Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

LÝ – NHÂN – DUYÊN – QUẢ VÀ TƯƠNG TÁC PHI VẬT THỂ

Bài đăng trong kỷ yếu hội nghị KH toàn quốc lần 1 tháng 12.2016 về "Nghiên cứu và ứng dụng khả năng đặc bietj của con người" do Viện NC&ƯDTNCN chủ trì tổ chức.

LÝ – NHÂN – DUYÊN – QUẢ VÀ TƯƠNG TÁC PHI VẬT THỂ
                                                   Vũ Thế Khanh[1]
A. Chánh tín sợ nhân, mê tín sợ quả
Sinh- Diệt là quy luật tất yếu của vạn vật. Bất kỳ sự kiện nào - nếu có mở đầu (Sinh) ắt phải có kết thúc (Diệt), nhanh hay chậm chỉ là vấn đề về thời gian. Chu trình Sinh - Diệt này trải qua 4 trạng thái (Thành - Trụ - Hoại - Diệt).
Với thế giới sinh học nói chung và chúng hữu tình nói riêng, chu trình Sinh Diệt còn được gọi là Sinh - Lão - Bệnh - Tử.
Mọi sự can thiệp, cho dù có phép thần thông nhiệm màu thì cũng chỉ có thể kéo dài chu trình chứ không thể thoát ly được quy luật khắc nghiệt của tạo hóa. Việc tìm thuốc Trường sinh bất tử (cũng giống như việc đi tìm động cơ Vĩnh cửu) chỉ là ý tưởng hoang đường.
Vậy động lực nào chi phối chu trình Sinh - Diệt?
Hành trình của một đám mây trôi lang thang trên bầu trời được quyết định bởi gió trời. Chu trình của một kiếp phù sinh ngụp lặn trong luân hồi sinh tử được quyết định bởi gió nghiệp.
Gió do đâu mà có?
Gió trời do chênh lệch áp suất khí quyết mà sinh ra.
Gió nghiệp do hiệu ứng (effect) của lluật Nhân Quả mà sinh ra.
Như vậy, cùng với sự tồn tại của lực hấp dẫn, quan hệ Nhân Quả là tương tác đối ứng trong vũ trụ, nó phản chiếu mối tương hỗ (reciprocal) của vạn vật.
Nhân loại nhận thức về Thuyết Nhân quả như thế nào?
Nhân Quả là quy luật khách quan, nó nghiệm đúng cho mọi tương tác (interaction) của các đối tượng (bao hàm cả thế giới vô tình và thế giới hữu tình).
Từ xa xưa con người đã cảm nhận được sự huyền vĩ của luật Nhân Quả, tuy cách diễn đạt có thể khác nhau:
- Kinh dịch là kiệt tác của nền văn minh Hán cổ cách đây trên 6000 năm. Theo truyền thuyết, Kinh Dịch do vua Phục Hy tìm ra, vua Hạ Vũ bàn tiếp. Các quẻ trong Kinh Dịch hàm chứa nhiều mã thông tin, lại vận động biến hóa khôn cùng. Khi lập thẻ Dịch, người ta có thể giải mã thông tin để biết trước quỹ đạo vận hành của sự vật (như đoán trước xem thời tiết nắng hay mưa, hoặc đoàn trước sự kiện sắp xảy ra thuộc phạm trù nào, lành hay dữ…). Quẻ Dịch phụ thuộc vào chủ thể của sự kiện và thời điểm lặp quẻ.
- Nhiều học giả cho rằng mã thông tin trong quẻ Dịch là sản phẩm của sự mầu nhiệm ngẫu nhiên, đồng thời phải dựa vào kinh nghiệm và sự biến báo của người toán quẻ.
Tuy nhiên, cho dù huyền vi đến mấy thì Quẻ Dịch cũng chỉ có thể mô tả trước quỹ đạo vận hành của sự vật chứ không thể thay đổi được kết cục của sự vật.
- Đạo Bà La Môn (thịnh hành cách đây trên 3000 năm) cũng đã đưa ra thuyết Nhân Quả. Nhưng phải đến thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên - Thái tử Tấu Đạt Đa sau khi chứng Tam Minh giác ngộ thành Phật (Đức Phật Bản Sư Thchs Ca Mâu Ni) - mới thực chứng được vai trò của luật Nhân Quả: sự tương hỗ trong luật Nhân Quả quyết định quỹ đạo của vòng Luân Hồi Sịnh Tử.
- Đạo Khổng cũng đã nói về hiệu ứng của luật Nhân Quả: Kỷ sở bất đục vật thì ư nhân (Đừng làm cho người khác cái điều mà mình không thích).
- Đạo Thiên chúa cũng dạy về hiệu ứng của luật Nhân Quả: Con muốn lấy của ai thứ gì thì hãy cho người ta thứ đó.
- Nhà vật lý học vĩ đại Newton đã trình bày hiệu ứng của luật Nhân Quả trong cơ học chất rắn (Định luật 3 Newton): Nếu vật A tác động vào vật B một lực là F thì B cũng tác động lại A một lực là F nhưng ngược dấu (lực trực đối).
- Duy vật biện chứng cũng nói đến hiệu ứng của luật Nhân Quả: Kẻ gieo gió ắt phải gặt bão.
# Quan hệ Nhân - Quả không chỉ nghiệm đúng trong thế giới hữu hình mà còn nghiệm đúng đối với thế giới vô hình.
# Luật Nhân Quả phản ánh toàn bộ hình thái của tương tác vũ trụ (bao gồm chúng hữu tình và chúng vô tình). Sự tương tác Nhân Quả có thể xuyên không gian, xuyên thời gian, mọi nơi, mọi lúc; cụ thể trong tương tác vật thể; trừu tượng trong tương tác phi vật thể.
# Trong sự vận hành của vũ trụ, với thời gian đủ lớn (hàng nghìn, hàng triệu, thậm chí hàng tỷ năm), thì sự báo ứng của luật Nhân Quả luôn luôn thỏa mãn. Nhưng trong khoảng thời gian, không gian hạn định (bằng tuổi thọ của con người hoặc bằng tuổi thọ của một thể chế chính trị xã hội…) thì luật Nhân - Quả không phải lúc nào cũng được hiển thị tường minh (vì không phải lúc nào Nhân cũng hội đủ được Duyên để báo ứng thành Quả).
B. Lý - nhân - duyên - quả.
Lý Nhân Duyên Quả là hệ quả của luật Nhân Quả được thị hiện trong một tình huống cụ thể (với khoảng thời gian mặc định và miền không gian giới hạn).
Nhân sinh, Duyên dưỡng.
 - Đặc tính của Nhân: kế thừa, di truyền, báo thủ, định tính.
- Đặc tính của Duyên: cải cách, biến dị, tùy cơ, định lượng.
# Trong khoảng Không gian - Thời gian hạn chế, không phải bất cứ Nhân nào cũng kịp biến thành Quả nếu như thiếu xúc tác. Trong thế giới tự nhiên cũng vậy, điều kiện để xảy ra sự tương tác vật lý hoặc phản ứng hóa học thì chúng phải được đặt trong môi trường tương thích hoặc cần phải có chất xúc tác phù hợp. Sự xúc tác ấy còn có cách gọi khác như: Thời cơ, điều kiện cần và đủ hoặc Duyên.
Điều kiện cần và đủ để Nhân (Ni) tạo quả (Qik) khi và chỉ khi hội đủ Duyên (Dk).
- Nếu gọi N là yếu tố Nguyên Nhân                 (gọi tắt là Nhân)
- Nếu gọi D ………xúc tác, thời cơ…..            (gọi tắt là Duyên)
-………..Q ………. Kết quả                            (gọi tắt là Quả)
Ta sẽ biểu diễn quan hệ Nhân - Duyên - Quả bằng thuật toán sau:
Nếu sự kiện do nhiều Nguyên nhân gây ra đồng thời với nhiều Duyên chi phối ta có biểu thức tổng quát:
* Trường hợp 1: Nhân bằng không
Khi Ni = 0 Þ Qik = 0 với mọi Dk
Không gieo Nhân thì không gặt Quả
* Trường hợp 2: Có Nhân, không có Duyên
Khi Ni # 0, khi DK = 0 Þ Qik = 0
Vô duyên bất tương phùng
* Trường hợp 3: Có nhân, lại gặp Duyên
Khi Ni # 0, khi DK # 0 Þ Qik # 0
Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
* Cùng loại nguyên nhân, nhưng có thể gây ra nhiều loại Quả, tùy vị trí không gian, thời gian, môi trường, cường độ của lực tương tác (hay nói cách khác là tùy Duyên).
*  Nguyên Nhân có trước hậu quả theo sau.
*  Có những nguyên nhân tàng ẩn khó tìm (hoặc do bị hạn chế về phương tiện khảo nghiệm), nhưng bất kỳ sự kiện nào hoặc chứng bệnh nào cũng đều phải có nguyên nhân, luận điểm này giúp ta có thái độ thận trọng trước khi làm bất kỳ. Vì vậy, Chánh tín sợ Nhân, mê tín sợ Quả.
*  Tùy Duyên mà Quả của sự kiện trước có thể trở thành Nhân của sự kiện sau và tạo thành vòng luân hồi bất tận (kinh Phật gọi là oan oan tương báo).
C. Tương tác phi vật thể và phương pháp trị liệu
Sự tương tác giữa 2 đại lượng A e B được biểu diễn bằng biểu thức sau:
Với: A(vi,ti) = V­i + Ti
          B(vk,tk) = VK  + TTTK
Trong đó: Vi,k  là yếu tố vật thể vô thức, là thuộc tính của thế giới vô tình.
                    T­i,k là yếu tố phi vật thể hữu thức (tâm thức, ý thức,…), là thuộc tính của chúng hữu tình.
Khai triển (2 - 1) ta được như sau:
(V + T) . (Vk + Tk) = Vi . VK + Vi . Tk  + Vk. Ti + Ti . Tk      (2-2)
Trong trạng thái vô thức (Tj = Tk  = 0), ta có:
                    (Vi)    (Vk) = Vi . Vk
Đây là phương trình tương tác trong cơ học cổ điển (Vật vật), trở về định luật 3 Newton.
Khoa học mới chỉ đánh giá được sự tương tác vậtthể  (Vi . Vk) của thế giới tự nhiên vô tình mà chưa đánh giá được sự tương tác phi vật thể  (Vi . Tk; Vk . Ti; Ti . Tk) của chúng hữu tình.
Trong thành phần của tương tác phi vật thể gồm có:
Thành phần (Vi . Vk) và (Vk . Ti) được gọi là tương tác tâm thể (Tâm Vật)
Thành phàn (Ti, Tk) được gọi là tương tác Tâm Linh ( Tâm Tâm)
Để dễ phân biệt thành phần vật thể và phi vật thể, ta hãy xem một ví dụ cụ thể: Khi xây một ngôi nhà, chi phí giá thành vật liệu (Vi x Vk) hết 100 triệu. Đây là giá trị vật thể. Nhưng cũng với giá thành vật liệu như trên, ngôi nhà lại được xây dựng ở vị trí mặt đường, tiện lợi cho giao thông và kinh doanh thì giá trị của ngôi nhà có thể là 500 triệu hoặc cao hơn nữa. Phần giá trị tăng thêm này là giá trị phi vật thể vì trong đó có sự ảnh hưởng của ý thức xã hội.
Cho dù thừa nhận hay không thì sự tương tác phi vật thể vẫn đang hằng ngày, hằng giờ can thiệp mọi động thái của xã hội,
Từ vô thuỷ đến nay, mối tương quan Nhân Duyên Quả theo biểu thức (2-2) đã chi phối hành trình của 6 nẻo luân hồi và tạo ra hàng hà sa số các sắc thái trong Tam Thiên Đại Thiên thế giới.
Khi học Phật, chúng ta thường được nghe thuật ngữ Tám vạn bốn nghìn pháp môn. Tại sao lại có con số 84000? Đây là sự tổ hợp Nhân Duyên Quả từ biểu thức (2-2) của (ixk).
i = 250, tương ứng với 250 sắc giới.
k = k1 x k2 x k3 x k4
k1 = 4 (tương ứng với 4 oai nghi)
k2 = 3 (tương ứng với 3 kiếp quá khứ, hiện tại, vị lai)
k3 = 7 (tương ứng với 7 chi của thân và khẩu: sát, đạo, dâm, lưỡng thiệt, ác khẩu, vọng ngôn, ý ngữ).
k4 = 4 (tương ứng với 4 phiền não: sân, si, đẳng phần).
Mối tương quan Nhân Duyên Quả (ixk) = (250 x 4x3x7x4) = 84.000 tế hạnh.
Tương ứng với 84.000 tế hạnh, chúng hữu tình sẽ sinh ra 84.000 chứng bệnh.
Cũng vì có 84.000 chứng bệnh nên BồTát dùng 84.000 phương thuốc để đối trị các bệnh kể trên và gọi là 84.000 Pháp môn.
Mếu muốn phòng trừ bệnh tật, tránh gặt phải quả đắng, có thể chọn 2 giải pháp từ mối tương quan (1-1).
Hoặc là bỏ nguyên nhân: cho Ni = 0 (pháp trần không khởi diệt). Đây là giải pháp tuyệt đối.
Hoặc là loại bỏ điều kiện cần và đủ: cho Dk  =0 (muôn duyên tài đoạn nhất thân nhàn).
Đây là giải pháp tương đối, vì nếu chưa xoá được Nhân (N) thì Quả (Q) vẫn còn tiềm ẩn.
Những ngôi chùa được dựng lên vì chánh pháp có thể phòng trừ được 3 dạng bệnh lý:
- Phòng trừ bệnh thực thể do tương tác vật thể gây nên (Vi,Vk): dùng các phương pháp trị liệu của y học hiện đại, y học cổ truyền, y học dân gian.
Phòng trị bệnh tâm thể do tương tác phi vật thể gây nên (Vi.TK + VK­.Ti): dùng các phương pháp dưỡng sinh để loại bỏ Thất Tình, Lục Dục.
Phòng trị bệnh Tâm linh do tương tác Tâm giao Tâm gây nên (Ti.TK): dùng Trí Tuệ Bát Nhã , thấy Bệnh cũng không và Pháp cũng không.
Việc tu tập thực hành theo Chánh Pháp, thực hành tuân theo quy luật Nhân Quả chính là Bệnh Viện Tâm linh, không chỉ có tác dụng xoá đi Thân bệnh, mà còn giải quyết Tâm bệnh, loại trừ  phiền não, nghiệp chướng  của  hành giả .



[1] TS KTS Tổng Giám đốc UIA

SỰ GẶP GỠ KỲ DIỆU CỦA HAI NỀN VĂN MINH ĐÔNG – TÂY

Bài đăng trong kỷ yếu hội nghị KH toàn quốc lần 1 tháng 12.2016 về "Nghiên cứu và ứng dụng khả năng đặc biệt của con người" do Viện NC&ƯDTNCN chủ trì tổ chức.

SỰ GẶP GỠ KỲ DIỆU CỦA HAI NỀN VĂN MINH ĐÔNG – TÂY

Nguyễn Hoàng Điệp[1]

Triết học phương Đông xưa, từng quan niệm  “Con người là một tiểu Vũ trụ”, quan niệm đó càng tỏ ra xác đáng trước những khám phá của khoa học thời đại.
Con người và đời người – Một đối tượng, một đề tài mà mọi thời đại trong suốt lịch trình tiến hóa nhân loại luôn luôn là đề tài được khảo cứu để hiểu biết tường tận về nó. Song càng đi mãi vào cái thế giới“huyền bí” ấy, cái thế giới vừa của lĩnh vực vĩ mô vừa của lĩnh vực vi mô, một thế giới vật chất (thể xác) và không phải vật chất (thế giới tâm – linh) thì thấy còn quá nhiều điều đầy bí ẩn. Đó là những mối liên hệ và sự tương tác của con người và đời người. Sự phức tạp và bí ẩn dường như gia tăng mãi đến vô cùng theo sự phát triển trí tuệ và khoa học! Con Người – Đời Người và Vũ trụ như một hệ thống hoàn hảo – là tập hợp những chuỗi mã số có quan hệ thống nhất được “điều khiển” chính xác, đồng bộ bởi những “sợi chỉ màu nhiệm”xuyên suốt Vũ trụ, mà các nhà khoa học cuối Thế kỷ XX gọi là “những lớp nhịp điệu”, “Nhịp điệu Vũ trụ”.
Trong Vũ trụ, Mặt trời, Mặt trăng cùng với môi trường bao quanh nó liên tục truyền cái trật tự của mình tới tất cả những gì trên Trái đất nhất, cũng gây ảnh hưởng tới Trái đất.Mọi sinh vật và cả những vật vô tri, vô giác đều “hưởng ứng” với nó và thay đổi cùng nó. Các con sông thay đổi dòng chảy theo ánh sáng Mặt trăng, đại dương thay đổi những đợt sóng theo sự mọc và lặn của Mặt trăng. Các đợt “triều lên” không chỉ bao gồm nước của biển cả và đại dương mà còn cả lớp không khí của Trái đất, cả lớp vỏ cứng (mặt đất) cũng có hiện tượng “triều lên – xuống”, hiện tượng “triều lên – xuống” cũng diễn ra ngay trong sinh thể con người và tất cả sinh vật nói chung.
Các nhà vậy lý, y – sinh học và nhiều ngành khoa học đã phát hiện ngày một nhiều những nhịp điệu có chu kỳ khác nhau diễn ra trong cơ thể con người. Chẳng hạn, chu kỳ ngắn nhất có thể từ vài phần mười giây đến vài giây, như tần số của những dòng điện sinh vật, nhịp tim, nhịp thở, nhu động đường ruột, sóng điện não đồ (chừng xấp xỉ một giây). Những nhịp điệu này có thể thay đổi theo thời gian trong ngày, theo thời tiết và môi trường. Có chu kỳ kéo dài từ vài chục phút tới vài giờ, như chức năng của thận, của máu và hoạt động của bộ não…
Nhịp điệu cỡ ngày đêm (24 giờ) rất phổ biến ở hầu hết mọi sinh vật và nhiều chức năng của cơ thể con người. Khoa học đương thời đã phát hiện có hơn 40 quá trình sinh học nhịp điệu 24 giờ (nhịp điệu ngày – đêm) như nhịp điệu thân nhiệt, nhịp điệu nhịp tim, nhịp điệu trí tuệ, sự biến đổi thành phần của máu… Điển hình là nhịp điệu thân nhiệt: Nhiệt độ cao nhất của con người vào lúc 18 giờ  và thấp nhất vào lúc 1 giờ đến 5 giờ, với biên độ khoảng 0,6°C đến 1,3°C. Nhịp điệu đó không phụ thuộc vào mức độ vận động, mà thay đổi theo chế độ ăn, ngủ, nghỉ ngơi. Những người chuyên làm việc về đêm thân nhiệt đạt tối đa sẽ chậm lại về đêm.
Hoạt động của tim vào lúc 18 giờ có tần số lớn nhất, sau đó nhịp đập của tim sẽ chậm lại khi bước vào giấc ngủ. Nhịp điệu của hệ tuần hoàn hạ thấp nhất vào lúc 13 giờ và 21 giờ. Nhịp điệu biến đổi thành phần của máu sẽ diễn ra như sau: số lượng tiểu cầu đạt mức tối đa vào buổi sáng, số lượng sắc tố đạt tối đa vào lúc 11 – 13 giờ và nhỏ nhất vào 16 – 18 giờ, lượng đường trong máu đạt tối đa vào buổi sáng và tối thiểu vào ban đêm: hàm lượng adrênalin lớn nhất vào lúc 7 – 8 giờ, ứng với lúc các hoạt động cơ thể tăng cường mạnh nhất. Khoa học phát hiện thấy rằng: nhịp điệu ngày đêm của cơ thể diễn ra tuần hoàn và chính xác, có thể đạt tới từng phút, thậm chí từng giây. Tuy nhiên, toàn bộ chu kỳ nhịp điệu ngày – đêm của cơ thể dao động (xê dịch) với biên độ từ 23 – 25 giờ. Đặc biệt, có những nhịp điệu đúng bằng 23 giờ 56 phút, 4 giây, ứng với thời gian Trái đất quay một vòng xung quanh mình nó. Nhịp điệu ở tuổi 49 – 53 diễn ra ở cơ thể nữ và nam đều có ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ sức khỏe, tâm sinh lý, tính cách và hoạt động của hệ thần kinh đối với mỗi con người. Tuổi 49 đối với nữ giới đa phần kết thúc ở chu kỳ mãn kinh. Tuổi 53 ở nam giới là chu kỳ chuyển pha thay đổi về tế bào chất từ trung niên qua lão niên. Ở các độ tuổi này hàng loạt tế bào cũ chết đi và tế bào mới chưa kịp tái sinh thay thế; nội tiết tố estrogen thay đổi dẫn tới sự thay đổi tâm sinh lý, tính cách. Và do đó dẫn tới hàng loạt nhịp điệu môi trường và ngoại cảnh cũ thay đổi trong cơ thể nhưng các phản ứng chống đỡ lại không theo kịp do đó xảy ra những cú “xốc” và phản ứng thần kinh điều khiển các hành vi ứng xử của con người có phần trì trệ, kém linh hoạt. Từ đó, dễ dẫn đến và xảy ra các tai nạn.
Trong đời sống có những nhịp điệu dài hơn 24 giờ, như nhịp điệu tháng, năm… được chi phối bởi ảnh hưởng của Mặt trời và Mặt trăng. Mặt trời quay một vòng xung quanh trục của nó, trung bình là 27,3 ngày. Còn Mặt trăng quay xung quanh Trái đất là 29,5 ngày. Điều đó cho ta liên hệ tới nhiều chu kỳ hoạt động sinh vật trên Trái đất, điển hình là chu kỳ rụng trứng, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, nhịp điệu sinh lý – thụ thai ở con người và chu kỳ động hớn (động đực) của nhiều loại động vật… đều có liên quan đến chu kỳ chuyển động của Mặt trăng nhiều hơn. Ngày nay, khoa học đã chứng minh được rằng chu kỳ hoạt động của tuần trăng có ảnh hưởng trực tiếp tới mỗi cá thể của con người trên Trái đất. Ví dụ: các vụ phạm tội hiếp dâm tăng lên theo chu kỳ tối sáng của tuần trăng. Chu kỳ hoạt động của vi khuẩn Hangsen (Hủi) theo chu kỳ tối sáng của tuần trăng. Chính vì thế, thời cổ xưa đã cho rằng, Mặt trăng là thần của ái tình, thần của dục khí, thần của tâm hồn và sinh ra cái gọi là “tuần trăng mật”… Như vậy, hiện tượng này đã được phát hiện từ rất xa xưa.
Dưới tác dụng sức hút của Mặt trăng, trong con người cũng diễn ra thủy triều sinh học. Sự ion hóa của khí quyển hoặc sự biến động về từ trường Trái đất đều lệ thuộc vào các pha của Mặt trăng. Theo các quan sát này, đối chiếu với thống kê cho thấy, con số các rối loạn về tâm lý, trạng thái sinh lý mạnh mẽ đều tăng vọt vào đầu tuần trăng và giữa tuần trăng trong khi những biểu hiện về trạng thái thần kinh não, tim mạch lại chịu tác động mạnh mẽ với vòng quay (chu kỳ) của Mặt trời và xuất hiện những tai biến đối với con người, xã hội cũng gia tăng khác thường khi Mặt trời tăng cường các tần suất hoạt động.Ví dụ như những trận bão từ trên Trái đất.
Khoa học cũng ghi lại được những nhịp điệu có những chu kỳ lớn hơn như: chu kỳ 11 năm (theo ý kiến một số nhà khoa học cho rằng có liên quan tới một nhịp điệu chưa biết nào đó trong Vũ trụ), chu kỳ 18,6 năm, chu kỳ 176,77 năm. v.v…..
Mỗi lần xuất hiện những chu kỳ này (27 ngày, 11 năm, 176,77 năm) với mức độ khác nhau, bề mặt Trái đất phải chịu những bức xạ vô cùng lớn khiến khí quyển bị nhiễu loạn, lực từ trường bị thay đổi, bão từ và bão từ khí quyển xuất hiện, cường độ các tia Vũ trụ thay đổi, sự tuần hoàn của khí quyển, lưu lượng nước các sông, mức nước các hồ, cả những dòng nước ngầm trong đất cũng bị thay đổi và sự hoạt động gia tăng của các cơn bão, động đất, núi lửa, vòi rồng xuất hiện…
Gần đây, người ta còn phát hiện thấy một mối tương quan giữa tuần trăng và thời tiết khí hậu, càng làm rõ thêm ý nghĩa ngoại sinh của nhịp điệu tháng trong sinh hoạt đời sống.Nếu Mặt trăng có vai trò quan trọng trong nhịp điệu tháng thì ảnh hưởng của khí hậu càng dễ nhận thấy hơn trong những nhịp điệu hàng năm và nhiều năm mà Mặt trời là tác nhân quan trọng hàng đầu.
Như vậy, nhịp điệu sinh học trên Trái đất nói chung, nhịp điệu sinh học của Con người nói riêng có nguồn gốc từ nhịp điệu Vũ trụ, những ảnh hưởng của Mặt trời và Mặt trăng là yếu tố chủ yếu, trực tiếp.
Người phương Đông đã có quan niệm này rất sớm, chẳng hạn học thuyết Vận – Khí là một điển hình.
Học thuyết vận1 – khí2.(1. Vận là 5 vận theo ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. 2. Khí: là 6 khí: Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, Hỏa) là phép tính dự doán về thời tiết, khí hậu và đặc tính bệnh tật của mỗi năm theo quy luật sinh – khắc, chế hóa Âm – Dương, Ngũ hành với 5 vận, 6 khí của Trời – Đất, dựa trên kinh nghiệm những năm đồng can, chi trong chu kỳ 60 năm (Đại vận Giáp Tý) theo Lịch Can – Chi. Học thuyết này đã được xây dựng trong sách Nội kinh tố vấn cách đây 2.500 năm. Phép tính Chu Vận, Chu Khí trong một năm (cố định) để lấy Tiết khí (mỗi tiết 15 ngày) làm mốc, và khởi đầu từ Tiết Đại hàn (21 hay 22 Tháng 1 Dương lịch); Khách vận (6 năm giống nhau) tính theo ngày, tháng Âm lịch, mỗi vẫn gồm 72 ngày, 5 khắc khách khí (10 năm giống nhau tính theo Tiết, mỗi khí gồm 60 ngày 87 khắc lẻ), tức mỗi vòng có: 525 khắc.
60 ngày 87,5 khắc x 6 = 360 ngày + 525 khắc/ 100 = 365 ngày 25
Do vậy, sinh lý con người quan hệ mật thiết với khí hậu, thời tiết (thiên nhiên). Khí hậu, thời tiết biến động thường phát sinh bệnh tật, thậm chí có ý nghĩa cả về nhân thể (dáng vóc, tạng người, tính cách…)
Cổ xưa đã cho rằng, thủy thổ khí hậu cũng là nhân tố cấu trúc thành hình thể con người: nơi khí nặng thì thể người chắc mập, nơi khí nhẹ thì thể người gày, mảnh.
Còn có bao nhiêu những bất ngờ đến kinh ngạc khác như:
- Không gian có 8 phương hướng ( Đông, Tây, Nam, Bắc và Đông – Nam, Đông – Bắc, Tây – Nam, Tây – Bắc), thì con người cũng có 8 loại mạch, mỗi mạch ứng với một phương (mạch Nhâm, mạch Đốc, mạch Xung, mạch Đới, mạch Âm duy, mạch Dương duy, mạch Âm kiển và mạch Dương kiển)… Theo Kinh dịch và Văn Vương Bát Quái đồ thì 8 mạch này được xếp theo phương hướng của không gian cùng với “Bát quái” (Ly, Khôn, Đoài, Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn).
- Trời có 10 Thiên Can (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý), thì con người cũng có đúng 10 đường kinh chính( Đởm, Can, Tiểu, Tràng, Tâm, Vị, Tỳ Đại Tràng, Phế, Bàng quang và Thận). Quan hệ giữa những khái niệm và thực tế trên như sau: Giáp – Đởm, Ất – Can, Bính – Tiểu Tràng, Đinh – Tâm, Mậu – Vị, Kỷ - Tỳ, Canh – Đại, Tân – Phế, Nhâm – Bàng quang, Quý – Thận.
- Đất có 12 Địa chi (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi) thì con người, ngoài 10 kinh chính trên lạ có thêm 2 kinh chính khác là Tâm Bào và Tam Tiêu. Tâm bào đóng vai trò là mẹ các kinh âm, còn Tam Tiêu đóng vai trò là cha các kinh dương – Điều mà không một danh y nào biết.
- Giữa các kinh chính có các thực thể nối với nhau, gọi là Lạc. Người ta thấy rằng có tất cả là 365 Lạc và trong con người lại có đúng 365 khớp.
Số Lạc và số Khớp đúng bằng số ngày trong một năm (365 ngày).
Vậy là, ta có thể suy tưởng lại những triết lý “Con người là một tiểu Vũ trụ”  hay Vũ trụ thu gọn trong một con người; hay “đó là hình ảnh thu nhỏ của không gian của Trời và Đất”. Trong cái “không gian có Trời và Đất” ấy là những hoạt động không ngừng của một hệ thống những đồng hồ sinh học theo thời khắc cực kỳ chính xác – đó là Thời gian. Vậy, ta hãy trở lại cái khái niệm về Vũ trụ và sự tinh hoa của triết lý “vạn vật đồng nhất thể, Vũ trụ là một”.
Ngày xa xưa, Đông y đã sớm phát hiện có nhịp tuần hoàn của “khí” trong ngày.Khí huyết vận động trong cơ thể liên tục, nhưng ở mỗi kinh mạch vượng (thịnh) lên một giờ nhất định và suy giảm ở một giờ nhất định.Mạch khí cũng vượng, suy tuần hoàn đủ hết 12 đường kinh là một vòng (ứng với một ngày) liên tục. Dưới đây là (nhịp điệu) vượng – suy của lục phủ (phủ) ngũ tạng (tạng) trong cơ thể:
Khí trong cơ thể cũng thay đổi theo mùa trong năm:
Khí trong cơ thể cũng thay đổi, tuần hoàn theo nhịp điệu trong tháng:
Khí mùa Xuân ở kinh mạch;
Khí mùa Hạ ở tồn lạc;
Khí đầu mùa Hạ ở cơ nhục;
Khí mùa Thu ở cơ nhục;
Khí mùa Đông ở cốt tủy.
Trong một thàng, khi trăng tròn, trăng khuyết, con nước đầy, vơi đều ảnh hưởng tới khí lực (trường lực) của con người.
Khi trăng non thời khí huyết tinh khiết, vệ khí mới hành*. (*Hành: sự vận chuyển, lưu thông thoát) Khi trăng đầy (trăng tròn) thì khí huyết thực, cơ nhục bền chặt.Khi trăng khuyết, cơ nhục giảm sút, kinh lạc lui, về khí tán. Cho nên người ta cần phải biết đến quy luật đó để “nhân thiên thời mà điều hòa khí huyết, bồi bổ sức khỏe và tồn phòng giữ sức”, đó cũng là đạo “thiên nhân tương ứng”, biết cương, biết nhu, biết tiến thoái đúng đạo Trời – Đất mà “tương sinh” “tương hòa”  để trường tồn.
Trong Đông y, người xưa có nói rằng: “Trời rét thì đừng chích, trời nóng thì khí huyết không ngừng trệ, đừng cứu. Trăng non thì chớ tả, trăng đầy thì chớ bổ, trăng khuyết chớ châm cứu”.
-        Đông y xưa đã có Lịch thời châm cứu trị cho từng bệnh vào những thời gian nhất định giờ uống thuốc cho từng loại bệnh. Gọi là Tý – Ngọ lưu chư Linh Quy Bát Pháp.
Do đó, việc bồi bổ cho cơ thể cũng phải có giờ nhất định. Ngạn ngữ có câu: “Ăn vào buổi sáng, là ăn cho mình, ăn vào buổi trưa là ăn cho bạn, ăn vào buổi tối là ăn cho kẻ thù”.  Người có tuổi, sức yếu, không nên ăn uống thái quá vào buổi tối. Không giữ được thế ắt sẽ xảy ra sự cố.
Cổ thư Trung Hoa đã dạy rằng:
Mùa xuân: “Khí của Trời – Đất mới nảy sinh, khí của người ở kinh mạch, nên dậy sớm, đi lại thong thả, không vấn tóc, không mặc đồ chật, tâm trí thảnh thơi. Làm được như vậy là hợp với khí Xuân”.
Can (gan) khổ về sự thái quá, ăn ngọt để hoãn lại.
Mùa hạ: “Khí Trời – Đất giao nhau, muôn loài đều tốt tươi, nở hoa kết trái. Khí của con người tồn lạc – cơ nhục. Nên dậy sớm, chở ngại ngày dài.Tránh giận giữ để thần kinh thư thái”.
Đầu mùa Hạ: Tâm (tim) khổ về sự hoãn lại, kịp ăn chua cho thâu lại.
Trường Hạ: Tỳ (lá lách) khổ về thấp, ăn vị đắng cho khô ráo.
Mùa Thu: “Khi trời lạnh ráo; Đất trong sáng. Khí của người ở bì phu.Nên dậy sớm để cho người yên bình. Phế khô do nghịch khí, ăn cay cho tiết đi”
Mùa đông: “Khi trời bế tàng, nước giá lạnh (đóng băng), mặt đất nứt nẻ. Khi của con người ở cốt tủy, không nên làm nhiều động dương khí: nên ngủ sớm, dậy muộn. Tránh nơi rét gió lùa; đừng để da thịt hở nhiều khiến cho khí hư ẩn giữ. Thận khô vì táo, ăn mặn để cho nhuận”.
Trong một ngày cũng có bốn mùa: buổi sáng tựa mùa Xuân, buổi trưa tựa mùa Hạ, buổi chiều tựa mùa Thu, buổi tối tựa mùa Đông.
Cách đây 2300 năm. Hipporate – người thầy thuốc vĩ đại đã nói: “Người nào muốn thực sự và hoàn hảo được công nhận trong nghệ thuật chữa bệnh trước hết phải chú ý đến các đặc điểm các mùa: không những vì các mùa có thể gây ra các hậu quả rất khác nhau… rất phụ thuộc vào các hiện tượng trọng khí quyển mà còn vì tình trạng cơ thể thay đổi theo sự luân phiên các mùa”.
Ngày nay, y học hiện đại đã xác nhận nhiều chức năng sinh học của cơ thể thay đổi theo mùa, có liên hệ mật thiết với nhịp điệu xuất hiện những chứng bệnh hàng năm; bệnh viêm nhiễm trùng đường ruột, chứng liệt tủy sống…xuất hiện nhiều vào mùa Hạ. Các chứng co giật liên quan tới sự mất cân bằng trong thành phần máu, hệ thống nội tiết và hệ thần kinh thực vật, bệnh tim mạch và chảy máu não xảy ra nhiều vào mùa Đông – Xuân. Một số chứng bệnh khác nhau như loét dạ dày, tá tràng, bệnh dị ứng, bệnh do huyết áp… lại xuất hiện nhiều vào mùa Xuân.

Bảng thời vượng suy của cơ thể
Phủ, tạng
Giờ vượng
Giờ suy
-        Đởm (mật, khí)
Giờ Tý (23 – 01) giờ
Giờ Ngọ (11 – 13) giờ
-        Can (gan)
Giờ Sửu (1 – 3) giờ
Giờ Mùi (13 – 15) giờ
-        Phế (phổi)
Giờ Dần (3 – 5) giờ
Giờ Thân (15 – 17) giờ
-        Đại Tràng
Giờ Mão (5 – 7) giờ
Giờ Dậu (17 – 19) giờ
-        Vị (dạ dày)
Giờ Thìn (7 – 9) giờ
Giờ Tuất (19 – 21) giờ
-        Tỳ (lá lách)
Giờ Tỵ ( 9 – 11) giờ
Giờ Hợi (21 – 23) giờ
-        Tâm (tim)
Giờ Ngọ (11 – 13) giờ
Giờ Tý (23 – 01) giờ
-        Tiểu Tràng (ruột non)
Giờ Mùi (13 – 15) giờ
Giờ Sửu (1 – 3) giờ
-        Bàng Quang
Giờ Thân (15 – 17) giờ
Giờ Dần (3 – 5) giờ
-        Thận
Giờ Dậu (17 – 19) giờ
Giờ Mão (5 – 7) giờ
-        Tâm Bào
Giờ Tuất (19 – 21) giờ
Giờ Thìn (7 – 9) giờ
-        Tam Tiêu
Giờ Hợi (21 – 23) giờ
Giờ Tỵ ( 9 – 11) giờ

“Khi” trong cơ thể cũng thay đổi, tuần hoàn theo nhịp điệu trong tháng:

Phủ, tạng
Tháng vượng
Tháng suy
-        Phế, Khí
Tháng  Dần  (Tháng Giêng)
Tháng Thân ( tháng Bảy)
-        Đại Tràng
Tháng Mão (tháng Hai)
Tháng Dậu (tháng Tám)
-        Vị
Tháng Thìn (tháng Ba)
 Tháng Tuất ( tháng Chín)
-        Tỳ
Tháng Tỵ ( Tháng Tư)
Tháng Hợi (tháng Mười)
-        Tâm
Tháng Ngọ ( Tháng Năm)
Tháng Tý (tháng Một)
-        Tiểu Tràng
Tháng Mùi ( Tháng Sáu)
Tháng Sửu ( tháng Chạp)
-        Bàng Quang
Tháng Thân ( tháng Bảy)
Tháng  Dần  (Tháng Giêng)
-        Thận
Tháng Dậu (tháng Tám)
Tháng Mão (tháng Hai)
-        Tâm bào
Tháng Tuất ( tháng Chín)
Tháng Thìn (tháng Ba)
-        Tam Tiêu
Tháng Hợi (tháng Mười)
Tháng Tỵ ( Tháng Tư)
-        Đởm
Tháng Tý (tháng Một)
Tháng Ngọ ( Tháng Năm)
-        Gan
Tháng Sửu ( tháng Chạp)
Tháng Mùi ( Tháng Sáu)
Có thể nói: Con người và Vũ trụ tuy hai nhưng là một nhưng vẫn là hai.
Đó là định lý thuận – nghịch, là mối quan hệ Sinh – Biến tương đồng với nhịp điệu Vũ trụ, ít có nhịp điệu nào của Vũ trụ bỏ qua con người và đời người.Phải chăng, khoa học đương thời đã gặp lại những trí tuệ mà một thời huy hoàng ở phương Đông đã sản sinh ra nó?
Quả thực, đã có một thời những triết lý phương Đông cổ xưa về Vũ trụ và Con người bị “người đời” xem như “vô nghĩa”, “Nhảm nhí và quái dị”! Nhiều nhà khoa học, nhà tư tưởng phương Tây đã phản bác, bài xích. Ngày nay, có không ít những nhà khoa học cỡ lớn đã bắt đầu tìm đến, đánh giá lại một cách nghiêm túc những triết lý đó; sự trở lại với triết lý cổ phương Đông về phương diện này mới ở độ khai mở, chưa đạt tới những đỉnh cao của sự thăng hoa. Khoa học phương Tây đã “sững sờ” gặp lại những hình bóng tương đồng với mô hình triết học của phương Đông đã nói: “Cái Đạo của Lão Tử chính là hình ảnh của cái chân không (Vacuum) của vật lý học hiện đại, Cái một của Lão Tử chính là tư tưởng chủ đạo của lý thuyết siêu thống nhất của vật lý học hiện đại; Người là một tiểu Vũ trụ, cũng chính là hình ảnh của khoa học về hologramme (toán đố) của vật lý hiện đại”. Tất cả các nhà vật lý hiện đại đều hiểu một cách chắc chắn rằng, thực thể Vacuum – gọi là chân không vật lý – chính là môi trường sản sinh ra được mọi hạt cơ bản của các trường vật lýĐiều thú vị nữa là: “Khi vật lý học hiện đại đã đi tới chân tường, giới hạn của mình: ra ngoại các mật độ 1093 gram/cm3 thì vật lý học hiện hành không còn đúng nữa… Những gì nằm đằng sau bức tường đó?Chưa rõ… phải chăng, đó là hình tượng của nên triết học cổ Phương Đông?”Học thuyết Âm – Dương ngũ hành với năm thứ phân vật chất cơ bản: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ (mà người ta dịch nôm na là Kim loại – Gỗ – Nước – Lửa – Đất) và nền Khoa học phương Tây mới biết tới 4 thành phần vật chất: Thể rắn, Thể lỏng, Thể khí (hơi) và Thể Plasma (ánh sáng).
Vật lý học hiện đại đã tìm ra “cái chân không vật lý chia thành từng vùng” (domane); mỗi vùng có một bức tường ngăn cách, bức tường đó rất mỏng nhưng với mật độ rất cao, chia thành hai phần vùng. “Một phần vùng Âm trong đó có Dương và một phần vùng Dương, trong đó có Âm…”, “Chúng ta giật mình nhìn cái hình ảnh này… vì chính nó là Đồ hinh Thái cực của Kinh dịch”, là biểu tượng tổng quan, cô đọng cái chân nguyên bản thể của Vũ trụ - Con Người; nơi xuất phát điểm của mọi bản chất và hiện tượng, mọi quan hệ Sinh – Biến trong Vũ trụ và Con người trong cái tự nhiên mênh mang, vô tận đến mỗi con người và xã hội cùng với bao quan hệ phức tạp của nó.
Trong quá trình vật lý học hiện đại đã tìm ra và đi tới các khái niệm “chân không và nhiều tầng” thì phương Đông cổ xưa cũng đã nói đến – Đó là: “Chân không có đến 6 tầng” mà ở đó “còn tạo ra được những thực thể còn bé hơn rất nhiều các khái niệm về các hạt hiện con người biết đến là electron, quark, neutrino, …”Nhiều phát hiện tương đồng khác của khoa học hiện nay đã nói lên sự minh triết và trí tuệ tuyệt vời của người xưa.
Có điều “Người đời” khi đã bước qua những nấc tháng khác quá nhanh, thường quên đi hoặc có tâm lý muốn phủ định cái nơi xuất phát chính mình!
Không phải ngẫu nhiên, một số nhà khoa học lớn ở phương Tây đã tự thấy mình cần phải quay lại dĩ vãng cổ phương Đông xa xưa.Và, không chỉ có họ, đã đến lúc chúng ta cần phải biết trân trọng và khai thác những “tài nguyên”. Nếu muốn đi sâu vào bản chất thì đừng sợ cùn mũi dùi, vì rằng cái nhọn là không vĩnh hằng…(*Lời của Lão Tử trong sách Đạo Đức Kinh)
Phải chăng, khoa học siêu hình, “Hư vô” này, phương Tây đã gặp phương Đông trên trục thời gian phía sau của lịch trình tiến hóa???



[1] TS, Giám đốc Trung tâm Dịch thuật, Dịch vụ  văn hóa và Khoa học – công nghệ