Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2016

SỰ NGÂY THƠ VÀ NGỘ NHẬN TRONG VIỆC CHỮA BỆNH BẰNG TÂM LINH

Bài đã đăng trên Thông tin khoa học TIỀM NĂNG CON NGƯỜI tập 1 của Viện NC&ƯDTNCN



Nhà nghiên cứu Nguyễn Tài Đức

Con người chúng ta bắt đầu nhìn nhận cuộc đời từ lúc trẻ thơ hồn nhiên, cái tập tính lúc ban đầu “Nhân chi sơ, tính bản thiện”. Tức là cái nhân ban đầu trong mỗi người chúng ta là căn thiện (lòng lành), và đứa trẻ nhìn cuộc đời với ánh mắt ngây thơ trong veo, mọi việc đều tốt đẹp, cha mẹ đều là những bậc thiên thần. Khi chúng ta bắt đầu đi học và trưởng thành, thì tùy theo hoàn cảnh, môi trường sống, sự giáo dục (học và tự học) thế giới quan hình thành trong mỗi con người, từ đó chúng ta có nhận thức về cuộc sống và tìm ra con đường đi của mình.
Mặc dù trong xã hội ngày nay có nhiều trường triết học và nhiều sắc thái khác nhau, mọi triết lý được cho rằng thuộc về hai phạm trù chính, mà đối ngược với nhau: Chủ nghĩa duy vật và Chủ nghĩa duy tâm. Mệnh đề cơ bản của hai phạm trù này liên quan tới bản chất của thực tế, và sự khác biệt căn bản là câu trả lời của hai câu hỏi cơ bản: "Hiện thực bao gồm những gì?" và "Nó hình thành như thế nào?" Đối với chủ nghĩa duy tâm thì linh hồn hoặc trí óc hoặc các ý tưởng là cơ bản, vật chất là thứ hai. Đối với chủ nghĩa duy vật thì vật chất là cơ bản còn trí óc hay linh hồn là thứ hai, là sản phẩm của vật chất với vật chất.
“Xã hội loài người là một xã hội kép, một xã hội có thể phân đôi thành hai xã hội cùng tồn tại và tác động qua lại với nhau: một xã hội tâm linh và một xã hội trần thế. Loài người từ xưa hoặc không thấy được hoặc thấy không sâu sắc sự tồn tại song song và mối quan hệ giữa hai xã hội ấy trong tổng thể đời sống của con người. Vấn đề trước hết đặt ra là có sự tồn tại hay không tồn tại một xã hội tâm linh với những quyền lực vô biên, những hiện tượng phong phú và lạ kỳ? Có những người đứng trước những hiện tượng lạ kỳ ấy đã không giải thích được sự thần bí của nó và ngày càng bổ sung vào tính chất thần bí ấy những ảo tưởng của chính mình.
Lúc đầu, khi mới bước vào thế giới tâm linh, sự hiểu biết của tôi rất hạn chế, và thật là ngây thơ, những tưởng rằng chứa đựng trong đó toàn màu hồng với sự hoàn mỹ tốt đẹp. Sau này tôi còn nhận thấy ngay cả những người nghiên cứu trong lĩnh vực văn hóa này cũng ngộ nhận rằng: Đã là các vị thần thánh thì đều cao cả và làm những việc tốt lành. Điều đó chỉ đúng ở một phần. Thế giới tâm linh thật vô cùng phong phú, và có nhiều cung tầng khác nhau (trong nhiều chiều không gian khác nhau), có thiên thần, nhiên thần, thiện thần, phúc thần, nhưng cũng có vô số hung thần, tà thần, thần nhăng thần nhít, quỷ quái yêu ma…Thiên thần, phúc thần thì ban phúc lộc thọ, mang đến cho chúng ta sự an lành sung sướng, nhưng hung thần, tà thần thì giáng họa, gây khổ đau…. Ngày nay, nhiều đô thị ở nước ta phát triển nhiều phương pháp luyện tập để nâng cao sức khỏe như: Ngồi thiền, dưỡng sinh tâm thể, Yoga, thái cực quyền…cảm xạ, phong thủy, và chữa bệnh bằng tâm linh…Vâng, rất nhiều môn phái, trường phái xuất hiện. Ở đây, tôi chỉ xin nói về phương pháp chữa bệnh bằng tâm linh. Chữa bệnh bằng tâm linh, đó là một phương pháp chữa bệnh cổ xưa đã có từ hàng ngàn năm nay, có ở khắp nơi trên thế giới, từ đông sang tây, từ bắc xuống nam. Nhưng khi xưa thì hiếm có, nay ở nước ta bỗng thành đại trà, nở rộ, lắm thầy nhiều ma.
Tôi có biết một anh cán bộ về hưu, học một khóa cảm xạ, rồi lại học thêm Kinh dịch, Mật tông…rồi khi biết đến danh tiếng của Nguyễn Đức Cần, anh ta tìm đến khu mộ cụ ở Thanh Mai, để tìm mà chẳng hiểu. Anh tự nhận là học trò của cụ. Anh khoe tự chữa bệnh cho mình rồi sau đó dẫn nhiều người vào mộ cụ để chữa bệnh. Anh trở thành kha khá nổi tiếng, rồi anh lại viết nhiều bài thành một tập sách ứng dụng hẳn hoi. Khi đọc xong tôi thấy buồn cho sự đời, phần tư liệu về cuộc đời cụ, anh ta nhặt trong tập kỷ yếu của tôi viết năm 1999 nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh của cụ, nhưng anh ta thay tên đổi họ của nhiều người, và anh ta lờ đi nguồn dẫn liệu. Tôi đành phải viết vài dòng lên trang đầu của tập sách (có tên là Kỳ nhân đất Việt), như thế này: “Tôi đã đọc tập sách này nhiều lần và thấy cần làm rõ một số điều:
1- Nhiều tư liệu đã sao chép từ những bài viết của tôi, nhưng lại tự tiện sửa chữa, viết sai nhiều chỗ, thậm chí thay cả họ tên của người trong bài viết.
2- Tự suy diễn sai lệch về thân thế tiểu sử của cụ
3- Do chưa bao giờ được gặp cụ, chỉ nghe người khác kể, câu chuyện không có độ tin cậy, làm cho người đọc hiểu lệch lạc, và không thấy được đạo đức cao quý của cụ. Về phần dẫn chứng đo năng lượng cảm xạ với các bệnh nhân, qua ảnh và qua người thực: Thật lạ là những người đã mất trên 15 năm (tôi quen thân), mà anh đo bằng con lắc rồi viết rằng, nay vẫn sống khỏe mạnh, chỉ số đo được vẫn giữ được là 200.000 BE, một người khác là một ông đại tá quân đội cũng đã qua đời đã lâu (tôi đã đi viếng) thế mà vẫn còn năng lượng 300.000 BE., hơn cả nhiều người đang sống sờ sờ.
Phần cuối tập sách là dạy lập các quẻ dịch chữa bệnh, thì chẳng liên quan gì đến cách chữa bệnh của cụ Nguyễn Đức Cần. Cụ có chữa như thế này đâu. Nhưng tại sao một số người khi được anh này dẫn đến khu mộ cụ lại khỏi bệnh và ca ngợi anh ta là thầy ? Khi xưa, Cụ Nguyễn Đức Cần có nói rằng: Một số người bệnh, chỉ cần đến sân nhà cụ là đã có thể khỏi bệnh. Trong cuốn sách “Nguyễn Đức Cần – Nhà văn hóa tâm linh, tái bản lần thứ tư, năm 2014, chúng tôi đã dẫn chứng và giải thích hiện tượng đó. Xin trích dẫn :“Hai nhà thông thái Boi rac và Liebeault đầu thế kỷ XII nhận thấy rằng con người có một năng lượng có thể gây tương tác từ xa giữa các cá thể. Họ kể rằng, có người chỉ bằng sự có mặt của mình cũng làm cho người khác khỏe mạnh….
Tôi xin kể câu chuyện năm 1982:
Một người bệnh bị viêm xoang rất nặng, nước mũi lúc nào cũng chảy, khi anh lên gặp cụ Nguyễn Đức Cần, để xin chữa bệnh, thì lúc còn ở ngoài cổng nhà cụ, nước mũi vẫn chảy, nhưng khi vào đến sân nhà cụ, thì anh kể rằng, lạ quá nước mũi bỗng ngưng chảy và anh cảm thấy vô cùng dễ chịu. Vậy điều đó giải thích như thế nào?
Theo các nhà chữa trị bệnh bằng tâm linh, thì bệnh tật, ốm đau là hậu quả của sự mất cân bằng năng lượng và từ sự tắc nghẽn năng lượng trong cơ thể. Nhưng như đã nói ở trên, năng lượng của con người có thể gây tương tác từ xa, trong trường hợp của cụ Nguyễn Đức Cần, trong quá trình sống và khổ tu, cụ đã tích lũy được một nguồn năng lượng vũ trụ vô cùng to lớn, và với lòng yêu thương, cụ đã truyền (lan tỏa) nguồn năng lượng tâm linh ấy, làm cho cơ thể tinh tú của người bệnh tuôn chảy, nguồn năng lượng không còn bị tắc nghẽn nữa, cơ thể người bệnh tự điều chỉnh trở lại khỏe mạnh..
Trở lại nguồn năng lượng tại khu mộ cụ Nguyễn Đức Cần, tại Thanh Mai, theo công bố chỉ số năng lượng địa sinh đo được tại đây (tháng 7 năm 2014) rất cao lên đến 27.000 đơn vị Bovits. (Nhưng chưa có một sự khảo sát cụ thể xác định nguồn năng lượng ấy có từ đâu). Nhưng, nhiều người có cảm nhận rằng họ đã thu được nguồn năng lượng địa sinh ấy, khi đến đây ngồi thiền, và có thể đó là nguyên nhân mà một số người đã được khỏi bệnh khi đến viếng thăm khu mộ cụ, trong đó có những người mà anh thày cảm xạ kia đưa họ đến, từ lúc ngộ nhận là học trò, rồi anh này biến hóa thành là người chữa bệnh bằng quẻ dịch, rồi thành thầy chữa bệnh tâm linh. Dục tốc bất đạt, hỏng mất thôi .Chẳng bao lâu, anh thầy chữa bệnh tâm linh, người viết tập sách Kỳ nhân đất Việt (2004), đã bị tai nạn qua đời, điều đó chắc làm nhiều người biết anh cảm thấy ngỡ ngàng (trừ tôi).
Nay xin kể thêm một trường hợp nữa, một anh có chức danh tiến sỹ hẳn hoi, công tác tai một Học viện, nhưng anh say sưa nghiên cứu Phật học, rồi học cả Cảm xạ và Mật tông nữa…rồi anh đi chữa bệnh bằng tâm linh phù giúp cho các phật tử nhiều phương …một hôm gặp anh trong khu lăng mộ cụ Nguyễn Đức Cần, anh bảo đang tu để thành Phật.
Tôi nghe mà mắt tròn mắt dẹt, nhưng miệng thì câm như hến không thốt thành lời, tôi sợ chuyện chẳng lành sẽ xảy ra với anh. Phật tu hàng nghìn ức kiếp. Chịu bao đắng cay mới thành đạo quả, chứ đâu dễ dàng như thế. Bẵng đi một thời gian, không gặp anh, nghe tin anh đã qua đời khi đang chữa bệnh cứu người. Than ôi! Ốc chưa mang nổi mình ốc, sao còn muốn tha cả cọc. Đó là một sự ngộ nhận, ngộ nhận và hoang tưởng. Tưởng rằng mình cứu đời, hóa ra cứu cái thân mình còn chẳng xong.
Đây cũng là bước đường chập chững của những người bắt đầu bước vào con đường tâm linh, và cũng là một bước thử thách vô cùng khó khăn và nguy hiểm, có thể trả giá bằng cái chết vô ý nghĩa. Thiên nhiên trao cho chúng ta mỗi người một bổn phận, xin chớ vội vượt qua.

Vậy những người chữa bệnh tâm linh là ai? Đó là những người có Căn cốt. Căn là gì? Căn tức là Cán.Cán đây chỉ cái Gốc. Trong thiên văn, người xưa quan sát trên bầu trời vào lúc hoàng hôn (giờ Dậu) thấy cái đuôi (Cán) của chòm sao Đại hùng tinh, chỉ vào phương vị nào trên bầu trời để tính tháng. Ví dụ Cán chòm sao chỉ vào phương Dần, thì đó là tháng Giêng (âm lịch). Vậy Căn cốt ở đây, là chỉ nguồn gốc của con người đó..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét