Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2018

CẦN ĐẦU TƯ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KNĐB CỦA CON NGƯỜI PHỤC VỤ ĐIỀU TRA TỘI PHẠM

Bài đăng ở Kỷ yếu HNKH toàn quốc lần 1 tháng 01/2016 về "N ghiên cứu và ứng dụng KNĐB của con người" do Viện NC&ƯD tiềm năng con người chủ trì.

CẦN ĐẦU TƯ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KHẢ NĂNG ĐẶC BIỆT CỦA CON NGƯỜI PHỤC VỤ ĐIỀU TRA TỘI PHẠM 

Trần Văn Biển [1], Trần Văn Luyện[2],Bùi Xuân Quân[3] 

Những năm gần đây trên các phương tiện truyền thông đại chúng đã có những thông tin, bài viết về ngoại cảm tại Việt Nam. Nhà nước cũng đã quan tâm nghiên cứu vấn đề ngoại cảm, tâm linh, một số tổ chức nghiên cứu chính thức về tâm linh đã được thành lập, điển hình như Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người tại số 9A, Ngõ 218 Lạc Long Quân - phường Bưởi - Tây Hồ - Hà Nội; hay Liên hiệp Khoa học Công nghệ tin học ứng dụng tại số 1 Đông Tác - Kim Liên - Đống Đa - Hà Nội. Với người dân, ứng dụng khả năng ngoại cảm vào việc giao tiếp với “vong” để tìm mộ đã là hoạt động phổ biến và được thừa nhận ở mức độ nhất định.  
Riêng trong lĩnh vực an ninh trật tự, theo các nhà khoa học và chuyên gia phòng chống tội phạm, hiện nay trên thế giới một số nước tiên tiến như Nga, Mỹ, Đức… cũng đã và đang tiến hành các chương trình nghiên cứu các khả năng đặc biệt của con người để ứng dụng trong công tác bảo đảm an ninh quốc gia, phòng chống tội phạm gìn giữ trật tự, an toàn xã hội.  
Ông Paul Sorrentin, quốc tịch Pháp đã sang Việt Nam từ 2008 để nghiên cứu hiện tượng gọi hồn, áp vong và lấy đó làm đề tài luận án Tiến sĩ "Áp vong: nghi lễ nhập hồn người chết không cần ông đồng, bà cốt ở miền Bắc Việt Nam" (Áp vong: appliquer l'âme Rituels non-médiumniques de possession par les morts dans le nord du Vietnam - Université Paris Descartes, École doctorale 180, Centre d'anthropologie culturelle – EA 4545, Présentée et soutenue publiquement le 29 novembre 2013) 
Từ nhiều năm nay, được sự đồng ý của các cấp lãnh đạo, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an đã cử cán bộ khoa học tham gia khảo nghiệm nhằm phát hiện các khả năng đặc biệt của con người có thể ứng dụng trong công tác tìm mộ liệt sỹ, công tác kỹ thuật hình sự nói riêng và phòng chống tội phạm nói chung, cũng như phục vụ các lợi ích của cộng đồng. Bộ môn Cận tâm lý do Thiếu tướng, Tiến sĩ Nguyễn Chu Phác (Cục trưởng Cục Nhà trường – Bộ Tổng Tham mưu QĐNDVN, Phó Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Việt Nam) làm chủ nhiệm, sau khi tìm hiểu, khảo sát đã tập hợp các nhà ngoại cảm để dùng khả năng đặc biệt của họ trong các đề tài khoa học TK08a và TK08b “Xác minh tên liệt sĩ trên mộ vô danh”, tiếp xúc được với 60 vong linh liệt sĩ, hỏi được họ tên của các vong linh, quê quán và cả họ tên của thân nhân gia đình hiện đang còn sống. 
Áp vong là phương pháp gọi hồn thông qua thân xác của một người khác không phải là người gọi (con cháu trong gia đình hoặc người quen, hoặc người có “căn” dễ dàng cho vong nhập, trong trường hợp này, vong không nhập vào chính người “áp”), thân nhân đã quá cố của các gia đình mượn thân xác người trần về trò chuyện với con cháu.  
Áp vong khác gọi hồn tại 3 điểm:  
(1) Vong linh người được mời về nhập vào người thân hoặc người hợp với vong mà không nhập vào người mời.  
(2) Trong quá trình áp vong, người mời có thể dành thời gian chữa bệnh cho vong (xóa bỏ tiềm thức của vong về bệnh tật, đau ốm trước lúc lâm chung).  
(3) Sau khi trần âm giao tiếp, chữa bệnh cho vong, người áp vong có thể cầu siêu cho vong, tùy theo nhu cầu của vong muốn tái kiếp làm người hay theo Phật, Thánh, Chúa… hoặc về một địa chỉ cụ thể (chùa, đền, đình, miếu,…).  
Thông tin có được trong buổi giao tiếp âm dương thường là về cuộc sống của những người thân đã quá cố, các thông tin về cuộc sống của con cháu tại trần thế như: tình trạng mồ mả, nhà cửa, công việc của con cháu, hướng nghiệp cho con cháu, bệnh tật, các cách điều trị, nơi điều trị, xác định bệnh âm – dương, chữa bệnh cho vong, chữa bệnh âm cho người dương, ban thờ tại gia đình, từ đường dòng họ, tìm mồ mả thất lạc, tìm người sống bỏ nhà đi, v.v…  
Trong thực tế, việc áp dụng ngoại cảm phục vụ điều tra phá án cũng đã được thực hiện. Theo báo Công lý (http://congly.com.vn/phap-luat/tu-van/ap-vong-pha-an-va-vu-vo-giet-chong-giau-xac-phi-tang-43095.html), vụ án cụ thể như sau: 
Ngày 04/01/2004 tại ấp Tân Phú xã Trần Phán huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau xảy ra vụ anh Nguyễn Văn Nên mất tích. Sau gần 10 tháng chờ không thấy anh Nên về, gia đình mới báo công an. Việc điều tra đi vào ngõ cụt vì thông tin đến cơ quan điều tra quá chậm. Nghi ngờ anh Nên bị giết, người trong gia đình đã tìm đến nhà ngoại cảm, nhờ đó sự việc bị phanh phui. Khi biết thông tin do “vong” phản hồi với nhà ngoại cảm, gia đình đã tiến hành mò tìm dưới ao sâu 2m ngay cạnh gốc dừa có úp mảnh sành dưới gốc, phát hiện thi thể đã thối rữa. Cơ quan công an tiến hành khám nghiệm hiện trường, phát hiện phần cổ tử thi có sợi dây dù, tay phải có đeo đồng hồ bằng kim loại màu trắng, xác định là của anh Nên. Cơ quan điều tra đã đấu tranh với vợ anh Nên (Trần Thị Nâu), cô này đã phải cúi đầu nhận tội giết chồng. Sau gần 1 năm, vụ án mới được làm sáng tỏ (theo Tấn Trung, Công lý và xã hội). 
Trong quá trình nghiên cứu thực tiễn, các nhà ngoại cảm thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người đã gặp một số trường hợp vong người chết oan nhập vào nhà ngoại cảm yêu cầu giúp đỡ giải oan và trừng trị người phạm tội. 
Chúng tôi gồm: Trần Văn Luyện - Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Trưởng phòng Nghiên cứu, Quản lý khoa học - Tổng cục Cảnh sát và Bùi Xuân Quân - Đại tá, Trưởng phòng Công nghệ thông tin - Tổng cục An ninh, có cơ duyên quen biết Tiến sĩ Trần Văn Biển - Phó Trưởng ban Quản lý khoa học - Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người và tham gia một số sự kiện "áp vong" có sự điều hành của TS. Trần Văn Biển, trong đó có 2 sự kiện liên quan đến vụ án hình sự. Sự kiện thứ nhất: vong nạn nhân (nam) nhập lên gặp người nhà (vợ, con), qua đó có thông tin về quá trình nạn nhân bị giết, các thông tin về đặc điểm của thủ phạm, công việc làm ăn của vợ chồng nạn nhân... Sự kiện thứ 2: Bà Chúa Lâm Đồng (nhập lên) nói về quá trình tê giác Cát Tiên bị giết, các thông tin có liên quan về thủ phạm, cách thức thủ phạm chuyển sừng tê giác Cát Tiên qua Trung Quốc (có video clip kèm theo).  
Chúng tôi nhận thấy có thể nghiên cứu, ứng dụng khả năng đặc biệt của các nhà ngoại cảm vào việc thu thập thông tin, giúp cơ quan điều tra có thêm cơ sở để xây dựng giả thiết và kế hoạch điều tra, góp phần nhanh chóng xác định thủ phạm gây án.  
Trước đây từ năm 1997, khi nghiên cứu đề tài khoa học về việc khảo nghiệm tìm mộ từ xa của ông Nguyễn Văn Liên, TS Ngô Tiến Quý đã có ý tưởng và mục đích ứng dụng khả năng của các nhà ngoại cảm vào công tác điều   tra phá án.
Trên cơ sở nêu trên, chúng tôi đề xuất:  
Viện Khoa học hình sự và Phòng Nghiên cứu, Quản lý khoa học - Tổng cục Cảnh sát phối hợp với Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người để báo cáo lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát, lãnh đạo Bộ Công an cho thành lập Nhóm Nghiên cứu, thành phần từ các cơ quan trên, với sự tham gia của các nhà ngoại cảm  và các cộng sự... đăng ký nhiệm vụ khoa học (đề tài) cấp Bộ để tiến hành nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động ứng dụng khả năng đặc biệt phục vụ điều tra tội phạm. Trước mắt nên có những hoạt động mang tính tiền khả thi. Chúng tôi đề nghị khi có yêu cầu cụ thể cơ quan điều tra liên hệ trực tiếp với Thiếu tướng, PGS  TS Ngô Tiến Quý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người để ông chỉ đạo phía Viện đáp ứng các yêu cầu phục vụ điều tra vì Viện có đội ngũ các nhà ngoại cảm có khả năng thực hiện các yêu cầu góp phần cho việc phá án.
Với mỗi vụ án cụ thể cần tiến hành:  
- Mời vong nạn nhân (nếu vụ án có nạn nhân bị giết) mô tả lại cảnh mình bị hại, cung cấp thông tin về thủ phạm...  
- Mời thần linh, thổ địa, chúa đất, sơn thần, hà bá (thần cai quản vùng đất, sông hồ... nơi xảy ra vụ án) để bổ sung, kiểm chứng thông tin.  
- Mời vong dòng họ nạn nhân (bà Cô tổ, ông Mãnh tổ...) để bổ sung thông tin cần thiết...
- Mời những người có khả năng đặc biệt soi, dựng lại quá trình xảy ra các sự kiện, …  
Nhóm Nghiên cứu cần triển khai nhiệm vụ theo 2 giai đoạn:  
- Giai đoạn đầu nghiên cứu nhằm chứng minh tính khả thi, thực hiện kiểm định một số vụ án đã có kết luận điều tra bằng cách: mời vong nạn nhân, thần linh lên cung cấp thông tin, sau đó đối chiếu với hồ sơ vụ án.  
- Giai đoạn 2: Thử nghiệm với các vụ án hình sự bế tắc: mời vong nạn nhân, thần linh cung cấp thông tin để có thêm căn cứ cho cơ quan điều tra xác minh.  
Trước mắt, thí điểm phương pháp "áp vong'" này chỉ thực hiện đối với các vụ án bế tắc, khi các biện pháp nghiệp vụ khác đều không mang lại kết quả hoặc với các vụ án bị cáo kêu oan kéo dài, mà không có đủ căn cứ xác định bí cáo bị oan hay không. 
Khoa học hiện đại đã có những bước tiến vượt bậc, nhưng vũ trụ vẫn đầy bí ẩn. Theo một kết quả nghiên cứu, những kiến thức khoa học đã biết về vũ trụ mới chỉ chiếm khoảng 4%. Nhân loại vẫn phải sống tù mù trong 96% còn lại. Cũng theo một nghiên cứu chụp cắt lớp, não người có khoảng 86 tỉ tế bào (nơron) thần kinh. Mỗi một nơron thần kinh lại liên kết với các nơron thần kinh khác thông qua 40.000 khớp thần kinh. Thực tế hàng ngày con người chỉ sử dụng khoảng 10% số  ron thần kinh, vậy 90% kia dùng để làm gì? Có thể thấy bí ẩn của vũ trụ và tiềm năng to lớn về hoạt động của não bộ con người còn chưa được khai thác. Sự phát triển của khoa học tâm linh sẽ góp một phần làm sáng tỏ những câu hỏi đó. Nghiên cứu đề tài “Ứng dụng khả năng đặc biệt  phục vụ điều tra tội phạm” chắc chắn không giải quyết những vấn đề lớn lao như vậy, nhưng nếu thành công, nó sẽ là một minh chứng thực tế cho sự liên quan giữa não bộ và vũ trụ, sẽ góp phần xây dựng lý luận, hình thành một phương pháp mới, phi truyền thống ("thám tử tâm linh") phục vụ tìm kiếm thông tin, góp phần xác định tội phạm hình sự hỗ trợ cơ quan điều tra giải quyết vụ án.  
Mong được sự quan tâm của các cơ quan chức năng, các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu ứng dụng tiềm năng con người.  



[1] TS, Phó Trưởng ban  Quản lý Khoa học Viện NC&UDTNCN
[2] Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Trưởng phòng Nghiên cứu, Quản lý khoa học - Tổng cục Cảnh sát
[3] Đại tá, Trưởng phòng Công nghệ thông tin - Tổng cục An ninh,

THỬ TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍN NGƯỠNG SAMAN VÀ NGOẠI CẢM....

Bài đăng ở Kỷ yếu HNKH toàn quốc làn 1 tháng 01/2016 về "Nghiên cứu và ứng dụng KNĐB của con người" do Viện NC&ƯD tiềm năng con người chủ trì.

 THỬ TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍN NGƯỠNG SAMAN
VÀ NGOẠI CẢM TÌM MỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
 (Bài 2)
                                                                       Phan Đăng Nhật[1]
 I. Định nghĩa ngoại cảm
1.1. Mở đầu: Ngoại cảm là một danh từ/thuật ngữ không có trong truyền thống Việt Nam, mới được nhập ngoại, chưa được phổ cập. Sau đây là một số dẫn chứng.
- Từ điển bách khoa ghi: “Ngoại cảm là tình trạng cơ thể cảm nhiễm ngoại tà, chưa nhiễm vào bên trong (chưa nhập lý)”[1]
- Từ điển tiếng Việt do Viện ngôn ngữ học biên soạn, công bố năm 1992, cũng ghi nội dung như trên: “Ngoại cảm là bệnh do thời tiết tác động đột ngột đến cơ thể.”
Như vậy, khoảng trước năm 2003, thuật ngữ ngoại cảm với nội hàm như chúng ta đang bàn, chưa đủ sức thu hút để các nhà khoa học đưa vào cuốn từ điển đồ sộ, có tính quan phương này
1.2. Định nghĩa:
1.2.1. Từ điển tôn giáo:
          Ngoại cảm-Extrasensory perception viết tắt là ESP, là cái gọi là “giác quan thứ sáu”, trong đó thông tin nhận cảm, được nhận biết thông qua các phương tiện ngoài 5 giác quan thông thường: thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác và vị giác. ESP mang đến cá nhân thông tin về hiện tại, quá khứ hoặc vị lai. …
          ESP không hoạt động chức năng như một giác quan. Không có sự cục bộ hóa, chi phối các giác quan khác tiếp nhận thông tin qua các bộ phận khác nhau trên cơ thể và không phụ thuộc vào giác quan bất kỳ trong số 5 giác quan. ESP cũng không phụ thuộc vào địa lý, thời gian, trí năng, độ tuổi, hay trình độ.[1]
1.2.2. “Nghiên cứu tâm lý xã hội Boston”
          Tri giác ngoại cảm ESP (extrasensory perception) còn gọi là tri giác phi giác quan, hay giác quan thứ sáu, bao gồm sự tiếp nhận thông tin không thông qua những giác  quan có tính chất vật lý, mà tri giác bởi tâm trí. Thuật ngữ này được lựa chọn bởi nhà tâm lý học của trường đại học Duke, J.B.Rhine, để ghi nhận những khả năng như thần giao cách cảm, thấu thính, thấu thị và những khả năng phi trần thế như tiên đoán, hậu đoán. [1]
Cân tâm lý học (parapsychology) là khoa nghiên cứu những hiện tượng tâm lý ngoài tâm lý thông thường, bao gồm cả EPS.
1.2.3. Từ điển tiểu sử tâm lý học
Những tri giác ngoại cảm (perception extrasensorielle), viết tắt là PES, là những tri giác được nhận biết ngoài các giác quan, những cơ quan của tri giác, chỉ rõ sự trao đổi thông tin giữa một đề tài với môi trường xung quanh nó, theo những nguyên tắc không biết được bởi khoa học hiện thời -Y kiến của Joseph Bank Rhine[1]. Hình thức của PES gồm: Thần giao cách cảm, thấu thị, thấu thính, tiên đoán, hậu đoán.
1.2.4. Ngoại cảm là tổng thể năng lực vật chất và tinh thần mà chúng ta đều sở hữu chúng dưới dạng tiềm năng (đang ngủ) và mọi người trong chúng ta, kể cả những người đã phát lộ, đều dựa vào những hoạt động thực hành. Một số người phát triển khả năng từ khi mới sinh, hoặc là sau một thử thách. Sau đây là một số khả năng thực hành ngoại cảm, không phải là toàn bộ: thấu thị, thấu thính, thần giao cách cảm, động trí lực (télékinésie),…
  Tóm lại, các định nghĩa trên đều thống nhất một số điểm như sau:
- Ngoại cảm là khả năng nhận biết của con người, thông qua một con đường nào đấy, mà không thông qua năm giác qua thông thường, nên gọi là cảm nhận ngoài giác quan, phi giác quan.
- Các biểu hiện của ngoại cảm, có nơi gọi là hình thức, của ngoại cảm là: thần giao cách cảm, tiên tri, hậu tri, thấu thị, tâm vận,…
          Như vậy, các định nghĩa trên chỉ nói về hiện tượng và “hình thức”, còn cội nguồn và bản chất như các khả năng đặc biệt trên từ đâu đến, do lực lượng nào chi phối và thúc đẩy,… chưa được nêu ra. 
          Riêng có một điểm đặc biệt được ghi trong từ điển tôn giáo là: “Nghiên cứu vật lý lượng tử đã cho thấy có sự tồn tại của một vũ trụ thứ hai phi vật thể. Vì thế, giới khoa học phương Tây ngày càng đồng ý thống nhất với khái niệm huyền bí phương Đông rằng một tác động ngoài cảm nhận, đang hiện hữu trong một thực thể khác, giao và kết hợp với thế giới hữu hình”.[1]
          Ở Việt Nam, nhà vật lý học - GS.VS Đào Vọng Đức, đã chỉ ra rằng trong thế giới “nhất thiết phải có các trường “vong” (ghost), hơn nữa các trường vong có vai trò  chỉ đạo trong việc chi phối các cơ chế tương tác: “Một phương hướng hiện nay của vật lý học hiện đại, được xem là có nhiều triển vọng nhất để xây dựng Thuyết Đại Thống nhất là lý thuyết Dây…Nền tảng của Lý thuyết Dây chính là lý thuyết trường lượng tử, mô tả động lực học của Dây trên lá thế. Một điều đặc biệt là trong lý thuyết Dây nhất thiết phải có các trường “vong” (ghost). Các trường vong này giữ vai trò chủ chốt trong các cấu trúc, có tác dụng chỉ đạo trong việc chi phối các cơ chế tương tác, nhưng không hề xuất hiện một cách tường minh trong thực tế”[1] 
II. Đóng góp của ngoại cảm Việt Nam trong việc tìm mộ
         Tìm được mộ là quan trọng, nhưng quan trọng hơn nữa là xác định được tính danh người dưới mộ. Để xác định tính danh người ta thường dựa vào một hệ thống thông tin do NNC đưa ra như địa điểm mất, thời gian mất, nguyên nhân qua đời, tính tình, đặc điểm ngoại hình,…Đó là hậu tri/hậu đoán. Tuy nhiên căn cứ được quan tâm nhất là các di vật có dấu tích riêng biệt của người đã mất, có thể được NNC báo trước.
2.1. Những thông tin đặc biệt giúp xác định được tính danh
       Sau đây là một số ví dụ về tìm mộ Liệt sỹ (LS):
- LS Nguyễn Văn Long, tìm được ở bản Kakul, Hồng Vân, A Lưới, Thừa Thiên-Huế; đã tìm thấy chiếc bi đông khắc tên Nguyễn Văn Long.
- LS Phạm Hạnh, tìm được ở nghĩa trang Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, trong mộ có ảnh chụp LS cùng gia đình.
- LS Nguyễn Đức Tiếp, tìm được ở Hương Hóa, Quảng Trị; trong mộ có chiếc bút máy Trường Sơn, có khắc tên Nguyễn Đức Tiếp.
- LS Ngô Trường Thành, tìm được ở nghĩa trang Đắc Hà, Kontum; trong mộ có ảnh LS. (Hội thảo khoa học về việc tìm hài cốt liệt sỹ và thủ cấp của LS Phùng Chí Kiên, ngày 6-11-2013, tr. 30)
- Trường hợp bà Năm Nghĩa với bảo tàng 4000 hiện vật. Các cuôc tìm mộ bằng ngoại cảm thường có các thông tin qua hiện vật. Riêng bà Năm Nghĩa đã thu thập tất cả các di vật của liệt sỹ và trưng bày thành môt bảo tàng - Bảo tàng 4000 hiện vật. Những  hiện vật ở “bảo tàng tại gia” này có thể xếp thành các nhóm như sau: 
+ Những thứ mặc, đeo trên cơ thể người lính, từ đỉnh đầu như cái mũ, cho đến bàn chân như đôi dép… Những thứ này có thể của ta hoặc của địch mà ta đã thu dạng “chiến lợi phẩm” rồi sử dụng. 
+ Những thứ trong hành trang người lính như: Máy ảnh, túi, ví, sổ tay, thư từ, nhật ký chiến trường. 
+ Tiếp đến là vật dụng mà người lính sử dụng, như súng, đạn các loại, bi đông, hòm đạn lớn, bé…;
+  Những thứ mà địch dùng để tra tấn, bắn giết người lính Cụ Hồ, như đinh mười đóng lên thân thể, dây dù để trói người để bắn giết tập thể… 
       Đây là chiếc bi đông bị đạn kẻ thù bắn toạc một góc, chiếc radio vẫn nguyên hình hài nằm chung với một bộ xương trắng! Nhiều nhất vẫn là những chiếc ví, những con tem, chứa cả tập giấy tờ văn bản bị đạn xuyên thủng một lỗ tròn vo, xuyên qua ví rồi xuyên vào tim người lính trẻ vệ quốc ấy (trường hợp của liệt sĩ Trần Văn Dũng, sư đoàn 9). Di cốt nữ liệt sĩ Lý Thị Miền, ở trạm xá Bảo Lâm, Bà Rịa - Vũng Tàu còn được khai quật lên với cả… tấm gương trang điểm tròn xoe, xinh xắn.
       Với di vật từ cái gọi là “mồ” của liệt sĩ Trần Ngọc Thành (đơn vị hậu cần 82, hy sinh năm 1968) thì lại khiến người ta ghê rợn: 9 cái đinh khổng lồ, sắc nhọn, dù đã hoen gỉ. Đế quốc Mỹ đã dùng đinh này đóng thẳng vào lồng ngực anh Thành khi anh kiên quyết không hợp tác với kẻ thù. 
2.2. Một số xác nhận xét nghiệm AND
Gần đây, xét nghiệm AND được mở rộng, nhiều gia đình sử dụng hình thức xét nghiệm này để kiểm chứng. Trong cuốn Sự thật tưởng như huyền thoại của bộ môn Cận tâm lý, xuất bản năm 2012 có ghi một số trường hợp có kết quả xét nghiệm AND của một số nhà ngoại càm:
Nguyễn Khắc Bảy
Điền Thị Dung
Phan Thị Bích Hằng
Ông Hằng -Nguyễn Thị Thùy
Đỗ Bá Hiệp
Anh Hồng- Nguyễn Thị Thành

Dương Mạnh Hùng
Nguyễn Thị Ngọc Lan
Nguyễn Hữu Mẫn
Nguyễn Đức Phụng
Nguyễn Thị Sinh
Hoàng Thị Thiêm
Lê Trung Tuấn

 Phòng Thông tin tư liệu của Viện Nghiên cứu tiềm năng con người đã cung cấp “Danh sách một số xác nhận xét nghiệm giám định gene”, gồm 68 trường hợp.
       Danh sách có các mục:
Tên liệt sỹ; Nơi tìm được mộ; Người yêu cầu xét nghiệm; Cơ quan xét nghiệm.[1]
       “Thời gian qua trên một số phương tiện truyền thông đã đưa ra các thông tin trái ngược về việc tìm hài cốt liệt sỹ bằng ngoại cảm, trong đó có ý kiến của Trưởng khoa xét nghiệm Viện Pháp y Quaan đội với nội dung: việc tìm mộ bằng ngoại cảm có độ chính xác gần như bằng không và 100% mẫu xương tìm được bằng các nhà ngoại cảm có kết quả sai”[1]         
       Thế nhưng chúng tôi hiện có trong tay hàng trăm bản xét nghiệm giám định gene do các nhà ngoại cảm cộng tác viên của Viện NC & ƯD TNCN tìm ra hài cốt, xin miễn bình luận.
III. Hai kiểu liên thông với thế giới âm ở Việt Nam hiện nay
       Mục đích của bài này là tìm hiểu mối quan hệ của ngoại cảm với tín ngưỡng saman thế giới và các dân tộc Việt Nam. Để thực hiện mục đích trên, chúng tôi dùng phương pháp đi vào cơ chế tìm mộ, khảo sát cơ chế liên thông với thế giới âm. Nghiên cứu sinh Nguyễn Anh Tuấn đã nhận định về phương pháp này như sau:
Một sự nhìn nhận khác hơn về các nhà ngoại cảm, là cách phân tích dựa trên phương thức làm việc của nhà ngoại cảm. GS Phan Đăng Nhật, người có hơn chục năm theo dõi và nghiên cứu hiện tượng này, đã cung cấp một sự phân chia các nhà ngoại cảm tìm mộ theo các mô hình hai nhân vật, ba nhân vật hay dạng thức áp vong…Sự phân loại này của GS Nhật, dựa trên nguyên lý xuất thần nhập hóa, được xem là một trong những kỹ thuật điển hình của shamanism. GS cũng là học giả đầu tiên chỉ ra những liên hệ giữa tìm mộ bằng ngoại cảm và shamanism. Ông gợi ý, có thể tiếp cận phân tích vấn đề tìm mộ bằng ngoại cảm dựa trên các phân tích về kỹ thuật xuất thần nhập hóa của shamanism, phù trợ của người âm mà nhà ngoại cảm định danh là Bề trên[1].
Nghiên cứu cơ chế liên thông với thế giới siêu nhiên, chúng tôi thấy gợi mở này của GS Nhật giúp đưa một hiện tượng nhiều tranh cãi và mang tính nhậy cảm về chính trị về một hướng tiếp cận nghiên cứu hoàn toàn mới, có triển vọng, dưới góc độ nhân học tôn giáo về mối tương liên giữa tìm mộ bằng ngoại cảm và hiện tượng shamanism ở nhiều nơi trên thế giới. Cách nhìn này sẽ hướng đến chiều sâu những bí ẩn của các nhà ngoại cảm Việt Nam, khi họ xác quyết rằng họ luôn có một hay nhiều hơn một, sự phù trợ của người âm mà nhà ngoại cảm định danh là Bề trên”[1]
Qua thực tiễn rất phong phú của các nhà ngoại cảm Việt Nam, hoạt đông sôi nổi trong khoảng  2 thập kỷ qua, có ba phương thức:
- Có cả xuất thần và nhập hóa
- Nhập hóa mà không xuất thần
- Áp vong có chỉ đạo cuả NNC
Sau đây chúng tôi lần lượt giới thiệu ba phương thức trên:
3.1. Phương thức có cả xuất thần và nhập hóa
          Chúng tôi đã liệt kê được 7 NNC xuất thần nhập hóa: Vũ Thị Cẩm Bằng, Điền Thị Thiên Dung, Nguyễn Thị Hường, Nguyễn Thị Sinh, Nguyễn Thị Thạo, bà Thi-Hòa Bình. Xin giới thiệu 3 trong số đó.
- Bà Nguyễn Thị Thạo
          “Theo NNC Nguyễn Thị Thạo, cô được theo hầu Đức Quốc Mẫu Thánh Bà. Vì thế điện thờ tại gia có tên “Quốc Mẫu Thánh Bà”; cô Thạo được được giao nhiệm vụ làm cầu nối để người âm với người dương gặp nhau (gọi hồn)
Phương thức tiếp cận với vong linh: Sau khi làm thủ tục với bề trên, cô Thạo ngội trước điện thờ, dùng 2 đồng tiền cổ gieo đài âm dương. Lúc sau , khi vong đã nhập vào cô, thì cô gọi tên chân linh để gia đình tự nhận đến ngồi cạnh cô để trò chuyện.
          Năm 2007, bộ môn đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học mã số TK09 nghiên cứu cô Thạo”[1]
- Bà Vũ Thị Cẩm Bằng
Sau đây là lời kể trong thư của một gia chủ: “Tôi tiến đến bên cửa sổ ngó vào trong điện thấy cô Bằng đang được vong nhập. Cô người đậm, phúc hậu, vẻ mẫu người phụ nữ Việt Nam đảm đang, hiền lành nhân hậu. Tôi vô cùng sửng sốt khi vong nhập vào cô Bằng, qua cô Bằng, gọi tất cả tên con cháu, sinh ngày nào, năm nào, cả con cháu ở nước ngoài nữa, làm ăn ra sao, lại biết cả chơi với bạn tên gì, bố nó làm gì, nó định lừa như thế nào,… thật là như Thánh có ngàn mắt ngàn tay vậy” [1]
- Bà Thi - Hòa Bình
          Cơ chế của quá trình xuất thần-nhập hoá ở bà Thi là:
- Xin các vị Thánh cho  dẫn nhập hồn về đến điện , phủ sở tại. Lời cầu khẩn mà chúng tôi ghi được ở một điện có tên là Linh Lung, ngày 20-9-2002 là: “Bà con Mường, Kinh, Mán, Thổ, Tày , Nùng, Đông Tây Nam Bắc xa gần; xin Quan đệ nhất Trần Triều, quan đệ nhị Thượng ngàn, quan đệ tam Tứ phủ, đề tứ Khâm sai, quyền sai 4 phủ, cộng đồng quan lớn, cộng đồng các quan, 18 cửa rừng, 12 cửa biển, trên ngàn dưới thoải, chúa Mường, chúa Mán; xin ông Đinh Văn H., canh gác; xin các ông v.v…dẫn nhập các hồn về để cho hồn áp vai kề cổ…”[1]
Qua lời khấn, chúng ta biết sơ qua toàn cảnh thần điện ở đây, các vị thần đều có quyền phép trong việc dẫn nhập hồn về. Một nhân vật không lớn nhưng vai trò không kém quan trọng -người canh gác/bảo vệ (tôi thấy ở cô Phương và cô Bằng cũng có vị này).
- Hồn nhập hẳn vào thân xác của ông/ bà đồng và “tá khẩu thành ngôn” (mượn miệng để nói nên lời). Không ít trường hợp, hồn nhập (biểu hiện ở một số động tác không bình thường của con đồng), nhưng không nói được, hồn không mượn mịêng của đồng để nói ra lời được. Lúc này cả công chúng đều phải van xin hồn rất khẩn thiết. Sau đây  là một đoạn lời cầu khẩn mà chúng tôi ghi được trong buổi hầu đồng đã nói trên: “Lạy hồn! Con cháu của hồn khát bóng vọng cầu. Đêm mong ngày nhớ, đêm tưởng ngày mong. Thương đi gọi, nhớ đi tìm. Âm dương cách biệt. Lạy hồn! Hồn đã về đến đây. Chẳng mấy khi, mấy thủa, mấy thì. Xin hồn vui vui vẻ vẻ, vẻ vẻ vui vui. Bớt giận làm lành. Hồn bớt lòng giận, hồn tận lòng thương. Hồn thương con trước làm sao, hồn thương con sau làm vậy. Lạy hồn! Xin hồn tá khẩu thành ngôn…”
Tiếp đó nếu được hồn chấp nhận, con đồng cất lời xưng danh, nếu là nữ thì múa “xoay tròn đảo mềm”, nếu là nam thì ngồi vắt chân hút thuốc v.v…
Qua lời cầu khẩn trên, chúng ta biết chi tiết hơn cơ chế xuất thần- nhập hoá đây là: vía/hồn người tạm thời xuất ra khỏi thể xác, vong nhập vào (đội khăn phủ diện là dấu hiệu rõ của hiện tượng này). Khi đã nhập được, vong phải sử dụng cơ thể của người để vận động  “đầu làm ngai, vai làm kiệu”; và để nói lên lời, vong phải mượn miệng của con đồng  “tá khẩu thành ngôn”.
3.2. Nhập hóa mà không xuất thần
Chúng tôi đã liệt kê đươc 15 NNC nhập hóa mà không xuất thần: Vũ Thanh Bình, Nguyễn Cung Hà, Phan Thị Bích Hằng, Đỗ Bá Hiệp, Thẩm Thúy Hoàn, Nguyễn Thị Phúc Lộc, Dương Mạnh Hùng, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Nguyễn Hữu Mẫn, Vũ Thị Minh Nghĩa, Phạm Huy Lập, Nguyễn Đức Phụng, Nguyễn Thị Phương, Vũ Thị Thược. Xin giới thiệu 4 trong số đó.
- Ông Dương Mạnh Hùng
Nhà Ngoại cảm Dương Mạnh Hùng có biệt tài lấy thông tin từ cõi âm thông qua việc bắt mạch huyệt Thái Tuế. Dương Mạnh Hùng là con của Tứ phủ.
       Câu chuyện tiếp theo đây của anh Hùng cho biết, lần đầu tiên anh làm nhịp cầu nối này như thế nào.“Khoảng năm 1980 , tôi vào Sài Gòn thăm 1 người bạn. Tự nhiên tôi nhìn thấy hình ảnh 1 người lính mặc đồ rằn ri hiện lên. Anh ta nói: Tôi là Nguyễn Hoài Nhơn, nhờ anh đưa về nhà tôi ở phố Cộng Hòa.
Tôi hỏi anh Nhơn:
- Thế người nhà anh tên gì? Số nhà bao nhiêu?
- Chị tôi là Nguyễn Thị Cúc, số nhà 256/2. Rồi anh đi mất.
Sáng hôm sau tôi đi tìm theo chỉ dẫn của anh Nhơn. Nhưng phố Cộng Hòa bây giờ đã đổi tên, tôi hỏi thăm mãi mới tới. Đúng là có chị Cúc. Chị dè dặt hỏi tôi đến có việc gì? Tôi hỏi lại: Chị có em tên là Nhơn phải không? - Có nhưng đã chết rồi - Tôi muốn báo tin anh Nhơn
 Lúc này chị Cúc mới mời tôi vào nhà. Tôi bắt mạch cho chị Cúc thì anh Nhơn xuất hiện. Tôi hỏi anh là có phải chị Cúc đây không? thì anh Nhơn xác nhận đúng là chị Cúc, rồi anh đặt tay lên vai chị (tôi nhìn thấy). Rồi anh kể mình bị chết trận ở Chu Lai, trong vườn dừa nhà Út Tám như thế nào. Tôi nói lại cho chị Cúc nghe, chị khóc và nhờ tôi tìm mộ em mình. Lại theo chỉ dẫn của chính anh Nhơn, tôi tìm thấy hài cốt của anh dưới gốc dừa, phủ tăng, còn nguyên đôi giầy.
(http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:http://nhangoaicamvietnam.blogspot.com/p/duong-manh-hung.html)
- Bà Nguyễn Thị Nghi
Một hôm đang ốm nằm ở giường, không hiểu một sức mạnh ở đâu tiếp vào người, tự nhiên tôi bật dậy và nhảy lên cái xà nhà ngay đầu giường cao chừng hai mét, tôi ngồi trên đó. Từ trên xà nhà, tôi bảo hai đứa em đang có mặt ở đó rằng hãy mời bố mẹ sang đây, và tôi đã nói với bố mẹ tôi rằng: “Bố mẹ phải tìm ngay một thầy cao tay nhất vùng này đến lập cho con một bàn thờ để con cúng Trời Phật, nếu không con sẽ chết “. Nhìn thấy nét mặt tôi thay đổi khác lạ không giống ngày thường, bố mẹ tôi lo sợ và đồng ý ngay, tôi tự nhảy xuống nền nhà mà không cần ai nâng đỡ, không hề đau đớn hoặc trầy xước gì. Nhảy xuống rồi tôi lại rơi vào tình trạng nằm liệt giường không tự ngồi dậy như ban đầu. Bàn thờ được lập xong tôi cảm thấy người rất dễ chịu như chẳng còn bệnh gì, cứ đến tối tôi vào tụng kinh niệm Phật. đến ngày thứ hai mươi thì đêm nào tôi cũng mơ thấy cụ già râu tóc bạc trắng đến bảo tôi đọc “Thiên thần tạo hóa. Bạch thổ thiên lai” và dạy tôi học chữ Thiên (chữ viết sớ ngày nay), học chữa bệnh, cho tôi chiếc đĩa và hai đồng tiền xu/tiền đồng. Cứ đến 12 giờ tối là có người gọi tôi dậy học đến 2-3 giờ sáng. Ban đầu tôi cứ tưởng là mơ thôi, không có thật, nhưng nếu không dậy thì bị như bị đánh, nhéo không chịu nổi. Khi ngồi học, sau 5 phút tĩnh tâm là tôi thấy các chữ Thiên hiện trên tường nhà, bên dưới là chữ quốc ngữ. Học liền 3 tháng 10 ngày và hàng ngày tôi ăn mỗi bữa 3 muỗng cơm với nước trắng, muối hột và 5 trái ớt. Bên tai tôi nghe lời nói “ Ăn thế mới biết thương người nghèo. Phải giúp đời không thì chết “.
http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:http://nhangoaicamvietnam.blogspot.com/p/nha-ngoai-cam-nguyen-thi-nghi-nha-ngoai.html
Tìm được hàng ngàn mộ và nhận bằng khen của Thủ tướng
       Khi có khả năng ngoại cảm, bà Nghi bắt đầu giúp các gia đình tìm mộ. Khi tìm mộ, chỉ cần cho bà biết tên người mất, ngày mất, bà chỉ ngồi ở nhà gieo tiền xu xuống đĩa là có thể nhìn thấy rõ hiện trường, sơ đồ đường đi và hiện trạng của ngôi mộ đó nằm ở đâu, đồ vật xung quanh ngôi mộ ra sao.
       Bà đã không nhớ rõ đã giúp cho bao nhiêu người, chỉ biết mọi người đến với bà ngày một đông thêm. Đã có rất nhiều người viết thư cảm ơn và hài lòng với việc làm của bà”. Với những công lao đóng góp cho cộng đồng, bà đã được tặng Huân chương Lao động hạng 3
http://tintuc.vn/doi-song/nguyen-thi-nghi-mot-huyen-thoai-ngoai-cam-49490
- Bà Năm Nghĩa          
       “Khả năng ngoại cảm của chị Năm Nghĩa có nét đặc trưng riêng so với các nhà ngoại cảm khác. Cũng như nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, chị có thể nghe tiếng nói, nhìn thấy và trao đổi với vong linh bằng lời. Ngoài ra, chị còn có thể chủ động mời vong linh nhập vào mình và trò chuyện bình thường với nhiều người. Khả năng này của chị có thể giúp rất nhiều cho các nhà nghiên cứu muốn đi sâu tìm hiểu các sinh thể vô hình nói riêng và thế giới tâm linh nói chung.”
- Bà Nguyễn Thị Phương
1. Ý kiến của bà Phạm Thị Mai Cương
“Tôi được nghe kể lại chị Lương Thi Nhã đến điện cô Phương trực tiếp nói chuyện với chồng và con dâu.
Tôi được nghe Trung tướng Nguyễn Hùng Phong cùng con gái đi gặp vong linh vợ tại điện cô Phương,
Lần đầu tiên tôi tin việc gọi hồn là có thật. Tôi cùng chồng tôi đi gọi hồn người thân ruột thịt. Tôi tin là có các vong linh. Họ đã sang thế giới bên kia, nhưng họ vẫn quan tâm đến những người thân còn sống trên dương thế”[1]
2. Ý kiến của Trung tướng Nguyễn Hùng Phong
          “Tôi nhất trí với ý kiến của TS Ngô Kiều Oanh là: “Thực sự chúng ta (loài người) không chết mà chuyển sang một thể tồn tại khác, vẫn tư duy nhưng với khả năng rộng lớn hơn về không gian và chuỗi thời gian hoạt động, và cõi vĩnh hăng thiêng liêng là có thật”. Tôi cũng cho rằng vong linh của người thân vẫn tồn tại quanh ta, biết và theo dõi sát mọi hoạt động của người sống trong gia đình. Dù tin hay không tin, đây vẫn là một thực tế khách quan, cần được các nhà khoa học nghiên cứu một cách nghiêm túc. Tôi cảm nhận cô Phương là người có công năng đặc dị bẩm sinh trời cho, có thể tai nghe được tiếng nói của người âm, và nói chuyện dược với người âm và cũng có thể nhìn thấy được người âm. Đây là một nhân tài, cần nghiên cứu để có đánh giá đúng, đưa ra những lời giải đáp có tính khoa học về hiện tượng này.” [1]
- Bà Phan Thị Bích Hằng, các mức độ tiếp xúc với vong linh[1]
Bà Bích Hằng có các mức độ tiếp xúc với vong linh sau đây: nghe tiếng vong linh, thấy vong linh
1. Nghe tiếng vong linh
- Nghe liệt sỹ Phùng Thi Nga kể (Trò chuyện, tr. 75)
- Nghe tiếng vọng của vong cụ Nguyễn Quang Sơn ở Trại bò Nam Ngạn (Trò chuyện, tr. 101)
2. Thấy vong linh
- Thấy ba liệt sỹ cảm tử quân ở phòng thi trường Trưng Vương (Trò chuyện vơi cõi vô hình viết tắt là Trò chuyện, tr.108, ngoài ra có ở các tr.72, 51-52)
3. Trò chuyện với cá nhân
- Cuộc trò chuyện giữa vong linh của đ/c Bảy Ni với Bích Hằng và đoàn tìm kiếm kéo dài một tiếng đồng hồ.[1]
- Trò chuyện với liệt sỹ Nguyễn Văn Đẳng ở trường Trưng Vương (Trò chuyên, tr. 111)
- Trò chuyện với liệt sỹ Khuất Duy Tiến, (Trò chuyện, tr.127)
- Trò chuyện với với liệt sỹ Nguyễn Đình Hồng, hy sinh ở Quảng Trị (Trò chuyện, tr. 132)
- Trò chuyện với nhà văn Nam Cao (Trò chuyện, tr. 137-138)
(ngoài ra có ở các tr, (tr.123, 137-138, 75, 102, 111, 112, 127, 109, và tr.81 kỷ yếu PCKiên)
4. Trò chuyện với số đông vong linh
- Trò chuyện bàn tròn với các liệt sỹ ở trường Trưng Vương (Trò chuyện, tr.112)
- Trò chuyện với cụ Năng và cụ Trác ở Trại bò Nam Ngạn (Trò chuyện, tr.105)
- “chuyện trò tíu tít” với các liệt sỹ ở Kim Sơn, Ninh Bình (Trò chuyện, tr. 122)
5. Được vong dẫn đườngvà chỉ chỗ
- Bác Sơn và cô Khang gọi Hằng lại gốc vải để chỉ chỗ (GS Trần Phương, tr 165),
- Vong cụ Nguyễn  Đình Lạp, mai táng ở gần cầu Ninh Bình, chỉ đường (Trò chuyện, tr.133)
6. Được vong vẽ sơ đồ 
- Các cụ vẽ sơ đồ phần mộ chi gái đại tá Doãn Thạch Khôi (Trò chuyện, tr.115, ngoài ra có ở các tr.103,115, 165,   )
- Các cụ ở Trại bò Nam Ngạn vẽ sơ đồ  (Trò chuyện, tr.103)
Ghi chú: Tài liệu Trò Chuyện chưa được công bố thành sách, vậy đề nghị đọc giả tham khảo về bà Bich Hằng qua nhiều tài liệu khác, ví dụ:
- GS kinh tế học Trần Phương, nguyên chủ nhiệm Ủy ban khoa học xã hội, nguyên Phó thủ tướng Chính phủ: Tìm hài cốt liệt sỹ, nữ du kích Hoàng Ngân, trong sách “ Tìm mộ liệt sỹ bằng khả năng đặc biệt, NXB Lao động, H, 2011, tr.209-251)
- Hàn Thụy Vũ: Sự cống hiến của Bích Hằng đáng được trân trọng, trong sách “Hội thảo khoa học về việc tìm hài cốt liệt sỹ và thủ cấp của LS Phùng Chí Kiên”, ngày 6-11-2013,  tr.34.
- Kết luận và kiến nghị của hội thảo khoa học về việc tìm hài cốt liệt sỹ bằng khả năng đặc biệt và phần hài cốt còn lại của liệt sỹ Phùng Chí Kiên, trong sách “Hội thảo khoa học về việc tìm hài cốt liệt sỹ và thủ cấp của LS Phùng Chí Kiên”, ngày 6-11-2013,  tr.99-104.
- Ý kiến của gia đình liệt sỹ Phùng chí Kiên,  trong sách “Hội thảo khoa học về việc tìm hài cốt liệt sỹ và thủ cấp của LS Phùng Chí Kiên”, ngày 6-11-2013,  tr.64-65
Và nhiều tư liệu khác nữa…….
Ý kiến của GS Trần Phương về bà Bích Hằng
Qua thể nghiệm ở quá trình tìm mộ của em gái Trần Thị Khang, ông đã xác định rằng Bích Hằng có khả năng nhận dang, nhận diện được linh hồn:
 “Tôi có căn cứ để tin rằng đã gặp linh hồn em tôi, anh tôi và chi tôi, cả linh hồn cụ Giám là người chôn cất và linh hồn cụ An là người chứng kiến. Cháu Hằng đã nhận dạng được linh hồn, thậm chí nhận diện được linh hồn. Như vậy, linh hồn phải tồn tại dưới một dạng vật chất nào đó, có hình thù, có khả năng phát ra tiếng nói.”[1]
Cũng qua thực tế trên ông đưa ra một lý thuyết khái quát: linh hồn thuộc phạm trù tồn tại khách quan, chứ không phải ý thức chủ quan, những ai không nhận biết được linh hồn “không có quyền phủ nhận sự tồn tại của nó”, như vậy chính là duy tâm chủ quan :
“Nếu linh hồn là một dạng vật chất có hình thù và có khả năng phát ra âm thanh- thì theo cách nói của triết học, nó thuộc phạm trù “tồn tại” mang tính khách quan, chứ nó không thuộc phạm trù “ý thức, mang tính “chủ quan”. Nhận biết được nó hay không nhận biết được nó là tùy khả năng của từng người. Cháu Hằng có khả năng nhận biết được nó, còn tôi thì không. Nhưng đâu phải vì tôi không có khả năng nhận biết được nó mà tôi có quyền phủ nhận sự tồn tại của nó? Đối với tất cả những gì ta chưa có khả năng nhận biết được, đã vội vứt vào sọt rác mê tín dị đoan, thì khoa học còn việc gì để làm, còn việc gì để khám phá? Lâu nay tôi đinh ninh là duy vật, hóa ra chính mình lại là duy tâm chủ quan:
“Cái gì ta cho là nó tồn tại, thì nó tồn tại; cái gì ta cho nó không tồn tại, thì nó không tồn tại”. Đó chính là mê tín dị đoan. [1]
·       Bà Phan Thị Bích Hằng, với tín ngưỡng tứ phủ, quá trình từ xuất thần nhập hóa đến nhập hóa không xuất thần.
Chúng ta thường biết bà Bích Hằng là NNC thực hành phương thức nhập hóa không xuất thần. Bà vẫn tỉnh táo, lắng nghe và quan sát thế giới âm, rồi nói lại với mọi người. Tuy nhiên, buổi ban đầu bà cũng có một thời gian ngắn, xuất thần nhập hóa, phủ diện, lắc lư. Gia đình, nhất là ông thân sinh , là Đảng viên, cựu chiến binh bao phen “cay đắng ngậm ngùi”. Đỉnh cao của tình trạng  này là một hôm, ông bắt gặp Bích Hằng đang nhập hồn môt người nghiện và bà hút thuốc phiện, ông cụ nhìn thấy con gái đang “say sưa lơ mơ, ngất ngưỡng”. Từ bấy ông cm không cho Bích Hăng lên đồng nữa. Và từ đấy NNC Bich Hằng chỉ nhập hóa mà không xuất thần.
Chắc hẳn không ít NNC có hoàn cảnh tương tự Bích Hằng. Vì vậy số NNC vưa xuất thần vừa nhập hóa rất ít so với NNC nhập hóa không xuất thần.
Chúng tôi đã liệt kê được 45,45% NNC nhập hóa mà không xuất thần, trong lúc đó chỉ có 18,18% xuất thần và nhập hóa. (Xem Bảng ghi phương thức và mức độ tiếp xúc vong linh của cá nhà ngoại cảm, ở phần sau). Trường hợp bà Bích Hằng là một ví dụ tiêu biểu cho sự chênh lệch giữa hai tỷ lệ: xuất thần nhập hóa và nhập hóa không không xuất thần
Cũng cần nói thêm rằng: ngày nay tình hình đã khác, chính quyền và xã hội đã đổi mới nhận thức về Đạo Mu. Sau đây là ý kiến của GS Ngô Đức Thịnh về điều vừa nêu: “Nhận thức của xã hội và các cơ quan quản lý nhà nước đang có những đánh giá ngày càng xác thực hơn về Đạo Mẫu. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận nghi lễ chầu văn, (một nghi lễ tiêu biểu của Đạo Mẫu), là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và Chính phủ đã cho phép các địa phương và các cơ quan hữu quan làm hồ sơ để công nhận nghi lễ Chầu văn là di sản phi vật thể quốc gia và chuẩn bị hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản phi vật thế của nhân loại” [1].
3.3. Áp vong dưới tác động của nhà ngoại cảm
Áp vong dưới tác động của NNC  là cuộc áp vong có mặt NNC và họ chịu trách nhiệm chỉ đạo, ví dụ cô Thiêm đặt tay lên trán người bị nhập, người đó mê đi, khi tàn cuộc, cô cất tay , người đó tỉnh lại.  Khác với áp vong tự do, không có vai trò của NNC, do đó không lợi, có thể hoặc là thông tin sai lệch, hoặc ảnh hưởng xấu đến tâm thần người bị nhập.
Chúng tôi đã liệt kê đươc 6 NNC áp vong có chỉ đạo: Anh Hồng (Nguyễn Thị Thành), Đỗ Thanh Hòe, Hoàng Thị Thiêm, Hoàng Thị Thuy, Lê Trung Tuấn, Nguyễn Quốc Vinh. Xin giới thiệu 2 trong số đó.
- Bà Hoàng Thị Thiêm
       Trong lần ra Hà Nội để thăm bạn bè và họ hàng, chị Hoa bị cảm và mất. Cái chết của chị làm bà Ngoan (mẹ chị Hoa) rất đau đớn. Sau khi biết UIA đang thử nghiệm khả năng gọi hồn, bà đã đăng ký tham gia. Người được đề cử để vong chị Hoa nhập vào là chị Hạnh, cháu bà Ngoan, người chăm sóc chị Hoa trong những ngày cuối cùng. Chị Thiêm đặt tay lên đầu chị Hạnh, lầm rầm khấn vài câu, chị Hạnh gần như mê đi và chị Hoa đã nhập vào chị Hạnh, nói với mẹ, với người thân như lúc chị còn sống. Chị (vong chị Hoa) nói với mẹ về một số kỷ niệm của hai mẹ con, nhắc mẹ chú ý giữ sức khỏe và dặn dò nhiều điều làm những người chứng kiến không khỏi rùng mình. Khi chị Thiêm bỏ tay ra khỏi đầu chị Hạnh, chị Hạnh dần trở lại trạng thái ban đầu. Sau thử nghiệm, chị cho biết: "Bản thân chẳng nhớ mình đã nói gì, chỉ có cảm nhận lờ mờ là cơ thể hơi tê tê".
- Ông Lê Trung Tuấn
Nhà ngoại cảm Lê Trung Tuấn có khả năng đặc biệt là: Triệu vong hồn các liệt sỹ về với người thân trong gia đình, xác định hài cốt các liệt sỹ đang yên nghỉ, có nguyện vọng được quy tập về với gia đình- mà gia đình chúng tôi vừa được nhà ngoại cảm trực tiếp giúp đỡ với kết quả như mong đợi”[1]
3.4. Kế thừa và chuyển biến so với tín ngưỡng saman truyền thống
3.4.1. Giải thich về Bảng ghi phương thức và mức độ tiếp xúc với vong linh cúa các nhà ngoại cảm
          Phương thức và mức độ:
          Có ba phương thức: xuất thần nhập hóa, áp vong có chỉ đạo của NNC và nhập hóa không xuất thần.
          Có 6 mức độ: 1.Nhìn thấy vong, 2.Nghe thấy vong, 3. Chuyện trò với vong (cá
nhân), 4. Chuyện trò với vong số đông, 5. Được vong đẫn đường 6. Được vong vễ sơ đồ mộ. Các mức độ trên được ghi ở các cột lần lượt theo các cột từ số (1) đến số (6)
          Danh sách nhà ngoại cảm.
          “Bảng ghi” chủ yếu dựa theo danh sách được Bộ môn Cận tâm lý thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người công bố ở sách “Sự thật tưởng như huyền thoại”, NXB Hội nhà văn, H., 2012, tr.650. Danh sách nói trên ghi 35 người. Trong số đó, chúng tôi không khảo sát những nhà ngoại cảm thuộc các lĩnh vực khác với tìm mộ, như tử vi, cảm xạ, kinh dịch, chữa bệnh, phong thủy…nên không đưa vào danh sách này; mặc dầu họ có nhiều đóng góp



BẢNG GHI PHƯƠNG THỨC VÀ MỨC ĐỘ TIẾP XÚC VỚI VONG LINH
CỦA CÁC NHÀ NGOẠI CẢM
 (Ban Biên tập: Do chưa đủ dữ liệu thông tin nên tác giả chưa nhận xét hết phương thức và mức độ tiếp súc với vong linh của các nhà ngoại cảm)

Số
Họ tên NNC
Xuất thần
Áp vong
Nhập hóa
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)

1
Vũ Thị Cẩm Bằng
 x          








2
Nguyễn Khắc Bảy









3
 Vũ Thanh Bình


 x
 x
 x




4
 Điền Thị ThiênDung
 x
 x







5
 Nguyễn Cung Hà


 x
 x
 x




6
 Phan T. Bich Hằng


 x
 x
 x
 x
 x
 x

7
 Ông Hằng









8
 Đõ Bá Hiệp


 x
 x
 x




9
 Thẩm Thúy Hoàn


 x
 x
 x




10
 Nguyễn T Phúc Lôc


 x
 x
 x




11
 Anh Hồng

 x







12
 Đỗ Thanh Hòe

 x







13
Dương Mạnh Hùng 


 x
 x
 x




14
 Nguyễn T Thanh Huyền


 x
 x
 x




15
Nguyễn Thị Hường 
 x
 x







16
Trần Văn Khuyến 









17
 Hồ Văn Dũ
Trần T Chi Lan









18
 Nguyễn T Ngọc Lan









19
 Nguyễn Hữu Mẫn


 x
 x
 x




20
 Vũ T Minh Nghĩa


 xX
 x
 x




21
 Nguyễn Văn Nhã









22
Phạm Huy Lập 


 x
 x
 x




23
 Đỗ Thanh Nhụy
 x








24
 Nguyễn Đức Phụng


 x
 x
 x




25
 Nguyễn Thị Phương


 x
 x
 x




26
 Phan Ngọc Sáu


 x
 x
 x




27
 Nguyễn Thị Sinh
 x








28
 Nguyễn Thị Thạo
 x








29
 Hoàng Thị Thiêm

 x







30
Hoàng Thị Thuy 

 x







31
Vũ Thị Thược 


 x
 x
 x




32
 Lê Trung Tuấn

 x







33
Nguyễn Quôc Vinh 

 x








         Một số nhận xét sơ bộ rút ra từ Bảng ghi 
Tỷ lệ các phương thức và mức độ tiếp xúc với vong linh:
- Chưa rõ: 6/33=18,18%
- Xuất thần: 6/33 =18,18%
- Áp vong (có chỉ đạo): 6/33 =18,18%
- Nhập hóa (không xuất thần): 15/33= 45,45%, trong đó có các mức độ: Nghe, thấy và chuyện trò với cá nhân vong: 100%.
3.4.2. Đối chiếu với đặc điểm của tín ngưỡng saman và saman-Đạo Mẫu
Đúng như định nghĩa của Mircea Eliade và nhận xét của X.A.Tocarev, tín ngưỡng saman thế giới và các dân tộc nước ta, bao gồm saman- Đạo Mẫu, có hai đặc điểm cơ bản là:
- Xuất thần nhập hóa
- Liên thông với thế giới vong linh
Các nhà ngoại cảm Việt Nam đương thời cũng có hai đặc điểm trên.
       Vậy ngoại cảm Việt Nam là một sự kế thừa truyền thống saman của các dân tộc Việt Nam và tiếp nối với saman thế giới.
3.4.3. So với truyền thống
- Đại đồng: có cả ba phương thức đã tồn tại trong quá khứ
-Tiểu dị: tăng cường phương thức nhập hóa không xuất thần (45,45%). Đây là sự điều chỉnh để thích nghi với tình thế, với hoàn cảnh xã hội. Có thể coi sự chuyển hóa của bà Bích Hằng từ xuất thần nhập hóa đến nhập hóa không xuất thần là một ví dụ.

3.4.4. Đối chiếu với lý thuyết của GS Đào Vọng Đức
 GS VS Đào Vọng Đức, Nhà Vật lý lý thuyết đưa ra nhận định “Nhất thiết có các “trường vong(ghost)...”. Điều đó rất đáng quý. Phần chúng tôi, xuất phát từ lý luận về các khoa học xã hội như: tôn giáo tín ngưỡng, văn hóa dân gian, dân tộc học, nhân học văn hóa,..; đặc biệt là đã tổng kết các hoạt động rất phong phú của ngoại cảm tìm mộ, đã chỉ ra cụ thể ba phương thức tiếp xúc với vong và sáu mức độ tiếp xúc. Thật là một sự gặp gỡ và bổ sung cho nhau, rất lý thú, giữa các ngành khoa học.
IV. Kết luận và đề xuất
1. Tín ngưỡng sa man là một tin ngưỡng rất lâu đời (20.000 năm), và tồn tại trải rộng ra trên rất nhiều quốc gia tại các châu lục, là di sản văn hóa tín ngưỡng của nhân loại. Đặc điểm về cơ chế của nó là: thầy sa man xuất thần nhập hóa và liên thông với thế giới siêu linh. Đặc điểm về tính chất là sa man có sức mạnh lớn trong tự bảo tồn và phát triển.
2. Trên thế giới nhiều ý kiến của các nhà khoa học khẳng định vai trò của tín ngưỡng sa man trong thời kỳ hiện đại, đề nghị phát huy mặt mạnh của nó phục vụ cho đời sống nhân dân. Hàn Quốc coi đây là giá trị văn hóa tín ngưỡng đáng tự hào, đã tích cực bảo toàn phát huy và nâng cao chât lượng của sa man, quốc tế hóa sa man Hàn quốc.
3. Ở nước ta, sa man đã tồn tại lâu đời ở người Kinh và nhiều dân tộc thiểu số, đã trở thành một nhu cầu mạnh mẽ của một bộ phận không ít quần chúng nhân dân. Ngày nay ngoại cảm chính là sự kế thừa truyền thống sa man các dân tộc và là sự  nối tiếp sa man của nhân loại với các đặc điểm về cơ chế và tính chất, như đã nêu trên.
4. Đã mấy chục năm nay, chúng ta ra sức bài trừ saman Đạo Mẫu và saman các dân tộc thiểu số. Ngày nay, điều đáng mừng là chính quyền đã đổi mới nhận thức, đã cho phép các cơ quan Trung ương liên quan và các địa phương thu thập tài liệu và lập hồ sơ trình UNESCO công nhận nghi lễ chầu văn là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
5. Các nhà ngoại cảm có đóng góp đáng kể đối với việc tìm mộ.Việc tiếp xúc vong linh của các nhà ngoại cảm là hoàn toàn có thật và không phải cá biệt. Tài liệu thống kê cho biết có ba phương thức tiếp xúc và sáu mức độ tiếp xúc./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. Alberto Viloldo,: Healing states, Simon and Schuster, Inc. New York,1986.
2. Bộ môn cận tâm lý: Sự thật tưởng như huyền thoại, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2012.
3. Edward R.Canda: Korean Shamanism in the Contemporary Word –challenge for reneval, Korea Journal, April 1989.
4. Eliade Mircea: Le Chamanisme et les techniques archaique de l’extase, Payot, Paris, 1968.
5. Extrasensory perception, Boston, Boston society for Psychic Research, 1934
6. Phạm Minh Hạc (chủ biên): Vấn đề tiềm năng con người NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2005.
7. Liên hiệp UIA:Tìm mộ liệt sỹ bằng khả năng đặc biệt, NXB Lao động, Hà Nội, 2011.
8. Phan Dang Nhat and Oscar Salemink: Ritual Transformations Around a Spirit Medium in the Northern Highlands of Vietnam, Vietnam Social Sciences, Hà Nội, 1-2007.
9. Nguyễn Đình Phư: Cảm nhận thế giới sóng, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 1998
10. Ngô Đức Thịnh (chủ biên): Đạo Mẫu và các hình thức shaman trong các tộc người ở Việt Nam và châu Á. NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2004.
11. Ngô Đức Thịnh (chủ biên) Văn hóa thờ  nữ thần- Mẫu ở Viêt Nam và châu Á- bản sắc và giá trị”, NXB Thế giới, Hà Nội, 2013.
12. Richard W.I.Guisso and Chai-shin Yu (ed) Shamanism: The Spirit World of Korea, , Asian Humanities Press, Berkeley , California, 1988.   
13. Tocarev X.A.: Các hình thức tôn giáo sơ khai và sự phát triển của chúng, bản dịch của Lê Thế Thép, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994- Bản gốc do NXB Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô xuất bản năm 1964
14. Winkelman Michael: Shamanism, the Neural ecology of consciousness and Healing, Bergin and Garvey, Wesport, Connection, London, 2000.
     


[1] GS  TSKH, Giám đốc Trung tâm bảo trợ văn hóa kỹ thuật truyền thống