Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

Báo cáo kết quả hoạt động từ khi thành lập Viện

Bài đăng trong tài liệu Hội nghị của Viện ngày 12.7.2014

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TỪ KHI THÀNH LẬP VIỆN

 
I. Công tác tổ chức
1.1. Thành lập Viện
Từ đầu năm 2012 GS Phan Anh đã đề xuất ý tưởng thành lập một cơ quan nghiên cứu về tiềm năng con người cấp viện. Hưởng ứng đề xuất này, Hội đồng sáng lập Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người gồm 14 cán bộ khoa học và quản lý đã được thành lập do GS Phan Anh làm Chủ tịch. Trong phiên họp đầu tiên ngày 16-3-2012, Hội đồng sáng lập đã đề cử GS Phan Anh làm Chủ tịch Hội đồng Viện, GS Phạm Minh Hạc làm Viện trưởng và cử Ban Thường trực Hội đồng sáng lập để xúc tiến các thủ tục và lập Hồ sơ thành lập Viện. Sau gần một năm chuẩn bị và vượt qua nhiều khó khăn rào cản, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người được Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam ra quyết định thành lập ngày 14-11-2012, được Bộ khoa học và Công nghệ cấp giấy Đăng ký hoạt động ngày 13-12-2012 và Bộ Công an cấp dấu ngày 17-12-2012. Ngày 27-1-2013, Viện đã làm lễ ra mắt trong một không khí trang trọng và tràn đầy niềm vui của cán bộ Viện cũng như của những người quan tâm đến hoạt động của Viện. Viện được thành lập là một yêu cầu khách quan, đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo cán bộ tâm huyết với lĩnh vực khoa học khó khăn và nhậy cảm này.  Lễ ra mắt đã được đánh dấu bằng tập Kỷ yếu “Chào mừng lễ ra mắt” với nhiều thông tin bổ ích
1. 2. Hoàn thành cơ bản xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Viện
1.2.1. Hội đồng Viện
- Do cần phải bàn giao công việc Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người nên GS Phan Anh đề nghị chưa giữ chức Chủ tịch Hội đồng Viện và đề nghị GS Phạm Minh Hạc làm Chủ tich Hội đồng Viện kiêm Viện trưởng để Viện sớm đi vào hoạt động. Hội đồng Sáng lập đã bầu Hội đồng Viện gồm 6 thành viên. Hội đồng Viện bầu GS Phạm Minh Hạc làm Chủ tịch và PGS TS Nguyễn Trọng Điều làm phó Chủ tịch.
- Ngày 26-3-2014 Hội đồng Viện đã bầu GS TSKH Phan Anh làm Chủ tịch và bầu thêm một Phó Chủ tịch là PGS TS Bùi Tiến Quý. Ngày 24-4-2014  Liên hiệp Hội đã có Quyết định công nhân Hội đồng Viện gồm 7 cán bộ do GS TSKH Phan Anh làm Chủ tịch, PGS TS Nguyễn Trọng Điều và PGS TS Bùi Tiến Quý làm Phó Chủ tịch.
1.2.2. Ban Giám đốc
- Ngày 14-11-2012 Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH và KT Việt Nam ký Quyết định bổ nhiệm GS VS Phạm Minh Hạc làm Viện trưởng.
- Theo đề nghị của Viện trưởng Hội đồng Viện đã thông qua việc đề cử các phó viện trưởng và Chủ tịch LHHVN ký Quyết định bổ nhiệm Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải và PGS TS Nguyễn Thị Ngọc Quyên làm Phó Viện trưởng
- Ngày 26-3-2014 theo đề nghị của GS VS Phạm Minh Hạc, Hội đồng Viện thông qua danh sách đề nghị Lãnh đạo Liên hiệp hội bổ nhiệm hai phó viện trưởng là PGS TS Bùi Tiến Quý và PGS TS Ngô Tiến Quý. GS VS Đặng Vũ Minh đã ký quyết định bổ nhiệm ngày 24-4-2014.
1.3. Thành lập Hội đồng khoa học
 Hội đồng khoa học đã được thành lập gồm 21 thành viên do GS Phan Anh làm Chủ tịch, Thiếu tướng TS Nguyễn Chu Phác và PGS TS Ngô Tiến Quý làm Phó Chủ tịch. Các thành viên của Hội đồng Viện là những nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, là những người tâm huyết và quan tâm đến công tác nghiên cứu khoa học của Viện.
1.4. Thống nhất cơ cấu tổ chức của Viện và thành lập các đơn vị quản lý và các đơn vị chuyên môn trực thuộc Viện
- Hội đồng Viện đã thống nhất cơ cấu tổ chức của Viện gồm các phòng ban và các đơn vị chuyên môn gồm các bộ môn và các trung tâm, các câu lạc bộ.
Hội đồng Viện đã duyệt đề án thành lập các đơn vị quản lý:
1. Ban Quản lý Khoa học
2. Ban Hợp tác và Đối ngoại
3. Phòng Quản lý tổng hợp
4. Phòng Thông tin tư liệu
5. Ban Liên lạc những người có khả năng đặc biệt
Và 9 đơn vị chuyên môn gồm 6 bộ môn và ba trung tâm:
1. Bộ môn Cận tâm lý
2. Bộ môn Năng lượng sinh học
3. Bộ môn Khoa học Dự báo
4. Bộ môn Phong thủy
5. Bộ môn Văn hóa Đông phương
6. Bộ môn nghiên cứu các hiện tượng siêu hình
7. Trung tâm Trắc nghiệm Tư vấn và Bồi dưỡng
8. Trung tâm Khoa học phân tích vân tay
9. Trung tâm Dưỡng sinh
Có bốn câu lạc bộ trực thuộc Viện:
+ Câu lạc bộ ứng dụng tiềm năng con người TP Hồ Chí Minh
+ Câu lạc bộ Năng lượng sinh học Xuân Mai
+ Câu lạc bộ Trợ giúp sức khỏe bằng tinh thần
+ Câu lạc bộ Thiền Việt
Và các câu lạc bộ trực thuộc các bộ môn và Trung tâm:
+ Câu lạc bộ Ứng dụng khả năng đặc biệt của con người (Trung tâm Trắc nghiệm Tư vấn và Bồi dưỡng)
+ Câu lạc bộ Cảm xạ và dịch lý (Bộ môn Văn hóa Đông Phương)
+ Câu lạc bộ vô thức Hà Nội (Bộ môn Năng lượng sinh học)
+ Câu lạc bộ dưỡng sinh trường sinh học Hà Nội, Cẩm Khê-Phú Thọ, Bình Phước, Câu lạc bộ Tâm Y đạo (Trung tâm Dưỡng sinh)
+ Câu lạc bộ Siêu hình học (Bộ môn Nghiên cứu các hiện tượng siêu hình).
Các đơn vị đã thành lập được 18 tháng. Một số đơn vị thành lập muộn hơn. Các đơn vị cần tổng kết một cách khoa học các vụ việc đã làm trong 18 tháng qua, xem cái gì được, cái gì còn thiếu sót, chỗ nào chưa chính xác, rút ra những bài học cho việc thực hiện nhiệm vụ trong thời gian mới.
1.5. Hoàn thành cơ bản xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo các đơn vị trực thuộc
 Viện trưởng đã ra quyết định bổ nhiệm:
2 trưởng phòng, ba phó phòng
3 trưởng ban và 3 phó ban
6 chủ nhiệm bộ môn và 6 phó chủ nhiệm bộ môn
3 Giám đốc Trung tâm và 4 phó giám đốc
12.  Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ
Ban Quản trị trang Website,
Ban Biên tập Bản tin
Hầu hết các cán bộ lãnh đạo các đơn vị đã nhiệt huyết, năng động, bỏ nhiều công sức xây dựng các đơn vị chuyên môn và quản lý vững mạnh.
1.6. Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học, cán bộ nghiên cứu và triển khai ứng dụng chính nhiệm, kiêm nhiệm và cộng tác viên
Số lượng cán bộ tính đến 30-6-2014 có:
1.  Cán bộ chính nhiệm và kiêm nhiệm: Tính đến ngày 30-6-2014 có 120 người, trong đó có 1 GS VS; 8 GS TSKH, 1 GS TS; 8 PGS TS; 9 TS; 7 Thạc sĩ; 2 Giảng viên chính, nghiên cứu viên chính và trên 60 cán bộ có trình độ đại học
2. Cán bộ triển khai ứng dụng, cộng tác viên: 45
Như vậy trong một thời gian ngắn, Viện đã tập hợp được một đội ngũ cán bộ khoa học, cán bộ nghiên cứu và ứng dụng giàu tâm huyết và quan tâm đến môn khoa học nhạy cảm và khó khăn này
1.7. Hoàn thành việc dự thảo các Quy chế hoạt động của Viện
- Quy chế hoạt động của Hội đồng khoa học (đã ban hành)
- Quy chế tổ chức và hoạt động của Viện
- Quy chế quản lý tài chính và chi tiêu nội bộ
- Quy chế quản lý hoạt động nghiên cứu và ứng dụng ngoại cảm
- Quy chế biên tập xuất bản trang mạng điện tử và bản tin
- Quy chế tổ chức hoạt động của ban Quản lý khoa học
Các quy chế của các đơn vị đã được Viện trưởng phê duyệt:
-         Trung tâm Trắc nghiệm, Tư vấn, Bồi dưỡng
-         Trung tâm khoa học Phân tích vân tay
-         Câu lạc bộ Ứng dụng khả năng đặc biệt của con người
-         Câu lạc bộ Ứng dụng tiềm năng con người Tp Hồ Chí Minh
-         Câu lạc bộ Xuân Mai
-         Câu lạc bộ Cảm xạ - Dịch lý
-         Câu lạc bộ Vô thức Hà Nội
-         Câu lạc bộ dưỡng sinh Cẩm Khê, Hà Nội, Bình Phước
-         Câu lạc bộ Siêu hình học,
-         Câu lạc bộ Hỗ trợ cuộc sống bằng tinh thần
-         Câu lạc bộ Thiền Việt
-         Câu lạc bộ Tâm y đạo

II. Công tác nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng
2.1.Định hướng nghiên cứu của Viện:
Ngay sau khi thành lập Viện đã tập trung xây dựng nội dung, phương hướng nghiên cứu của Viện. Hội đồng khoa học đã thảo luận và đưa ra 11 nội dung Viện cần đưa vào các chương trình, triển khai thành các đề tài nghiên cứu. Đề cương, chương trình nghiên cứu, đề tài ngắn hạn dài hạn đã được chuẩn bị chu đáo và từng bước triển khai.
2.2. Hoàn thành Đề tài khoa học:
Năm 2013 Lãnh đạo Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam giao cho Viện thực hiện đề tài: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn nghiên cứu khoa học tiềm năng con người”. GS TSKH Phan Anh - chủ nhiệm đề tài- đã tập hợp 20 cán bộ khoa học trong và ngoài Viện tham gia thực hiện đề tài. Sản phẩm của đề tài là một báo cáo tổng hợp 143 trang và tập báo cáo 8 chuyên đề 170 trang. Các tác giả đã tham khảo trên một trăm đầu sách chuyên khảo về tâm linh và tiềm năng con người của các tác giả trong nước và ngoài nước và tổng hợp kết quả nghiên cứu 20 năm về tiềm năng con người tại Việt Nam.
Đề tài đã được Hội đồng khoa học của Liên hiệp Hội nghiệm thu và đánh giá đạt loại xuất sắc (đạt điểm bình quân là 93,7 trên thang điểm 100). Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc xây dựng các đề tài khoa học của Viện trong các giai đoạn tiếp theo, trong đó cần chú ý đến hướng nghiên cứu tiềm năng con người dưới góc nhìn “Con người là tiểu vũ trụ” để góp phần phát triển khả năng tiềm ẩn của con người.
Việc thực hiện tốt đẹp đề tài đã mở ra triển vọng xây dựng tập thể nghiên cứu gồm nhiều nhà khoa học, liên kết nhiều đơn vị nghiên cứu để giải quyết một đề tài lớn. Đây là một điều vô cùng quan trọng trong nghiên cứu khoa học hiện nay.


2.3. Khai thác đề tài nghiên cứu
- Ban Quản lý khoa học đã tiếp cận với các Quỹ Nghiên cứu khoa học của Bộ Khoa học Công nghệ. Khả năng của Viện có thể tiếp cận với quỹ khoa học hỗ trợ đề tài đặc biệt.
- Viện đang xây dựng một số chương trình nghiên cứu ứng dụng để có thể phối hợp với  các bộ ngành và địa phương để hình thành các đề tài nghiên cứu ứng dụng của Viện
2.4. Tổ chức hội thảo khoa học
2.4.1. Năm 2012, nhà ngoại cảm Hoàng Thị Thiêm bằng khả năng ngoại cảm đã xác định được vị trí ngôi mộ tại Đồng Hới Quảng Bình và được báo tên người nằm dưới mộ là công chúa Lý Kiều Oanh. Những bài thơ được truyền âm đã làm sống lại những trận chiến oai hùng của quân dân miền biên ải của Tổ quốc.  Khi khai quật đã hé lộ ra đây là một ngôi mộ cổ có nhiều chữ Hán, đặc biệt có tấm bia đá ghi dòng chữ Hán Lý Kiều Oanh Công chúa và nhiều hiện vật của nhiều thời kỳ. Viện đã mời các nhà khoa học khảo cổ, lịch sử, Hán Nôm, văn học cổ, …tham gia khảo sát thực địa và nghiên cứu tài liệu lịch sử, thơ văn cổ. Sau khi có kết quả nghiên cứu, Viện đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng phả học Việt Nam, Ủy ban nhân dân phường Đình Bảng, Ban Liên lạc Họ Lý, Họ Hồ Việt Nam tổ chức Hội thảo “Về ngôi mộ cổ mới phát lộ tại Đồng Hới Quảng Bình (6/2013)”. Hội thảo đã thu hút sự chú ý và tham gia của nhiều nhà khoa học, nhiều nhà nghiên cứu. Kết luận của Hội thảo đã được gửi tới các cơ quan chức năng để hoàn tất các việc còn lại vì đây là vấn đề quan trọng, liên quan đến một thời “Phạt Tống Bình Chiêm” của dân tộc ta và có thể xóa đi những trang trắng của lịch sử dân tộc.
2.4.2. Ngày 15-5-2013 Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 24-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Trong chỉ thị có nêu rõ: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức, đoàn thể trong hệ thống chính trị các cấp tham gia đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động các hội viên, đoàn viên tham gia tích cực công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ. Để thực hiện chỉ thị này, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người thực hiện đề tài khoa học: “Tổng kết đánh giá 20 năm tìm hài cốt liệt sĩ bằng khả năng đặc biệt” nhằm đánh giá toàn diện công tác này, rút ra được những bài học cho việc sử dụng một cách hiệu quả khả năng đặc biệt trong công việc có ý nghĩa nhân văn rất lớn này của toàn Đảng toàn dân. Cũng trong năm này trên các phương tiện thông tin đại chúng đưa ra các thông tin trái ngược nhau về việc tìm hài cốt liệt sĩ bằng ngoại cảm. Có những báo đài đã đưa tin không chính xác, phủ nhận hoàn toàn những gì các nhà ngoại cảm chân chính làm trong hơn 20 năm qua. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần của người dân, khiến nhiều người hoang mang, không biết đâu là thật đâu là giả và ảnh hưởng rất lớn đến những người có khả năng đặc biệt. Điều này cũng ảnh hưởng phần nào đến hoạt động của Viện và làm cho một số người hiểu không đúng về Viện. Trước tình hình này, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người phối hợp với Liên Hiệp Khoa học Công Nghệ Tin học Ứng dụng UIA và Báo Khoa học & Đời sống tổ chức Cuộc Hội thảo khoa học Tìm hài cốt liệt sĩ bằng khả năng đặc biệt và phần hài cốt còn lại của Liệt sĩ Phùng Chí Kiên. Mục đích của cuộc hội thảo là đánh giá một cách nghiêm túc phương pháp đặc biệt tìm hài cốt liệt sĩ đã được thực hiện trên hai mươi năm qua, trong đó có việc tìm phần hài cốt còn lại của Liệt sĩ Phùng Chí Kiên. Hội thảo đã được sự chú ý quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhiều cựu chiến binh. Đã có kiến nghị gửi Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng về các vấn đề Hội thảo kết luận, trong đó khẳng định sự đóng góp to lớn mang tính nhân văn cao của những người có khả năng đặc biệt trong việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ và cần tiếp tục động viên hỗ trợ tinh thần, xây dựng hành lang pháp lý bảo vệ những người có khả năng đặc biệt-vốn quý, tài sản vô giá của đất nước.
2.5. Thực hiện nghiên cứu khoa học ở các đơn vị chuyên môn:
Mặc dù không có nguồn kinh phí hỗ trợ nhưng cá nhân, các đơn vị chuyên môn vẫn tiến hành thực hiện các đề tài trong phạm vi bộ môn, trung tâm
- Ngay từ khi thành lập GS Viện trưởng đã giao trách nhiệm cho bộ môn Cận tâm lý nghiên cứu tiêu chí đánh giá người có khả năng đặc biệt. Bộ môn đã tổng kết và đưa ra tiêu chí tìm hài cốt liệt sĩ bằng ngoại cảm, tiêu chí công nhận đúng mộ cần tìm. Điều này giúp cho việc tìm mộ chính xác, giúp những người có khả năng tìm mộ và người dân kiểm tra kết quả, tránh sự ngộ nhận vô căn cứ, đưa lại hậu quả không tốt. Bộ môn Cận tâm lý cũng đưa ra khái niệm “khả năng đặc biệt về văn hóa phương Đông”
- Bộ môn Năng lượng sinh học tiếp tục nghiên cứu hoạt động vô thức, phát hiện và sử dụng hai tiềm năng quan trọng quyết định chất lượng cuộc sống và tuổi thọ, đó là Hà đào thành và điểm phản xạ tuyến yên. Để nghiên cứu ứng dụng bài luyện tập vô thức Bộ môn thành lập Câu lạc bộ Vô thức Hà Nội và đã thu được nhiều kết quả tốt, sức khỏe của hầu hết hội viên đều có cải thiện, đẩy lùi một số bệnh: Khắc phục bệnh nghề nghiệp, vôi hóa cột sống, suy thận, tim mạch, suy nhược cơ thể, dưỡng thai, …
- Bộ môn Văn hóa Đông phương: Nghiên cứu ứng dụng đồ hình cửu huyệt xác định trường khí, hoàn thiện phần lý thuyết “Ứng dụng kỹ thuật số trên cơ sở hệ nhị phân để mã hóa quẻ dịch”, ứng dụng xử lý quy hoạch và chấn yểm phong thủy để giải trừ ách tắc và phát triển; nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng phương pháp “Lập quẻ bằng con số” của Thiệu Vĩ Hoa; nghiên cứu một số chuyên đề về mai táng, ảnh hưởng mồ mả gia tiên đối với người thân, hôn nhân hợp lý,…
2.6. Ứng dụng khả năng đặc biệt, phương pháp Văn hóa phương Đông phục vụ xã hội và cộng đồng
2.6.1. Công tác tìm hài cốt liệt sĩ
Những khó khăn do những chủ trương chưa đầy đủ từ một vài cơ quan chức năng, từ phát biểu của một số lãnh đạo bộ ngành, từ những áp lực xã hội do một số báo đài đưa tin thiếu khách quan và trung thực, phủ nhận thành tựu to lớn của các nhà ngoại cảm trên 20 năm tìm mộ liệt sĩ, từ sự hoạt động của một số người mạo danh ngoại cảm, lừa đảo để mưu cầu lợi ích, khiến cho công việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ bằng khả năng đặc biệt gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy rất nhiều gia đình vẫn có niềm tin vào tâm linh, vào khả năng tìm mộ bằng ngoại cảm nên vẫn tiếp tục tìm người thân bằng phương pháp tâm linh. Viện có đề nghị những người có khả năng đặc biệt là cộng tác viên của Viện cần chú trọng đến việc kiểm tra kết quả bằng việc xét nghiệm ADN. Các gia đình đến đề nghị giúp đỡ tìm mộ người thân đều được hướng dẫn phải căn cứ bằng nhiều nguồn, sàng lọc các thông tin để tìm được thông tin chính xác trước khi đi tìm mộ. Nhiều người có khả năng đặc biệt đã yêu cầu gia đình cam kết xét nghiệm ADN khi tìm được hài cốt người thân. Bộ môn Cận tâm lý và Viện đã nhận được nhiều giấy chứng nhận kết quả thử ADN và thư cảm ơn của các gia đình trong toàn quốc (Phan Thị Bích Hằng, Nguyễn Khắc Bảy, Nguyễn Thị Thùy, Hoàng Thị Thiêm, Nguyễn Cung Hà, Nguyễn Thị Sinh, Phan Ngọc Sáu, Nguyễn Đức Phụng, Nguyễn Hữu Mẫn, Lê Trung Tuấn, Phan Thị Lan Hương, Võ Công Phương, Hồ Dũ, Trịnh Thị Lan, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Trần Văn Khuyến, Vũ Thị Thược, Nguyễn Thị Ngọc Lan,…). Nhiều cộng tác viên của Viện vẫn âm thầm giúp bà con và có nhiều kết quả.
Hiện tại Viện đã nhận được yêu cầu của cá nhân, tập thể cựu chiến binh tìm hài cốt của các liệt sĩ hy sinh trước hoặc trong thời kỳ chống Pháp (trong đó có những mộ tập thể lớn ở thành phố Hồ Chí Minh, Đakpơ Gia Lai), mộ tập thể các liệt sĩ hy sinh trong thời kỳ chống Mỹ. Để thực hiện những việc này là điều khó khăn, chủ yếu là từ các cơ quan quản lý.
2.6.2. Chữa bệnh không dùng thuốc
- Hỗ trợ nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng khả năng đặc biệt
Đây là một việc mà nhiều cán bộ, cộng tác viên của Viện làm rất hiệu quả, cứu giúp được nhiều người, nhất là người nghèo và có khi giải quyết được những bệnh mà Tây y và Đông y đã không giải quyết được (Nguyễn Thị Nghi, Phạm Thị Phú, Nguyễn Cung Hà, Hoàng Thị Thiêm, Hồ Luyến, Phan Thị Tranh, Vũ Thị Bằng…).
- Hỗ trợ nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng các phương pháp dân gian
Nhiều cán bộ và cộng tác viên của Viện đã ứng dụng phương pháp Thập chỉ đạo của bà Hoàng Thị Lịch, túc chẩn của bà Lan Huê, xoa bóp bấm huyệt, vỗ, diện chẩn, tác động cột sống, dưỡng sinh trường sinh học, … để giúp người dân, đồng thời nghiên cứu, tìm cơ sở khoa học và hiệu quả của các phương pháp (LY Lê Minh, TS Trần Thống Nhất, Trần Văn Mai, Nguyễn Tuấn Phan, Nguyễn Đức Chính, Đặng Việt Triều, Mai Văn Như, Ngô Minh Dũng, Đỗ Tuấn Nam, Nguyễn Văn Thai, Lê Thị Loan, Nguyễn Như Học…).
Phương pháp luyện tập vô thức được nhà nghiên cứu Đoàn Thanh Hương hướng dẫn đã mang lại một số kết quả đáng quan tâm và nên mở rộng việc ứng dụng vì tính hiệu quả, dễ luyện tập.
Việc nghiên cứu đánh giá khả năng chữa bệnh bằng ngoại cảm, bằng các phương pháp dân gian, bằng tập luyện được Viện rất chú ý và sẽ trở thành một trong những nội dung nghiên cứu lâu dài của Viện.
2.6.3. Tư vấn và giải quyết những khó khăn, vướng mắc do yếu tố tâm linh
- Tháng 7-2014 trưởng thôn và đại diện đoàn thể một thôn thuộc xã Minh Đức, Mỹ Hào, Hưng Yên đến yêu cầu Viện giúp đỡ giải quyết hiện tượng: trong vòng 3 tháng có 4 người chủ gia đình là nam, khỏe, trẻ của thôn chết bất đắc kỳ tử. Viện đã đề nghị Trung tâm Trắc nghiệm Tư vấn và Bồi dưỡng cùng Bộ môn Phong thủy nghiên cứu trường hợp này. Sau nhiều chuyến đi khảo sát bằng phương pháp của phong thủy và khả năng đặc biệt của một số nhà ngoại cảm, đã xác định được nguyên nhân và cùng với địa phương thực hiện hóa giải. Đây là một việc làm cần được phát huy do đã kết hợp hai đơn vị chuyên môn, có sự phối hợp của nhiều nhà khoa học và nhiều người có khả năng đặc biệt để giải quyết một cách khoa học một vấn đề phức tạp liên quan đến tâm linh của một thôn, được lãnh đạo địa phương và bà con tin tưởng (PGS TS Bùi Tiến Quý, TS Phạm Việt Anh, Nguyễn Tuấn Phan, Nguyễn Văn Lư, Trịnh Thị Lan, Bùi Ngọc Anh).
- Tư vấn bằng khả năng đặc biệt:
Nhiều cán bộ, cộng tác viên có uy tín của Viện bằng khả năng đặc biệt đã tư vấn thường xuyên cho các cá nhân, gia đình, dòng tộc, doanh nghiệp, tổ chức: Doãn Phú, Nguyễn Thị Nghi, Nguyễn Cung Hà, Vũ Thanh Bình, Dương Thị Liễu, Trịnh Thị Lan, Trần Thị Anh Thơ, . . .
- Tư vấn bằng các phương pháp của Văn hóa phương Đông: quẻ dịch, tử vi, độn giáp, tứ trụ: Đặng Vũ Hanh, Đồng thị Bích Hường, Nguyễn Tuấn Phan, Khương Văn Thìn, Nguyễn Cung Hà, Trần Thịnh, Vũ Viết Tước, Đỗ Thanh Hòe, Nguyễn Bá Minh, …
2.6.4. Tư vấn về phong thủy
- Bộ môn Phong thủy đã đưa Phong thủy vào thực tiễn tại Trung tâm giáo dục lao động xã hội Hải Phòng. Cụ thể đã xem xét bố cục tổng thể, tìm những ưu điểm và khuyết điểm, trên cơ sở nhiệm vụ của Trung tâm, hỗ trợ việc tổ chức, quản lý và điều hành hiệu quả; Nghiên cứu một số mô hình nhà ở và sinh hoạt của học viên, vị trí sắp xếp vật dụng, đặc biệt là giường ngủ, bàn học, cửa ra vào, phù hợp với việc chữa bệnh và tăng cường sức khỏe kể cả thể chất lẫn tinh thần; Khảo sát địa hình, địa thế, của toàn khu vực để đưa ra những nhận định về địa điểm có khả năng tìm ra nguồn nước, phục vụ việc khoan giếng cung cấp nước ngọt, nước sạch. Đây là một cách làm rất tốt tập hợp được nhiều cán bộ chuyên môn cùng giải quyết hiệu quả một vấn đề lớn.
- Tư vấn và hóa giải hiệu quả các vấn đề có liên quan đến phong thủy, môi trường cho gia đình, cơ quan, doanh nghiệp, địa phương (Doãn Phú, Phạm Việt Anh, Nghiêm Thanh, Nguyễn Huy Quang, Dương Thị Liễu, Trịnh Thị Lan, Nguyễn Cung Hà, Bùi Gia Long, …)
2.6.5. Tìm cổ vật bị lấy cắp trong đình chùa; tìm người mất tích, tìm được hài cốt các vụ sập hầm
 (Hoàng Thị Thiêm, Lê Trung Tuấn, Trần Văn Lưu, Nguyễn Hữu Mẫn, …)
2.6.6. Hỗ trợ phá một số vụ án hình sự:
Nguyễn Khắc Bảy, Nguyễn Hữu Mẫn, Nguyễn Thị Sinh
2.6.7. Tìm sự tích lịch sử, gia phả dòng họ, mộ danh nhân, nơi thờ cúng linh thiêng:   Nhà ngoại cảm Hoàng Thị Thiêm trong thời gian qua đã giúp làm sáng tổ một số vấn đề liên quan đến mộ danh nhân, di tích lịch sử, kết nối dòng họ, chiến tích anh hùng của tiền nhân. Nhiều kết quả đã được kiểm chứng bằng khảo cổ và bằng tư liệu được ghi chép.

III. Công tác bồi dưỡng đào tạo và phổ biến kiến thức
- Các bộ môn, trung tâm thường xuyên mở các lớp học giảng dạy về Văn hóa phương Đông: Phong thủy (Doãn Phú, Phạm Việt Anh, Nghiêm Thanh, Nguyễn Huy Quang, Nguyễn Mạnh Linh, Hồ Luyến, Phạm Quang Tuyên,…), dịch học (Khương Văn Thìn, Nguyễn Bá Minh, Nguyễn Hồng Quang), Tử vi (Đồng Thị Bích Hường, Đặng Vũ Hanh), …
- Một số cán bộ có kinh nghiệm đã truyền nghề, rèn luyện tay nghề cho đồng nghiệp trẻ (Đặng Vũ Hanh, Nguyễn Cung Hà, Đồng Thị Bích Hường)
- Trung tâm Trắc nghiệm Tư vấn Bồi dưỡng mở lớp học khai mở tâm linh và chữa bệnh không dùng thuốc cho thành viên Trung tâm
- Bộ môn Phong thủy, Trung tâm Trắc nghiệm Tư vấn Bồi dưỡng, Trung tâm Dưỡng sinh, Ban Tử vi thường xuyên tổ chức báo cáo chuyên đề có nội dung phong phú, thiết thực nhằm trang bị kiến thức, mở rộng sự hiểu biết về tâm linh, văn hóa phương Đông, chữa bệnh không dùng thuốc, … Trung tâm Trắc nghiệm Tư vấn và Bồi dưỡng đã có 14 chuyên đề được trình bày (mỗi tháng/lần)
- Câu lạc bộ Khí công Y đạo, Câu lạc bộ Vô thức Hà Nội (Bộ môn Năng lượng sinh học), Câu lạc bộ Thiền Việt, Câu lạc bộ Dưỡng sinh Trường sinh học, Câu lạc bộ Tâm y đạo thường xuyên mở lớp phổ biến huấn luyện các phương pháp tập luyện nâng cao sức khỏe và trợ bệnh cho mọi người.
Viện cần có một kế hoạch dài hạn, chính quy về đào tạo bồi dưỡng, xây dựng được đội ngũ giảng viên có trình độ, có những bộ giáo trình chuẩn để nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng.

IV. Công tác khảo sát trắc nghiệm
- Trung tâm Trắc nghiệm Tư vấn và Bồi dưỡng đã thực hiện trắc nghiệm đánh giá khả năng Túc chẩn của bà Lan Huê. Có 18 hồ sơ y tế đày đủ cho biết tình trạng sức khỏe trước và sau khi điều trị. Viện đã mời các nhà khoa học trong ngành Y tham gia quá trình trắc nghiệm và tham gia Hội đồng khoa học chuyên ngành đánh giá kết quả. Hội đồng đã kết luận về giá trị khoa học, giá trị nhân văn cao của phương pháp Túc chẩn của bà Lan Huê, nhất là khả năng có thể huấn luyện phương pháp này cho những người có năng lượng tốt.
-  Viện cũng đã tổ chức Hội đồng khảo sát khả năng của bà Phan Thị Tranh do GS TS Đoàn Xuân Mượu làm chủ tịch Hội đồng, TS Trần Thống Nhất làm thư ký. Qua khảo sát trên hai mươi hồ sơ y tế, qua phỏng vấn và nghiên cứu trên 400 bức thư cảm ơn từ nhiều tỉnh thành, Hội đồng có kết luận khả năng của bà Tranh là có thật, đã xây dựng đề cương nghiên cứu hiện tượng được rất nhiều người quan tâm này. Viện đã gửi công văn cho Bộ Y tế hai lần song chưa có hồi âm.
-  Các bộ môn Cận tâm lý thường xuyên khảo sát những người đến bộ môn đề nghị được kiểm tra khả năng song chưa có ai thực tài trong thời gian qua.
- Bộ môn Phong thủy thông qua giảng dạy, đi thực tế, đã đào tạo và đánh giá được khả năng của nhiều học viên trẻ, tạo nguồn bổ sung cán bộ cho Bộ môn.

V. Công tác thông tin tư liệu xuất bản
5.1. Công tác thông tin tư liệu:
Phòng Thông tin Tư liệu đã tập hợp được đội ngũ cán bộ tâm huyết và có tài trong công tác thông tin tư liệu, tuyên truyền của Viện
- Đã xây dựng trang Website và đưa vào hoạt động
- Đã ra được ba bản tin và hoàn thành bản thảo Bản tin số 4 của Viện. Các ấn phẩm có nội dung phong phú và đã được hoan nghênh
- Đã hoàn thành có chất lượng và kịp thời các kỷ yếu hội thảo của Viện
Nhiều cán bộ của Viện đã quan tâm viết bài cho Bản tin và trang Website nhưng cũng có những đơn vị còn ít gắn bó với hoạt động thông tin. Viện cho rằng đây là một mảng hoạt động quan trọng của Viện, nhằm cung cấp thông tin chính xác, định hướng xã hội về tâm linh và tiềm năng con người. Các đơn vị và cá nhân cần tăng cường đưa các thông tin hoạt động, các bài viết chuyên đề, kết quả ứng dụng thực tế,… để Bản tin và trang Website phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu, ứng dụng và tuyên truyền.
5.2. Công tác xuất bản
Trong một năm rưỡi qua có nhiều sách của tập thể và cá nhân được xuất bản:
- Bộ môn Cận tâm lý đã xuất bản cuốn “Sự thật tưởng như huyền thoại” thu hút được sự chú ý của xã hội. GS VS Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam, đánh giá về cuốn sách: Cuốn sách rất hay, thực và cảm động, nên in nhiều, phát hành rộng rãi. Ai đọc xong cũng phải tin là có thế giới tâm linh.
- Thiếu tướng TS nhà văn Nguyễn Chu Phác trong hơn một năm qua đã xuất bản hai cuốn sách: “Nhân quả” và“Những anh hùng trên đồi A1”. Cuốn“Nhân quả” chứa đựng nhiều triết lý sâu sắc, nhiều bài học thâm thúy, được xuất bản nhiều lần với số lượng lớn. Cuốn “Những anh hùng trên đồi A1”ngoài việc làm sống lại hình ảnh cuộc chiến “chấn động địa cầu” còn đưa ra được những bằng chứng xác thực về khả năng tìm mộ của các nhà ngoại cảm thực sự, có giá trị nhân văn cao.
- .GS TS Y khoa Đoàn Xuân Mượu, ủy viên Hội đồng khoa học Viện đã cho ra đời cuốn sách thứ sáu” Trải nghiệm đời người” trong bộ sách khoa học nghiên cứu về tâm linh rất công phu của GS.
- Nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài đã viết cuốn: “Có một Thế giới khác” được nhiều người đón đọc và được phát hành khá rộng rãi.
- Cuốn sách Nẻo về của Nhà ngoại cảm Lê Trung Tuấn thực và hấp dẫn, có tác dụng giáo dục sâu sắc đối với thanh thiếu niên, được phát hành tới 30 000 bản.
- Cuốn “Sức mạnh vô thức” của nhà nghiên cứu Đoàn Thanh Hương được rất nhiều người quan tâm. Đã có nhiều người tập luyện theo hướng dẫn trong sách, cải thiện được sức khỏe, đẩy lùi được bệnh tật.
- Đã có hai cuốn sách viết về nhà ngoại cảm Nguyễn Cung Hà: “Nguyễn Cung Hà và hành trình hóa giải những bí ẩn” “Nguyễn Cung Hà-một tài năng kỳ bí” do Nhà xuất bản Hà Nội xuất bản, được nhiều người tìm đọc bởi những câu chuyện hấp dẫn, kỳ lạ.
- PGS TS Bùi Tiến Quý sau 10 năm nghiên cứu về nhà ngoại cảm Phạm Thị Phú đã cho ra đời cuốn “Chuyện một người có khả năng giúp đời
Công tác thông tin, tư liệu, xuất bản rất quan trọng, cần được quan tâm chú ý, đầu tư hợp lý, cần được nhiều người đóng góp trí tuệ và bài viết, thông tin. Rất nhiều cán bộ đã có nguồn tư liệu phong phú tích góp được qua nhiều năm nghiên cứu, những trải nghiệm và ứng dụng thực tế cần được tổng kết viết thành sách để phổ biến rộng rãi, làm tư liệu nghiên cứu cho các thế hệ kế tiếp. Có rất nhiều tư liệu thực, quý, sống động, hấp dẫn mà những người Việt Nam có khả năng đặc biệt – những nhà ngoại cảm đã thực hiện mấy chục năm qua cần được ghi chép, chon lọc, biên tập và xuất bản để cho mọi người có thể hiểu đúng đắn về thế giới tâm linh, tiềm năng con người.

VI. Công tác hợp tác và đối ngoại
- Viện đã phối hợp với các cơ quan tổ chức Hội thảo khoa học như Hội Sử học, Trung tâm khoa học Nghiên cứu phả hệ, Hội khảo cổ học, Viện Tôn giáo, UIA, Báo Khoa học và Đời sống, Ủy ban Nhân dân Đình Bảng
- Viện xúc tiến mối liên hệ với một số cơ quan nghiên cứu về tâm linh
- Đã đặt mối quan hệ hợp tác với Hội thân hữu Bruno Groning
Ban Liên lạc những người có khả năng đặc biệt đã bước đầu tiếp cận với những người mới có khả năng đặc biệt.

VII. Hoạt động xã hội
Trong thời gian qua, nhiều cán bộ và cộng tác viên của Viện đã thực hiện rất tốt công tác xã hội:
- Phát tâm xây dựng công trình văn hóa địa phương (Nguyễn Thị Nghi, Vũ Thanh Bình)
- Tổ chức nhiều đợt cứu trợ đồng bào miền Trung, vùng sâu vùng xa, học sinh dân tộc (Phan Thị Bích Hằng, Nguyễn Cung Hà, Phan Khắc Khải, Trịnh Thị Lan, Bùi Ngọc Anh, Đinh Thủy Long, Hồ Dũ, Nguyễn Thanh Hà, Câu lạc bộ Thiền Việt…)
- Xây dựng đường xá, công trình công cộng, đình chùa  (Nguyễn Thị Nghi, Vũ Thanh Bình, Dương Mạnh Hùng, Khương Văn Thìn, Đỗ Thanh Hòe, Nguyễn Hữu Mẫn, Dương Thị Liễu, …)
- Xây dựng phần bảo vệ mộ cổ Quảng Bình (Nguyễn Bích Lan, Hoàng Thị Thiêm, Hoàng Thị Thuy),
- Giúp dân nâng cao sức khỏe miễn phí (Nguyễn Thị Nghi, Phạm Thị Phú, Trần Văn Phú, Trần Văn Mai, Lê Minh, Trần Thống Nhất, Nguyễn Hữu Chính, Đặng Việt Triều, Hồ Luyến, Nguyễn Tuấn Phan, Đỗ Tuấn Nam, Nguyễn Văn Thai, Lê Thị Loan, Nguyễn Như Học,…)
- Hỗ trợ bệnh nhân nghèo chữa bệnh nan y (Trịnh Thị Lan, Bùi Ngọc Anh,…)
- Tiếp sức mùa thi cho sinh viên (Câu lạc bộ Thiền Việt)
- Tổ chức lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ ở nhiều miền của Tổ quốc (Phan Thị Bích Hằng, Lương Khánh Phượng, Nguyễn Hồng Trường, Đỗ Thanh Nhụy, Vũ Thanh Bình, Nguyễn Hữu Mẫn, Đỗ Thanh Hòe…)

VII. Kết luận
- Trong một năm rưỡi qua trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, Viện đã có một số hoạt động có hiệu quả: Hoàn thành cơ bản cơ cấu tổ chức và bộ máy, xây dựng được đội ngũ cán bộ khoa học, nghiên cứu và triển khai ứng dụng tâm huyết, đam mê nghiên cứu và ứng dụng; Hoàn thành xuất sắc đề tài khoa học do Liên hiệp Hội giao; tổ chức tốt hai hội thảo khoa học; Xây dựng hệ thống quy chế của Viện, …, tổ chức trang Web, xuất bản Bản tin số 1, 2 và 3, xuất bản nhiều ấn phẩm có giá trị
- Một số đơn vị đã xây dựng được lực lượng, đoàn kết, vững mạnh, có những hoạt động tích cực liên tục, có hiệu quả: Phòng Thông tin tư liệu, Phòng Quản lý tổng hợp, Trung tâm Trắc nghiệm Tư vấn Bồi dưỡng, Trung tâm khoa học Phân tích vân tay, Trung tâm Dưỡng sinh, Bộ môn Phong thủy, Bộ môn Văn hóa Đông phương, Câu lạc bộ Năng lượng sinh học Xuân Mai, Câu lạc bộ Ứng dụng Tiềm năng con người Thành phố Hồ Chí Minh, Câu lạc bộ Ứng dụng khả năng đặc biệt của con người, Câu lạc bộ vô thức Hà Nội.
- Nhiều người có khả năng đặc biệt, nhiều nhà ngoại cảm chân chính thực tài tuy gặp những áp lực lớn, bị xúc phạm nhưng vẫn giữ vững ý chí tiếp tục công việc, hoàn thành những nhiệm vụ mà các anh chị hiểu rất rõ là mình được chọn để làm giúp dân giúp nước. Có những nhà ngoại cảm đã thực hiện những nhiệm vụ quan trọng song không thể công bố trong giai đoạn này được hoặc mãi mãi cần giữ kín. Đây thực là tài sản vô giá, cần được bảo vệ.  
Càng ngày càng xuất hiện nhiều người có khả năng đặc biệt song cũng xuất hiện nhiều người hoang tưởng, ngộ nhận và nhiều người giả danh, lừa đảo. Làm rõ trắng đen, phân biệt vàng thau là một nhiệm vụ quan trọng của Viện. Đây cũng là cách bảo vệ Viện và bảo vệ những người có khả năng thực sự. Do vậy Viện đã xác định ngay từ ngày đầu thành lập rằng việc đánh giá và tuyên bố về khả năng của những người có khả năng đặc biệt cần rất thận trọng. Cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, có hội đồng đánh giá và nhất là phải thử thách qua việc thực hiện những công việc cụ thể.
18 tháng qua chúng ta đã làm được nhiều việc và cũng còn nhiều việc chưa làm được. Dừng lại một chút để kiểm điểm, đánh giá, tạo động lực đi lên là điều cần thiết.

Bài học lớn nhất mà chúng ta có thể rút ra trong giai đoạn đầy gian nan thử thách vừu qua là: Nếu đồng lòng nhất trí, nhận thức rõ nhiệm vụ thiêng liêng được trên giao, kiên trì con đường đầy chông gai thử thách này thì chúng ta có sức mạnh để hoàn thành những việc lớn có ích cho nước cho dân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét