Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2016

PHẬT PHÁP ỨNG DỤNG

Bài đã đăng trên Thông tin khoa học TIỀM NĂNG CON NGƯỜI tập 1 của Viện NC&ƯDTNCN


       Nguyễn Tân Khoa[1]

Đạo Phật du nhập vào Việt Nam từ đầu Công nguyên và phát triển bền bỉ qua hàng ngàn năm, có nhiều thời kỳ hưng thịnh và thời nhà Lý, nhà Trần trở thành quốc đạo. Cho đến nay, đạo Phật vẫn đồng hành cùng dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, nhiều nơi có xu hướng phát triển.Đạo Phật gồm nhiều tông phái, mỗi tông phái vận dụng Phật pháp có thể khác nhau.
1. Ứng dụng Phật pháp trong xã hội
Phật pháp gồm 84 ngàn pháp môn được ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội và tự nhiên.
Phật pháp là lời dạy thực tế cho mọi người, chỉ đường cho ta đi đến đạt Đạo.Dạy các quan điểm về vũ trụ nhân sinh, dạy biết về sự khổ, nguyên nhân của khổ, sự diệt khổ và con đường diệt khổ. Tu luyện cần theo Bát chánh đạo, xả bỏ Thân-Tâm để trở về với cái không.Tính không của vạn vật được chỉ rõ để con người không bám chấp vào đó.Cần hiểu được cái lý vô thường của sự sống: Hoa phải tàn, người phải theo luật sinh lão bệnh tử, ngày đêm và bốn mùa… quay vòng.Hiểu được Tâm vô ngã: Không có cái tôi tự tính, do đó cần bỏ thói tham lam, kiêu căng,hách dịch, nóng giận, mê lầm. Hiểu được sống giản đơn thì hạnh phúc hơn, sống bình an vui khỏe thì sung sướng hơn là giàu có mà ốm yếu, bất ổn. Đây là những pháp môn có tính khoa học, văn hóa, giáo dục cao. Một số vị vua được đào tạo từ trong chùa hoặc sau khi hoàn thành sự nghiệp lại về chùa tu luyện. Tiêu biểu là vua Lý Thái Tổ, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông…
Phật pháp giúp ta biết giới hạn một số việc nên tránh, định tâm vào chỗ an lành,khai mở và phát triển trí tuệ lên cao, biết điều chỉnh bản năng và cao hơn biết chuyển hóa bản năng thành bản lĩnh.        
Phật pháp đã góp phần xây dựng đời sống tinh thần an vui cho nhiều người. Họ tìm thấy ở đó tư tưởng hòa bình, nhân ái, lòng từ bi khoan dung độ lượng, yêu thương con người, vì con người, sẵn sàng hy sinh cho người khác. Họ giúp đỡ con người với lòng từ bi hỷ xả, không vụ lợi. Họ thể hiện tính chân thiện mỹ trong cử chỉ, lời nói và việc làm. Họ làm từ thiện với lòng thương yêu và trân trọng người nhận.
Phật pháp cũng giúp con người và gia đình họ hòa hợp, hạnh phúc hơn. Việc đề cao đạo hiếu, thờ phụng tổ tiên và tin theo luật nhân quả luân hồi giúp con người giảm trừ tham lam, sân hận, si mê, đối xử với nhau nhân ái hơn, tệ nạn xã hội ít hơn.
Phật pháp chú trọng đến phòng, chữa bệnh góp phần làm giảm đau khổ cho con người. Thiền sư Tuệ Tĩnh là danh y của dân tộc ta đã nêu phương châm, phương pháp phòng chữa bệnh mà hiện nay nhiều bệnh viện đang dùng là :
Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần
Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình
Bế tinh là pháp được các đạo sỹ cổ chú trọng vận dụng.Thực tế nếu ai biết giữ gìn, chuyển hóa, làm chủ được tinh khí thần thì người đó đã bảo vệ về cơ bản sức lực của mình. Đồng thời biết giữ tâm trạng thư thái, biết kiểm soát lòng ham muốn, giữ cái gốc rễ của cơ thể là khí huyết và tập luyện tâm thể đều đặn thì bệnh tật khó xâm hại được. Đặc biệt cần phải chú trọng tập Thiền. Tập thiền cần coi thân thể vật lý là vô thường, buông bỏ bản ngã- cái tôi chấp trước. Thở sâu, thở bụng, quan sát hơi thở rất tốt cho sức khỏe. Tập thiền đúng cách sẽ giúp phòng chữa bệnh, tinh thần phát triển. tiêu trừ mặt tiêu cực, thúc đẩy mặt tích cực trong con người…
Tuệ Tĩnh đã khẳng định phòng bệnh là chính, là chủ yếu, có ý nghĩa quyết định đến sức khỏe và tính mệnh của mỗi người trong khi nhiều người hiện nay chỉ chăm chú vào việc chữa bệnh. Họ có lối sống buông thả, ăn uống thỏa thích, bất chấp hậu quả… nên đã mang nhiều bệnh nguy hiểm, có khi phải trả giá bằng tính mạng.
Phật pháp coi mọi chúng sinh, kể cả sinh vật đều bình đẳng, giúp ta quý trọng muôn loài và hòa hợp với môi trường.
2. Một số quan niệm về Phật pháp
Đa phần coi Phật pháp là học thuyết của hòa bình, hòa hợp, của tình yêu thương, không mang tính thần quyền mà mang tính văn hóa, khoa học và giáo dục. Từ năm 2007, UNESCO  đã công nhận lễ Phật đản là di sản của nhân  loại. Nhiều người suốt đời tu dưỡng theo Phật pháp để hiện tại được hạnh phúc và hướng tới sự siêu thoát, tới cõi cực lạc sau khi xa lìa cuộc sống.
Tuy vậy một số người coi Phật pháp là mê tín, không giúp con người nỗ lực cạnh tranh trong đời sống, đội ngũ tăng ni là những người không làm ra của cải cho xã hội nên chỉ là người ăn bám. Họ không nhìn thấy việc tu hành vất vả và sự giúp đỡ tinh thần cho nhiều người của tăng ni.
3. Định hướng giáo dục Phật pháp
Do chưa hiểu rõ Phật pháp, cho Phật pháp chỉ dành cho người xuất gia và đồng nghĩa với mê tín, dị đoan nên việc tìm hiểu về Phật pháp và tâm linh nói chung bị trôi nổi, thăng trầm theo thời cuộc. Con người chịu nhiều áp lực từ các giáo lý thần quyền, sách vở như tử vi, tướng mệnh, phong thủy, các thầy rởm… Họ bị xô đẩy đến chỗ bế tắc, cùng quẫn không biết nên đi theo hướng nào. Họ bị những kẻ buôn thần bán thánh dọa nạt, ép buộc làm những điều không  mong muốn, phi lý …và phải chịu nhiều hậu quả nặng nề. Đó là hệ quả tất yếu của việc không được học hỏi đúng đắn về Phật pháp. Vì vậy việc định hướng giáo dục về Phật pháp- tâm linh trong xã hội là rất cần thiết. Khi hiểu rõ Phật pháp- tâm linh là văn hóa, gắn liền với cuộc sống, tồn tại khách quan trong mỗi người bất kể nhận thức của con người về nó như thế nào thì  họ sẽ tìm được thời gian và phương pháp học hỏi, nhất là việc giúp thế hệ trẻ hiểu Phật pháp – tâm linh để có cuộc sống tốt đẹp hơn, tránh sa ngã vào mê tín, tệ nạn xã hội…  Phật pháp- tâm linh là chân lý, là chân thiện mỹ. Điều đó đồng nhất với ước mong ngàn đời của con người, cơ bản trùng hợp với mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta, do đó nó có cơ hội phát triển mạnh mẽ và bền vững. Thực tế người Việt Nam luôn chú trọng giáo dục cho con cháu về thể chất, tâm hồn, đạo lý, trí tuệ. Từ việc thờ phụng tổ tiên đến ăn ở, học tập, kết duyên, phòng chữa bệnh… đều được chỉ dẫn cặn kẽ, song trên bình diện xã hội thì nhiều hoạt động chưa được hướng dẫn. Các cơ quan chức năng cần có định hướng giáo dục Phật pháp - tâm linh, nhất là ngành giáo dục, văn hóa.
Khi hiểu được làm người là khó, là cơ hội may mắn để tu luyện cho cuộc sống hôm nay hạnh phúc, kiếp sau cực lạc, con người sẽ có niềm tin để sống tích cực. Họ không bị áp lực của quá khứ, không ảo vọng ở tương lai mà vui sống trong hiện tại, theo quan niệm:
Tâm không vướng bận ưu phiền
Là tâm an lạc, là Tiên cõi trần
Nhiều năm qua Câu lạc bộ Phật học ứng dụng đã ứng dụng Phật pháp vào một số việc như:
- Phòng chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Nhiều người được chữa bệnh trong đó có một số bệnh khó như: ung thư, nghiện ma túy, HIV, trẻ tự kỷ…
- Hóa giải những bức xúc trong cuộc sống như: vong theo, vong trong nhà ở, tình duyên, hiếm muộn,thi cử, công danh vướng mắc…
- Cầu siêu, chuyển cảnh giới tri ân anh hùng liệt sỹ, tổ tiên các dòng tộc: như liệt sỹ phường
Ngọc Khánh - đền Voi Phục (2010), 10 cô gái ngã ba Đồng Lộc (2009), nhà tù Phú Quốc (2011), quân chủng Hải quân (2013),các nhà sư ở chùa Thanh Trì Hà Nội (2014), liệt sỹ nghĩa trang Đường 9, thành cổ Quảng Trị, Bà Rịa (2015)…
- Bồi dưỡng về Phật pháp và nói chuyện chuyên đề sức khỏe, tâm linh, dạy thiền… cho người có nhu cầu
KẾT LUẬN
Phật pháp giúp ta hiểu biết chính mình, hiểu quy luật của trời đất,hướng vào tu luyện để trở về nhà của mình (Phật tính), đã có sẵn trong tâm không ham muốn chạy theo những cái bên ngoài như tiền của, danh vọng…vì mọi cái đều sẽ tan biến như mây khói. Ta chỉ có thể dựa vào chính mình,không thể dựa vào bất cứ thế lực nào.Việc tu luyện ta phải tự làm,không ai làm thay được.Tu luyện cần giữ được sự cân bằng,hòa hợp, không ép xác khổ hạnh,cũng không buông thả tùy tiện, đó là trung đạo. Thực hành cần lấy tập thiền là phương tiện chính.
Người hiểu Phật pháp là người hoàn toàn tự do, có cuộc sống phong phú, không bị lệ thuộc vào bất cứ điều gì, không lo sợ điều gì; nhất là không bị thần quyền chi phối, không bị ai dọa nạt, bắt ép làm những việc không muốn làm. Họ yêu thương và mong giúp đỡ mọi người, dạy bảo hậu thế những điều thiết thực để con em họ tránh được mê lầm, sớm tỉnh ngộ. Họ quên tuổi tác, bệnh tật, hận thù, luôn lạc quan yêu đời và tràn trề hạnh phúc.
Họ hiểu được thân thể, tâm trí không phải là linh hồn. Linh hồn tồn tại vĩnh hằng, thân thể chỉ  một kiếp là phải bỏ nên việc yêu quý chăm sóc để thân thể khỏe mạnh, để ta có cơ hội tu dưỡng về Phật pháp- tâm linh là mục đích của cuộc sống. Cần phá ngã chấp : biết buông bỏ, không chấp trước, không lệ thuộc thần quyền, không mê tín dị đoan. Tận dụng quỹ thời gian tự tu, tự thành, tự  chứng, không làm những việc tầm phào vô nghĩa.
Phật pháp là nhất nguyên, không phân chia, nên khi hiểu được Phật pháp sẽ hiểu được cái một,từ bỏ bản ngã-cái tôi,học hỏi về chính mình để đạt được Đạo.
Thiên đường hay địa ngục đều trong tầm tay ta, hãy tự tìm trên con đường tu dưỡng Phật pháp.



[1]  Đại tá. Chủ nhiệm Câu lạc bộ Phật học ứng dụng Việt Nam

DỰ BÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM 2016

Bài đã đăng trên Thông tin khoa học TIỀM NĂNG CON NGƯỜI tập 1 của Viện NC&ƯDTNCN

Dưới góc nhìn Khoa học Phong thủy

ThS Nguyễn Huy Quang[1]
1. Các căn cứ dự báo chính
- Học thuyết Âm dương ngũ hành
- Lý thuyết Kinh Dịch
- Quy luật Can Chi và Lịch pháp
- Lý thuyết Phong thủy
- Thiên văn học
2. Nhận định
Năm Bính Thân 2016, nếu nhận định về Can Chi Ngũ hành có thể thấy: chữ Bính thuộc hành Hỏa, chữ Thân thuộc hành Kim, tuy nhiên khi nạp âm lại thì năm Bính Thân được xếp vào hành Hỏa, theo thuyết Âm Dương thì xếp vào nhóm thuộc tính Dương, nên gọi là Dương Hỏa, hay còn gọi là Sơn Hạ Hỏa, tức có nghĩa là Lửa dưới chân núi, như vậy có thể thấy về tổng thể nước Việt Nam ta nhiều khả năng sẽ xảy ra những bước chuyển mình mới, mang tính chất đột biến, có nhiều nét bất ngờ nhưng rõ ràng, minh bạch, cho dù vẫn còn khó khăn nhưng đã lộ diện ra được những điểm trọng tâm. Điều này cũng một phần do tính chất của hành Hỏa, vừa sáng sủa vừa dữ dội.
Năm nay thuộc sao Khuê Mộc Lang nếu tính theo hệ Nhị thập bát tú, có tướng tinh là con chó sói, sao này chủ về văn chương và cũng được đại diện bởi quan văn ngày xưa, do đó nhìn chung có lợi cho những việc về học thuật, thi cử, cũng có lợi cho những gì thuộc hành Mộc. Tuy nhiên năm 2016 lại thuộc hành Hỏa nên có phần đội ngũ trí thức có điều kiện để đóng góp thêm cho sự thành công của đất nước. 

3. Dự đoán tình hình thế giới
3.1. Liên quan đến thời tiết khí hậu
Theo một số dự báo của các cơ quan nghiên cứu về khí hậu thời tiết quốc tế thì năm 2016 loài người sẽ tiếp tục phải đón nhận một năm nóng kỷ lục nữa do hiệu ứng ElNino và hiện tượng biến đổi khí hậu, nhiệt độ trung bình toàn trái đất sẽ tăng khoảng 1,14 độ C. Tuy nhiên nếu xét trên khía canh phong thủy thì năm nay tuy thuộc hành Hỏa nên sẽ có nhiều nắng nhưng do ảnh hưởng của sao Nhị Hắc nên hành Hỏa cũng có phần bị xung đột và sẽ khó có thể xảy ra nhiều đợt nắng nóng kỷ lục cũng như nền nhiệt độ trung bình có thể tăng nhưng không lớn, dễ ở dưới mức 1 độ C. Ngoài ra tuy nhiệt độ trung bình như vậy nhưng vẫn có những đợt nắng nóng gây ảnh hưởng lớn, đồng thời trong mùa đông cũng có những đợt rét lạnh đặc biệt. Nhìn chung thời tiết tương đối khắc nhiệt.
3.2. Liên quan đến những xung đột quốc tế  lớn
Nếu nhận xét trên sơ đồ bài bố phi tinh của hệ thống cửu tinh (9 sao), thì năm nay sẽ có sao Nhị Hắc nhập trung cung, đây là sao thuộc hành Thổ đới Thủy, kết hợp với hành Hỏa của năm Bính Thân, cộng với hành Mộc của sao Khuê Mộc Lang nên có thể nói năm nay tình hình thế giới vẫn tiếp tục phức tạp, mang tính kế thừa và là giai đoạn phát triển tiếp theo của những mâu thuẫn căng thẳng cũ vẫn chưa có chiều hướng hạ nhiệt.
           Sao Nhị Hắc vốn đại diện cho những gì liên quan đến bệnh tật, tai họa đặc biệt liên quan đến sức khỏe, đây cũng là một sao xếp vào loại hung trong hệ thống cửu tinh. Sao này lại cũng chủ về những việc liên quan đến giao tiếp, lời ăn tiếng nói, dễ gây cãi vã, thị phi. Đứng trên một bình diện quy mô quốc tế lớn và gắn với tình hình thực tế sao này cũng cho thấy những căng thẳng trong tuyên bố ngoại giao qua lại giữa các quốc gia trở thành vấn đề đáng lo ngại. Năm nay sao Nhị Hắc lại đóng tại trung cung, cũng là điểm trung tâm của một mô hình, nếu quan sát trên bản đồ thế giới thì khu vực trên thế giới quả thật vẫn đang ở trong những giai đoạn căng thẳng, đây chính là khu vực Trung Đông, giáp ranh giữa các Châu lục lớn (châu Phi, châu Á, châu Âu). Do vậy có thể nhận thấy tình hình năm mới chưa có dấu hiệu được xoa dịu mà ngược lại nguy cơ xung đột lớn vẫn còn khá cao, các mâu thuẫn chưa được giải quyết triệt để.
Cũng đã có những tiên tri khá bi quan về tình hình châu Âu năm 2016, thậm chí có thể bị tan tành, hoang phế, nhiều khả năng do chủ nghĩa khủng bố cực đoan. Khu vực châu Âu phần nhiều nằm về phía Đông và Đông Bắc tính từ vị trí này, năm nay gặp sao Ngũ Hoàng nên có thể gặp rắc rối hơn, nhưng có lẽ không đến mức độ quá nặng nề như vậy. Một sự kiện thể thao lớn là giải vô địch bóng đá Châu Ân vẫn có thể diễn ra khá an toàn
4. Dự đoán tình hình ở Việt Nam
4.1. Thời tiết, thiên tai
- Cùng chung với ảnh hưởng của thế giới nên thời tiết Việt Nam cũng có một số điểm tương tự nhưng nhìn chung khá bình ổn
- Cũng có một số ngày có hiện tượng thời tiết cực đoan nhưng nhìn chung không có những biểu hiện nắng nóng kéo dài hoặc lạnh về mùa đông có rét đậm rét hại kéo dài
- Số lượng cơn bão và áp thấp nhiệt đới cũng không nhiều lắm, số lượng dự tính khoảng 7, 8 cơn bão
4.2. Kinh tế
a. Bất động sản
- Vẫn trên cơ sở hành Thổ làm chủ đạo, vẫn tiếp tục có những cố gắng vận động thúc đẩy tương tự năm 2015
- Tuy nhiên tình hình vẫn chưa có biến chuyển nhiều, số lượng các dự án mới không tăng lớn
- Một số dự án cũng gặp rào cản hoặc dậm chân tại chỗ, một phần cũng do nguồn tiền của các nhà đầu tư chưa thực sự mạnh
b. Tài chính, ngân hàng
- Do ảnh hưởng của các yếu tố ngũ hành Thủy, Kim, Mộc nên ngành này cũng gặp một số khó khăn chung
- Một phần cũng do ảnh hưởng vấn đề nợ công và bội chi ngân sách từ trước nên phải tiết giảm
- Mức lãi suất nhiều khả năng vẫn giữ được sự ổn định, hoặc không có sự thay đổi ở biên độ lớn
c. Thị trường chứng khoán, vàng
- Nhiều kỳ vọng cho sự thăng hoa nhưng vẫn còn nhiều cản trở và dao động lớn do tình hình trong nước và thế giới nhiều biến động
- Do vậy về các chỉ số có thể tăng nhẹ so sánh giữa đầu năm và cuối năm, tuy nhiên diễn biến trong năm vẫn có nhiều đợt lên xuống với biên độ lớn
- Thị trường vàng được dự đoán cũng không có yếu tố bất ngờ, cho dù không tăng mạnh nhưng giá vàng có thể được tăng lên
d. Các ngành kinh tế chính
- Tương tự như năm 2015 các nhóm hành Mộc vẫn giữ được những ưu thế lớn: như ngành đồ gỗ, may mặc, giáo dục đào tạo
- Các ngành chăn nuôi, thực phẩm có gặp chút khó khăn, một phần do sự cạnh tranh bởi các nước khác từ các hiệp ước thương mại có hiệu lực
- Tương tự như vậy là các nhóm ngành thuộc hành Thổ làm chủ đạo như xây dựng, bất động sản vẫn còn thăng trầm.
- Các nhóm ngành thuộc hành Hỏa như năng lượng, điện, hành Kim như luyện kim, khai thác mỏ, hoặc hành Thủy như thủy sản, du lịch đều có những khó khăn vất vả riêng, nhìn chung có nhiều cố gắng thay đổi và cải cách, nhưng vẫn gặp nhiều lực cản, nên vẫn ở giai đoạn giằng co, chưa tạo được bước tiến mới
4.3. Xã hội
- Năm nay Nhị Hắc nhập trung cung nếu phối hợp với sao bay về khu vực Đông Nam Á là sao Nhất Bạch
- Nhìn nhận trên khía cạnh Âm dương theo trình tự thời gian thì đầu năm dương khí của hành Mộc rất mạnh nên tình hình xã hội sẽ cần kiểm soát vất vả hơn so với dần dần vào giữa năm. Tuy nhiên đến cuối năm thì lại hay có một số vấn đề nổi cộm.
- Vấn đề tai nạn giao thông, tai nạn lao động có khả năng không tăng mạnh và có xu hướng kiểm soát tốt hơn
- Văn hóa, Giáo dục: có khả năng đạt được nhiều thành tựu mới cho dù phải vượt qua khá nhiều rào cản nhưng có thể là bước đột phá, trong một xu thế chung của các lĩnh vực khác chưa có dấu hiệu khả quan
5. Một số hướng quan tâm đề xuất
- Nếu tính từ khu vực trung tâm thì những hướng sau đây cần quan tâm chính
+ Phía Đông Bắc sẽ gặp sao Ngũ Hoàng bay đến
+ Tại Trung ương gặp sao Nhị Hắc
+ Phương Bắc gặp sao Thất xích Phá quân
+ Phương Tây Nam trong cung Thân gặp Thái Tuế
- Như vậy đối với những phương hướng trên tính từ khu vực trung tâm cần hết sức thận trọng trước khi tiến hành những công việc quan trọng như động thổ, khởi công, quy hoạch.
6. Kết luận
Tóm lại năm 2016 được dự đoán là tương đối vất vả xét trên tổng thể, cũng có khả năng là những khó khăn từ năm cũ còn tương đối phức tạp nên khó có thể nhanh chóng giải quyết dứt điểm. Ngoài ra tình hình quốc tế vẫn tiếp tục có nhiều biến động phức tạp, thậm chí có nhiều xung đột gay gắt ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu từ đó cũng gây tác động không nhỏ đến Việt Nam. Dù sao cũng tương tự như năm 2015, hành Mộc đại diện cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo, cũng là tượng trưng bởi đội ngũ trí thức, nghiên cứu khoa học có lẽ vẫn nên được sử dụng làm mũi nhọn tiên phong để giải quyết những vấn đề phức tạp còn tồn tại.
Trong điều kiện thời gian và các nguồn thông tin còn hạn chế, nên đây cũng chỉ là những dự đoán có tính chất tham khảo, rất mong các quí bạn đọc xa gần đóng góp ý kiến để ngày càng có những dự đoán chính xác hơn.



[1] Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Tìm hiểu phong thủy

SỰ NGÂY THƠ VÀ NGỘ NHẬN TRONG VIỆC CHỮA BỆNH BẰNG TÂM LINH

Bài đã đăng trên Thông tin khoa học TIỀM NĂNG CON NGƯỜI tập 1 của Viện NC&ƯDTNCN



Nhà nghiên cứu Nguyễn Tài Đức

Con người chúng ta bắt đầu nhìn nhận cuộc đời từ lúc trẻ thơ hồn nhiên, cái tập tính lúc ban đầu “Nhân chi sơ, tính bản thiện”. Tức là cái nhân ban đầu trong mỗi người chúng ta là căn thiện (lòng lành), và đứa trẻ nhìn cuộc đời với ánh mắt ngây thơ trong veo, mọi việc đều tốt đẹp, cha mẹ đều là những bậc thiên thần. Khi chúng ta bắt đầu đi học và trưởng thành, thì tùy theo hoàn cảnh, môi trường sống, sự giáo dục (học và tự học) thế giới quan hình thành trong mỗi con người, từ đó chúng ta có nhận thức về cuộc sống và tìm ra con đường đi của mình.
Mặc dù trong xã hội ngày nay có nhiều trường triết học và nhiều sắc thái khác nhau, mọi triết lý được cho rằng thuộc về hai phạm trù chính, mà đối ngược với nhau: Chủ nghĩa duy vật và Chủ nghĩa duy tâm. Mệnh đề cơ bản của hai phạm trù này liên quan tới bản chất của thực tế, và sự khác biệt căn bản là câu trả lời của hai câu hỏi cơ bản: "Hiện thực bao gồm những gì?" và "Nó hình thành như thế nào?" Đối với chủ nghĩa duy tâm thì linh hồn hoặc trí óc hoặc các ý tưởng là cơ bản, vật chất là thứ hai. Đối với chủ nghĩa duy vật thì vật chất là cơ bản còn trí óc hay linh hồn là thứ hai, là sản phẩm của vật chất với vật chất.
“Xã hội loài người là một xã hội kép, một xã hội có thể phân đôi thành hai xã hội cùng tồn tại và tác động qua lại với nhau: một xã hội tâm linh và một xã hội trần thế. Loài người từ xưa hoặc không thấy được hoặc thấy không sâu sắc sự tồn tại song song và mối quan hệ giữa hai xã hội ấy trong tổng thể đời sống của con người. Vấn đề trước hết đặt ra là có sự tồn tại hay không tồn tại một xã hội tâm linh với những quyền lực vô biên, những hiện tượng phong phú và lạ kỳ? Có những người đứng trước những hiện tượng lạ kỳ ấy đã không giải thích được sự thần bí của nó và ngày càng bổ sung vào tính chất thần bí ấy những ảo tưởng của chính mình.
Lúc đầu, khi mới bước vào thế giới tâm linh, sự hiểu biết của tôi rất hạn chế, và thật là ngây thơ, những tưởng rằng chứa đựng trong đó toàn màu hồng với sự hoàn mỹ tốt đẹp. Sau này tôi còn nhận thấy ngay cả những người nghiên cứu trong lĩnh vực văn hóa này cũng ngộ nhận rằng: Đã là các vị thần thánh thì đều cao cả và làm những việc tốt lành. Điều đó chỉ đúng ở một phần. Thế giới tâm linh thật vô cùng phong phú, và có nhiều cung tầng khác nhau (trong nhiều chiều không gian khác nhau), có thiên thần, nhiên thần, thiện thần, phúc thần, nhưng cũng có vô số hung thần, tà thần, thần nhăng thần nhít, quỷ quái yêu ma…Thiên thần, phúc thần thì ban phúc lộc thọ, mang đến cho chúng ta sự an lành sung sướng, nhưng hung thần, tà thần thì giáng họa, gây khổ đau…. Ngày nay, nhiều đô thị ở nước ta phát triển nhiều phương pháp luyện tập để nâng cao sức khỏe như: Ngồi thiền, dưỡng sinh tâm thể, Yoga, thái cực quyền…cảm xạ, phong thủy, và chữa bệnh bằng tâm linh…Vâng, rất nhiều môn phái, trường phái xuất hiện. Ở đây, tôi chỉ xin nói về phương pháp chữa bệnh bằng tâm linh. Chữa bệnh bằng tâm linh, đó là một phương pháp chữa bệnh cổ xưa đã có từ hàng ngàn năm nay, có ở khắp nơi trên thế giới, từ đông sang tây, từ bắc xuống nam. Nhưng khi xưa thì hiếm có, nay ở nước ta bỗng thành đại trà, nở rộ, lắm thầy nhiều ma.
Tôi có biết một anh cán bộ về hưu, học một khóa cảm xạ, rồi lại học thêm Kinh dịch, Mật tông…rồi khi biết đến danh tiếng của Nguyễn Đức Cần, anh ta tìm đến khu mộ cụ ở Thanh Mai, để tìm mà chẳng hiểu. Anh tự nhận là học trò của cụ. Anh khoe tự chữa bệnh cho mình rồi sau đó dẫn nhiều người vào mộ cụ để chữa bệnh. Anh trở thành kha khá nổi tiếng, rồi anh lại viết nhiều bài thành một tập sách ứng dụng hẳn hoi. Khi đọc xong tôi thấy buồn cho sự đời, phần tư liệu về cuộc đời cụ, anh ta nhặt trong tập kỷ yếu của tôi viết năm 1999 nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh của cụ, nhưng anh ta thay tên đổi họ của nhiều người, và anh ta lờ đi nguồn dẫn liệu. Tôi đành phải viết vài dòng lên trang đầu của tập sách (có tên là Kỳ nhân đất Việt), như thế này: “Tôi đã đọc tập sách này nhiều lần và thấy cần làm rõ một số điều:
1- Nhiều tư liệu đã sao chép từ những bài viết của tôi, nhưng lại tự tiện sửa chữa, viết sai nhiều chỗ, thậm chí thay cả họ tên của người trong bài viết.
2- Tự suy diễn sai lệch về thân thế tiểu sử của cụ
3- Do chưa bao giờ được gặp cụ, chỉ nghe người khác kể, câu chuyện không có độ tin cậy, làm cho người đọc hiểu lệch lạc, và không thấy được đạo đức cao quý của cụ. Về phần dẫn chứng đo năng lượng cảm xạ với các bệnh nhân, qua ảnh và qua người thực: Thật lạ là những người đã mất trên 15 năm (tôi quen thân), mà anh đo bằng con lắc rồi viết rằng, nay vẫn sống khỏe mạnh, chỉ số đo được vẫn giữ được là 200.000 BE, một người khác là một ông đại tá quân đội cũng đã qua đời đã lâu (tôi đã đi viếng) thế mà vẫn còn năng lượng 300.000 BE., hơn cả nhiều người đang sống sờ sờ.
Phần cuối tập sách là dạy lập các quẻ dịch chữa bệnh, thì chẳng liên quan gì đến cách chữa bệnh của cụ Nguyễn Đức Cần. Cụ có chữa như thế này đâu. Nhưng tại sao một số người khi được anh này dẫn đến khu mộ cụ lại khỏi bệnh và ca ngợi anh ta là thầy ? Khi xưa, Cụ Nguyễn Đức Cần có nói rằng: Một số người bệnh, chỉ cần đến sân nhà cụ là đã có thể khỏi bệnh. Trong cuốn sách “Nguyễn Đức Cần – Nhà văn hóa tâm linh, tái bản lần thứ tư, năm 2014, chúng tôi đã dẫn chứng và giải thích hiện tượng đó. Xin trích dẫn :“Hai nhà thông thái Boi rac và Liebeault đầu thế kỷ XII nhận thấy rằng con người có một năng lượng có thể gây tương tác từ xa giữa các cá thể. Họ kể rằng, có người chỉ bằng sự có mặt của mình cũng làm cho người khác khỏe mạnh….
Tôi xin kể câu chuyện năm 1982:
Một người bệnh bị viêm xoang rất nặng, nước mũi lúc nào cũng chảy, khi anh lên gặp cụ Nguyễn Đức Cần, để xin chữa bệnh, thì lúc còn ở ngoài cổng nhà cụ, nước mũi vẫn chảy, nhưng khi vào đến sân nhà cụ, thì anh kể rằng, lạ quá nước mũi bỗng ngưng chảy và anh cảm thấy vô cùng dễ chịu. Vậy điều đó giải thích như thế nào?
Theo các nhà chữa trị bệnh bằng tâm linh, thì bệnh tật, ốm đau là hậu quả của sự mất cân bằng năng lượng và từ sự tắc nghẽn năng lượng trong cơ thể. Nhưng như đã nói ở trên, năng lượng của con người có thể gây tương tác từ xa, trong trường hợp của cụ Nguyễn Đức Cần, trong quá trình sống và khổ tu, cụ đã tích lũy được một nguồn năng lượng vũ trụ vô cùng to lớn, và với lòng yêu thương, cụ đã truyền (lan tỏa) nguồn năng lượng tâm linh ấy, làm cho cơ thể tinh tú của người bệnh tuôn chảy, nguồn năng lượng không còn bị tắc nghẽn nữa, cơ thể người bệnh tự điều chỉnh trở lại khỏe mạnh..
Trở lại nguồn năng lượng tại khu mộ cụ Nguyễn Đức Cần, tại Thanh Mai, theo công bố chỉ số năng lượng địa sinh đo được tại đây (tháng 7 năm 2014) rất cao lên đến 27.000 đơn vị Bovits. (Nhưng chưa có một sự khảo sát cụ thể xác định nguồn năng lượng ấy có từ đâu). Nhưng, nhiều người có cảm nhận rằng họ đã thu được nguồn năng lượng địa sinh ấy, khi đến đây ngồi thiền, và có thể đó là nguyên nhân mà một số người đã được khỏi bệnh khi đến viếng thăm khu mộ cụ, trong đó có những người mà anh thày cảm xạ kia đưa họ đến, từ lúc ngộ nhận là học trò, rồi anh này biến hóa thành là người chữa bệnh bằng quẻ dịch, rồi thành thầy chữa bệnh tâm linh. Dục tốc bất đạt, hỏng mất thôi .Chẳng bao lâu, anh thầy chữa bệnh tâm linh, người viết tập sách Kỳ nhân đất Việt (2004), đã bị tai nạn qua đời, điều đó chắc làm nhiều người biết anh cảm thấy ngỡ ngàng (trừ tôi).
Nay xin kể thêm một trường hợp nữa, một anh có chức danh tiến sỹ hẳn hoi, công tác tai một Học viện, nhưng anh say sưa nghiên cứu Phật học, rồi học cả Cảm xạ và Mật tông nữa…rồi anh đi chữa bệnh bằng tâm linh phù giúp cho các phật tử nhiều phương …một hôm gặp anh trong khu lăng mộ cụ Nguyễn Đức Cần, anh bảo đang tu để thành Phật.
Tôi nghe mà mắt tròn mắt dẹt, nhưng miệng thì câm như hến không thốt thành lời, tôi sợ chuyện chẳng lành sẽ xảy ra với anh. Phật tu hàng nghìn ức kiếp. Chịu bao đắng cay mới thành đạo quả, chứ đâu dễ dàng như thế. Bẵng đi một thời gian, không gặp anh, nghe tin anh đã qua đời khi đang chữa bệnh cứu người. Than ôi! Ốc chưa mang nổi mình ốc, sao còn muốn tha cả cọc. Đó là một sự ngộ nhận, ngộ nhận và hoang tưởng. Tưởng rằng mình cứu đời, hóa ra cứu cái thân mình còn chẳng xong.
Đây cũng là bước đường chập chững của những người bắt đầu bước vào con đường tâm linh, và cũng là một bước thử thách vô cùng khó khăn và nguy hiểm, có thể trả giá bằng cái chết vô ý nghĩa. Thiên nhiên trao cho chúng ta mỗi người một bổn phận, xin chớ vội vượt qua.

Vậy những người chữa bệnh tâm linh là ai? Đó là những người có Căn cốt. Căn là gì? Căn tức là Cán.Cán đây chỉ cái Gốc. Trong thiên văn, người xưa quan sát trên bầu trời vào lúc hoàng hôn (giờ Dậu) thấy cái đuôi (Cán) của chòm sao Đại hùng tinh, chỉ vào phương vị nào trên bầu trời để tính tháng. Ví dụ Cán chòm sao chỉ vào phương Dần, thì đó là tháng Giêng (âm lịch). Vậy Căn cốt ở đây, là chỉ nguồn gốc của con người đó..

ỨNG DỤNG PHƯƠNG ĐÔNG HỌC TRONG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

Bài đã đăng trên Thông tin khoa học TIỀM NĂNG CON NGƯỜI tập 1 của Viện NC&ƯDTNCN



Nhà nghiên cứu Đồng Thị Bích Hường[1]

Tôi viết ra những điều này tặng các bạn đang ở vị trí quản lý với mong muốn: Triết học Phương Đông sẽ giúp bạn tìm được người cộng tác tốt nhất để Công ty hay tập đoàn của bạn phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu một cách vững chắc”.                                                           
Việc điều động hay bổ nhiệm nhân sự vào các vị trí điều hành, tìm đối tác làm ăn hay mở rộng thị trường khi Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược Châu Á Thái Bình Dương chính thức có hiệu lực ở Việt Nam là một thách thức không nhỏ với các bạn ở cương vị Chủ tịch Hội đồng quản trị (CTHĐQT), Tổng Giám đốc (TGĐ), Giám đốc (GĐ) thì đây sẽ là kiến thức cơ bản về thuật dùng người theo Phương Đông học, hễ sử dụng là có kết quả ngay  giúp các bạn mạnh dạn hơn trong việc sắp xếp nhân sự ở đơn vị mình sao cho phát huy cao nhất khả năng cống hiến của mỗi người trong từng giai đoạn cụ thể.
Ở vị trí đứng đầu bạn chịu trách nhiệm về nhiều mặt hoạt động của doanh nghiệp mà muốn thành công trong công việc bạn rất cần hiểu về ngôn ngữ giao tiếp bằng lời hay không dùng ngôn từ trước một tập thể với nhiều cá thể mà khả năng nội tại của nhân viên cũng như kiến thức chuyên môn không đồng đều, làm thế nào bạn tập hợp được lòng tin vào bạn? Làm thế nào họ tự giác cống hiến & phát huy cao nhất khả năng thực tế họ có mà bạn không quá nhọc lòng? Làm thế nào nhân viên ủng hộ bạn ngay cả khi họ nhận ra bạn không thật sự giỏi theo kỳ vọng & đánh giá của họ? Làm thế nào bạn tập hợp xung quanh mình một đội ngũ cùng hành động để đạt được mục tiêu chung?
Bên cạnh đó bạn cũng bị áp lực trong trách nhiệm về việc lựa chọn người để đề bạt hay điều động, ngoài các tiêu chí thông thường trong tuyển chọn, khi bạn chưa được trang bị kiến thức nhận diện theo phương Đông học, nhận diện theo Tâm lý học hành vi để biết chắc bạn không bổ nhiệm & điều động sai nhân lực.
Những ý tưởng dưới đây sẽ giúp bạn.
Triết học phương đông là bộ môn chung nhất nghiên cứu về các sự vật, hiện tượng của tự nhiên & xã hội nhằm tìm ra quy luật của các đối tượng nghiên cứu.
Mục đích cơ bản của Triết học là giải quyết các vấn đề cơ bản của bản thể luận & nhận thức luận. Vấn đề cơ bản của triết học là giải thích các mối quan hệ giữa tồn tại & tư duy, giữa vật chất & ý thức để trả lời tuần tự cho các câu hỏi về bản thể, nhận thức, chân lý, đạo đức & thẩm mỹ.
Mặc dù Triết học có vẻ nằm hoàn toàn trong phạm trù trừu tượng về mặt lý thuyết nhưng lại ứng dụng triệt để trong thực tiễn, điển hình nhất là áp dụng trong nguyên tắc xử thế.
Triết học Phương Đông với phương pháp luận về ngũ hành trong vũ trụ bao gồm năm tố chất cơ bản Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ cùng Âm, Dương là hai khí chất làm chuyển động vũ trụ thì cũng tác động mạnh mẽ & làm ảnh hưởng sâu sắc tới con người về hình dáng, tính cách, năng lực & chí hướng.
Bạn có quan tâm tới phương pháp chọn hiền tài của người xưa không ? Đó là Chí, Biến, Thức, Dũng, Tính, Liêm, Tín. Khi con người có đủ bảy đức tính này thì được đánh giá là người có đủ năng lực phẩm chất để đảm trách một công việc quan trọng ở vị thế chỉ huy, lãnh đạo quân sự hay ở cương vị chính trị bao gồm : có lý tưởng & trung thành, có khả năng chuyển biến được tình thế, thích ứng với thời cuộc, biết mình, biết người, tận dụng cái hay của người làm kết qủa cho mình, hiểu được cái dở của người là bài học kinh nghiệm để gia tăng sức mạnh cho mình. Có sự trải nghiệm, dũng cảm vượt gian nan, giữ mình tỉnh táo trong mọi tình huống, biết hy sinh bản thân vì đạo lý, giữ chữ tín bằng hành động.
Lý lẽ của người xưa là vậy nhưng xuất chúng như Gia Cát Khổng Minh rốt cuộc cũng không thành đại nghiệp. Sự thất bại đó là bài học cho các thế hệ sau nhìn vào để tiến bước.
Ngày nay những chuyên gia nghiên cứu Phương Đông học chuyển tải kiến thức nhận diện cho người làm công tác tổ chức có một công cụ tin cậy để có thể yên tâm trong công việc bổ nhiệm, điều động & quản trị nhân lực.
Bởi tính người rất khó hiểu, dung mạo bất nhất, hành động trăm ngàn lối: người trông hiền lành nhu thuận mà lại vô đạo, người bề ngoài cung kính mà lại trí trá vô lễ, người trông rất hùng dũng mà lại nhát sợ, người có vẻ ngoài thật tận tâm mà lại bất trung, người trưng ra nhiều bằng cấp mà lại không có học thức, …, để tránh sử dụng sai lầm những nhân tố đó tất cả gói gọn vào hai chữ “nhìn người” (nhận diện)
Biết người để dùng người, biết người để làm bạn, biết người để mưu cầu đại sự.
Ở cương vị quản lý, bạn nên suy nghĩ về quản trị nhân lực theo hướng:
1/ Mỗi người đều có thế mạnh riêng, nếu thế mạnh đó được đem ra khai thác & phát huy đúng cách thì con người sẽ phát triển cả trí lẫn dũng, đem lại nhiều lợi ích cho xã hội & cho cộng đồng.
2/ Đạo dùng người chính xác là phát huy tốt nhất ưu thế sở trường, bất đắc dĩ mới sử dụng sở đoản. Dựa vào sự thay đổi sở trường đặc biệt mà sử dụng : sở trường đặc biệt có tính chuyển dịch, có thể phát triển từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác, nhiều khi kết quả công việc mới vượt quá thành tích của sở trường cũ, do đó người quản trị giỏi là người phát hiện được sở trường chuyển dịch của nhân viên mà sử dụng cho thật hiệu quả.
3/ Nắm chắc trạng thái của nhân viên mà giao việc thật đúng thời điểm.
4/ Người quản trị giỏi cần biết gợi mở để phát hiện & bồi dưỡng sở trường đặc biệt. Hiểu về nguyên tắc nhận diện để trở thành một lãnh đạo xuất sắc.
5/ Sở trường càng được dùng càng phát triển nhất là phát triển ưu thế của tư duy.
6/ Sở trường có khi cũng biến thành sở đoản. Quy luật trường đoản chuyển đổi lẫn nhau & không nên nhìn nhận sở trường, sở đoản một cách cứng nhắc, đơn điệu.
7/ Nhiều người có cùng một sở trường, trong số đó nhất định có người vượt trội. Đây chính là sự tương đối để nhận định về sở trường, sở đoản của con người.
Sở trường của một người, đối với người khác mà nói phải thông qua so sánh mới được thừa nhận. Khi nói về một người tài, nói tới ưu thế về một mặt nào đó thì cũng chỉ là tương đối, nó chỉ biểu hiện tốt hơn người khác một chút. Vì tính chất này mà người quản lý khi lựa chọn nhân sự phải kiên trì nguyên tắc Nhận diện để không chọn sai, trọng dụng sai hoặc giao phó trọng trách chưa đúng người.
8/ Người quản lý giỏi tích cực tạo điều kiện để sở đoản biến thành sở trường đồng thời cũng cần đánh giá kịp thời khi sở trường chuyển dịch thành sở đoản. Thực tế cuộc sống có những người đi ngược quy luật này & đã phải hứng chịu hậu quả không nhỏ. Người xưa đã vậy, ngày nay càng phải thận trọng hơn.
9/ Theo Phương đông học, phương pháp dùng người trọng điểm là phát huy sở trường vì sở trưởng mới là nhân tố quyết định giá trị con người, có thể chi phối các nhân tố cấu thành các giá trị hay tính cách khác biệt của người đó.
10/ Người quản lý giỏi là người tranh thủ được nhân tài, dùng người tài & quản lý người tài - Đây là tư tưởng của tất cả các nhà quản lý từ vi mô đến vĩ mô.
Bạn nên dùng người như thế nào theo quan điểm hiện tại của Phương đông học vì ứng dụng  nhận diện không câu nệ nhiều vào lời nói, bởi vì “lời nói là thứ rất khó tin”, cũng không đề cập nhiều vào yếu tố “văn bằng” hay các yếu tố chỉ mang tính “hình thức” khác.
Cơ thể chúng ta từ đầu xuống chân là một khối thống nhất về cấu tạo nhưng hành vi của chúng ta nhiều khi không đi đôi với lời nói. Đó chính là “ngôn ngữ không lời” trong đó khuôn mặt biểu hiện rất nhiều về nội tâm mà lời nói không thể che đậy được.
Ở vị trí của bạn trong một chừng mực nào đó bạn vẫn đang vận dụng kiến thức này trong đời sống của mình nhưng chưa có một hệ thống về nguyên lý Nhận diện, chưa rèn luyện để trở thành kỹ năng hay phản xạ có điều kiện nên nhiều khi bạn vẫn bị lời nói của đối tác dẫn dắt & đã từng ít nhất một lần trong đời phải băn khoăn cho những giây phút sai lầm đó.
Tới đây khi Pháp lệnh về việc “ người giới thiệu hay người trực tiếp bổ nhiệm cũng phải chịu trách nhiêm trước Pháp luật về nhân sự  ” được ban hành thì kiến thức nhận diện sẽ trở thành một công cụ đắc lực & hữu hiệu.
Hà Nội, ngày 20/12/2015
Đ.T.B.H



[1] Phó Chủ nhiệm Bộ môn Khoa học dự báo Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người

TỔNG QUAN VỀ CHỌN THỜI ĐIỂM

Bài đã đăng trên Thông tin khoa học TIỀM NĂNG CON NGƯỜI tập 1 của Viện NC&ƯDTNCN


Nhà báo - nhà nghiên cứu Nghiêm Thanh[1]
1. Dẫn luận
Thuật ngữ Hán tự  Trạch cát chuyển sang tiếng Việt nghĩa là Chọn lành lại thường quen gọi là Chọn ngày. Thật ra, đó chỉ là một trong những đơn vị đo lường từng phân đoạn của thời gian vốn vô cùng, vô tận, không có mở đầu và kết thúc, không ở trong hay ngoài một vật thể nào, không có hình hài, vóc dáng. Nếu lấy đại lượng cơ bản xét đoán cũng cần bốn yếu tố giờ, ngày, tháng và năm. Vì thế, nên hiểu là Chọn thời điểm mới đủ và đúng.
1.1. Khái niệm chọn ở đây hàm nghĩa lựa dùng tính chất tốt và bỏ xấu. Thiên văn cổ không xác định và quan tâm vấn đề này. Phật giáo coi tu – tức sửa đổi và bổ túc làm trọng, hễ có thiện tâm, tự mình tạo tác thì việc thành. Tư Mã Thiên[2] viết ở phần Nhật giả liệt truyện trong sách “Sử Ký” không tin thuật chọn ngày: Hán Vũ Đế (156 trước CN - 87 trước CN) triệu các nhà chiêm tinh hỏi ngày cưới vợ. Người theo thuyết Ngũ hành bảo được, người theo thuyết “Kham dư” bảo không được, người theo thuyết “Kiến trừ” bảo hung, người theo thuyết “Tùng thời” bảo rất xấu, người theo thuyết “Lịch gia” bảo hơi xấu, người theo thuyết “Thiên văn” bảo tốt vừa, người theo thuyết “Thái nhất” bảo đại cát. Tranh cãi nhau hồi lâu, đỏ mặt tía tai không ai chịu ai. Cuối cùng vua phán: Mọi điều nên hay kiêng, phải lấy thuyết “Ngũ hành” là chính, kết thúc buổi tranh luận. Chẳng những trí giả Vương Sung thời Hán, Lư Tăng thời Đường cũng bác bỏ quyết liệt, Mai Cốc Thành, chủ biên bộ sách "Hiệp Kỷ  Biện Phương Thư" theo lệnh vua Càn Long thời Thanh, còn có lời tựa  phê phán gay gắt là "tủn mủn, ngu muội, câu nệ xằng bậy".
Kể việc Trần Minh Tông chọn ngày làm lễ táng mẹ, “Đại Việt Sử ký toàn thư”[3] ghi: Năm 1332, Thuận thành Bảo từ Hoàng Thái hậu mất. Thượng hoàng Trần Minh Tông sai các quan chọn ngày táng. Có người tâu: Chôn năm nay hại người tế chủ! Ngài hỏi: Ngươi biết sang năm ta chết à? Người kia thưa: Không biết. Ngài lại hỏi: Nếu sang năm trở đi, chắc chắn ta không chết thì hoãn việc chôn mẫu hậu cũng được, nếu sang năm ta chết thì lo xong việc chôn cất mẫu hậu chẳng hơn là chết mà chưa lo được việc đó ư?  Lễ cát, lễ hung chọn ngày là vì coi trọng việc đó thôi, chứ đâu phải câu nệ họa phúc như các nhà Âm Dương! Rốt cuộc, vẫn cử hành lễ tang.
Ngày tốt hay xấu, chủ nghĩa duy vật biện chứng quan niệm là mang tính ngẫu nhiên trong cái tất yếu.
1.2. Nhưng chọn thời điểm lại có từ lâu đời và thành tập quán của hầu hết các cư dân Á Đông. Về nguồn gốc, có thể thấy một số khía cạnh:
Do bản năng sinh tồn, con người luôn luôn tìm hiểu thế giới khách quan. Xa xưa, trình độ tri thức còn hạn chế. Những hiện tượng mưa gió, giông bão, lũ lụt, hạn hán trong thiên nhiên; những thân phận trớ trêu, cảnh ngộ trái ngược giầu nghèo, sướng khổ, được thua, còn mất trong xã hội… chưa thể lý giải minh bạch, đều quy là Thiên định. Trời là đấng tối cao và dưới Trời là các thần linh có khả năng chi phối và quyền uy ban phúc, giáng họa xuống trần thế tùy lúc, tùy nơi. Kỳ vọng tận dụng những thời điểm thuận lợi nảy sinh tâm lý cầu lành tránh dữ.
Những đúc kết thực tiễn ở thời kỳ ngành nông nghiệp chiếm vị thế thiết yếu trong đời sống kinh tế không ngừng được bổ sung, nhất là quy luật về tác động của thời tiết, khí hậu tới cây trồng, vật nuôi.
Kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam có những câu chứa đựng thông tin khá chuẩn xác:                          
Mười bảy, nước nhảy khỏi bờ
Chớ đi mùng bảy, chớ về mùng ba.
Thâm Đông, hừng Tây,rựng mây/ Ai ơi hãy cữ ba ngày, chớ đi
Cơn đằng Đông vừa trông vừa chạy/ Cơn đằng Nam vừa làm vừa chơi.
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.
Cùng chẵn, cùng lẻ thì đi/ Ngày kia tháng nọ đi thì vô duyên.
Dù ai buôn bán trăm nghề/ Gặp ngày con nước cũng về tay không.
Mùng năm, mười bốn, hăm ba/ Đi chơi cũng thiệt nữa là đi buôn.
Tháng năm chưa nằm đã sáng/ Tháng mười chưa cười đã tối…
“Đại Việt Sử ký toàn thư”[4] có đoạn kể về điềm sao sa báo trước nhà Tống tiêu vong: Tháng 6 năm Mậu Dần (Bảo Phù năm thứ 6, tức năm 1278) có ngôi sao lớn sa về phương Nam rơi xuống biển, hơn ngàn sao nhỏ rơi theo, tiếng kêu như sấm rền tới vài khắc mới hết....Tháng giêng năm Kỷ Mão (1279), Người Nguyên đánh úp quân Tống ở Nhai Sơn (phía Nam huyện Tân Hợi, tỉnh Quảng Đông). Quân Tống thua, Tả thừa tướng Lục Tú Phu cõng vua nhảy xuống biển chết. Hậu cung và các quan chết theo rất nhiều. Qua 7 ngày, có tới hơn 10 vạn xác chết nổi lên mặt biển...Thế là ứng điềm sao sa xuống biển. Năm ấy nhà Tống mất.
Những nghiệm chứng đã xác lập và củng cố niềm tin có thời điểm thích hợp và không thích hợp trong hoạt động của con người.
Tuy nhiên, khuynh hướng cẩn trọng, cầu toàn sa vào thái quá. Mọi công việc lớn nhỏ, từ động thổ xây nhà, làm bếp, dựng dinh thự, nhiệm sở, lắp cổng và cửa, đóng giường, nạp súc vật, nhập trạch, nhập học, nhậm chức, khai bút, khai trương cửa hàng, lập khế ước, xuất hành, đón dâu tới khâm liệm, chuyển cữu, phá thổ an táng và cải táng, làm bia mộ v.v…cũng chọn thời điểm. Thời Tây Hán bên Trung Quốc, cuốn “Đổng Công tuyển trạch nhật yếu dụng[5] soạn sẵn ngày nên và không nên làm tới 83 vụ trong cúng tế, trồng cấy và chăn nuôi, công nghiệp và thương mai, sửa chữa và làm mới kiến trúc, sinh hoạt, hôn phối, tang ma… Đáng lưu ý là có những việc tỷ mẩn như cắt móng tay, hớt tóc, tắm gội, mời thầy chữa bệnh, uống thuốc!
Một bộ phận thuật sĩ khi hành nghề đã lợi dụng làm phương tiện mưu sinh, tô vẽ và huyền bí hóa, pha trộn thật giả, biến những mong muốn chính đáng ban đầu của chọn thời điểm bị sai lệch và nghiêng sang mê tín dị đoan.
2. Căn cứ chọn thời điểm
2.1. Quá trình kiên trì quan sát, dùng công cụ đo đạc và ghi chép, người xưa phát hiện các quỹ đạo Mặt trời - Hoàng đạo, quỹ đạo Mặt trăng - Bạch đạo, quỹ đạo Trái đất- Xích đạo. 
Xích đạo là chu kỳ một vòng Trái đất tự quay quanh nó và tiệm tiến, hình thành ngày- đêm. Chi tiết hơn, ngày phân ra sáng, trưa, chiều, chập tối, đêm có tối, nửa đêm, tảng sáng. Một ngày- đêm có 12 canh. Một canh có tám khắc.
Bạch đạo là chu kỳ một vòng Mặt trăng quay quanh Trái đất, tạo nên tháng.
Hoàng đạo là chu kỳ một vòng Trái đất quay quanh Mặt trời, định ra năm.
Hoàng đạo và Xích đao có bốn giao điểm ở Xuân phân và Thu phân cách nhau khoảng 180 ngày, có ngày dài bằng đêm; ở Hạ chí có ngày dài nhất, đêm ngắn nhất trên Bắc bán cầu (Nam bán cầu ngược lại) và ở Đông chí có đêm dài nhất, ngày ngắn nhất (Nam bán cầu ngược lại).
Đó là tiền đề của Lịch pháp. Và lịch là chỗ dựa để chọn thời điểm. Có ba loại lịch. Âm lịch- lịch Thái Âm tính tháng theo tuần trăng, một năm có 354 ngày, ngắn hơn Dương lịch 11, 25 ngày. Dương lịch- lịch Thái Dương, tính độ dài Trái đất quay quanh Mặt trời một
Lịch xuất hiện rất sớm tại nước ta. Sử liệu ghi năm 2253 trước Công nguyên, người Việt Thường đã có Quy lịch dâng vua Nghiêu. “Đại Việt Sử ký toàn thư” dẫn theo cuốn “Tiền Hán thư” chép: Hoài Nam Vương Lưu An[6] trình trong tờ tấu gửi vua Hán- thế kỷ II trước Công nguyên: “Từ thời Tam đại thịnh trị[7], đất Hồ, đất Việt không theo lịch Trung Quốc.”
Cuối thế kỷ XIX, người Mường ở Bất Bạt, Mỹ Lương- Hà Nội ngày nay, vẫn giữ phép tính lịch kiến Tý, lấy tháng 11 làm đầu năm, không theo lịch kiến Dần và hằng tháng, dùng ngày mùng hai- kế sau ngày Sóc làm đầu tháng, là nét độc đáo trong tính Âm lịch, gọi là tháng lùi, ngày tiến[8].
Hoa văn trên trống đồng Ngọc Lũ có hình ba người ngồi, một người đứng xoay lưng mô tả việc đo bóng Mặt Trời, đặt hình Mặt Trời ở tâm trống, biểu hiện vòng trong là Hạ chí, vòng giữa là Xuân phân, Thu phân, vòng ngoài là Đông chí... mang tín hiệu các mốc thời gian trong năm.
Trong các thời kỳ bị thống trị và trước áp lực liên tục xâm lăng của phong kiến phương Bắc, người Việt vẫn giữ vững bản sắc và sàng lọc tiếp nhận tinh hoa qua giao lưu, không ngừng sáng tạo, phát huy nền văn hóa truyền thống. Nghiên cứu của GS Hoàng Xuân Hãn cho hay: Triều Lý, triều Trần (từ năm 1080 tới năm 1300) và triều hậu Lê, triều Nguyễn (từ năm 1644 tới năm 1812), lịch Việt Nam khác lịch Trung Quốc.
Ngay dùng lịch Can - Chi, Việt Nam cũng coi trọng trải nghiêm và chú trọng những đặc điểm bản địa. Trong 12 con vật tượng trưng hàng Chi, thì Sửu, Mão không phải là Bò rừng, là Thỏ như bản vẽ của Trung Quốc mà gọi là Trâu, là Mèo. Một số Thần sát phi lý bị loại bỏ. Tuân thủ luật xung hợp Can - Chi, Âm Dương - Ngũ hành, nhưng giờ Việt Nam lưu tâm xét giờ Hoàng đạo, giờ nước lên, nước xuống...
2.2. Phương Đông vận dụng thuyết Âm Dương – Ngũ hành, hệ 10 Can 12 Chi, 60 Hoa Giáp và một số nguyên lý khác trong Kinh Dịch để làm lịch.
Âm Dương - Ngũ hành là thuộc tính của mọi hiện tượng, sự vật từ vĩ mô tới vi mô.
Âm Dương là hai mặt đối lập, vừa mâu thuẫn vừa thống nhất, chuyển hóa và dựa nhau tồn tại, triệt tiêu và thay thế nhau. Trong Dương có Âm và trong Âm có Dương. Âm Dương có thể hiển hiện dạng hữu hình hoặc vô hình. Cùng cực, Âm hay Dương đẩy nhau. Khác cực, Âm và Dương hút nhau.
Ngũ hành là 5 loại chất Hỏa/lửa, Thổ/đất, Kim/kim loại, Thủy/nước, Mộc/cây cỏ cấu thành các vật thể. Ngũ hành có các quy luật tương sinh, tương khắc, chế hóa và vượng, suy theo bốn mùa hoặc Can Chi.
Hệ 10 Can, 12 Chi chưa rõ xuất xứ. Có lẽ là từ lối đếm theo cơ số 5 và 6 nhân đôi thời trước, hoặc do cặp số ở trung tâm 10 số đếm trong ký hiệu Hà Đồ- số 5 là số cuối của năm số sinh, là số lẻ/ Dương thuộc Trời, gấp 2 lần thành 10 Can, số 6 là số đầu của năm số thành, là số chãn/ Âm thuộc Đất gấp 2 lần thành 12 Chi.
Hệ tọa độ cổ chia đôi ngày – đêm bằng cách lấy trục tung theo hướng Bắc – Nam, trục hoành theo hướng Đông – Tây, gọi là trục Tý – Ngọ tương ứng giữa đêm và giữa trưa, trục Mão – Dậu tương ứng tảng sáng và chập tối. 12 Chi chia ngày đêm làm 12 giờ. Nhận biết thói quen một số loài vật liên quan tới thời điểm, người ta gắn tên 12 con vật tượng trưng 12 Chi.
Theo nguyên lý Dịch học, Can Chi biểu hiện Âm Dương – Ngũ hànhhoạt hóa.
Can Chi cùng hành cùng cực đẩy nhau, cùng hành khác cực hút nhau, khác hành tính theo luật sinh khắc, cùng cực khác hành sinh khắc càng mạnh, cùng hành khác cực thì tùy tính Âm Dương của chủ thể và bị thể- chủ thể là Dương, bị thể là Âm thì sinh khắc thuận lý, chủ thể là  Âm, bị thể là Dương thì sinh khắc nghịch lý.
10 Can hàm chứa Âm Dương-Ngũ hành là 1.Giáp/+ Mộc, 2.Ất/- Mộc, 3.Bính/+ Hỏa, 4.Đinh/- Hỏa, 5.Mậu/+ Thổ, 6.Kỷ/- Thổ, 7.Canh/+ Kim, 8.Tân/-Kim, 9.Nhâm/+ Thủy, 10.Quý/- Thủy.
Can xung (một chiều) Giáp - Mậu, Ất - Kỷ, Bính - Canh, Đinh - Tân, Mậu - Nhâm, Kỷ - Quý , Canh - Giáp  Giáp, Tân - Ất , Nhâm - Bính, Quý – Đinh.
Can hợp Âm Dương và Ngũ hành (hai chiều): Tân - Nhâm, Quý - Giáp, Ất - Bính, Đinh - Mậu, Kỷ - Canh.
Can hợp hóa (hai chiều): Giáp hợp Kỷ hóa Thổ, Ất hợp Canh hóa Kim, Bính hợp Tân hóa Thủy, Đinh hợp Nhâm hóa Mộc, Mậu hợp Quý hóa Hỏa.
12 Chi hàm chứa Âm Dương – Ngũ hành là 1. Tý/+ Thủy, 2. Sửu/- Thổ, 3. Dần/+ Mộc, 4. Mão/- Mộc, 5. Thìn/+ Thổ, 6. Tỵ/- Hỏa, 7. Ngọ/+ Hỏa, 8. Mùi/- Thổ, 9. Thân/+ Kim, 10. Dậu/- Kim, 11.Tuất/+ Thổ, 12.Hợi/- Thủy.
Có các cặp Chi xung: Tý - Ngọ, Sửu - Mùi, Dần - Thân, Mão - Dậu, Thìn - Tuất, Tỵ - Hợi.
Chi phá: Tý - Mão, Sửu - Thìn, Dần -Hợi, Mão -Ngọ, Tỵ-Thân, Ngọ -Dậu, Mùi-Tuất, Dậu- Tý.
Chi hại:  Tý - Mùi, Sửu - Ngọ, Dần - Tỵ, Mão - Thìn, Thân - Hợi, Dậu - Tuất.
Chi tam hình: Tý - Mão, Tý - Ngọ, Mão - Ngọ  (vô lễ); Sửu - Tuất, Tuất - Mùi, Mùi - Sửu (vô ân),  Dần - Tỵ, Tỵ - Thân, Thân - Dần (trì thế).
Chi tự hình: Thìn - Thìn, Ngọ - Ngọ, Dậu - Dậu, Hợi - Hợi.
Chi tuyệt: Tý - Tỵ, Sửu - Dần, Mão - Thân, Ngọ - Hợi, Dậu - Dần. 
Lại có Chi phạm Tam tai, Chi phạm Tam sát theo Tam hợp Chi.
Chi Lục hợp: Tý - Sửu, Dần - Hợi, Mão - Tuất, Thìn - Dậu, Tỵ - Thân, Ngọ - Mùi.
Chi Tam hợp: Thân - Tý - Thìn, Dần - Ngọ - Tuất, Hợi - Mão - Mùi, Tỵ - Dậu - Sửu.
60 Hoa Giáp là hệ số đếm cổ đại kết hợp 6 chu kỳ hàng Can với 5 chu kỳ hàng Chi- Can Dương ghép chi Dương, Can Âm ghép Chi Âm thành 60 cặp cố định từ Giáp Tý tới Quý Hợi. 60 Hoa Giáp còn gọi là Nạp âm Ngũ hành theo thứ tự hànhThổ nạp âm Cung, hành Kim nạp âm Thương, hành Mộc nạp âm Giốc, hành Thủy nạp âm Chủy, hành Hỏa nạp âm Vũ thành các hành Mệnh niên.
Bội số chung nhỏ nhất của 10 Can và 12 Chi là 60, thành vòng tuần hoàn lặp đi lặp lại liên tục, rất hữu dụng trong Âm- Dương lịch .
Vòng Trường sinh là Ngũ hành của Can vượng, suy tùy thuộc 12 giai đoạn của 12 Chi tháng  theo từng hành gồm: Tuyệt, Thai, Dưỡng, Trường sinh, Mộc dục, Quan đới, Lâm quan, Đế vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ-  phản ánh chất lượng của từng thời điểm với mỗi loại việc.
2.3. Hệ 60 Hoa Giáp là dấu mốc các thời điểm từ nhỏ tới lớn.  Giờ, ngày, tháng, năm đều ghi bằng Can Chi. 1 giờ Can Chi bằng 2 giờ  của  hệ 24 giờ trong 1 ngày- đêm. Giờ Tý- chính Tý lúc 0 giờ, giờ Ngọ- chính Ngọ lúc 12 giờ.
Luật Ngũ Tý ấn định mở đầu 1 ngày từ 0 giờ- giờ Tý. Can ngày là Giáp, Kỷ thì 0 giờ là Giáp Tý; là Ất, Canh thì 0 giờ là Bính Tý; là Bính, Tân thì 0 giờ là Mậu Tý; là Đinh, Nhâm thì 0 giờ là Canh Tý; là Mậu, Quý thì 0 giờ là Nhâm Tý.
Luật Ngũ Dần (Ngũ hổ độn) lấy chi Dần, xét 10 Can có 5 mầu xanh, đỏ, vàng, trắng, đen làm ký hiệu ấn định các tháng. Can năm là Giáp - Kỷ thì tháng giêng là Bính Dần; là Ất - Canh thì tháng giêng là Mậu Dần; là Bính - Tân thì tháng giêng là Canh Dần; là Đinh Nhâm thì tháng giêng là Nhâm Dần, là Mậu - Quý thì tháng giêng là Giáp Dần.
Giờ Can Chi, ngày Can Chi, tháng Can Chi, năm Can Chi không chỉ là số đếm thông thường mà chứa đựng những thông tin tương tác, biến động phức tạp của Âm Dương - Ngũ hành mang ngụ ý thâm thúy trong xét đoán.
2.4. Lạc Thư chỉ rằng vũ trụ có một trung tâm và tám hướng bên ngoài. Các con số dù sinh thành bất tận nhưng cũng nằm trong 10 số đếm tạo thành. Không kể số 0, còn 9 số hàng đơn vị ứng với 9 hướng. Sự biến chuyền của các số trong Lạc Thư tuân thủ luật thăng, giáng. Mỗi số di chuyển 9 lần trên 9 cung: 9 x 9 = 81 gọi là Lường thiên xích (thước đo Trời). 81 bước Lường thiên xích theo quỹ đạo thuận – nghịch của các số cũng là quỹ đạo của các Trường khí chính- chủ yếu là khí của của các chòm sao- Thiên khí và khí của Trái đất- Địa khí. Quỹ đạo của 9 số Lạc Thư- Cửu tinh: Nhất bạch/Thủy, Nhị hắc/Thổ, Tam bích/Mộc, Tứ lục/Mộc, Ngũ hoàng/Thổ, Lục bạch/Kim, Thất xích/Kim, Bát bạch/Thổ, Cửu tử/Hỏa, đại diện cho 9 năng lượng khí dùng đo thời điểm theo Tam nguyên Cửu vận. Trường khí có Âm và Dương, Âm là Địa khí, Dương là Thiên khí, chi phối một vòng Giáp Tý - Quý Hợi 60 năm là một Đại vận, 20 năm là một Tiểu vận. Dưới Tiểu vận là Vận năm (Niên vận), Vận tháng (Nguyệt vận), Vận ngày (Nhật vận), Vận giờ (thời vận). 3 vòng Giáp Tý 180 năm là một Tam nguyên có chín Tiểu vận. 60 năm đầu của Đại vận là Thượng nguyên có Tiểu vận 1,2,3;  60 năm giữa là Trung vận có Tiểu vận 4,5,6; 60 năm cuối là Hạ vận có tiểu vận 7,8,9. Hiện nay là Tiểu vận 8 từ 2004 tới 2023.
Trên bàn sao (Tinh bàn) 9 cung, Cửu tinh của Đại vận và Tiểu vận tính thuận, các số lớn dần tử 1 lên 9, trở về 1 và tiếp tục. Cửu tinh của Vận năm và Vận tháng tính nghịch, các số nhỏ dần từ 9 xuống 8, trở về 9 và tiếp tục. Cửu tinh của Vận ngày và Vận giờ thì ba vòng Giáp Tý đầu tính thuận, 3 vòng Giáp Tý cuối tính nghịch.
Mỗi vị trí Cửu tinh phối kết thời gian – không gian thể hiện lành, dữ của trường khí được phái Huyền không phi tinh khai thác chọn thời điểm.
2.5. Các vì sao có loại có thật, có loại ước lệ, gọi chung là Thần sao (Thần sát). Dựa vào luật Âm Dương – Ngũ hành sinh khắc, chế hóa, thuyết Thiên – Nhân tương ứng của triết học Kinh Dịch và niềm tin tôn giáo, thuật Chiêm tinh gắn hệ thống Thần sát- quy định mỗi vì sao ứng mỗi thời điểm có một vị thần cai quản vào lịch để dự báo. Thần sát phân ra cát và hung chung mọi việc, từng việc.
Tùy chu kỳ vận hành, có các Thần sát năm, tháng và ngày (Niên, Nguyêt, Nhật Thần sát).
Thần sát chuyển dịch theo năm có Tuế đức, Thiên ân, Thiên thụy, Ngũ hợp, Sát cống, Trực tinh, Nhân chuyên; Kim thần thất sát, Thập ác đại bại, Cửu thổ quỷ, Ly sào, Hỏa tinh, Thái tuế, Tuế phá, 4 sao Sát theo các Tam hợp Chi: Sửu/Dần Ngọ Tuất, Thìn/ Tỵ Dậu Sửu, Tuất/Hợi Mão Mùi/, Mùi /Thân Tý Thìn (cũng dùng cho giờ, ngày, tháng).
Xây nhà, cưới gả tùy việc mà tính Kim lâu, Hoang ốc, hạn Tam tai, Tam sát (cũng tính cho giờ, ngày, tháng), hạn năm (theo Chi).
Thần sát tháng có 12 Trực (Kiến trừ thập nhị khách): Kiến, Trừ, Mãn, Bình, Định, Chấp, Phá, Nguy, Thành, Thu, Khai, Bế (cũng dùng cho ngày); 4 sao Sát và các ngày Sinh khí, Tử khí (Can Chi theo tháng). 
Thần sát ngày có hệ 28 sao (Nhị thập bát tú): Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ, Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích, Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm, Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn; hệ 12 Trực; sáu ngày Hoàng đạo: Thanh long, Minh đường, Kim quỹ, Bảo quang/Kim đường, Ngọc đường, Tư mệnh, sáu ngày Hắc đao: Thiên hình, Chu tước, Bạch hổ, Thiên lao, Nguyên vũ/Huyền vũ, Câu trận; 4 sao Sát; 49 sao tốt, 61 sao xấu  (trong lịch Vạn niên Triều Nguyễn); các ngày Bảo, Thoa, Tứ vượng, Đồng khí, Phạt, Chế, Ngũ ly (xung hợp Can và Chi); Tứ ly, Tứ cùng, Tứ phế (theo Mùa); Sóc, Nguyệt tận, Hoàng đạo, Hắc đạo (cũng dùng cho giờ); Nguyệt kỵ: 5,14,23 (theo tháng; Tam nương: 3,7,13,18,22,27 (theo tháng); ngày con nước (theo tháng)…
Về xuất hành, còn chọn ngày theo Khổng Minh[9] và Lý Thuần Phong[10].
Khổng Minh định các ngày: Hảo thượng, Đạo tặc, Thuần dương, Đường phong, Kim thổ, Kim đường (tháng 1.4,7,10), Thiên đạo, Thiên thượng, Thiên hậu, Thiên môn, Thiên đường, Thiên tài, Thiên tặc (tháng 2,5,8,11), Bạch hổ đầu, Bạch hổ kiếp, Bạch hổ túc, Chu tước, Huyền vũ, Thanh long túc, Thanh long kiếp, Thanh long đầu (tháng 3,6,9,12). 
Lục diệu tương truyền của Lý Thuần Phong phối cát, hung với ngày Sóc (mùng 1), luân chuyển thứ tự các diệu: Đại an, Lưu liên, Tốc hỷ, Xích khẩu, Tiểu cát, Không vong.
Thần sát giờ có Hoàng đạo, Hắc đạo, Sát chủ, Không vong, Đại sát, Đạị bại (theo Can ngày), Thụ tử (theo tháng), giờ Thiên cẩu hạ thực (theo tháng và ngày Chi), giờ con nước (theo tháng và ngày) …
Xuất hành có phép Lục diệu chọn giờ[11]. Công thức chung là dùng tổng số ngày, tháng, khắc định đi, trừ 2, được kết quả chia 6, lấy số dư tra bảng:
Khắc định đi là giờ chọn xuất phát. 11g00 - 01g00 khắc 1, 1g 00 - 03 g00 khắc 2, 3g 00 - 05 g00 khắc 3, 5g 00 - 07 g00 khắc 4, 7g 00 - 09 g00 khắc 5, 9g 00 - 11 g00 khắc 6. 
Số dư 1 là Đại an, 2 Tốc hỷ, 3 Lưu liền, 4 Xích khẩu, 5 Tiểu cát, 6 và 0 Tuyệt hỷ.
Những điểm vừa trình bày đã lược bớt những điều thêm thắt, bịa đặt gây rối rắm trong Thần sát.
2.6. Khoa học hiện đại đã phát hiện nhịp sinh học có gốc gác từ nhịp điệu vũ trụ.
Hoạt động của mọi cơ thể sống có lúc nhanh lúc chậm, lúc mạnh lúc yếu, tiến  trình sinh lý biến đỏi, có chu kỳ và tuần hoàn. Cuộc sống mỗi người có chu kỳ thể lực 23 ngày, chu kỳ tình cảm 28 ngày, chu kỳ trí tuệ 33 ngày. Nửa số ngày đầu trong từng chu kỳ là tính Dương, đặc trưng bởi sự tăng cường khả năng làm việc. Nửa số ngày cuối là tính Âm thì ngược lại. 3 chu kỳ đều chuyển tiếp từ nửa chu kỳ Dương sang nửa chu kỳ Âm. Ngày trùng với điểm chuyển tiếp là ngày xấu. Với chu kỳ tình cảm là sự vô cớ, thất thường, với chu kỳ trí tuệ là tư duy kém, đãng trí, với chu kỳ thể lực là dễ sơ xuất, thường xảy tai nạn... Trong 2 chu kỳ, số ngày chuyển tiếp trùng nhau chỉ xảy ra 1 lần trong 1 năm, là ngày xấu nhất - ngày "vận hạn". Ờ Nhật Bản, áp dụng cách nhận diện và báo các chu kỳ ngày xấu của từng lái xe, Công ty giao thông Ômi Reilvei giảm 50% số vụ tai nạn đầu năm 1969 - 1970. Đó là minh chứng chọn thời điểm không hẳn không có lý!
3. Phương pháp chọn thời điểm
Bản chất của con người là không thụ động, lệ thuộc số phận an bài mà luôn luôn tìm cách vượt qua khó khăn, khắc phục hoàn cảnh. Trên tư cách chủ thể, ý thức tự lo toan, tự chịu trách nhiệm dẫn tới sự chủ động nắm bắt thời cơ, thuận lẽ Trời, hợp lòng người thì chọn thời điểm có ý nghĩa tích cực.
3.1. Có nhiều cách chọn thời điểm[12] qua hướng dẫn các sách của Trung Quốc, Việt Nam, các bài viết trên báo, tạp chí, các clip, các trang Web ... Nhưng hợp lý, có độ tin cậy là từ lý luận Kinh dịch, gạt bỏ những yếu tố phi lý thể hiện trong “ Ngọc hạp Thông thư” do Khâm Thiên Giám triều Nguyễn biên soạn đã được Tân Việt – Thiều phong[13]  giới thiệu.
Chọn thời điểm phải tính theo địa bàn và xét với từng người, từng việc dựa vào những nguyên tắc:
- Dùng ngày và giờ (theo giờ quốc tế Greenwich - GMT quy ra Can Chi) có sao lành và  tránh sao dữ trong 28 sao, 12 Trực, ngày Hoàng đạo, Hắc đạo; hệ thống Thần sát và  những tập tục dân gian.
- Khảo sát hợp, hóa, xung, tuyệt của 10 Can; hợp, hóa, xung, hại, phá, hình, tuyệt của 12 Chi; nạp âm 60 Hoa Giáp, dựa vào luật sinh khắc, chế hóa của Âm dương – Ngũ hành trong tương quan giữa tuổi chủ sự với  thời điểm chọn và công việc.
- Đồng thời tiếp nhận, bổ sung những tư liệu của một số tác giả đương đại có uy tín đã công bố về lĩnh vực này.
3.2. Như vậy, có thể tiến hành theo trình tự:
Xác định tuổi chủ sự (người thật sự tiến hành công việc và đứng tên)
- Làm nhà, sửa nhà, làm bếp, đặt ban thờ, di chuyển chỗ ở: Lấy tuổi người chồng. Nếu đã ly dị hoặc chồng bỏ đi, hay là phụ nữ nuôi con đơn thân thì lấy tuổi con trai đã trưởng thành. Nếu con trai còn nhỏ mới lấy tuổi mẹ. Các tuổi tính theo Âm lịch và tính theo Tiết khí từ giờ giao tiết lệnh lập Xuân.
- Xuất hành, khai trương, kinh doanh, giao dịch, cầu phúc, tế tự: Lấy tuổi chủ sự.
- Cưới hỏi: Lấy tuổi giới nữ.
- Tang lễ (liệm, nhập quan, hỏa táng, hạ huyệt,); sang cát, xây mộ: Lấy tuổi người chết.
 Thời điểm tính theo Can Chi (là trọng yếu)
- Hợp Mệnh chủ (có Mệnh niên tính theo Can - Chi, Mệnh quái tính theo Bát quái, Mệnh tinh tính theo Cửu tinh), trong đó chủ yếu xem Âm dương - Ngũ hành của Can Chi, Ngũ hành nạp âm của Can Chi.
- Có nhiều thần Thiện, đặc biệt là thần Thiện có năng lực hóa giải (trong hệ thống Thần Sát tượng trưng bởi các sao).
- Không xung khắc Mệnh chủ.
- Không có nhiều thần Ác, nhất là thần Ác tác động trực tiếp tới công việc cần làm.
- Không phạm những kiêng kỵ phổ biến (đã thành tập quán)…
Trình tự chọn
Khởi đầu từ tránh năm, tiếp tới tránh tháng, ngày và giờ không thích hợp, cũng có nghĩa là chọn. Thao tác nên linh hoạt nhằm đơn giản hóa và đưa lại kết quả nhanh. Phương pháp chủ yếu là loại trừ trước các sao kỵ, nhất là đối với từng loại việc, lưu ý các sao Giải thần, Thiên xá, Sát cống, Nhân chuyên, Trực tinh có khả năng hóa giải sao xấu.
Trên tinh thần gạn đục khơi trong và tiếp thụ thành quả của những nghiên cứu mới, nên  nhận thức những đơn vị thời gian mang chất lượng nhất định và thời điểm tốt, xấu là có thật. Tuy nhiên, chọn hay tránh cần tỉnh táo phân tích một cách thận trọng, thấu đáo./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
 Lịch Văn hóa tổng hợp 1987-1990, Nxb Văn hóa”, 1987.
Đại Việt Sử ký toàn thư, Nxb Khoa học xã hội.
Tân Việt-Thiều Phong, Bàn về lịch Vạn niên, Nxb Văn hóa Dân tộc, 1999;
Nguyễn Hoàng Điệp – Nguyễn Mạnh Linh Lịch Vạn niên thực dụng 1998 – 2018, Nxb Văn hóa Thông tin, 2000;
 Ngô Nguyên Phi Nghiên cứu Phong thủy & Phong thủy Việt Nam dưới góc độ khoa học, Nxb Văn hóa Thông tin, 2002.
Hoàng Tuấn, Nguyên lý chọn ngày theo lịch Can Chi, Nxb Văn hóa Thông tin, 2005;
Nguyễn Tiến Đích, Hướng dẫn áp dụng Phong thủy học trong xây dựng nhà, Nxb Thông tin & Truyền thông, 2010.
và một số trang Web… 



[1] Chủ nhiệm CLB Tìm hiểu Phong thủy thuộc Bộ môn Phong thủy của Viện
[2] Sinh năm 145 trước CN, mất năm 86 trước CN (?), nhà sử học danh tiếng thời Tây Hán, Trung Quốc
[3] Nxb Khoa học xã hội, 1993, tập II, trang 122
[4] Sđd, tập II, trang 43
[5] Có bản viết“ Đổng Công tuyển trạch nhật yếu lãm”, trước tác của Tể tướng Đổng Trọng Thư, sinh năm 179 tr CN, mất năm 104 tr CN, nhà tư tưởng, nhà Nho học, nhà triết học duy tâm
vòng, là năm hồi quy có 365, 25 ngày. Giáo hoàng III La Mã Gregorius sửa lại, lấy năm có độ dài 365, 2425 ngày cho tiệm cận năm thời tiết, thành Công lịch quốc tế. Âm- Dương lịch là lịch kết hợp Âm lịch- lấy tháng theo tuần trăng 29 - 30 ngày, có nhuận tháng với Dương lịch- lấy năm hồi quy theo vòng thời tiết 365, 25 ngày, có năm thường 12 tháng, năm nhuận 13 tháng, xác định 24 Tiết khí, sử dụng ở Trung Quốc và Việt Nam cùng với Công lịch
[6] Sinh năm 179 trước CN, mất năm 122 trước CN, Vương chư hầu nước Hoài Nam thời Tây Hán
[7] Trước Công nguyên hơn nghìn năm
[8]  Đại Nam Nhất thống chí
[9] Sinh năm 181, mất năm 234, nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất, thời Tam Quốc
[10] Sinh năm 602, mất năm 670, thời Đường
[11] Có tài liệu nói của Khổng Minh, tài liệu khác viết của Lý Thuần Phong, không thống nhất
[12] Như của Bát trạch, Huyền Không học trong Phong Thủy, của Bát tự,  64 quẻ  Kinh dịch, Thập bát cục và các cách chọn khác
[13] Bàn về lịch Vạn niên, Nxb Văn hóa Dân tộc, 1999.