Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

VỀ NHIỆT LIỆU PHÁP CHỮA BỆNH UNG THƯ


VỀ NHIỆT LIỆU PHÁP CHỮA BỆNH UNG THƯ

Bùi Xuân Vịnh biên tập từ chuyên đề báo cáo của BS Dư Quang Châu ngày 21.10.2015 tại Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người.
Toàn bộ tư liệu bài này lấy ra từ các ảnh chiếu của bài thuyết trình.
BS Dư Quang Châu
Nghiên cứu y học cho thấy thân nhiệt tăng hơn bình thường sẽ có tác dụng tiêu diệt được siêu vi trùng, vi trùng và ngay cả các tế bào ung thư. Lịch sử của nhiệt liệu pháp được thuyết phục bắt đầu từ một số bệnh nhân sau cơn sốt kịch liệt thì các tế bào ung thư tự nhiên bị tiêu diệt. (theo nghiên cứu của Hội ung thư Hoa Kỳ, những người bị ung thư thân nhiệt thường dưới 36о C). Và sự ức chế tăng trưởng khối u sau cơn sốt cao gây ra bởi bệnh sốt rét lần đầu tiên được mô tả bởi Dr. Kizowitz (Pháp) năm 1779.
TK 19 việc thực hành điều trị ung thư bằng Nhiệt là khá phổ biến, nhất là ở Đức, Pháp, và Nga…
Năm 1887, Dr. Bruns đã báo cáo một trường hợp với nhiều khối u ác tính đã thuyên giảm hoàn toàn sau một cơn sốt trên 40о C trong nhiều ngày.
Ở Mỹ, phái điều trị các bệnh ung thư bằng Nhiệt liệu pháp đã bắt đầu vào cuối thế kỷ 19 do bác sỹ William B Coley, ở bệnh viện Memorial Sloan Kettering, New York. Năm 1893, Coley báo cáo 38 trường hợp ung thư được xử lý với Nhiệt liệu pháp: 12 trường hợp đã biến mất các khối u, và 19 trường hợp được cải thiện đáng kể.
Năm 1898, đồng ý với ý tưởng Coley, BS phụ khoa Westemark Thụy Điển đã công bố sử dụng Nhiệt liệu pháp bằng cách dùng bồn tắm nước nóng để ngâm và sưởi ấm trong nhiều giờ để điều trị các bệnh nhân phụ khoa khác nhau. Mặt khác, ông cũng đã báo cáo một vài kết quả chữa khỏi ung thư cổ tử cung khi dùng liệu pháp này. Ông là người đầu tiên đã cho thấy khả năng việc sử dụng nhiệt liệu pháp trong thời gian dài có khả năng tiêu diệt khối u mà không làm tổn hại các mô khỏe mạnh.
Năm 1903, Locb đã sử dụng nhiệt liệu pháp để chữa các khối u ở chuột với nhiệt độ 45о C trong 30 phút, các khối u đã không còn khả năng phát triển.
BS Jensen cũng nhận được kết quả tương tự như Locb trong khi điều trị các khối u của chuột ở 47о C trong 5 phút. Ông là người đầu tiên đề xuất khi áp dụng nhiệt liệu pháp để chữa các khối u.
1916-1921, Prime và Rohdenburg đã báo cáo nghiên cứu một cách có hệ thống về việc tác động nhiệt với nhiều nhiệt độ khác nhau vào các khối u được cấy trên 2000 con chuột. Kết quả đã ức chế được sự tăng trưởng 100% các khối u sau khi điều trị ở 42о C trong 180 phút, còn ở 44о C chỉ trong 90 phút. Năm 1918, Rohdenburg tóm tắt các tài liệu đã công bố, cho thấy có trên 72 phát hiện sốt, nóng trong 166 ca ung thư đã tự thuyên giảm.
Năm 1932, Goetze đã báo cáo hiệu quả tắm nước nóng trị ung thư dương vật.
Tiến sỹ Julius Wagner-Jaugegg, một bác sỹ người Áo đã được trao giải Nobel Y học năm 1927 cho công trình thành công của mình bằng cách sử dụng Nhiệt liệu pháp giúp hạn chế các biến chứng nghiêm trọng của bệnh giang mai.
Đến năm 1970, Dr.Park – một bác sĩ phẫu thuật tim mạch-báo cáo thành công trong việc sử dụng tăng thân nhiệt cơ thể cho hơn 1000 ca ung thư.
-Bây giờ cuộc đua tăng thân nhiệt thực sự đã bắt đầu. Bước vào thập niên 70 và 80 thế kỷ 20, máy tăng thân nhiệt mới được mọc lên như nấm qua đêm. Hầu như tất cả các trung tâm y tế trường đại học lớn của Mỹ có nhóm tăng thân nhiệt của mình và nhiều người trong số họ cung cấp các giải pháp kỹ thuật của riêng mình.
-Gần năm 1980, Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (NCI) đã đưa ra một văn bản thẩm định thiết bị tăng thân nhiệt để kiểm soát hoạt động hỗ trợ phát triển tăng thân nhiệt. Sau đó, nhiều thử nghiệm lâm sàng đã bắt đầu.
-Năm 1996, Matsuda đã tự hào báo cáo tình trạng liệu pháp nhiệt tại Nhật Bản, và vào thời điểm đó, Nhật Bản là nước dẫn đầu.
Giường nóng Hàn Quốc – Nhật Bản, rất tốt cho mọi người ở mọi lứa tuổi từ trẻ em tới người già để có được làn da đẹp hay phòng tránh cảm cúm, lưu thông khí huyết, điều hòa huyết áp, giảm đau, sưng, viêm…Những người bị mùi hôi cơ thể, mồ hôi dầu, mụn trứng cá…nếu thường xuyên nằm giường nóng sẽ được cải thiện rõ rệt…Cho đến các trường hợp như tiểu đường, gut hay ung thư nếu nằm giường nóng chống oxy hóa thường xuyên cũng làm giảm tốc độ phát triển của bệnh tật, hỗ trợ cho việc điều trị bằng thuốc Đông hoặc Tây y hiệu quả hơn.
Việt Nam người dân tộc rất ít bệnh tật vì cách sinh hoạt độc đáo vây quanh bếp lửa. Họ ăn uống, ngủ nghỉ đều quanh bếp nhỏ đó. Đây cũng là một cách sử dụng nhiệt liệu pháp.
Các thông báo chính thức từ các tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế.
Viện Ung thư Quốc gia (National Cancer Institute) Hoa Kỳ cho biết:
“-Tăng thân nhiệt (thermotheraple) là liệu pháp thứ tư sau giải phẫu, Xạ trị liệu (Thermoradiotherapy), Hóa trị liệu (Thermochemotherapy); trong đó mô cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ cao.
-Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiệt độ cao có thể tiêu diệt được tế bào ung thư.
-Nhiều nghiên cứu đã cho thấy một sự giảm đáng kể kích thước khối u khi thân nhiệt cao được kết hợp với các phương pháp điều trị khác.”
 Hiệp hội Ung thư Mỹ (American Cancer Society) xác định:
“Tăng thân nhiệt có nghĩa là nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường. Nhiệt độ cơ thể đột ngột cao thường gây ra bởi các bệnh như sốt rét hoặc sốc nhiệt. Nhưng tăng thân nhiệt cũng có thể sử dụng với sự kiểm soát cẩn thận trong ngành y tế.
Khi các tế bào trong cơ thể được tiếp xúc với nhiệt độ cao hơn bình thường, những thay đổi xẩy ra bên trong tế bào. Những thay đổi này có thể làm cho các tế bào có khả năng bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi bức xạ trị hoặc hóa trị.
-Nhiệt độ cao có thể giết chết tế bào ung thư hoàn toàn”
Liệu pháp đá nóng (thạch nhiệt liệu pháp) chữa ung thư
Lượng Ôxy hòa tan trong máu theo máy đo
+97-99: Oxy trong máu tốt.
+94-96: Oxy trong máu tương đối – Cần hít thở sâu.
+90-93: Oxy trong máu thiếu.
-Các tế bào ung thư có mức oxy thấp, nồng độ acid cao hơn bình thường, do vậy khả năng chịu nhiệt của các tế bào ung thư kém hơn các tế bào khỏe mạnh trong các mô bình thường.
-Về cơ bản, người sử dụng Nhiệt liệu pháp đang được massage ở mức đ phân tử, với hệ bạch huyết và tuần hoàn máu tốt hơn làm gia tăng oxy trong máu, tăng hoạt động của các enzyme, giảm độ axít, cải thiện cân bằng độ PH trong cơ thể và quá trình giải độc đễ dàng hơn.
-Thạch nhiệt liệu pháp được áp dụng hơn một năm nay và đạt được nhiều kết quả nhất định.
-Mục đích của Thạch nhiệt liệu pháp là làm ấm nóng vùng gan (mỗi một giờ 60 lít máu đi qua gan) giúp thay đổi nhiệt đi toàn bộ cơ thể gây ra một phản ứng sinh học tác động tối thiểu để can thiệp vào mao mạch toàn thân.

-Khi nhiệt độ cơ thẻ được tăng lên thì giúp tăng sự hấp thụ oxy và tăng tốc độ chữa bệnh các mô, nó cũng làm tăng hoạt động của các enzyme như collegenese

Về nghiên cứu tâm linh


VỀ NGHIEN CỨU TÂM LINH XƯA NAY
TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

Thạc sỹ Vũ Đức Huynh

Loài người xuất hiện trên Trái đất đồng thời cũng bộc lộ những tâm tưởng mang bản chất mà sau này được gọi là tâm linh. Đó là con người đã biết chắp tay hướng lên Trời cao mỗi khi gặp những hiện tượng thiên nhiên đe dọa như: sấm sét, mưa bão, lụt lội v.v…và khi có đồng loại qua đời, con người đã biết mai tang với “nghi lễ” (đơn sơ) cùng các đồ tùy táng mà họ có v.v…Điều đó, thể hiện ý niệm tâm linh mà con người nguyên thủy đã vốn có trong tâm thức (những di cổ tìm thấy ở các hang động, trong những khu rừng rậm ở các nước khu vực Trung Mỹ, và Nam Mỹ như: Braxin, Peru, Mexico, Chi lê v.v…đã cho thấy điều đó).
Những tập tục mà nhiều tộc người hiện đang còn sống rải rác trong rừng sâu như: tộc người Mochê, colex Kyrôt v.v…Nó đã nghiễm nhiên trở thành “tín ngưỡng” của con người.
Từ sự sợ hãi hay ước muốn, con người đã dẫn đến một niềm tin là có sự hiện hữu của ông Trời, Mẹ Đất, của Thần Núi, Thần Rừng, Thần Đất, Thần Suối, Thần Sông v.v…Đủ các loại Thần liên quan đến sự sinh tồn mà con người có thể bấu víu, mong được sự che chở và là chỗ dựa tinh thần mà con người cần đến mọi lúc.
Có thể nói “tâm linh” là phần quan trọng trong đời sống con người. Nó có xuất phát điểm từ “tín ngưỡng”. Khi các hình thái xã hội ra đời, con người đã có nhận thức cao dần, hơn nữa được chứng kiến nhiều hiện tượng kỳ bí, siêu nhiên, nhiều sự việc xẩy ra trong cuộc sống, trong mối tương tác giữa con người với môi trường, với thiên nhiên buộc con người phải suy nghĩ, phải giải đáp các câu hỏi..., trong đó một vế lớn  cần giải đáp chính là “tâm linh”. “Tâm linh” là một phạm trù có nội hàm và ngoại diện rất rộng. Nó bao trùm nhiều lĩnh vực như: đời sống tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục, xã hội, lễ nghi, văn hóa tâm linh, tập quán, phong thủy, y học, khảo cổ, ứng dụng, thiên văn, mệnh học, bốc phệ vân vân...Từ hàng nghìn năm trước Công nguyên cho đến đương đại đã có không ít các triết nhân và cao hơn, là các tổ chức đã, đang nghiên cứu một cách nghiêm túc, cẩn trọng để giải đáp các vấn đề trong phạm trù “tâm linh”! Đặc biệt hơn nữa, có nhiều tổ chức nghiên cứu về tâm linh đã được sự công nhận của nhà nước. Họ hoạt động với một tư cách pháp nhân rõ ràng.
Để giúp nhận thức thêm việc nghiên cứu tâm linh trên thế giới và ở Việt Nam, bài viết này sẽ trình bày  với bạn đọc hai phần sau:
Phần một: Một số khái niệm liên quan đến nhận thức nội dung.
Phần hai: Việc nghiên cứu tâm linh trên thế giới và ở Việt Nam.

PHẦN MỘT
   MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN NHN THỨC NỘI DUNG BÀI VIẾT
I.Khái niệm về tâm linh
1.1.Dẫn giải thuật từ tâm linh ở một số ngôn ngữ
Từ khi con người nhận thức được một vế quan trọng luôn tồn tại tâm niệm ở mỗi con người. Nó thể hiện qua nhiều hình thức, trạng thái, hiện tượng v.v.. được quy nạp trong một thuật ngữ gọi là “tâm linh”. Thuật từ “tâm linh” được diễn giải trong từ điển một số ngôn ngữ, ví dụ
Tiếng Anh với từ “Spirit” hay “Spirituality” để biểu đạt cảm xúc của con người thuộc lĩnh vực tinh thần: thứ gọi là linh hồn, ma quỷ, thánh thần, các quan niệm về tôn giáo, niềm tin và sự siêu nhiên”…
Tiếng Pháp với từ: La prémonition, le  Prénonitisme với nghĩa sự sùng bái, đời sống duy linh hay chủ nghĩa Duy linh, Thuyết Duy linh, các khía cạch đạo lý, tôn giáo, linh hồn, những việc thần bí…
Người Đức có từ “Die Selenblichhait, Der Verstan. Với nghĩa mối quan hệ tự thân giữa con người với các thực thể bên ngoài đời sống thực, thứ không nhìn thấy ngoài cơ thể của con người, linh hồn, sự giao tiếp huyền ảo…”
1.2.Nội dung khái niệm tâm linh
Từ nội dung diễn giải thuật từ tâm linh của một số ngôn ngữ đại diện qua từ điển của họ trên thế giới cho thấy khái niệm tâm linh là một phạm trù có nội hàm và ngoại diện rộng thuộc phạm vi duy tâm. Tâm linh là các biểu hiện nội tâm với nghĩa hẹp; đó là cảm nhận bằng linh tính; với nghĩa rộng bao hàm các ý niệm, tâm tưởng, niềm tin, tín ngưỡng, tôn giáo. Đó là niềm tin của con người vào một thế giới bao gồm các sự việc, hiện tượng, các thực thể siêu thực (hữu hình và siêu hình) siêu nhiên với sự linh diệu, linh nghiệm của thế giới ấy. Tâm linh mang tính phổ biến của nhân loại, tồn tại khách quan và gắn liền với sự phát triển của loài người.
II. Khái niệm về linh hồn, vong hồn, hữu hình, vô hình, siêu hình.
Hiện tại việc dùng các thuật ngữ nêu trên chưa đồng nhất. Nó có cùng bản chất, xuất xứ, song lại có cách gọi khác nhau.
2.1.Khái niệm linh hồn.
Theo khoa học tâm linh và tri thức tâm linh chỉ ra rằng con người có cấu tạo gồm hai phần: phần xác và phần hồn (thần hồn và thần xác). Nghĩa là người sống luôn có linh hồn – phần chủ đạo, vi thể sinh học. Theo tri thức tâm linh đó là “con người thực” sống và chết, có cấu trúc mạng lưới phân lớp dọc các hạt điện sinh học và mảng hai thuộc tính âm, dương giằng kết, là “cốt” cho phần xác. Linh hồn = con người siêu hình không mất đi mà chỉ thay đổi dạng thức trong chuyển hóa trạng thái sống sang chết và ngược lại.
Do đó linh hồn chỉ dùng gọi cho phần hồn – thần hồn khi con người còn sống, còn hiện diện trên cõi Trần, cõi Hồng trần, cõi Dương thế, cõi Trần gian, cõi Trần tục, cõi Người!
2.2.Khái niệm vong hồn.
Theo một nghĩa Hán ngữ: vong là “mất” (không phải biến mất) là suy biến (thay đổi hình thái v.v..) là suy bại.
Theo tri thức tâm linh: khi con người tạ thế, linh hồn – phần hồn dần thoát ra khỏi thân xác – phần xác (thường sau 72 giờ mới hoàn toàn). Sau một thời gian 49 ngày, linh hồn hoàn tất quá trình sắp lại cấu trúc: từ cấu trúc vòng lớp sang cấu trúc tầng nấc không thay đổi bản chất cấu tạo nên. Khi đó “linh hồn” đã được gọi là vong hồn – “con người thực” ở dạng thức thực thể siêu hình, dạng “bóng hình” đầy đủ như khi còn sống!
Như vậy, việc dùng chữ “vong” để thay thế chữ “linh” ngầm chỉ rằng “con người thực” đã chuyển sang một dạng thức thực thể khác sống ở cõi vong. Họ không còn phần xác, dân gian dùng từ “vong linh” chỉ cùng lúc hai nghĩa: người đã mất và có sự linh thiêng, linh diệu có thể phù hộ cho người còn sống!

2.3.Khái niệm siêu hình.
Trong vũ trụ bao la có nhiều “dạng thức thực thể” ví dụ: thực thể hữu hình (the real vicible entity), thực thể vô hình, thực thể siêu hình, thực thể vật lý (the real physical entity), thực thể sinh học vân vân..
Thực thể siêu hình là dạng thức thực thể ca cấu tạo vi vật lý, hay quan niệm tế vi. Nó có thể thay đổi uyển chuyển về hình dạng mà không thay đổi bản chất hoặc các cấu tố mà do nhiều nguyên nhân như: bị tương tác bởi các tác nhân trong môi trường, do yêu cầu nội thể của vong hồn ví dụ như “tư tưởng”, “hý ức”, “ý định” v.v.. của vong hồn.
Vong hồn là một dạng thực thể sinh học thực và siêu hình (the biological vicible metaphysical ẻtity formulet) “sống” trong cõi vong (the ghost land) ở một chiều không gian khác trong vũ trụ bao la 6 chiều. Vong hồn có hình dạng thay đổi tùy thực tế.
2.4.Khái niệm hữu hình.
Dạng thức thực thể hữu hình (vicible entity formulet) có trong Vũ trụ bao la là toàn bộ thực thể có hình dạng cụ thể, trong đó có con người, mà ta có thể nhận biết được bằng các giác quan hoặc bằng các công cụ hỗ trợ. Nó có thể rất to như các hành tinh, các sao vân vân hay rất nhỏ như các vi hạt, ngay cả một số dạng sóng vật lý và sóng vũ trụ.
2.5.Khái niệm về vô hình.
Vô hình là một dạng thức thực thể có trong vũ trụ bao la; con người có thể cảm nhận được bằng một vài giác quan nhưng là một dạng thức thực thể không có một hình dạng nào cả như: không khí v.v…Con người có thể cảm nhận được, nhận biết được khi nó chuyển dịch thành các cơn gió, bão v.v..
Tóm lại con người ngày càng có tri thức cao dần tạo nên các nền văn minh ngày một siêu việt, giúp khám phá, phát hiện thêm nhiều điều chưa biết. Song vũ trụ luôn tàng chứa các quy luật, trong đó có quy luật bí mật.
PHẦN HAI
VIỆC NGHIÊN CỨU TÂM LINH TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

I.Lý do dẫn đến việc nghiên cứu tâm linh
1.1.Trong thực tế cuộc sống có nhiều hiện tượng, sự việc thực thực , hư hư làm nẩy sinh nhiều vấn đề, nhiều câu hi cần giải đáp. Có nhiều quan niệm, ý tưởng trước cùng một hiện tượng khách quan v.v...đòi hỏi cần được làm sáng tỏ vừa để thỏa mãn tính tò mò vốn có của loài người, vừa để ứng dụng, nếu có thể, nhằm phục vụ cho lợi ích của con người và làm phong phú thêm tri thức của nhân loại.
1.2.Tâm linh và cuộc sống con người là sự tồn tại và gắn bó hữu cơ.
Tâm linh luôn có trong tâm tưởng của con người ngay từ khi biết nhận thức khách quan hoặc nó được truyền bá từ đời này sang đời khác. Trên thế giới này, chỗ nào có con người chỗ đó có đời sống tâm linh, văn hóa tâm linh…Ngay những người vô tín, họ cũng sống trong một môi trường có tín ngưỡng, và chợt có, một lúc nào đó, một ý niệm nào đó thuộc lĩnh vực tâm linh dù họ muốn hay không.
1.3.Nghiên cứu tâm linh đã thành một đòi hỏi của sự muốn hiểu biết của con người.
Trong một hình thái chính trị xã hội nào đó nếu việc nghiên cứu tâm linh là một bất lợi, thì việc nghiên cứu tâm linh không được khuyến khích, còn hầu hết đều được nghiên cứu nghiêm túc. Việc nghiên cứu tâm linh đã có lịch sử hàng nghìn năm trước và sau công nguyên, từ âm thầm đến công khai, từ cá nhân đến các hình thức tổ chức, từ tự phát đến được quản lý nhà nước công nhận và còn ứng dụng.
II.Tổng quan việc nghiên cứu về nhiều lĩnh vực mang bản chất tâm linh trên thế giới và ở Việt Nam.
2.1.Lich sử về việc nghiên cứu tâm linh trên thế giới.
Trên thế giới việc nghiên cứu tâm linh của cá nhân đã manh nha từ 5600 năm trước. Nó bắt đầu bằng những ý tưởng của các nhà minh triết. Họ đã nghiên cứu về tính chân thực của các Thần Thánh mà con người tôn thờ, cầu mong và lòng tin sự linh thiêng phù trợ. Cũng theo cuốn “The Ancien Wisdom” (Những hiểu biết cổ xưa) của Annic Besant nói về việc phủ nhận sự công bằng của Thượng đế mà những người thiên tài xưa khi họ xem xét đến lĩnh vực niềm tin ảo diệu sức mạnh siêu nhiên tuyệt đối mang sắc thái tâm linh của người xưa.
Vào khoảng 5000 năm T (trước Công lịch), nền Minh Triết cổ dạy rằng: có một sự công bằng thiêng liêng cai quản thế gian!
Mục đích của đời người là sự tịnh tiến của linh hồn đến mức hoàn thiện. Tiếp theo là các nhà Huyền Môn đã dày công nghiên cứu về tâm linh và con người. Họ đã viết những vấn đề đã nghiên cứu trong các tác phẩm Huyền Môn học như những bài giảng, không phải là tác phẩm văn học. Trong đó giảng giải: “con người gồm cả phần nhìn thấy và phần không nhìn thấy. Đó là “tâm thức”. Tâm thức được biểu hiện qua sự liên kết, cảm ứng, phản ứng, ý niệm…
Kế tiếp lịch sử nghiên cứu sâu về tâm linh càng phong phú. Khi ra đời các chủng tôn giáo như: Phật giáo, Cơ đốc giáo, Thiên chúa giáo.
Các đạo gia của các đạo giáo say sưa nghiên cứu về tâm linh. Hầu hết các giáo lý trong các kinh và luận v.v…đều nhuốm màu tâm linh…
Đời sống của con người chứa đầy những quy luật tâm linh chi phối. Nào là Nhân minh (trong thuyết Ngũ hành), nào là luân hồi, nhân quả, tiến hóa, sinh diệt, chân và tạo vân vân và vân vân đều là những lý thuyết mang bản sắc tâm linh.
Năm 511T khi trở thành “ngôi đẳng chính giác” Đức Thích – Ca – Mâu – Ni, giáo chủ  Phật giáo đã từng nói rằng: “…Ai cho rằng Niết – Bàn là không có gì cả…kẻ ấy lầm…” và nữa: “…Ai cho rằng nhập Niết – Bàn là thường còn, vĩnh cửu, thực có mãi mãi…kẻ ấy cũng lầm!”. Đức Thích Ca mâu Ni rõ ràng là người đã chứng nghiệm chăng?
Qua câu nói của Đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni cho thấy ở thời đó, chẳng những việc nghiên cứu tâm linh để tìm hiểu những vấn đề thâm sâu, mà con người còn có thể chứng nghiệm! Họ còn biết hạnh phúc ở cõi Niết Bàn khác với hạnh phúc ở cõi Trần gian. Đó là thứ “thần lạc tuyệt đối!”
Ở thời kỳ này việc nghiên cứu chỉ mang tính cá nhân nhưng lại phổ biến, đặc biệt ở giới Minh Triết, giới Huyền Môn và các đạo gia. Bởi lẽ rằng với đạo Phật chỉ “một cõi Niết Bàn” thôi nhưng các đạo gia của Hồi giáo lại gọi nơi đó là Thiên Đàng. Balamôn giáo gọi là cõi Brahma. Đạo Thiên chúa lại gọi là Nước Trời v.v..
Tuy cách gọi khác nhau, song mọi con đường nghiên cứu lại chỉ có một đích. Và cuối cùng, thực chất về ý nghĩa bản chất chỉ là một. Nó cũng là mục đích tối hậu mà các tôn giáo muốn đưa con người hướng đến.
Những khảo cổ gần đây nhất ở Châu Âu quanh hồ Hanlatnort, các nhà khảo cổ, các nhà sinh vật học và các nhà nhân chủng học đã tìm thấy những bộ xương voi, xương của hươu v.v…hé lộ cho biết rằng những người tiền sử thời kỳ đồ đá (200.000 năm) đã thông minh. Họ tạo ra những cây lao gỗ sồi với đầu sắc cứng do tẩm thứ nhựa cây có chứa axitanic có thể xuyên thủng đầu voi v.v…!
Thế nhưng mãi đến năm 5600 năm T, con người mới có thể nghiên cứu để trả lời các câu hỏi về những hiện tượng tâm linh. Điều này cho thấy phải chờ cho đến khi con người có trí tuệ đạt đến mức có thể mới thực hiện được.
Tóm lại lịch sử nghiên cứu về tâm linh sẽ còn tiếp diễn vì còn rất nhiều câu hỏi cần được giải thích về các hiện tượng…tâm linh trong tự nhiên và trong đời sống.
2.2.Những vấn đề và các lĩnh vực mang bản chất tâm linh đã được nghiên cứu.
Một số vấn đề về lĩnh vực thuộc về tâm linh đã được nghiên cứu kế tiếp nhau suốt nhiều thế kỷ:
-Bản thể của tín ngưỡng, Cha Trời, Mẹ Đất (cách nay 2596 năm).
-Các quy luật bí ẩn của Trời Đất.
-Bản thể con người có phần không thấy bằng các giác quan (544 năm T).
-Trong sinh, diệt của con người có thứ vĩnh cửu: “tâm thức” trong con người.
-Một số giáo lý của các tôn giáo mang bản sắc tâm linh (thuyết luân hồi, quả báo là giáo lý cơ bản của Phật Giáo và Ấn Giáo).
-“Duy linh”, quan niệm tâm linh trừu tượng, sơ khai nhất.
-Một số luận thuyết v vũ trụ, con người qua suy nghiệm và tư duy logic của cá nhân đưa ra những lý thuyết về “ý thức” của con người – th “tâm linh khách quan độc lập”.
-Thượng đế và ý niệm tuyệt đối.
-Lớp vật chất phi cấu trúc; năng lượng nguyên sơ.
-Bình diện phi vật lý; bình diện tâm thức.
 -Xuất thần, thiên nhãn (quang nhãn), thiên nhĩ (thiên thính).      
-Lớp năng lượng song song, các dạng sống khác nhau, cấu trúc.
-Bản chất của sự sống và cái chết; luân xa (Kama).
-Thế giới vô hình, siêu hình; cơ thể năng lượng của con người (cơ thể: ête, cảm xúc, tâm thần, tinh tú, thương giới, nhân quả).
-Bản thể tâm linh của con người (thân vật lý (thân xác); tâm trí, tâm thức (thần hồn – linh hồn).
-Sau cái chết của con người (quá trình chết, cận tử, tái sinh, Niết Bàn (Atma); địa ngục, vong hồn – vong linh;
-Thiền định, con đường; chứng ngộ, chứng kiến; thần giao cách cảm.
-Sự sống sau cái chết, hài cốt, long huyệt.
-Giao tiếp của vong hồn – vong linh, thần linh.
-Các nghiên cứu chung nhất mang tính lý thuyết về tâm linh; đời sống tâm linh, văn hóa tâm linh, lễ hội tâm linh, phong tục tâm linh, dự báo tâm linh (mệnh học, bói toán, tiên tri, linh tính, điềm báo); du lịch tâm linh v.v..
-Các lĩnh vực ứng dụng tâm linh: chữa bệnh không dùng thuốc mang bản chất tâm linh, dưỡng sinh tâm linh, tìm hài cốt, vật thể, dự báo thiên tai qua các điềm báo.
2.3.Các cá nhân đã và đang nghiên cứu về tâm linh trên thế giới và ở Việt Nam với một số lĩnh vực cụ thể.
Việc nghiên cứu về tâm linh đã bắt đầu từ 2560 năm, hầu hết là tự phát của các cá nhân có tri thức. Đó là các nhà minh triết ở các nước Âu, Ấn, Trung Đông và Trung Hoa được gọi là giới Minh Triết. Những lĩnh vực mà họ quan tâm là các đấng siêu linh hiện hữu hay không hiện hữu và sự ảnh hưởng tới đời sống tâm linh của con người? Đó là tín ngưỡng, thiên văn.
Từ 580 năm T, các nhà Huyền Môn ở Trung Đông, Âu Châu, Ấn Độ v.v..bắt đầu tìm hiểu về “bản thể con người”. Bản chất tâm linh đó là phần “linh hồn hư ảo”. Những nhà Huyền Môn cho rằng: linh hồn là thứ “hư ảo” (không thấy) nhưng còn mãi cả khi con người đã chết nghĩa là “linh hồn” bất tử.
Quan niệm và tư tưởng của các nhà Huyền Môn (Les mysterès) đã đi sâu vào bản chất tâm linh trong nghiên cứu về “bản thể của con người”. Đó là một bước tiến mới trong nghiên cứu tâm linh chỉ bằng phương pháp suy nghiệm rút ra từ các hiện tượng và sự việc diễn ra trong cuộc sống mà họ được chứng kiến.
Quan niệm và ý tưởng đó được các hiền triết đương thời chấp nhận và kéo dài cho đến khi xuất hiện hình thức tôn giáo. Khoảng 536 năm T những đạo sư, cư sỹ, tu sỹ, đạo gia có trí tuệ và bằng các phương pháp tu luyện “nhập thất kiên định tịnh thần”, họ đã ngộ ra có một cõi khác cõi trần mà họ đang sống! Đó là “cõi bóng vô hình”.
Sau 6 năm tu đạo và 49 ngày nhập định dưới gốc cây Tất-bát-la (bồ đề), Đức Thích – Ca – Mâu – Ni đắc đạo vào giờ sao mai mọc, ngày 30 tháng Paosa (tháng 10 Ấn Độ) năm 514 T. Từ đó nhiều vấn đề thuộc bản chất tâm linh đã được Đức Phật làm sáng tỏ và thuyết giảng rộng rãi. Quan điểm của Đức Phật Thích – Ca – Mâu – Ni đã được các đồ đệ của người và đạo gia tiếp tục nghiên cứu và truyền bá ở Ấn Độ trước tiên. Sau việc nghiên cứu về tâm linh được lưu truyền, hình thành các phái Huyền Môn, duy thức rồi phái Brahma Vidya ở Ấn Độ sau phát triển rộng ra khắp nơi được gọi là các nhà Thông Thiên học (Theosophyty) nổi bật về nghiên cứu các bí ẩn của Trời, Đất là Ô. Pythagone, một hiền triết cổ Hy Lạp. Ông đã thuyết giải các “nguyên tắc đầu tiên của Thông Thiên học” được xem là giáo lý. Các học trò xuất sắc như: Soerate, Zenon, Aristore v.v..tiếp tục nghiên cứu về “linh hồn” (tạo thành phái Pythagore danh tiếng thời cổ Hy Lạp sau này). Họ tiếp tục nghiên cứu về tâm linh song mang tính cá nhân. Vì mỗi người đi theo một ý tưởng mới, tuy đều có bản chất tâm linh hiện hữu thời đó, ví dụ như: “tự tính”, “tâm thức”, “tâm trí vũ trụ” v.v..
Một loạt các giáo phái ra đời với giáo chủ, các đạo sư, tu sỹ, triết gia v.v..trong các phái có tiếng như Pythagore, Platon, Alexandra v.v.. có các cư sỹ nổi tiếng như Porphyre, Proclus, Fambifique v.v.. ở khu vực Trung Âu, họ say sưa nghiên cứu “tâm linh trừu tượng”, “cấu thể Trời, Đất, con người” theo quan điểm “duy linh” hay “duy linh khách quan”. Và cũng vì thế mà cũng xẩy ra nhiều tranh cãi trong giới triết học và toán học!
Các tôn giáo ra đời tạo nên một trào lưu nghiên cứu về tâm linh mạnh mẽ. Bởi vì nó góp phần làm cho giáo lý của các Đo có sự thuyết phục và giúp sự bành trướng của từng Đạo Giáo. Khởi đầu là Phật giáo (Buddha) từ sơ khai Nguyên thủy đến Đại thừa rồi Tiểu thừa. Ấn giáo, Mahavia, Hồi giáo (Mohamet) có các cá nhân nghiên cứu nổi tiếng về tâm linh, đáng chú ý về Niết Bàn (Atma), tam giới, luân hồi, nhân quả và các bộ kinh, ví dụ: Lang Nghiêm, Kim Cương Bát Nhã, Diệu Pháp Liên Hoa, Viên Giác, Đại Bát Niết Bàn, Thánh Kinh,, Koran, Hoa Nghiêm v.v..
Các cá nhân nghiên cứu danh tiếng như: Thích – Ca – Mâu – Ni, Đại đức Nagasema, Xà Lợi, Trần Huyền Trang, Whitiman, Vashubandhu, Đại sư Thái Thân, Kimura – Taken, Đại đức Nàgàrjuna (Long Thọ), Lục tố Huệ Năng, Bồ tát Nàgasena (Nà Tiên), bà Alexandra David Neel  v.v..Nhiều đạo sỹ của Ấn Giáo, B-la-môn giáo, Ai Cập giáo, Ki Tô giáo (Đạo Thiên Chúa), Hồi giáo (đạo Cơ đốc vv..) đều nghiên cứu nhiều vấn đề có liên quan đến tâm linh như đã kể trên mà còn có nhiều lĩnh vực có bản chất tâm linh như: dự báo, luân hồi, tái sinh, nhân quả, hình tâm thức, kama – manas (tính chất – hạ trí và dục vọng) vân vân. Những khía cạnh này đều thể hiện trong các Bộ Kinh của từng giáo phái.
Sau Công nguyên, Tôn giáo phát triển rầm rộ như nấm mọc sau mưa rào. Đi kèm với nó, nhiều lĩnh vực có liên quan đến tâm linh cũng xuất hiện như: mô hình tâm linh của con người, của Trời, Đt (Vũ trụ - cõi khác cõi hồng trần và Mẹ Đất), cơ th thượng giới v.v…Những vấn đề mà các phái hay các nhà Huyền Môn đã từng có ý niệm cách nay tới 5000 năm bây giờ đã cụ thể thành các khái niệm như: năng lượng, thể Niết Bàn, tâm trí, bản ngã, thể tâm lý, thể xác v.v…Nhất là lĩnh vực thiên văn, địa lý, Kamsus (Kham dư), dự đoán (tiên tri), thuật pháp, y thuật, địa lý như: đức Mẹ Marial, bà Vangelia Pandva Dimitrova, Juselino, Kali-Bhagavan, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Khổng Trọng Ni (Khổng Tử), Vương Xung, Dương Hùng v.v…Những nhà thiên văn, mệnh học giả, bốc phệ, địa lý (mang nhiều bản chất tâm linh –  Lĩnh vực “tinh tượng học” (chiêm tinh, tinh mệnh thuật) mang sắc thái tâm linh được coi trọng nghiên cứu của các triết nhân, đạo sỹ, giáo sỹ, thuật sỹ ở Âu Châu, Trung Đông, Á Châu, Châu Mỹ có truyền thống nghiên cứu tâm linh từ trước Công nguyên cho đến ngày nay.
2.4.Từ những cá nhân tự phát đã lập ra phái, tông phái: Minh Triết, Huyền Môn, Thông Thiên học, Đại thừa, Tiểu thừa, Đại pháp môn, Tiểu pháp môn, cao thêm là các Hội, các tổ chức với một mạng lưới các trung tâm, câu lạc bộ. Từ chỗ nghiên cứu nhiều lĩnh vực mang bản chất tâm linh thuần túy (các hiện tượng bí ẩn, siêu nhiên, siêu hình v.v..) đến các lĩnh vực liên quan như: đời sống tâm linh, văn hóa tâm linh, du lịch tâm linh.
Thiết thực hơn là ứng dụng tâm linh như trong lĩnh vực y dược, dự báo, tìm kiếm…Nhiều khái niệm thuật ngữ mới ra đời. Đồng thời có những kết hợp tâm linh với khoa học (quan hệ duy tâm với duy vật). Khoa học soi sáng thêm tâm linh v.v..
Nhiều tổ chức nghiên cứu về tâm linh ở nhiều nước trên thế giới đã ra đời từ các thế kỷ trước cho đến nay. Ví dụ: có thể đơn cử các tổ chức đã và đang có nghiên cứu về một số lĩnh vực mang bản chất tâm linh từ hàng thế kỷ đến nay như:
-Hội Thông Thiên học (Hội Thần trí học) 1875. Người sáng lập là bà Blavatxcaia và ông H.S.Olcott, nghiên cứu các bản thể vô hình.
-Hội nghiên cứu tâm lý Mỹ 1885, đứng đầu là William Jeames. Cũng tại Mỹ có Hội Thông thiên học của người Việt Nam, thành lập 1927 hiện vẫn còn hoạt động, nghiên cứu cơ thể sng, cảm xạ học.
-Hội nghiên cứu tâm lý Anh, 1882, đứng đầu sáng lập Hội là ông Henry Sidgwick, nghiên cứu cận tử và ứng dụng cận tâm lý.
-Hiệp hội Quốc tế nghiên cứu cận tử, 1981, nghiên cứu và cung cấp thông tin về các hiện tượng kinh nghiệm cận tử NDE (Near death element). Hiệp hội là một tổ chức bao gồm một mạng lưới hơn 850 thành viên trên toàn thế giới.
-Hiệp hội nghiên cứu khoa học về ý thức 1994 là một tổ chức được thành lập từ nhiều thành viên có chức năng nghiên cứu khoa học cùng nội dung về ý thức (ranh giới của ý thức, thần kinh học v.v...)
-Các trường của nhiều giáo, đạo (đạo Phật, Ấn giáo, Sky, Balamon, Hồi giáo, Tin lành giáo, Kito giáo v.v..ngoài nghiên cứu giáo lý còn đề cập đến nhiều thuyết tâm linh như luân hồi, tái sinh, nghiệp chướng v.v..)
-Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người Việt Nam 2012 nghiên cứu cả lý thuyết và ứng dụng tiềm năng con người trong nhiều lĩnh vực có liên quan đến tâm linh. Viện có một mạng lưới trung tâm, câu lạc bộ với các chức năng riêng.
Ở các nước trên thế giới cũng đang có các Viện, Trung tâm, Hội, Ban, các câu lạc bộ nghiên cứu, trao đổi, tìm hiểu v.v.. nhiều vấn đề thuộc về tâm linh và ứng dụng vào  cuộc sống. Có thể kể đến:
-Viện Hàn lâm nghiên cứu về tôn giáo và tâm linh Mỹ.
-Viện Nghiên cứu Kinh Dịch Trung Quốc.
-Trung tâm nghiên cứu tâm linh Anh.
-Hội Nghiên cứu tâm linh Hà Lan.
-Hội Nghiên cứu tâm linh Nhật Bản.
-Hội Nghiên cứu tâm linh Scotland.
-Hội Nghiên cứu và phổ biến Juda (Yoga) Ấn Độ.
Vân vân..
Có một trường đại học đầu tiên trên thế giới thành lập ở thế kỷ thứ ba trước Công lịch và khoảng năm 344T được xác nhận. Đó là trưng Maladà được Phật Giáo lập ra ở nước Ma-kỳ-đà nay thuộc Ấn Độ. Ở đó có nhiều đạo sư ở nhiều nước đến tu nghiệp, nghiên cứu về đạo pháp và nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực tâm linh. Đức Trần Huyền Trang (trong Tây Du Ký) đã từng theo học và giảng dạy tại đây 12 năm. Sau đó ông mới mang Kinh, luận Phật giáo truyền về Trung Hoa. Ngày nay ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản có các viện đào tạo và nghiên cứu ứng dụng các giáo lý bản đạo về tâm linh.
2.5.Việc tu tập và ứng dụng tiềm năng tâm linh.
Từ thế kỷ 19 đến nay có rất nhiều cá nhân, Hội, Trunng tâm, Trường, Viện v.v..Ở hầu hết các nước trên thế giới có nhiên cứu ứng dụng về tâm linh với nhiều lĩnh vực vừa phong phú về đề tài vừa đa dạng về ứng dụng thuộc bản chất tâm linh. Những cá nhân nổi bật tu tập và ứng dụng như: bà E.P.Blavatxcaia (Nga), H.S.Olcott, Anni Besant (Hội Thông Thiên học Mỹ); ông Arunda tuy là bác sỹ nhưng say sưa tu luyện với Thông Thiên học; đạo sư Vishudra (Ấn Độ); đạo sỹ Harischandra (Ấn); Ôramaksisehna, Chaner Jen (pháp sư Tây Tạng). Bà Barbara Ann Brunnan (Mỹ); nhà ngoại cảm: Dazon Hill; Ruth Norman; Gabried Wiltex, Jack Pursel v.v..nghiên cứu và tu luyện về truyền và nhận các sóng sinh học thông tin với thế giới siêu hình. Pháp sư Hamud nghiên cứu và tu luyện “quang năng” (thiên nhãn) và thâm nhập vào cõi vô hình (siêu hình). Ở thế kỷ 19 ở Việt Nam cũng có các thầy pháp, đạo sỹ tu tập và đã chứng nghiệm sang cõi vong (được gọi là thực hiện “đánh đồng thiếp”!).
Những đề tài được mở rộng nghiên cứu để ứng dụng, chiêm nghiệm mang bản chất tâm linh như: chưng ngộ tâm linh, cơ thể năng lượng, sinh thể năng lượng, gặp người âm, phương cách trong giao tiếp với thế giới siêu hình, các khả năng ứng dụng mang sắc thái tâm linh phục vụ đời sống con người, điểm giao hòa giữa tâm linh và khoa học. Khảo sát việc tái sinh, hiệu ứng của hài cốt đối với người sống v.v..
Việc nhìn thấy và giao tiếp giữa con người với thế giới siêu hình (người âm – vong hồn) đã có chứng nghiệm của nhiều người trên thế giới từ các thế kỷ trước cho đến ngày nay. Không chỉ có pháp sư, đạo sỹ v.v…Người không có “thiên nhãn” qua tu luyện mà đôi khi có người bình thường gặp cơ duyên cũng “nhìn thấy” các vong hồn (the lost soult), tất nhiên không có giao tiếp. Hiện tượng này đã có thật và đòi hỏi nghiên cứu.
Những người đã “gặp gỡ” và giao tiếp với người âm (invisible human). Có thể kể đến bà Vanga (Bungaria); Lạt ma Tây Tạng Triklaza; Edga Cayce và Hapkingsvill (Mỹ); Emanuel Swedehbory (Thụy Điển); Hund El’ Sarim (Ai Cập); Vischudha (Ấn Độ); James Van Pragh (Đan Mạch – Mỹ); Vũ Thụy Hoa (Trung Quốc), Phan Thị Bích Hằng (Việt Nam) v.v..
Nhiều vấn đề tuy đã được nghiên cứu lặp đi lặp lại từ hàng thế kỷ trước và sau Công nguyên, song vẫn còn ít sáng tỏ và có các quan niệm đối lập. Nó khác nhau giữa duy vật với duy tâm, giữ thực nghiệm với suy nghiệm, giữa người chứng nghiệm với người chưa; người không thấy, mà người không “thấy” là đa phần. Giống như người mù bẩm sinh bình thường phủ nhận các màu sắc! Nhiều hiện tượng tâm linh “không mà có” ấy khiến cho việc nghiên cứu tâm linh thường bắt nguồn từ các đối tượng “không mà có” đó để tìm ra lý luận xác thực.
Ngày nay việc nghiên cứu của các cá nhân, các hội, viện và các trường tôn giáo đề cập nhiều đến các đối tượng mang bản chất tâm linh là các thực thể sinh học thực và siêu hình (Real and Biometa physical Entyties); song giao tiếp trong cõi siêu hình và ngoài cõi của các thực thể siêu hình với con người; hài cốt và các tương tác với vong hồn và với con người, bản thể (cấu trúc) của vong hồn.
Việc nghiên cứu ứng dụng tâm linh vào cuộc sng như: chữa bệnh; dự báo; tìm hài cốt; (Việt Nam đang ứng dụng); giải đáp giới hạn của trí tuệ, thực chất các giấc mộng, cuộc sống của vong hồn và nhiều khía cạnh liên quan đến thế giới các vong hồn (chính quyền, ngôn ngữ, sinh hoạt, quan hệ, chủng tộc, địa giới hành chính cõi vong, phát triển của vong hồn vân vân); bản chất và sự tương tác của long mạch, huyệt v.v..
Theo Nguyên lịch “Tam nguyên cử vận”, chúng ta đang sống ở Hạ Nguyên (trong Đại Nguyên) từ 1984 đến 2044 là Nguyên của Phụ nữ làm chính trị, của tâm linh, sự lũng đoạn của một đạo, là Nguyên của thiên tai, hồng thủy! Bốn hiện tượng nổi bật nhất của Hạ Nguyên này mà chúng ta đã phần nào thấy rõ. Vì vậy mà hiện tượng tâm linh và việc nghiên cứu về tâm linh nở rộ và được các nhà nước quan tâm, nhiều đối tượng chú ý, ủng hộ đồng tình.
Xem xét về việc nghiên cứu về tâm linh cho thấy có tính lịch sử lâu dài từ các thế kỷ trước Công Nguyên và sau Công Nguyên, đến nay càng thu hút đông đảo các đạo sư, nhà khoa học và các nhà nghiên cứu tâm huyết. Và là những công trình khoa học có giá trị lý luận, giá trị ứng dụng. Nó đã thu hút cả hai giới khoa học duy vật và duy tâm. Bằng nhiều chứng nghiệm mà cả hai giới khoa học đã có sự đồng thuận và thống nhất trên một số vấn đề tuy trước đây họ vẫn phản bác lẫn nhau như: linh hồn, năng lượng sinh học, thế giới siêu hình v.v..Mặc dù các thuật ngữ khác nhau, song bản chất chỉ là một.

Ngày nay nhiều người có khả năng đặc biệt: thiên nhãn, thiên nhĩ, có thể giao tiếp vi dạng thực thể sinh học siêu hình nếu kết hợp được với các nhà khoa học và các nghiên cứu gia tâm đắc với lĩnh vực tâm linh, chắc rằng việc nghiên cứu về tâm linh sẽ có những bước tiến vượt bậc cả về lý thuyết và việc ứng dụng phục vụ lợi ích xã hội và dân chúng.