuống ngón tay út.
Vậy tại sao những người cổ xưa lại tìm ra được những thứ vô hình này? Khoa học bây giờ thường gắn những kiến thức cổ truyền này với kinh nghiệm lâu đời. Nhưng thực ra không phải vậy, những bậc thầy Đông Y trước kia thực sự đã nhìn thấy được những thứ vô hình này bằng con mắt thứ ba. Con mắt thứ ba chỉ có thể được khai mở thông qua thiền định.
Theo minh sư Patriji[1]: "Thiền định là Hòa quyện vào Hơi thở. Khi ta hòa vào dòng hơi thở tự nhiên và nhẹ nhàng, tâm trí sẽ trở nên trống rỗng. Để làm được điều này, ta cần bắt đầu quan sát hơi thở. Hãy dõi theo hơi thở tự nhiên, nhẹ nhàng của chính mình. Khi hít vào ta nhẩm "tôi đang hít vào", khi thở ra ta nhẩm "tôi đang thở ra". Khi tâm trí gần như trống rỗng, một nguồn năng lượng Vũ trụ to lớn sẽ chảy tràn vào cơ thể của chúng ta. Một tâm trí dạy đặc như "rừng rậm" sẽ khiến cho năng lượng Vũ trụ không vào được cơ thể. Còn khi năng lượng Vũ trụ đã đi vào được cơ thể, kết quả là con mắt thứ ba sẽ được khai mở."
2. Y học bổ sung
Cuối thế kỷ 20 có một loạt những phương pháp y học mới ra đời, chúng có thể có nguồn gốc từ y học cổ truyền, nhưng chúng thực sự muốn thoát ra khỏi những lối mòn cũ, nên đã đi bên lề của các dòng y học chính thống và được gọi là Y học bổ sung. Các phương pháp Y học bổ sung do người Việt Nam khởi xướng và đang được truyền bá rộng rãi là: Diện Chẩn của thầy Bùi Quốc Châu, Thập Thủ Đạo của bà Huỳnh Thị Lịch và Khí Công Y Đạo của thầy Đỗ Đức Ngọc.
Tại sao Y học bổ sung lại càng ngày càng được quan tâm rộng rãi đến như vậy? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy tiếp tục câu truyện về cơ thể vô hình.
Bao bọc xung quanh cơ thể chúng ta có một trường năng lượng sinh học, hay vầng hào quang mà chỉ những người đã khai mở con mắt thứ ba mới nhìn thấy được.
 Theo bà Barbara Ann Brennan[2] , hào quang con người có thể chia thành 7 vầng tương ứng với 7 luân xa. Vầng thứ nhất: người nhạy cảm có màu xanh nhạt, ít nhạy cảm có màu xám. Vầng thứ hai: những cảm giác trong sạch có màu sáng và trong trẻo, những cảm xúc rối rắm có màu tối và xám xịt. Vầng thứ ba có màu vàng và càng sáng rõ khi ý niệm và hình thái tư tưởng càng tốt đẹp. Vầng thứ tư kết hợp với lòng yêu thương và có màu hồng. Vầng thứ năm có màu xanh thẫm. Vầng thứ sáu kết hợp với cảm xúc tâm linh, có màu vàng bạc và trắng sữa. Vầng thứ bảy kết hợp với trí tuệ bậc cao, có màu vàng óng, lung linh.
Bác sĩ Dietrich Klinghardt[3] tìm cách chia cơ thể - trường năng lượng sinh học của chúng ta thành 5 tầng tương ứng với các phương pháp trị liệu như sau:
Tầng thứ nhất: Cơ thể vật lý (physical body) là cơ thể mà chúng ta nhìn thấy được bằng mắt thường, nó tuân thủ theo các quy luật sinh-hóa-lý. Chúng ta có thể dùng các biện pháp như giải phẫu, thuốc Tây y, thuốc Đông y, thay đổi chế độ ăn uống, bổ xung vi-ta-min và khoáng chất, ... để tác động.
Tầng thứ hai: Cơ thể năng lượng (energy body) là tầng đầu tiên của hào quang, tương ứng với luân xa 1 và 2, hình thành nên từ các cảm giác thần kinh. Chúng ta có thể dùng các biện pháp như Diện chẩn, Thập Thủ Đạo, Khí Công Y Đạo, Châm cứu, Từ trường, Sung điện, ... để tác động.
Tầng thứ ba: Cơ thể tâm thần (mental body) là tầng tiếp theo của hào quang, tương ứng với luân xa 3, liên quan đến suy nghĩ, hành vi, thái độ và niềm tin. Chúng ta có thể dùng các liệu pháp tâm lý, thôi miên, áp vong, thần chú, ... để tác động.
Tầng thứ bốn: Cơ thể trực giác (intuitive body) là tầng hào quang tương ứng với luân xa 4 và 5, liên quan đến những giấc mơ, cái vô thức và trực giác của con người. Chúng ta có thể dùng các liệu pháp âm thanh, màu sắc, các nghi lễ tôn giáo, truyền năng lượng. Đây là mức cao nhất mà một người chữa bệnh có thể tác động được đến người bệnh.
Tầng thứ năm: Cơ thể tâm linh (spiritual body) là tầng hào quang tương ứng với luân xa 6 và 7, liên quan đến việc kết nối và đồng nhất của chúng ta với Đấng thiêng liêng (Thượng đế, Phật, Chúa, Ông trời, ...). Chúng ta tự chữa bệnh thông qua tầng thứ năm này bằng phương pháp thiền định.
Thông thường, bệnh tật xuất phát từ trường năng lượng sinh học trước, do sự tích tụ của các cảm giác tiêu cực (cơ thể năng lượng), do sự tích tụ của các suy nghĩ, hành vi không tốt (cơ thể tâm thần), do ảnh hưởng của năng lượng xấu (cơ thể trực giác) do sự huân tập các nghiệp lực từ nhiều kiếp (cơ thể tâm linh). Nếu chúng ta biết cách dùng các biện pháp y học bổ sung, tác động đến các tầng hào quang, để phòng và tự chữa bệnh từ sớm, thì bệnh sẽ không có cơ hội phát tác vào cơ thể vật lý.
Osho[4] đã dẫn lời Khổng Tử, một nhà sáng tạo kiệt suất các cơ chế của xã hội, đã đề suất một cách vận hành cho ngành y như sau: chúng ta nên trả lương hàng thàng để các lương y tìm cách duy trì sức khỏe cho chúng ta và mỗi khi chúng ta bị bệnh thì các lương y phải tự tìm cách chữa miễn phí cho chúng ta. Lúc này chắc chắn các lương y sẽ tìm cách giúp chúng ta "sống khỏe" thay vì tìm cách "chữa bệnh". Các lương y sẽ bắt chúng ta Thiền định hàng ngày, chăm chỉ tập Yoga, tập Khí công Y đạo, tích cực học Diện Chẩn để tự xoa mặt buổi sáng, học Thập Thủ Đạo để tự bóp tay lúc mỏi mệt. Các phương pháp này ngoài việc phòng bệnh còn có khả năng giúp cơ thể tự chữa bệnh rất hiệu quả.
Ngược lại, ngẫm nghĩ kỹ, chúng ta sẽ thấy, chính việc có bệnh mới chữa, càng chữa thì bác sĩ càng có tiền, tạo nên một cơ chế vô hình trong xã hội làm chúng ta ngày càng yếu đi, uống nhiều thuốc lên và bệnh cũng ngày càng nhiều lên!
Hà Nội, 31/5/2015





[1] Minh sư Patriji, "Thiền định và Tâm trí diệu kỳ", Nguyễn Trần Quyết dịch, NXB Hồng Đức, 2014.
[2] Barbara Ann Brennan, "Bàn tay ánh sáng - Sách hướng dẫn chữa trị qua trường năng lượng con người", Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 1996.
[3] http://www.holistic-mindbody-healing.com/human-biofields.html
[4] Osho, "Từ thuốc đến thiền" dịch từ nguyên bản "From medication to meditation" bởi Ngô Trung Việt, 2010.

TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG KẾT QUẢ CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KH


TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG KẾT QUẢ CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG THỰC TẾ CỘNG ĐÔNG
                                                                           Đỗ Trọng Khuê
                                                Chủ nhiệm Bộ môn Văn hóa Đông phương         
Từ năm  2003 đến 2012 chúng tôi đã nghiên cứu nhiều đề tài khoa học dưới góc độ đề tài nhánh trong đề tài tổng thể của Trung tâm nghiên cứu Tiềm năng con người, được các hội đồng khoa học đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện. Ngoài ra còn nghiên cứu rất nhiều chuyên đề khoa học của các cá nhân và nhóm trong bộ môn và CLB. Một số đề tài rất có giá trị khảo sát thực tiễn nhưng chưa được phổ biến rộng rãi như:
1/ Ứng dụng dịch học trong chẩn đoán và phục hồi chức năng cho bệnh nhân tâm thần: Các bệnh nhân tâm thần đều được khám hoặc đã được điều trị bằng thuốc, được đưa vào các cơ sở y tế chuyên khoa chữa trị nhưng không khỏi hoặc không chữa được. Chúng tôi sử dụng phương pháp chẩn đoán bằng bắt mạch thái tố, bằng cảm xạ xác định nguyên nhân  là do nhà cửa, mồ mả gia tiên, hoặc những nguyên nhân khác có liên quan đến tâm linh. Sau đó dùng các quẻ dịch, các linh phù linh phương để hóa giải. Kết quả đạt đến 80% - 90% khỏi hoàn toàn, phục hồi được chức năng tâm thần hòa nhập với cộng đồng. Từ đề tài nghiên cứu chúng tôi đã xác định quẻ dịch có ẩn chứa thông tin năng lượng rất cao, mỗi quẻ có một thông tin riêng biệt. Có thể đốt cho bệnh nhân uống, có thể khoán vào nước để uống, có thể đưa ảnh cùng với linh phương thu tà, phát năng lượng sinh khí để hóa giải cho bệnh nhân. Phương pháp này hiện nay đã được thày Thích Quảng Tùng chủ trì ở chùa Hàng Kênh đang sử dụng, rất nhiều người đến chữa bệnh. Chúng tôi và ông Lê Thanh Diệu đang sử dụng rất có hiệu quả bằng những phương tiện khác nhau, trên nguyên lý năng lượng của quẻ dịch. Cần có sự đánh giá tổng kết khoa học giúp ích cho cộng động, vì đề tài khoa học mới chỉ là nghiên cứu bước đầu, đến nay đã được sáng tạo thêm nhiều “thủ pháp”, nhiều linh phù, linh phương được nghiên cứu ứng dụng, tùy theo khả năng kinh nghiệm của mỗi “chuyên gia”. Nguyên tắc kiêng kị của chúng tôi là không được dùng bùa yểm, hoặc đá chôn dưới đất trong hoặc ngoài nhà vì sẽ mang hậu họa lâu dài cho thân chủ và gia đình.
2/ Nghiên cứu về trường khí Thiên- Địa- Nhân khu nhà ở và nơi làm việc ảnh    hưởng đến môi sinh của con người, biện pháp hóa giải: Trên cơ sở các lý luận về phong thủy cổ điền và thực trạng nơi ở nơi làm việc hiện nay của mọi người. Tại các khu đô thị, các khu tập trung dân cư, người ta không thể chọn được hướng nhà phù hợp với mệnh chủ, hoặc việc xây dựng các công trình nhà cửa, nơi làm việc đã hoàn thành không thể phá đi làm lại được. Phải có biện pháp hóa giải. Nơi ở và nơi làm việc trước hết phải có trường khí sinh học tốt, phải xử lý đất đai xây dựng không có các tà khí tồn tại. Nếu là các vong linh tồn tại do còn sót xương cốt, nguyên do nào dó còn tồn tại phải làm cho người ta siêu thoát bằng các linh phương quẻ dịch siêu thoát, hoặc các linh phù mật tông để hóa giải. không cần phải cúng lễ vàng mã nhiều vì vong có sử dụng những loại quần áo, đồ dùng bằng vàng mã mà người ta mua để đốt đâu. Đó hoàn toàn là do ý của các cô đồng, thày cúng bày ra cho người sống đi mua sắm. Vong cũng không đòi hỏi phải đưa lên chùa như một số người nói, thủ tục thêm phức tạp tốn kém. Các vong cần cung cấp một nguồn năng lượng để thoát được cảnh giới họ đang bị tù hãm.
 Tại những nơi xây dựng có trường khí xấu hoặc rất xấu như cửa nhà phạm phải các hướng đại không vong (xuất quái), tiểu không vong (âm dương sai thác), huỳnh tuyền (đường ma đi) chúng tôi đã nghiên cứu các loại linh phương (tổ hợp quẻ dịch), linh phù (mật tông, đạo giáo) kết hợp với dùng các tranh tượng  để xử lý hóa giải rất hiệu hiệu nghiệm. Tùy từng trường hợp, phải tính tán lựa chọn cho phù hợp, mới có tác dụng.
  Đây là một đề tài nghiên cứu rất nhiều vấn đề không thể trình bày trong một bản báo cáo ngắn gọn được.
3/ Đề tài nghiên cứu về tác động của mồ mả gia tiên đối với người thân trong gia đình:  Chúng tôi mới chỉ nghiên cứu về các tác động xấu, chưa nghiên cứu các mồ mả có tác động tích cực. Nhưng nếu xử lý các cái xấu sẽ mang cái tốt, (biến hung thành cát), người thân trong gia đình sẽ nhận đượ sự hỗ trợ tâm linh của gia tiên. Chúng tôi đã khảo sát bằng phiếu trắc nghiệm cho nhiều người đều có chung ý kiến là mồ mà gia tiên đều có tác động đến con người trong gia đình. Có thể là đã trải nghiệm trực tiếp hoặc chứng kiến gián tiếp các hiện tượng. (99% người được hỏi, còn 1% không biết hoặc chưa có trải nghiệm). Tác động xấu của mồ mả mà người ta thường có một cát tên gọi là “động mộ”. Động mộ thường biều hiện trên thực tế là: đứt long mạch do đào bới ở gần xung quanh huyệt mộ; do côn trùng kiến, mối, chuột, rắn, nơi có nước do thủy sinh xâm nhập, đào hang làm nơi trú ẩn; do rễ cây đâm vào; do đặt hướng sai; do có vật kiến trúc có góc nhọn đâm vào (như nhà ở); do nước bẩn xâm nhập vào; nghiệp chướng của vong linh còn nặng chưa được hóa giải, do đặt mộ trên mộ người khác, hoặc sát mộ người khác mà không biết v.v… (tôi đã có bài viết đăng trong Bản tin của Viện). Động mộ không thể dùng vàng mã đốt nhiều là hóa giải được, càng đốt nhiều càng tạo nghiệp chướng cho vong linh dưới mộ. Dùng nước thơm ngũ vị và nước cháo gạo nếp không thể hoàn được long mạch theo suy nghĩ của người dương. Để hóa giải “động mộ”  chúng tôi đã nghiên cứu các loại linh phù, linh phương  đốt ở trên mộ, cầu siêu cho các vong linh được lên cảnh giới của Phật…, không phải đốt nhiều vàng mã, cúng bái linh đình như các cô đồng , thày cúng hướng dẫn cho các gia chủ. Tùy từng loại động mộ mà có phương cách hóa giải khác nhau.      
 4/ Đề tài nghiên cứu về các biện pháp hóa giải mâu thẫn trong quan hệ hôn nhân gia đinh, quan hệ anh em, con cái trong gia đình, trong cán bộ, nhân viên cùng đơn vị.  Chúng tôi đã khảo sát và nguyên nhân cơ bản có liên quan đến tâm linh và tìm biện pháp hóa giải trên cơ sở dịch học cũng bằng linh phù, linh phương và các phương tiện khác.

  Trên đây chỉ là một số những đề tài chúng tôi đã triển khai trong thời gian vừa qua. Hiện nay đã bổ sung thêm các phương tiện dịch học kỹ thuật số hệ nhị phân cũng trong đề tài nghiên cứu sáng tạo của Bộ môn. Nhiều chuyên đề rất bổ ích cho những người có khả năng đặc biẹt cần nghiên cứu, chúng tôi muốn được chia sẻ cùng các bạn. Đề nghị có sự hỗ trợ của cấp trên và các nhà tài trợ để việc nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng. 

ỨNG DỤNG PHONG THỦY TRONG CUỘC SỐNG ĐƯƠNG ĐẠI


ỨNG DỤNG PHONG THỦY TRONG CUỘC SỐNG ĐƯƠNG ĐẠI
Bộ môn Phong thủy
Thế kỷ 20 đánh dấu thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng về khoa học kỹ thuật, và người ta cũng kỳ vọng bước ngoặt mới trong Thế kỷ 21, trong đó nhiều khả năng một số lĩnh vực còn đang nghiên cứu và ứng dụng có thể được làm sáng tỏ.
 Những phát minh khoa học của phương Tây đã thay đổi một số quan niệm cũ, đưa lại nhiều tiện ích cho con người, tuy nhiên còn những bất cập, những mặt trái của sự phát triển, chẳng hạn như sự biến đổi môi trường, biến đổi khí hậu. Trong khi đó, nên văn hóa Á đông với những nét đặc thù vẫn giữ được, không bị mai một, nhất là những ngành khoa học cổ xưa mà những năm gần đây, một bộ môn được quan tâm là Phong thủy.
Có khá nhiều nhà nghiên cứu, nhiều sách báo tài liệu, nhiều diễn đàn bàn luận, một vài trường đại học đưa vào chương trình giảng dạy thử nghiệm, nhưng Phong thủy còn ẩn chứa những bí mật chưa được khám phá. Dù vậy, bằng những ngả đường khác nhau, việc ứng dụng Phong thủy là nhu cầu tất yếu, diễn ra không ngừng, kể từ khi hình thành và trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử.
Trong cuộc sống đương đại, dĩ nhiên Phong thủy cũng cần thích ứng, không thể lệ thuộc cứng nhắc, sao chép máy móc những đúc kết của tiền nhân. Chọn lọc tinh hoa và loại bỏ những yếu tố mang màu sắc mê tín, dựa trên nền tảng cùa vũ trụ quan và nhân sinh quan phương Đông, những nguyên tắc cơ bản của học thuyết Âm Dương, Ngũ hành, Bát quái…Phong thủy phải tiếp tục sáng tạo, bổ sung lý luận và minh chứng qua thực tiễn.
Là khoa học nghiên cứu về ảnh hưởng của môi trường sống, Phong thủy liên quan đến “Thiên, Địa, Nhân” trong không gian và thời gian rộng lớn. Tựu trung lại, có thể tóm tắt những nhóm chính:
1. Hoạch định chiến lược chung
Những nhà phong thủy trước đây thường am hiểu Nho, Y, Lý, Số. Có những bậc thày Tướng số, Thuật số nổi tiếng được mời làm quân sư, giữ vị trí cao trong triều đình, đóng vai trò quan trọng trong việc phò tá vua chúa, quyết định thành, bại của quốc gia. Một đất nước, hiểu theo nguyên nghĩa, bao gồm “đất” và “nước”, đều là những thành tố thiết yếu của khoa phong thủy. Trong thế giới hiện đại, vấn đề địa chính trị cho thấy vị trí địa lý khá nhạy cảm của Việt Nam. Để xây dựng chiến lược, đường lối cho một tiến trình dài hạn, luôn luôn phải có dự báo, dự đoán hay tiên đoán về những khả năng có thể xảy ra , những tình huống thuận lợi hay bất lợi, tích cực hay tiêu cực. Từ đó những nhà lãnh đạo đưa ra những chính sách thích hợp, điều chỉnh linh hoạt để khắc phục nhược điểm, tận dụng thời cơ, tập trung huy động nguồn lực thúc đẩy sự  phát triển. Bên cạnh các phương pháp nghiên cứu chiến lược, dự báo kinh tế, thống kê,… thì Phong thủy cũng có những cách đánh giá riêng. Nếu có sự kết hợp chặt chẽ cùng các ngành, Phong thủy sẽ có đóng góp đáng kể cho mục tiêu chung đưa nước ta sớm cường thịnh.
 2. Quy hoạch, kế hoạch về phân vùng, sử dụng đất
Bài toán quy hoạch ở Việt Nam đôi khi gây bức xúc trong dư luận do một số vấn đề tồn tại. Đi sâu tìm hiểu và phân tích, có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nhìn từ một khía cạnh, có thể một phần là Phong thủy chưa được xem xét đến. Thời xưa, trước khi thành lập kinh đô, nhà vua đều phái thầy Phong thủy tới nhiều nơi tìm chọn đất đai, khảo sát rất kỹ lưỡng. Ngay trong Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ cũng nhắc thế “Rồng chầu, Hổ phục”. Ngày nay, những phương pháp tối tân của khoa học hiện đại giúp ích đắc lực công việc này. Nhưng đi kèm, nên tiếp nhận những hiệu quả của Phong thủy. Trước  một cuộc đất, khoa Phong thủy chia làm nhiều phần để nhận xét và đánh giá mức độ cát hung. Đơn giản nhất là chia thành cửu cung, bao gồm tám cung Bát quái và một cung ở giữa; còn phức tạp hơn thì chia thành 24 sơn và có thể tiếp tục chia nhỏ hơn nữa tùy theo nhu cầu luận đoán. Khi đó tương ứng với mỗi khu vực đất đai với vị trí và hướng cụ thể, người giỏi thuật Phong thủy có thể đưa ra những xét đoán mỗi phần của mảnh đất đó phù hợp với công việc gì. Tất nhiên đây không phải yếu tố duy nhất để đưa ra phán quyết cuối cùng nhưng cũng nên được nhìn nhận và  phối hợp với các phương pháp khác.
3.     Nguồn nước và sử dụng nước
Những nghiên cứu khoa học thế giới thời gian qua cho thấy loài người đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch. Nước thuộc đối tượng hàng đầu trong khoa Phong thủy. Bản thân từ “Thủy” trong Phong thủy cũng tự nói lên điều đó. Nước mà chúng ta sử dụng chủ yếu từ nước bề mặt và nước ngầm. Trong đó nước bề mặt được thu về từ sông, suối, ao, hồ, còn nước ngầm từ giếng khoan và giếng đào. Trong Phong thủy, hay nhắc tới khái niệm Long mạch và đi sâu giải thích lại không đơn giản lắm vì rất khó nhận ra. Tìm Long mạch đối với các thầy Phong thủy là không phải bàn cãi. Câu “3 năm tầm long, 10 năm điểm huyệt” phản ánh tính chất phức tạp và gian truân của tìm Long mạch. Long mạch có thể nói nôm na là dòng khí tiềm tàng, tuy không nhìn thấy rõ ràng hoặc sờ nắn được nhưng có thể cảm nhận và dự đoán thông qua việc xem xét đường đi của các mạch núi, dòng sông. Trong việc ứng dụng cụ thể vào cuộc sống, việc giữ gìn, bảo tồn và phát hiện các Long mạch quý chính là bảo tồn dòng khí lành giúp cho phát triển bền vững, trùng hợp mục đích bảo vệ môi trường đang được thực hiện như bảo hộ rừng đầu nguồn, khơi thông dòng chảy, nạo vét sông ngòi, giữ gìn cảnh quan...
4. Kiến trúc, thiết kế, xây dựng
Ở Việt nam, vấn đề quy hoạch kiến trúc nói chung còn nhiều vấn đề thách thức, cũng có thể một phần chưa được quan tâm đúng mức hoặc do chưa được quản lý chặt chẽ. Bức tranh đô thị vẫn còn nhiều mảng sáng tối xen kẽ lẫn lộn. Nhà cao tầng dày đặc chen lấn, hình ảnh làng quê truyền thống phai nhạt. Việc xây dựng các công trình văn hóa hoành tráng cũng còn nhiều ý kiến tranh cãi, chẳng hạn xây tượng đài. Trong khi đó, việc bố trí, bài trí cái gì, ở đâu, vào lúc nào, lại là một thế mạnh của khoa Phong thủy. Thực vậy, trong lý luận của mình, đặc biệt của trường phái Hình thế có đề cập những nguyên tắc rất rõ ràng cho một hình thế bền vững, đó là việc phải hội tụ đầy đủ đại diện của Tứ linh - Thanh long, Bạch hổ, Huyền vũ, Chu tước. Bàn thêm một cách chi tiết, còn nhiều cách tính toán nhằm chọn hướng và vị trí, đây là hai yêu cầu tiên quyết “nhất vị, nhị hướng” trong Phong thủy.
5. Quốc phòng, bảo vệ đất nước
Gắn liền với lịch sử của dân tộc ta là lịch sử dựng nước và giữ nước, đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Trong quá trình đó chúng ta đã phải thực hiện tiến hành rất nhiều cuộc chiến. Muốn giành chiến thắng, các yếu tố “Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa” đều phải được tính đến. Thực tế lịch sử cũng minh chứng cho thấy, cha ông ta đã biết cách vận dụng rất linh hoạt yếu tố này để mang lại thắng lợi. Chẳng hạn việc sử dụng bãi cọc trên sông Bạch Đằng là một nét độc đáo, cho dù đã được lặp lại đến 3 lần vẫn không mất tác dụng. Khoa Phong thủy coi trọng yếu tố “Địa lợi”. Trường phái Phong thủy Huyền không phi tinh, với lý thuyết Tam nguyên cửu vận và cửu cung cho thấy khá rõ nét về ứng dụng của khoa phong thủy vào việc phân tích một vùng đất để xem xét rõ ràng chỗ nào mạnh, chỗ nào yếu, khu vực nào đắc địa, khu vự nào thất cách, thậm chí còn có thể tính toán được thời vận của những biến cố có khả năng xảy ra vào thời điểm nào, năm nào, tháng nào,… Trong thời đại ngày nay, việc kiểm soát những vùng biển được xem là quan trọng, nước Việt Nam lại có đường bờ biển dài, Phong thủy biển đảo cũng nên được chú trọng. Bộ môn Phong thủy còn được kết hợp với những môn chuyên nghiên cứu về cách đánh trận như Kỳ môn độn giáp vốn cũng có nhiều điểm tương đồng về mặt lý luận.
6. Quy hoạch nghĩa trang
Khoa Phong thủy không những quan tâm đến mảnh đất - Dương trạch, cho người sống mà còn tìm hiểu ảnh hưởng của mảnh đất - Âm trạch  cho người chết, nói rộng ra chính là đất chôn cất, xây mồ mả, lăng tẩm. Ngoài ý nghĩa tưởng nhớ, Phong thủy lưu ý tác động của những người đã khuất tới những người đang sống, cụ thể là những người chung huyết thống. Quả thực đến nay, chưa có một lý giải khoa học xác đáng, nhưng tìm cho người thân chẳng may qua đời một mảnh đất chôn cất có Phong thủy đẹp vẫn là mong muốn của nhiều thế hệ. Đất đai có hạn, chính vì vậy quy hoạch nghĩa trang đang trở thành cấp thiết. Âm trạch trong khoa Phong thủy có nhiều lý luận rất sâu sắc trong việc lựa chọn khu vực nào là phù hợp cho việc xây mồ mả, làm nghĩa trang. 
7. Phục vụ các nhu cầu cuộc sống cơ bản con người
Nhờ tác dụng thiết thực, Phong thủy có mặt trong cuộc sống thường ngày của người dân. Trong đời có 3 việc lớn “Làm nhà, lấy vợ, tậu trâu” thì làm nhà đứng hàng đầu. Câu nói “Sống về mồ về mả, ai sống bằng cả bát cơm” thể hiện quan điểm của người xưa coi trọng Âm trạch như thế nào, hay “Nhất cận thị, nhị cận giang”, “Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng nam” cũng phần nào tổng kết những kinh nghiệm Phong thủy trong việc chọn đất, chọn hướng làm nhà.
Không chỉ lo làm nhà cho riêng mình, cuộc sống hiện đại còn phải xây dựng các công trình phục vụ cộng đồng như công xưởng, nhà máy văn phòng, cửa hàng kinh doanh, trụ sở làm việc, trường học, bệnh viện… Mọi công việc đều được tính cẩn thận ngay từ chọn đất, chọn hướng, chọn ngày khởi công, chọn tuổi.
Khoa Phong thủy lại chú ý phương pháp hóa giải những điều xấu, và đây cũng một phần tạo nét hấp dẫn của bộ môn này. Có những thêu dệt và tâng bốc một cách quá thái là đáng trách, nhưng một điều không thể phủ nhận là khoa Phong thủy có thể hỗ trợ con người về mặt giữ gìn sức khỏe.Thật vậy, tất cả những hướng hay vị trí mà Phong thủy lựa chọn đều dựa trên nguyên tắc “Đón lành tránh dữ”. Ví dụ: Đối với điều kiện thời tiết khí hậu của Việt Nam thì việc làm nhà hướng Nam được ưu tiên do tránh được cái lạnh của mùa Đông từ phương Bắc thổi tới, và đón được gió Nam mát mẻ vào mùa hè.
Kết luận
Có khả năng vận dụng vào nhiều những vấn đề từ vi mô đến vĩ mô như đã trình bày ở trên, song khoa Phong thủy không phải là phép màu để có thể hóa phép muốn gì được nấy. Giá trị của Phong thủy chính là hỗ trợ, làm gia tăng khả năng thành công, tạo thêm lợi ích cho con người. Khoa Phong thủy cần phối hợp chặt chẽ với thuật xem Thời điểm (năm, tháng, ngày, giờ), dự đoán theo Dịch lý, Thiên văn,… mới có thể bảo đảm tính chính xác cao hơn. Đồng thời, tiếp nhận thành quả của các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội để làm sáng tỏ những vấn đề tranh cãi và tăng cường khả năng ứng dụng trong cuộc sống đương đại.

Viện NC & ƯD TNCN với công tác Dự báo


VIỆN NGHIÊN CỨU & ỨNG DỤNG TIỀM NĂNG CON NGƯỜI
TRONG CÔNG TÁC DỰ BÁO
Đồng Thị Bích Hường
Bộ môn Khoa học dự báo
Khát vọng  của  bất  kỳ quốc gia nào cũng muốn dân tộc mình trở nên hùng cường – mạnh về quân sự, dồi dào về kinh tế, ổn định về chính trị, hệ thống giáo dục được quốc tế hóa, đời sống của người dân không ngừng được cải thiện & nâng cao. Để làm được điều này, các chính sách ban hành phải phù hợp trong từng giai đoạn, tận dụng mọi nguồn lực để đạt được mục tiêu tăng trưởng cân đối & bền vững.
Trong nền kinh tế thị trường, công tác dự báo là vô cùng quan trọng bởi lẽ nó cung cấp các thông tin cần thiết nhằm phát hiện và bố trí sử dụng các nguồn lực trong tương lai một cách có căn cứ thực tế. Với những thông tin mà dự báo đưa ra cho phép các nhà hoạch định chính sách có những quyết định về đầu tư, các quyết định về sản xuất, về tiết kiệm và tiêu dùng, các chính sách tài chính, chính sách kinh tế vĩ mô. Dự báo không chỉ tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách, cho việc xây dựng chiến lược phát triển, cho các quy hoạch tổng thể mà còn cho phép xem xét khả năng thực hiện kế hoạch và hiệu chỉnh kế hoạch. Vì vậy để xây dựng được nền kinh tế thị trường phát triển rất cần đến công tác Dự báo ở tầm vĩ mô phục vụ xây dựng và ban hành chính sách Nhà nước.  
Trong quản lý vi mô, công tác dự báo khoa học giúp doanh nghiệp đứng vững trong cạnh tranh và giành thắng lợi trong kinh doanh. Các dự báo về thị trường, giá cước, tiến bộ khoa học công nghệ, sự thay đổi các nguồn đầu vào, đối thủ cạnh tranh ... có tầm quan trọng sống còn đối với các doanh nghiệp. Ngoài ra dự báo còn cung cấp các thông tin cho phép phối hợp hành động giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. 
       Thực tiễn phát triển của đất nước trong những năm qua cho thấy thông tin dự báo có chất lượng ở tầm vĩ mô trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng đường lối chủ trương lớn, các chiến lược phát triển KT-XH, chiến lược quân sự quốc phòng, an ninh và  đối ngoại của Đảng và Nhà nước; các quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH chung quốc gia, của các vùng và ngành kinh tế trong việc hội nhập hiệu quả vào nền kinh tế thế giới, phát triển kinh tế - xã hội đi liền với giữ vững an ninh chính trị, giữ vững chủ quyền quốc gia. Cho nên trong bối cảnh các quan hệ quốc tế và kinh tế thế giới ngày càng nhanh và phức tạp thì yêu cầu công tác dự báo ở tầm vĩ mô ngày càng trở thành cấp thiết. Do vậy Ứng dụng tiềm năng con người trong việc tư vấn & dự báo các vấn đề chung để xây dựng & phát triển bền vững đất nước là việc làm đáp ứng đòi hỏi của lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, ngoại giao, đảm bảo an ninh, quốc phòng của nước ta giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới.
Cùng với tiến trình hội nhập quốc tế và xây dựng nền kinh tế thị trường, cùng với việc thay đổi sách lược, chiến lược trong công tác an ninh, quốc phòng và đối ngoại, cùng với việc đổi mới cơ chế quản lý, điều hành nền kinh tế, đổi mới quy trình kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân, ứng dụng tiềm năng con người vào công tác dự báo trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại cần được đặc biệt chú trọng. Tuy nhiên so với yêu cầu đổi mới, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, công tác dự báo nói chung còn nhiều bất cập, còn né tránh & phân biệt một cách kỳ thị các phương pháp Dự báo theo triết học Phương Đông, không dám thừa nhận Phương Đông học theo quan điểm chính thống mà kết quả dự báo chính xác tới từng chi tiết đã được lịch sử ghi lại như một huyền thoại. Trong các nhân vật lịch sử ấy không thể không nhắc tới Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với những Dự báo của Ông cho tới nay vẫn còn nguyên giá trị.
       Ở nước ta công tác dự báo đã được triển khai thực hiện trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại, nhưng các Dự báo đó đa phần theo phương pháp phân tích, thống kê  & xác suất thuần túy, chưa có tài liệu nào ghi nhận Dự báo đó đã sử dụng tiềm năng con người theo phương pháp Phương Đông học.
       Ứng dụng tiềm năng con người vào công tác tư vấn & dự báo trong lĩnh vực quốc phòng có vai trò quan trọng trong xây dựng chiến lược quốc phòng, chiến lược quân sự và các chiến lược phát triển kinh tế - quốc phòng khác nhằm giữ vững chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, hỗ trợ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững, …
      Trong lĩnh vực an ninh, vận dụng tốt lĩnh vực tiềm năng con người vào công tác dự báo về âm mưu, ý đồ, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, chúng ta sẽ có chủ trương, sách lược đối phó kịp thời và góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ cho công tác đối ngoại, đóng góp quan trọng vào sự thành công quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế...
   Trong lĩnh vực đối ngoại, ứng dụng tiềm năng con người vào công tác tư vấn & dự báo nên luôn được coi là một trong những yếu tố then chốt để xây dựng chủ trương, chính sách đối ngoại đúng đắn. Trong các cuộc kháng chiến cứu nước, nhờ dự báo sát diễn biến cục diện, tình hình quốc tế và khu vực. Nhờ chú trọng công tác nghiên cứu dự báo về thời cuộc, những xu hướng vận động lớn của nền kinh tế - chính trị quốc tế, từ đó xác định các trào lưu, xu thế quốc tế lớn, chính sách của các nước lớn, ngành đối ngoại đã góp phần quan trọng vào quá trình hoạch định đường lối, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá của Đảng và Nhà nước, góp phần giữ vững chủ quyền và an ninh quốc gia, thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước.
Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, công tác dự báo theo phương pháp phân tích, thống kê đã được triển khai từ cuối những năm 1960 và đã có những đóng góp nhất định trong hạch toán quá trình sản xuất và kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân. Ngày nay, ứng dụng tiềm năng con người trong công tác tư vấn & dự báo kinh tế - xã hội sẽ góp phần không nhỏ trong xây dựng đường lối, chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước; trong xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hôi và trong công tác chỉ đạo điều hành, ổn định vĩ mô của Chính phủ và các bộ ngành trung ương.
Một thời gian dài công tác dự báo theo phương pháp phân tích thống kê trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu dự báo phục vụ quá trình hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô của các cơ quan Đảng và Nhà nước. Sự hạn chế ấy được thể hiện trên các mặt sau:
Thứ nhất: Nhiều vấn đề quan trọng chưa được phân tích và dự báo. Chất lượng công tác dự báo chưa đáp ứng nhu cầu của công tác hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô của Đảng và Nhà nước.
Nội dung các vấn đề cần được dự báo còn hạn hẹp, chất lượng dự báo còn nhiều hạn chế. Thông tin dự báo chưa thực sự bám sát các quá trình hoạch định đường lối chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại. Ở một số đơn vị chuyên về công tác dự báo, mục đích, nội dung dự báo do đơn vị thực hiện chưa được xác định rõ ràng, phương pháp dự báo chưa phù hợp với vấn đề cần được dự báo.
Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, dự báo chưa đến được đích là giải thích được nguyên nhân, phân tích và đề xuất được giải pháp nhằm phát huy hoặc khắc phục những ảnh hưởng không thuận của các hiện tượng kinh tế - xã hội có thể xẩy ra.
Trong các lĩnh vực quốc phòng an ninh và đối ngoại công tác dự báo tình hình có lúc có nơi chưa được cụ thể và trước những diễn biến phức tạp của thế giới và khu vực, có lúc dự báo chưa kịp thời và thiếu thống nhất nên chưa đáp ứng được nhu cầu của công tác tham mưu cho Đảng và Nhà nước.
Thứ hai: Thông tin dữ liệu phục vụ dự báo và kết quả dự báo còn bị chia cắt. Chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa cơ quan, đơn vị có trách nhiệm dự báo với các cơ quan, đơn vị tham gia vào công tác chỉ đạo, điều hành, xây dựng, hoạch định chính sách. Sự phối hợp giữa các cơ quan làm công tác dự báo trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại còn thiếu chặt chẽ, chưa thường xuyên đã hạn chế kết quả công tác dự báo và chất lượng của các chính sách được ban hành
             Hiện tượng thiếu sự gắn kết chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm dự báo với các cơ quan, đơn vị xây dựng, hoạch định chính sách và thiếu sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị làm công tác dự báo không chỉ xẩy ra giữa các bộ, ngành trung ương mà còn xẩy ra ngay trong mỗi bộ. Còn nhiều vấn đề dự báo ở tầm vĩ mô nhằm phục vụ quá trình hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nước vẫn chưa có cơ quan, đơn vị thực hiện. Hiện tượng triển khai chồng chéo, trùng lắp, phân tán, cát cứ trong công tác dự báo diễn ra trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại.     
Thứ ba: Phương pháp dự báo chưa theo kịp với trình độ chung của thế giới và khu vực. Dự báo sử dụng công cụ định lượng còn nhiều hạn chế.  
          Cùng với sự phát triển của các ngành khoa học chuyên sâu và sự bùng nổ về tiến bộ khoa học công nghệ trong đó nhất là công nghệ thông tin, phương pháp luận dự báo cũng liên tục được hoàn thiện và phát triển, trong khi đó những phương pháp dự báo tiên tiến hiện đại còn chậm được nghiên cứu ứng dụng ở Việt Nam. Một số vấn đề cần dự báo vẫn chưa được dự báo bằng phương pháp dự báo phù hợp. Nói chung phương pháp dự báo còn nặng về định tính, việc sử dụng công cụ và phương pháp dự báo định lượng còn thể hiện sự bất cập, lỗi thời.
          Tình trạng hạn chế của công tác dự báo trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại có những nguyên nhân chính như sau:
+/ Nhận thức của các cấp quản lý về vai trò của công tác dự báo trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại ở tầm vĩ mô phục vụ hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nước chưa đầy đủ. Công tác dự báo chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Chưa công khai ứng dụng tiềm năng con người theo phương pháp triết học phương Đông vào công tác tư vấn & dự báo.
           Cho đến nay chưa xây dựng được đồng bộ các cơ chế, quy định cần thiết làm căn cứ pháp lý cho việc triển khai thực hiện công tác dự báo trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại. Công tác dự báo nói chung chưa chính thức trở thành một khâu trong các quá trình ra quyết định, trong các quá trình xây dựng và ban hành chính sách của Đảng và Nhà nước, và trong công tác kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân.
  Quy định nhiệm vụ dự báo cho các cơ quan, đơn vị trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại chưa chặt chẽ và chưa có tính tổng thể, hệ thống. Chưa hình thành đầy đủ và tổ chức các đơn vị làm công tác dự báo ngành dọc có quy củ. Chưa có sự tham gia của Viện nghiên cứu & ứng dụng tiềm năng con người trong công tác Dự báo.
Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị làm công tác dự báo cũng như sử dụng thông tin dự báo chưa được quy định rõ cả ở cấp độ quốc gia cũng như cấp độ bộ ngành trung ương và địa phương. Chưa có cơ chế để các cơ quan, đơn vị sử dụng thông tin dự báo chọn được thông tin có chất lượng tốt nhất làm cơ sở cho việc xây dựng và ban hành chính sách
       Chưa có cơ chế và hình thức tổ chức thích hợp để trao đổi dữ liệu được sử dụng để dự báo và liên kết, tích hợp các kết quả dự báo giữa các cơ quan, đơn vị làm công tác dự báo.  Chưa quy định rõ cho từng đơn vị làm công tác dự báo về nội dung thông tin dự báo và phương thức truyền gửi đến các đơn vị sử dụng kết quả dự báo.
       Nhiều cấp quản lý chưa có sự cảm thông và thấu hiểu tính chất khó khăn, phức tạp của công tác dự báo. Đầu tư cho công tác dự báo như : đào tạo người làm công tác dự báo, xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ công tác dự báo, xây dựng phương pháp dự báo phù hợp, đặc biệt là ứng dụng tiềm năng con người trong tư vấn & dự báo còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với vai trò của nó. Chưa có chính sách đãi ngộ và sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ làm công tác dự báo.
      +/ Dự báo là công việc khó và phức tạp, đòi hỏi phải có sự tổng hợp các phương pháp dự báo, phân tích thông tin đa chiều, liên tục và cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan, đơn vị làm công tác dự báo 
       Trong thế giới đầy biến động như hiện nay nhiệm vụ, nội dung và phương pháp dự báo là không ngừng biến đổi; thông tin dữ liệu phục vụ công tác dự báo liên tục được cập nhật, bổ sung; người làm công tác dự báo không những phải có kiến thức rộng và vững vàng về lĩnh vực chuyên môn cần dự báo, hiểu biết tốt phương pháp luận dự báo và biết vận dụng các công cụ hỗ trợ trong triển khai phương pháp luận dự báo mà còn phải có khả năng phối, kết hợp trong việc triển khai thực hiện công tác dự báo.  
      +/ Nước ta chuyển sang xây dựng nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế chậm hơn hầu hết các nước trong khu vực nên nhu cầu về công tác dự báo trong lĩnh vực kinh tế - xã hội ở nước ta được đặt ra muộn hơn. Hệ thống tài khoản quốc gia SNA theo thông lệ quốc tế trong công tác thống kê cũng được triển khai muộn và do đó hệ thống thông tin kinh tế - xã hội và cơ sở dữ liệu phục vụ công tác dự báo cũng được xây dựng muộn hơn. Thời gian cho nghiên cứu ứng dụng và kiểm định thực tiễn nhằm đúc kết được phương pháp luận dự báo phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội Việt Nam cũng như để chuẩn bị nguồn nhân lực triển khai thực hiện công tác dự báo kinh tế - xã hội ở nước ta cũng ngắn hơn.
      +/ Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ công tác dự báo còn nhiều bất cập, chưa đầy đủ thông tin, dữ liệu có chất lượng để phục vụ kịp thời công tác dự báo.
      Thông tin và dữ liệu là nguyên liệu đầu vào của công tác dự báo. Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ công tác dự báo không chỉ cung cấp nguyên liệu đầu vào mà còn nhằm thực hiện việc thu thập, tổng hợp, xử lý và giúp cho việc phổ biến, kết xuất thông tin dữ liệu trong hệ thống một cách thuận lợi, nhanh chóng và chính xác.
      Các thông tin và dữ liệu phục vụ công tác dự báo trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại còn nhiều bất cập, chưa được thu thập kịp thời, đang được tổ chức phân tán ở các bộ, ngành và địa phương, ít có liên hệ với nhau, chưa được chuẩn hóa, không đầy đủ và thiếu tính thống nhất, điều đó đã hạn chế nhiều tới việc ứng dụng các phương pháp luận tiên tiến, hiện đại cũng như các phương pháp khoa học kinh điển trong công tác dự báo nên công tác tham mưu xây dựng đường lối chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, công tác kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân,  công tác xây dựng phương án xử lý, giải quyết các tình huống nhằm giữ vững chủ quyền quốc gia, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá trong những năm qua vẫn gặp nhiều khó khăn. 
     Giống như một số nước trải qua thời gian dài trong chiến tranh, đang trong quá trình chuyển đổi và hội nhập quốc tế, những bất cập trong quá trình thu thập, xử lý và tổng hợp thông tin, dữ liệu phục vụ công tác dự báo trong các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực kinh tế-xã hội là điều không thể tránh khỏi và đang được khắc phục dần từng bước.
      +/ Đội ngũ cán bộ làm công tác dự báo còn yếu và thiếu.
   Phần lớn cán bộ chưa được đào tạo chuyên sâu về phương pháp luận dự báo, về kỹ thuật sử dụng các công cụ hiện đại vào công tác dự báo, thậm chí chưa được đào tạo kỹ năng phân tích, xử lý thông tin, dữ liệu trước khi bắt đầu tiến hành các nhiệm vụ dự báo và phân tích. Chưa tận dụng những người có khả năng đặc biệt do Viện nghiên cứu & ứng dụng tiềm năng con người quản lý cung cấp thông tin cho việc tổng hợp các Dự báo. Đội ngũ có khả năng làm công tác dự báo hiện công tác phân tán trong các cơ quan nhà nước, các viện nghiên cứu và trường đại học. Số lượng cán bộ làm công tác dự báo ở nước ta còn khá khiêm tốn, trong khi công tác này đòi hỏi phải có khá đông cán bộ tham gia vì dự báo đề cập đến rất nhiều lĩnh vực và phạm vi chủ đề cần được dự báo trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại là rất rộng.
Hiện tại công tác dự báo đã được phát triển sâu rộng trong các lĩnh vực của đời sống. Nội dung dự báo là rất đa dạng, từ những vấn đề của khoa học - kỹ thuật đến những vấn đề kinh tế - xã hội, quân sự, chính trị, ngoại giao,từ những vấn đề ở tầm vĩ mô đến những vấn đề vi mô, từ những vấn đề liên quan đến toàn nền kinh tế đến những vấn đề liên quan đến sản xuất kinh doanh của mỗi tập đoàn, mỗi doanh nghiệp vừa & nhỏ như ở các quốc gia Tây Âu và Mỹ. Ở các quốc gia này ngoài việc phân tích và dự báo kinh tế - xã hội trong nước, người ta còn nghiên cứu phân tích và dự báo các mối quan hệ và tác động qua lại giữa các nước và khu vực trên thế giới.
       Dự báo cũng được thực hiện theo các cấp độ thời gian xa, gần khác nhau như dự báo ngày, tuần, tháng, quý, năm, 5 năm hoặc thậm chí cho nhiều chục năm sau. 
       Ở hầu hết các nuớc, kết quả dự báo ở tầm vĩ mô được sử dụng trong các quá trình xây dựng chủ trương chính sách, trong xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoai của nhà nước cũng như xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiêp. Ở Hàn Quốc công tác dự báo chính thức được coi là một khâu rất quan trọng trong công tác xây dựng kế hoạch.
     Hệ thống tổ chức các đơn vị làm công tác dự báo ở các nước nói chung là khác nhau. Ở các quốc gia Tây Âu, các đơn vị làm công tác dự báo thuộc các cơ quan nhà nước thường được tổ chức theo cơ cấu mở, biên chế có hạn, nhưng chú trọng huy động sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu thuộc các đơn vị làm công tác dự báo, Viện nghiên cứu vả các Trường đại học khác.
     Ở các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaixia, Xinhgapo, …, hệ thống các đơn vị làm công tác dự báo cũng gồm các đơn vị thuộc các cơ quan nhà nước cũng như ngoài nhà nước. Do có nhiều cơ quan khác nhau làm công tác dự báo cho lĩnh vực mà cơ quan phụ trách nên ở một số nước này thường thành lập cơ quan (đơn vị chủ trì), xem xét và tập hợp kết quả dự báo do các cơ quan khác thực hiện để đưa ra báo cáo cuối cùng trình Chính phủ và khi các kết quả dự báo khác nhau, cơ quan (đơn vị chủ trì) sẽ tổ chức các cuộc thảo luận với các đơn vị, tổ chức, cá nhân dự báo, để có kết quả chính thức trình Chính phủ. Xingapore và Hàn quốc là những nước điển hình có hình thức tổ chức các đơn vị dự báo như vậy.
  Trong giai đoạn hiện nay, vận dụng tiềm năng Con người vào công tác Dự báo không những đáp ứng được các yêu cầu đặt ra của nhiệm vụ  dự báo trong giai đoạn mới mà còn không làm mai một tri thức nhân loại.
 Với yêu cầu cấp thiết của công cuộc xây dựng & phát triển bền vững đất nước, với đội ngũ đông đảo cộng tác viên là những người có khả năng đặc biệt ở nhiều lĩnh vực khác nhau, Viện nghiên cứu & ứng dụng tiềm năng con người xác lập & xây dựng hệ thống thông tin cần dự báo như sau :
 Xuất phát từ chức năng nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đơn vị - Viện Nghiên cứu & Ứng dụng tiềm năng con người sẽ cung cấp kết quả dự báo cho các cơ quan, đơn vị hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nước, mỗi cơ quan, đơn vị sẽ xác định cụ thể hơn các vấn đề chủ yếu cần được dự báo để nhận được kết quả dự báo phù hợp. 
1/  Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội
  +/ Dự báo các yếu tố tác động đến chính sách lớn của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực KT-XH, đến chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong đó chú trọng dự báo, đánh giá tác động của kinh tế thế giới, của các nước đối tác kinh tế đến kinh tế-xã hội Việt Nam trong kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm và hàng năm;
   +/ Phân tích, dự báo xu thế đô thị hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động và phát triển hạ tầng giao thông quốc gia, nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực, năng lượng, nhiên liệu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước;
  +/ Dự báo nhu cầu khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên quốc gia: đất đai, nước, rừng, những khoáng sản chiến lược của nền kinh tế;
  +/ Phân tích, dự báo các yếu tố phát triển của các ngành kinh tế, trong đó cần dự báo đầy đủ yếu tố thị trường và đánh giá yêu cầu về năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ như: cung cầu trên thế giới và khu vực; cạnh tranh trên thế giới và trong nước; các phương án phát triển cơ cấu ngành, sản phẩm chủ yếu và các điều kiện chủ yếu đảm bảo mục tiêu chiến lược và quy hoạch phát triển ngành kinh tế.
  +/ Dự báo khả năng huy động các nguồn lực và phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong việc huy động các nguồn lực cho thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm.
  +/ Dự báo khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chủ yếu của Việt nam; giá cả, thị trường quốc tế trong đó nhất là thị trường những sản phẩm đầu vào chủ yếu cho sản xuất như nhiên nguyên liệu, và những mặt hàng xuất nhập khẩu chủ đạo của nền kinh tế;
  +/ Dự báo tăng trưởng kinh tế và các cân đối vĩ mô chủ yếu của nền kinh tế phục vụ xây dựng các kế hoạch  phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm như: cân đối lao động việc làm, cân đối cung cầu các sản phẩm chủ yếu của nền kinh tế,  cân đối tích luỹ - tiêu dùng, cân đối thu – chi ngân sách nhà nước, cân đối vốn đâu tư phát triển, cân đối xuất nhập khẩu; cân đối cán cân thanh toán quốc tế; dự báo và đánh gía khả năng hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu của kỳ kế hoạch 5 năm và hàng năm.
2/ Trong ngành Giao thông vận tải: đường sắt, đường thủy, đường bộ & hàng không
  +/ Dự báo về các cung đường đen & cách hóa giải
  +/ Dự báo sớm về tai nạn hàng không, tai nạn đường thủy, đường sắt
  +/ Phối hợp với Cục C67 Bộ Công an, Ủy ban an toàn giao thông quốc gia xây dựng đề án : Nhận định các Cung đường đen & giải pháp khắc phục
  +/ Dự báo & cảnh báo sớm đối với người lái xe
3/ Trong Ngành công nghiệp-xây dựng: cần dự báo nhu cầu trong nước về một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu như điện thương phẩm, dầu thô, xi măng, thép xây dựng, than sạch, phân đạm, phân lân chế biến, phân NPK, phân DAP, Săm lốp ô tô, Động cơ điện, Giấy các loại, Hàng may mặc, Vải. Dự báo những ngành công nghiệp có lợi thế phát triển. Dự báo năng lực sản xuất của các ngành hàng, dự báo diễn biến giá cả trong và ngoài nước, dự báo cung cầu thị trường thế giới, ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào, nguồn nguyên liệu sản xuất, bối cảnh trong nước và quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến các ngành hàng xuất khẩu, ảnh hưởng của các cam kết quốc tế về lộ trình giảm thuế quan nhập khẩu.
  +/ Dự báo các khu vực có những xạ xấu khi khai thác xây dựng sẽ ảnh hướng lớn tới đời sống của nhân dân & cách khắc phục các xạ xấu đó.
 4/ Trong Ngành Nông lâm thuỷ sản: cần dự báo những yếu tố ngoài và trong nước có tác động tiêu cực, tích cực đối với sự phát triển của lĩnh vực nông-lâm-thuỷ sản và những sản phẩm quan trọng của ngành.
  +/ Dự báo rủi ro như hạn hán, lũ lụt, cháy rừng, dịch bệnh.
 5/ Trong ngành dịch vụ: cần dự báo xu hướng và phát triển các ngành dịch vụ ở Việt Nam như dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, khách sạn nhà hàng, du lịch, …
6/ Trong lĩnh vực tài chính tiền tệ:  cần dự báo diễn biến của tình hình tài chính, tiền tệ trong nước và quốc tế, nhất là biến động của các thị trường tài chính quốc tế; đánh giá những thuận lợi và thách thức; Dự báo khả năng huy động nguồn vốn cho ngân sách nhà nước, vốn tín dụng ưu đãi đầu tư, vốn từ doanh nghiệp nhà nước, vốn huy động từ tư nhân, vốn FDI, vốn ODA và dự kiến khả năng chi và sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Dự báo các cân đối như: cân đối ngân sách nhà nước, cân đối tiền tệ, cân đối cán cân thanh toán quốc tế, cân đối ngoại tệ, …   
  +/ Dự báo những yếu tố gây bất ổn kinh tế vĩ mô như: dự báo về tiêu dùng, biến động của giá cả và thị trường nội địa; dự báo lạm phát, dự báo thị trường bất động sản, chứng khoán và tài chính, tiền tệ.
  +/ Phân tích đánh giá tác động của các chính sách kinh tế-xã hội trung và dài hạn quan trọng có ảnh hưởng đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước, đến việc triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm và hàng năm.  
   +/ Cần dự báo sớm về tác động của các cú sốc bên ngoài trong đó đặc biệt là các cú sốc tài chính, tiền tệ, tỷ giá, ... đối với nền kinh tế; về khủng hoảng tiền tệ và ngân hàng nhằm phục vụ công tác điều hành chính sách tiền tệ, giám sát, phân tích, đánh giá hoạt động tiền tệ, ngân hàng; về những dấu hiệu, yếu tố bất thường của nền kinh tế gây bất ổn vĩ mô.
7/ Trong lĩnh vực quốc phòng: cần dự báo tình hình quân sự thế giới, khu vực và trong nước nhất là khu vực biển Đông, Trường Sa,  các địa bàn trọng điểm nhạy cảm liên quan đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, …
+/ Dự báo về tiến bộ trong lĩnh vực khoa học quân sự và công nghệ quốc phòng trên thế giới, nhất là ở những nước mà chúng ta quan tâm.
+/ Dự báo nhu cầu đầu tư phát triển công nghiệp quốc phòng, xây dựng khu vực phòng thủ, khu vực kinh tế, khoa học và công nghệ quân sự và cơ cấu nguồn nhân lực quốc phòng.
+/ Dự báo phục vụ công tác điều hành tác chiến trong lĩnh vực quốc phòng.
8/ Trong lĩnh vực an ninh, cần dự báo:
+/ Tình hình và các yếu tố bên ngoài tác động đến ANQG và trật tự an toàn xã hội (âm mưu, hoạt động của các nước lớn, của các thế lực thù địch, diễn biến chính trị tại các nước trong khu vực, vấn đề an ninh biên giới, an ninh biển đảo,..).
+/ Tình hình và các yếu tố bên trong tác động đến công tác đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự xã hội (an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh các vùng chiến lược, an ninh nông thôn, đô thị, an ninh tại các khu công nghiệp,..).
+/ Tính chất, mức độ các hoạt động xâm phạm ANQG, trật tự an toàn xã hội, hoạt động phổ biến của các loại tội phạm, tội phạm mới.
+/ Khó khăn, thuận lợi của lực lượng Công an trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
9/ Trong lĩnh vực đối ngoại: Cần dự báo:
          +/ Cục diện, tình hình kinh tế, chính trị thế giới và khu vực;
  +/ Các vấn đề lớn về an ninh và phát triển của thế giới;
+/ Tình hình nội chính của các nước, đặc biệt là nước có lợi ích quan trọng đối với nước ta;
  +/ Chính sách đối ngoại của các nước.
10/ Tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác dự báo
+/ Liên hiệp các hội Khoa học & Kỹ thuật Việt nam đề xuất Chính phủ tạo điều kiện để Viện Nghiên cứu & ng dụng tiềm năng con người hợp tác tổ chức các hội thảo quốc tế về công tác dự báo, được nhận các hỗ trợ kỹ thuật tiên tiến của các nước bạn về lĩnh vực dự báo như máy đo năng lượng, các thiết bị đo đạc điện tử về cảm xạ...,  được học tập & trao đổi các thông tin dự báo (trừ các thông tin dự báo nhạy cảm thuộc lĩnh vực an ninh, bí mật quốc gia) nhằm học hỏi & nâng cao năng lực dự báo từ các tổ chức, các đơn vị quốc tế, nhất là các phương pháp dự báo mang tính tiềm năng (đặc biệt) của các nước bạn (như thuật thôi miên).
Kinh phí :
+/ Từ Nhà nước, Liên hiệp các hội khoa học & kỹ thuật Việt Nam, các bộ ngành

+/ Viện Nghiên cứu & Ứng dụng tiềm năng con người được huy động mọi nguồn vốn khác nhất là nguồn vốn từ các cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân nhận được sự hỗ trợ về thông tin Dự báo.

VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ TÂM LINH – CẬN TÔN GIÁO


VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VẤN ĐỀ TÂM LINH – CẬN TÔN GIÁO
TS Nguyễn Mạnh Cường
Trưởng ban Quản lý khoa học
Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người tuy mới ra đời và còn non trẻ song các cán bộ của Viện cũng đã có nhiều cố gắng tiếp cận vấn đề học thuật từ những hiểu biết riêng của mình, nhằm tạo ra một cách nhìn mang tính lý luận chung. Tuy nhiên khái niệm tiềm năng con người vẫn còn nhiều tranh luận, phải chăng nên hiểu là cái khả năng đặc biệt của con người vẫn nằm trong “tập mờ” của mỗi con người qua lớp bọc tâm linh – cận tôn giáo? Và nếu biết khởi dậy những khả năng này sẽ là những đóng góp to lớn vào cuộc sống thường nhật của xã hội?
         Để hiểu rõ hơn những gì mà chúng tôi đã làm, với tư cách của một người đọc sách, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc một số kết quả đã nghiên cứu thông qua các công trình đã công bố, từ khái niệm tới cách hiểu rất chung không mang ý kiến cá nhân của mình.
         Từ kết quả đã được nghiên cứu, hằng mong đây sẽ là một tài liệu để tham khảo giúp cho công tác nghiên cứu của Viện và của mỗi cá nhân.
Vấn đề tâm linh – cận tôn giáo đã và đang thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu cũng như đông đảo các tầng lớp nhân dân trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Dù với những mục tiêu và những nhãn quan khác nhau, song nhìn chung các nhà nghiên cứu đều muốn lý giải về vai trò của tâm linh, tôn giáo cả ở mặt tiêu cực và tích cực, cố gắng tìm hiểu những nguyên nhân phục hồi trở lại của tôn giáo, sự phát triển của các hiện tượng tâm linh – cận tôn giáo trong đời sống xã hội. Mặc dù rất được quan tâm nhưng đến nay tâm linh, tôn giáo vẫn là một khái niệm còn được để ngỏ. Khối lượng tài liệu viết về vấn đề này đang tăng lên nhanh chóng trong vòng chục năm trở lại đây. Đã xuất hiện nhu cầu phân loại và tổng kết các nghiên cứu về tâm linh, tôn giáo. Tâm linh, tôn giáo là các khái niệm có nội hàm như thế nào, mối quan hệ giữa hai hiện tượng này ra sao? Hiện tượng tâm linh cận tôn giáo là gì? Đó là những đòi hỏi mang tính nhận thức luận cần phải giải quyết.
Khái quát các công trình nghiên cứu về tâm linh – cận tôn giáo có thể chia thành 2 nhóm như sau:
·       Khái niệm, thuật ngữ cần tìm hiểu và nghiên cứu
Thuật ngữ tâm linh” trong tiếng Việt có hai từ tiếng Anh tương đương là psychic (theo nghĩa các hiện tượng dị thường, huyền bí) và spiritualism (với hai nghĩa: 1/ Niềm tin tôn giáo - triết học về sự tồn tại sau cái chết; và 2/ Tâm trí, tâm hồn, tinh thần).

- Ở khía cạnh thứ nhất, thuật ngữ “Psychic” được dùng với nghĩa “tâm linh”. Các học giả phương Tây nghiên cứu tâm linh với tư cách các hiện tượng dị thường huyền bí; những trạng thái tâm lý đặc biệt; hoặc những nguồn năng lượng đặc biệt của con người (dòng điện trường sinh học, trực giác), thậm chí cả những bí ẩn của Thiền học Phật giáo và Yoga Ấn Độ. Nhiều công trình nghiên cứu đáng chú ý về những vấn đề này được các nhà tâm lý học, thần học, vật lý học công bố như: Transpersonal Development: The Dimension Beyond Psychosynthesis (Sự phát triển của siêu cá nhân: kiểu mẫu bên ngoài tâm thức) của Roberto Assagiologi [1], Harper's Encyclopedia of Mystical & Paranormal Experience (Bách khoa toàn thư của Harper về những trải nghiệm huyền bí và không thể minh chứng bằng khoa học) của Rosemary Ellen Guiley [2]….

Nội hàm của thuật ngữ “Psychic” được làm rõ trong cuốn Bách khoa toàn thư của Harper về những trải nghiệm huyền bí và không thể minh chứng bằng khoa học [3] của Rosemary Ellen Guiley. Đây là cuốn sách dùng để tra cứu về những khái niệm, học thuyết, thể nghiệm huyền bí trong thế giới tín ngưỡng và tâm linh của nhân loại như: phù thuỷ, thuật giả kim, bói toán, yoga, thiền... Trong tác phẩm này, tác giả đã lý giải về Psychic thông qua hàng loạt các khái niệm như Psi, ESP, PK, nhà tâm linh.
Psi là những hiện tượng hay cảm giác siêu việt bất kỳ, bao gồm nhận thức ngoài cảm giác (ESP) và tâm lý động học (PK).
ESP (Extrasensory perception) là “giác quan thứ 6” trong đó thông tin cảm nhận được nhận biết thông qua các phương tiện ngoài năm giác quan thông thường: thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác, và vị giác. ESP mang đến cá nhân thông tin về hiện tại, quá khứ hoặc tương lai.
PK (Psychokinesis) là một hình thức Psi có ảnh hưởng rõ nét của tinh thần đối với thể xác thông qua các phương tiện vô hình, chẳng hạn như sự di chuyển đồ vật, uốn cong kim loại, thân xác bay bổng, phép màu chữa bệnh, tính vô hình, sự tỏa ánh sáng, bùa chú ma thuật, lời nguyền và nghi lễ kiểm soát thời tiết... Guiley đã đưa ra nhiều dẫn chứng về hiện tượng ESP, PK trên thế giới từ xưa đến nay. Một nhận định chung được đưa ra là những hiện tượng thần bí đó có thật dù bị người ta lợi dụng xuyên tạc lừa bịp; và khoa học vật lý cổ điển không giải thích được, có lẽ khoa học vật lý lượng tử có thể giúp soi sáng nhưng đến hiện thời thì chưa soi sáng được. Sự tồn tại của hiện tượng thần bí đó đang được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu vì những mục đích khác nhau nhưng vẫn chưa đi đến kết luận khoa học. Trong khi chờ đợi thì ESP vẫn còn là thần bí và dễ bị người nào đó lợi dụng lừa bịp người khác. Tác giả kết luận đó là vấn đề khoa học của thế kỷ XXI.
* Những nhìn nhận của các học giả Việt Nam về hiện tượng tâm linh – cận tôn giáo
Ở Việt Nam, “Psychic” cũng được dịch thành “tâm linh” với nội hàm tương tự như trên. Trong các cuốn sách Lý giải các hiện tượng dị thường: khoa học và tâm linh [4], Hiện tượng tâm linh [5], Lý giải các hiện tượng dị thường [6], Đỗ Kiên Cường đã bàn về khái niệm “tâm linh” theo nghĩa các hiện tượng dị thường liên quan tới kinh nghiệm của con người (psychic) chứ không phải là một quan niệm tôn giáo - triết học về sự tồn tại sau cái chết (spiritualism). Những kinh nghiệm đó bao gồm: thần giao cách cảm (liên lạc giữa các bộ não hay “đọc ý nghĩ”), tiên tri (khả năng biết các sự kiện chưa xảy ra), hậu tri (nhận thông tin quá khứ, như “đọc ý nghĩ người chết”), thấu thị hay thấu thính (nhìn xuyên tường hay nghe thấy âm thanh từ ngàn dặm), ngoại cảm (nhận tin không bằng ngũ quan, gồm bốn hiện tượng trên), viễn di sinh học (như bẻ cong thìa bằng ý nghĩ), cận kề cái chết (cảm giác của người sống lại, như xuất hồn, ánh sáng cuối đường hầm, thiên thần hay ma quỉ...), xuất hồn hay thoát xác (cảm giác thoát khỏi cơ thể vật lý, như “hồn” bay lên quan sát “xác”), luân hồi (niềm tin về kiếp trước và kiếp sau), giao tiếp với người chết (như gọi vong, cầu hồn hay tìm mộ), psi (thuật ngữ trung tính cho các hiện tượng kể trên)... Đỗ Kiên Cường cũng đã trình bày và phân tích nhiều hiện tượng dị thường trên thế giới cũng như của Việt Nam trong lịch sử cũng như hiện nay. Ví dụ như nhà tâm linh Uri Geller (người Israel, dùng ý nghĩ bẻ cong thìa); nhà tâm linh Anatoly Kaspiroski chữa bệnh bằng ý nghĩ; việc gọi vong, tìm mộ của các nhà ngoại cảm ở Việt Nam (Nguyễn Văn Liên, Cô đồng Phương...). Theo tác giả, tất cả các hiện tượng dị thường đều là những hiện tượng đã và đang xảy ra trong hiện thực khách quan và phải giải thích chúng bằng các quan điểm hiện đại của khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội nhân văn.
Trong bài viết Góp phần tìm hiểu khái niệm tâm linh, mối quan hệ của nó với khái niệm phản ánh [7], Phạm Ngọc Quang đã trình bày, phân tích khái niệm “tâm linh” đồng thời đưa ra làm rõ tâm linh có mối quan hệ như thế nào với khái niệm “phản ảnh”. Theo tác giả, tâm linh là khái niệm dùng để chỉ “niềm tin vào khả năng tồn tại của vong (người sau khi chết) với khả năng nhận thức của vong, tin vào khả năng đặc biệt của con người có thể tiếp xúc với vong. Nhờ vậy, có thể giúp con người đang sống biết được những thông tin về một số vấn đề đã, đang và sẽ diễn ra, từ đó, con người nhận thức và hoạt động có hiệu quả cao hơn”. Trong những năm gần đây, trên các phương tiện truyền thông đại chúng dùng chữ “tâm linh” để chỉ những hiện tượng như tìm mộ, tìm người đã khuất hoặc còn sống; biết được những gì đã diễn ra trước khi, trong khi, sau khi chết của một con người cụ thể. Các hiện tượng này được đề cập khi gắn với một số “nhà ngoại cảm” như Phan Thị Bích Hằng, Nguyễn Văn Liên… Liên quan tới sự hiểu biết của người có khả năng đặc biệt, có hai khả năng xảy ra: thứ nhất, nhờ có khả năng đặc biệt, tự bản thân người đó biết được một số sự kiện đã, đang và sẽ xảy ra – mặc dầu họ không trực tiếp trải nghiệm, không trực tiếp chịu sự tác động, không chứng kiến các sự kiện đó; thứ hai, nhờ sự mách bảo của người đã khuất (vong) đối với người có khả năng đặc biệt kia. Chỉ một số người có khả năng đặc biệt (mà phần nhiều, khả năng này chỉ xuất hiện sau biến cố đặc biệt của người đó) mới “nghe” được tiếng nói của vong, mới “nhìn” thấy vong, mới tiếp xúc được với vong,… Làm theo những chỉ dẫn của vong, con người có thể đạt những kết quả nhất định. Phạm Ngọc Quang cho rằng khái niệm “tâm linh” được dùng để chỉ những hiện tượng như vậy. Trong trường hợp “nhà ngoại cảm” có được hiểu biết nào đó về quá khứ, hiện tại và tương lai không phải do người đó trực tiếp phản ánh sự vật thông qua cảm tính và lí tính, mà họ có được tri thức ấy nhờ “sự mách bảo” của vong. Xét từ giác độ đó, tri thức mà nhà ngoại cảm có được là kết quả của sự giao lưu trí tuệ giữa người sống và người đã chết, là sự kế thừa tri thức của vong; không có mối liên hệ nội tại, trực tiếp nào với học thuyết phản ánh. Người có niềm tin tâm linh là những người tin vào sự tồn tại của vong và tính xác thực của những thông tin mà vong mách bảo (trực tiếp với mình hoặc qua những người có khả năng đặc biệt giao tiếp được với vong).
Trong cuốn sách Tích hợp đa văn hoá Đông - Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai [8], Nguyễn Hoàng Phương cũng đã đưa ra khái niệm: “Tâm linh là lễ nghi ma thuật của các tộc người nguyên thuỷ; là bói toán, tiên tri thời cổ đại; là tôn giáo, thần học thời trung cổ; là ngoại cảm, là sự hài hoà của vũ trụ, một phần là biểu hiện của trí tuệ đại vũ trụ thời hiện đại”. Từ đó, ông dự báo rằng: “Các hiện tượng tâm linh sẽ trở thành khoa học thống soái của các thế kỉ sau, cũng như khoa học vật lí là đế vương của thế kỉ này”. Trong quan niệm nêu trên, đặc biệt là quan niệm về tâm linh thời hiện đại, tác giả đã định nghĩa “tâm linh” bằng cách quy nó về một số khái niệm mà  bản thân các khái niệm đó cũng chưa rõ: “Ngoại cảm”, “sự hài hoà của vũ trụ”, “biểu hiện của trí tuệ đại vũ trụ”.
- Những tài liệu liên quan đến tâm linh hiện nay còn đề cập tới tâm linh với tư cách niềm tin tôn giáo, triết học về cái thiêng, sự tồn tại sau cái chết và với tư cách là tâm trí, tinh thần.
Phân tâm học và văn hóa tâm linh [9] cung cấp một hệ hình lý thuyết nghiên cứu về văn hóa trên tất cả các bình diện, trong đó, nghiên cứu về con người với vai trò là chủ thể của văn hóa. Cuốn sách là tập hợp các tiểu luận nghiên cứu về con người, về tiếp biến văn hóa dưới góc nhìn phân tâm học tạo ra hướng mở cho việc tiếp cận hệ thống lý thuyết phân tâm học, tạo đà cho những nghiên cứu chuyên sâu vào thực tiễn văn hóa dân tộc theo những bình diện khác nhau của lí thuyết. Cuốn sách đề cập tới những vấn đề xoay quanh đời sống văn hóa nhân văn, mà “con người là một thực thể đa chiều …Đó là bản chất sinh học, bản chất xã hội và bản chất tâm linh. Ba bản chất này tạo thành chiều sâu, chiều rộng và chiều cao của con người”. Trong đó đáng chú ý là S. Freud với “Sự trở lại ấu thơ của tục totem”. Freud coi tục thờ cúng tôtem, một tín ngưỡng ra đời cùng với sự xuất hiện của xã hội người (xã hội thị tộc), là nguồn gốc của văn hóa và tâm linh. Ngoài ra còn một số bài viết của các tác giả khác như Carl Jung với Thăm dò tiềm thức, E. Fromm với Phân tâm học và tôn giáo
Tác phẩm Văn hoá tâm linh [10] của Nguyễn Đăng Duy cho rằng: tâm là niềm tin, linh là linh thiêng, thiêng liêng. Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo. Cái thiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ý niệm. Tác giả cũng trình bày một số đặc điểm của tâm linh (như tâm linh là một hình thái ý thức; tâm linh là phần thiêng liêng trong ý thức con người), đồng thời phân tích mối quan hệ của tâm linh với mọi mặt của đời sống (cá nhân; gia đình; cộng đồng làng xã; văn hóa nghệ thuật; tôn giáo, tín ngưỡng, mê tín đị đoan). Nguyễn Đăng Duy cũng đã làm rõ vấn đề tâm linh trong tín ngưỡng tôn giáo ở người Việt miền Bắc thông qua tín ngưỡng thờ thần thánh trời đất; tín ngưỡng thờ mẫu; tang ma và thờ cúng tổ tiên; Phật giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo.
Tương đồng với quan điểm trên, trong tác phẩm Văn hoá và cư dân đồng bằng sông Hồng  [11], Vũ Tự Lập nêu lên quan niệm về thế giới tâm linh là thế giới của cái thiêng liêng, mà ở đó chỉ có cái gì cao cả, lương thiện và đẹp đẽ mới có thể vươn tới. Cả cộng đồng tôn thờ và cố kết nhau lại trên cơ sở của cái thiêng liêng đó. Phân tích quan điểm của nhà nghiên cứu này thì có thể thấy “cái thiêng” như là cơ sở cố kết cộng đồng có nhiều loại khác nhau, ít nhất có hai loại cơ bản: “cái thiêng” mang tính trần tục, “cái thiêng” mang tính siêu tự nhiên. Trong cuộc sống đời thường, “cái thiêng liêng cao cả” có thể là những con người, sự vật hiện thực (quê hương, đất nước, người có công với nước…); trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo, “cái thiêng liêng cao cả” là những yếu tố siêu tự nhiên (thần linh, Thượng Đế, Đức Chúa Trời…)
Nguyễn Duy Hinh đã dành một phần trong cuốn Tâm linh Việt Nam [12] để bàn về thuật ngữ “tâm linh”. Ông cho rằng tâm linh thuộc phạm trù ý thức (cũng có thể nói thuộc về tâm thức theo nghĩa rộng là cái gì mà tâm nhận biết), nhưng đó mới là trải nghiệm tức thể nghiệm tiền - lôgic chứ chưa có giá trị duy lý. Theo Nguyễn Duy Hinh, “Tâm linh là thể nghiệm của con người (Tâm) về cái Thiêng (linh) trong Tự Nhiên và Xã hội thông qua sống trải, thuộc dạng ý thức tiền lô-gic không phân biệt Thiện Ác”. Tác giả cũng làm rõ sự khác biệt giữa tâm linh với tín ngưỡng cũng như mối quan hệ giữa hai khái niệm này. Tâm linh là cảm nhận về cái Thiêng trong Tự Nhiên và Xã Hội (cộng đồng người) trong quá trình sống trải (thể nghiệm). Thờ cái Thiêng thì thành tín ngưỡng, đã thờ thì cúng tức cung cấp thực phẩm để cầu xin một ân huệ nào đó. Không thờ cũng có thể cúng như cúng cô hồn. Theo đó một số hiện tượng tâm linh thành tín ngưỡng hoặc có thờ cúng hoặc không thờ cúng. Đó là tâm linh tín ngưỡng như thờ cúng tổ tiên, cúng hồn lúa... Còn tâm linh phát triển thành tâm linh tôn giáo thì người ta tin theo tâm linh của một Giáo Chủ nào đó truyền dạy có trình độ logic nhất định cao hơn tâm linh tín ngưỡng. Nhưng dù vậy mỗi cộng đồng người tiếp thu tâm linh Giáo Chủ nào đó đều ít nhiều thông qua tâm linh tín ngưõng của mình. Từ việc xây dựng hệ thống những quan niệm về tâm linh, Nguyễn Duy Hinh đã làm rõ vấn đề tâm linh người Việt Nam thông qua bốn yếu tố cơ bản là Trời, Đất, Nước, Người. Từ đó tác giả cũng đặt ra vấn đề cần nhận thức vai trò của tâm linh trong lịch sử cũng như thời đại hiện nay.
Nghiên cứu điều tra về thực trạng đời sống tâm linh của người dân thành thị và nông thôn ngoại thành Hà Nội[13] là công trình nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Mai thực hiện vào năm 2006 - 2007. Đề tài này đã làm rõ khái niệm “tâm linh” cùng với những khái niệm liên quan như “nhà tâm linh”, “đời sống tâm linh”, “văn hóa tâm linh”. Theo đó tâm linh được hiểu là “sự cảm nhận của con người về những hiện tượng linh thiêng, kỳ lạ của trời đất, vạn vật trong vũ trụ và đương nhiên là cả con người”. Tác giả cũng đã đưa ra các quan niệm về tâm linh cũng như lý giải sự xuất hiện của tâm linh. Vai trò của tâm linh với đời sống tinh thần của con người và sự phát triển xã hội cũng được tìm hiểu khá chi tiết. Tác giả cho rằng tâm linh người Việt bao hàm hoặc đồng nhất với tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán. Từ những lý luận cơ bản này, Nguyễn Ngọc Mai đã trình bày thực trạng đời sống tâm linh của người dân ngoại thành Hà Nội, so sánh sự giống và khác nhau trong hoạt động tâm linh của người dân ở thành thị và nông thôn, của giới nam và giới nữ tại địa bàn  được nghiên cứu[14].
Ngoài ra còn rất nhiều tài liệu đề cập đến “tâm linh” liên quan với đời sống tinh thần, văn hóa, phong tục tập quán. Trước hết có thể kể đến các tài liệu của các học giả thời phong kiến như Lĩnh nam chích quái của Trần Thế Pháp, Việt điên u linh, Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn… Trong những cuốn sách này, các tác giả kể về các sự tích huyền bí, các tập tục chứ chưa có kiến giải về lý luận liên quan đến tâm linh. Sau này, các học giả thời hiện đại quan tâm đến  quan niệm, niềm tin, phương thức hành lễ, tập tục kiêng kỵ của người Việt qua các tục thờ Mẫu, thờ Thành hoàng, thờ các vị thần tự nhiên… Có thể kể đến các cuốn sách như: Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính, Nguyễn Văn Huyên với Văn minh Việt Nam, Nếp cũ của Toan Ánh… Hầu hết các công trình này chỉ nhắc tới các khái niệm “tâm linh”, “đời sống tâm linh”, “thế giới tâm linh” mà chưa bàn luận, phân tích tâm linh là gì.



[1] Roberto Assagiologi: Transpersonal Development:The Dimension Beyond Psychosynthesis, Casa Editrice Astrolabio, Rome, 1988.

[2] Rosemary Ellen Guiley: Harper's Encyclopedia of Mystical & Paranormal Experience, Harper San Francisco, 1991.
[3] Tại Việt Nam cuốn sách này được xuất bản với tên: Rosemary Ellen Guiley (Nguyễn Việt Cường  và các cộng sự dịch): Từ điển tôn giáo và các thể nghiệm siêu việt, Nxb. Tôn giáo, 2005.
[4] Đỗ Kiên Cường: Lý giải các hiện tượng dị thường: khoa học và tâm linh, Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 2000.
[5] Đỗ Kiên Cường: Hiện tượng tâm linh, Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 2001.
[6] Đỗ Kiên Cường: Lý giải các hiện tượng dị thường, Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 2000.
[7] Phạm Ngọc Quang: Góp phần tìm hiểu khái niệm tâm linh, mối quan hệ của nó với khái niệm phản ánh, tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5/2008, tr. 6 - 10.
[8] Nguyễn Hoàng Phương: Tích hợp đa văn hoá Đông – Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1995.
[9] S. Freud, C.Jung, E. Fromn & R. Assagioli (Đỗ Lai Thúy biên soạn):  Phân tâm học và văn hóa tâm linh, Nxb. Văn hóa thông tin, 2000.
[10] Nguyễn Đăng Duy: Văn hoá tâm linh,  Nxb. Hà Nội, 1996.
[11] Vũ Tự Lập (chủ biên): Văn hoá và cư dân đồng bằng sông Hồng, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994.
[12] Nguyễn Duy Hinh: Tâm linh Việt Nam, Nxb. Từ điển Bách khoa và Viện Văn hóa, Hà Nội, 2007.
[13] Nguyễn Ngọc Mai: Nghiên cứu điều tra về thực trạng đời sống tâm linh của người dân thành thị và nông thôn ngoại thành Hà Nội, Đề tài cấp cơ sở, Viện Nghiên cứu con người, 2006 - 2007
[14] Xem thêm Mai Thuỳ Anh: Hệ thống hoá quan niệm về hiện tượng tâm linh cận tôn giáo – Đề tài nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Tôn giáo - Hà Nội 2013