Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011

BÁC SĨ TỐT NHẤT LÀ CHÍNH MÌNH

BÁC SĨ TỐT NHẤT LÀ CHÍNH MÌNH
    Nguyên tắc 28 chữ: Bác sĩ tốt nhất là chính mình, thuốc men tốt nhất là thời gian, tâm trí tôt nhất là yên tĩnh, thể dục tốt nhất là đi bộ.

     Phương châm 16 chữ: Ăn uống hợp lí, thể dục đều đặn, cai thuốc bớt rượu, tâm trí ổn định.

     Ăn uống hợp lí trong ngày: Một-hai-ba-bốn-năm, đỏ-vàng-xanh-trắng-đen.
1 bịch sữa/ng, 2 lạng rưỡi thức ăn chính/ng, 3 phần đạm/ng, 4 nội dung-món có thô có tinh, vị không ngọt không mặn, chia nhiều bữa, ăn 7-80% y/cầu, 5 lạng rau quả. (1phần đạm: 50g nạc; or 1 quả trứng to; or lạng đậu or lạng tôm, cá; or lạng thịt gà; or 25g đậu nành)
     1 quả cà chua (đỏ), thêm vàng cà rốt, dưa hấu, khoai lang, ngô già, bí đao, đậu vàng, uống chè xanh, ăn bát cháo trắng, có nấm mèo đen.

     Đi bộ: ba-năm-bảy: Đi bộ trên 3 cây, đi bộ trên 30 phút; Đi bộ ít nhất 5 lần trong tuần; Khi đi bộ, giữ quá trình trao đổi oxy nhịp tim +tuổi = 170

     Cai thuốc, bớt rượu: Không hút thuốc, nếu hút-không quá 5 điếu/ngày.
     Không uống rượu, nếu uống-không quá 15 cc/ngày.

     3 việc nửa phút khi ngủ dậy: Thức dậy, nửa phút nằm yên, nửa phút ngồi dậy, nửa phút ngồi bỏ chân xuống giường.

     3 việc nửa giờ trong ngày: Thể dục sáng nửa giờ, ngủ trưa nửa giờ, đi bộ chiều nửa giờ

     4 chú ý cuộc sống thường ngày: 1. Làm việc nghỉ ngơi đúng giờ; 2. Thích ứng với thiên nhiên; 3. Chú ý giữ vệ sinh; 4. Loại bỏ thói quen xấu

     6 chú ý phòng tai nạn bất trắc: 1. Đừng xoay đầu mạnh; 2. Không tắm quá nóng; 3. Đừng uống đồ ướp lạnh; 4. Không ăn quá no và tránh nghiện ngập; 5. Đừng chạy bộ khi bụng đói; 6. Đừng đi cầu ngồi xổm.

     Cần dùng canh dưỡng tâm bát vị: 1. Từ thiện thương người; 2. Hiền lành tốt bụng giúp người; 3. Chính trực không gian tà; 4. Khoan dung độ lượng; 5. Hiếu thảo; 6. Thật thà ngay thẳng; 7. Đóng góp cho đời, … càng nhiều càng tốt; 8. Không cần người trả ơn.

- Nên sống lạc quan, tích cực.
- Đối với bản thân, người khác, xã hội đều giữ thái độ đúng đắn.

- 16 chữ để vui: Quên đi quá khứ, bỏ qua hiện tại, tận hưởng hôm nay, hướng tới ngày mai

- Triết gia nói: Cuộc sống như tấm gương, anh cười nó cũng cười, anh khóc nó cũng khóc
     Ba niềm vui gíup tâm trạng vui vẻ: Giúp đỡ mọi người, trân trọng cái mình có không tham lam, biết tận hưởng niềm vui xung quanh.

     Ba điệp khúc về gia đình hạnh phúc: 1. Gia đình là mái ấm tốt nhất cho mọi người; 2. Gia đình là thang thuốc tốt về tâm hồn và thể xác; 3. Giành sức khoẻ cho đàn ông

     Lời kết: 1 ý nghĩa-Sức khoẻ; 2 điểm căn bản-dễ dãi một chút, nhìn thoáng 1 chút; 3 tác phong lớn-tìm niềm vui giúp người, trân trọng cái mình có, tận hưởng niềm vui cuộc sống; 4 điều nguyên tắc - bác sĩ tốt nhất là chính mình, liều thuốc tốt nhất là thời gian, tâm trạng tốt nhất là yên tĩnh, thể dục tốt nhất là đi bộ.

               Bùi Xuân Vịnh tóm tắt, công thức hoá 18/10/2011 từ tài liệu cùng tên của
GS Hồng Chiêu Quang chuyên gia Y tế dự phòng Trung Quốc, Huỳnh Phụng Ái biên dịch

(Càng nhiều người đọc càng tốt, không ai được giữ bản quyền)

BÙI TỘC TA NÊN HOẠT ĐỘNG HỌ THẾ NÀO, THEO HƯỚNG NÀO

BÙI TỘC TA NÊN HOẠT ĐỘNG HỌ THẾ NÀO
THEO HƯỚNG NÀO
BÙI XUÂN VỊNH 9.2011
     Họp Thường trực đầu tháng 6 có phản ánh từ phía Nam: Họ (toàn quốc) làm không bài bản, hoạt động giảm sôi nổi, khó thu hút trẻ. Có cần xem xét lại tiêu chí và phương châm hoạt động?. Hãy khoan. Nên nhìn lại ta đã làm gì, làm thế nào. Nhiều bài toán cụ thể đặt ra chưa có lời giải. Có lẽ bài toán cơ bản ta chưa đặt đúng và xoay vào giải nó.
     Lo phát triển tổ chức. Đúng, nhưng đã là tổ chức họ chưa, cần xem. Còn tổ chức làm thì chưa mấy chú ý. Ban liên lạc cử đại diện đi đây đó. Tốt, vẫn chỉ là quan hệ, giao lưu, dáng dấp trên dưới, chưa phải liên kết dòng tộc. Cố tìm viễn tổ xa nhất (tìm cả gốc Việt cổ ?), khó khủng, xa xôi, chẳng thu hút được nhiều. Họ Bùi, dòng họ văn hiến, gốc bản địa, họ lành, nhân ái, lao động thông minh, đóng góp nhiều cho đất nước, dân tộc. Nên CĐHBVN hiện không cùng gốc, bởi đã “thu nạp” bằng nhiều lí do một số họ khác. Vậy Bùi từ gốc khác liệu có hứng thú. Đã mang họ Bùi (chẳng có luật nào cấm) thì suốt đời con cháu chắt chút… sẽ là Bùi, không ai về họ cũ. Nơi nào cũng có ông tổ cụ thể của mình. AI hướng họ tôn vinh thế nào, giỗ tổ ra sao cho đúng đạo, có tác dụng với con cháu. Họ nào cũng muốn biết ông tổ trên nữa, từ đâu đến, AI mách cho họ. Những ông tổ là danh nhân, nhân thần đất nước cần được tôn vinh cao hơn, rộng hơn. AI đã chú ý đến việc này. Đặc biệt, động viên con cháu, còn lơ là. Hãy lập ngay Ban khuyến học khuyến tài họ Bùi và có những động viên thực sự. Việc lập Hội con dâu con gái nên xem kỹ. Họ ở các nơi đều tôn vinh, coi trọng con dâu (dâu là kế thế mà), có phân biệt đâu. Uỷ viên BLLHBVN cũng như cơ sở mới có ít con gái, chưa có con dâu, thật không phải. Lại lập hội khác (có hội viên) của CĐHB (có thành viên). Vô hình chung đã coi thường và gạt con dâu ra. Còn lập ra hội rồi hoạt động gì, hoạt động thế nào.
     Xem ra ba năm qua sau Đại hội 2008, ta mới chăm lo phát triển tổ chức (toàn quốc và địa phương cũng na ná). Nhưng chưa định hướng tổ chức hoạt động hiệu quả. Thường trực Ban liên lạc đã hình thành đủ các ban, có quy chế hoạt động hẳn hoi nhưng vẫn dáng dấp các bộ phận hành chính (còn hoạt động lỏng lẻo) của tổ chức xã hội mà chưa đúng nghĩa tổ chức họ. Chưa muộn, trước khi Đại hội lần 2, nên định hương lại ngay (nếu cần, đổi tên luôn) các ban: Phát triển cộng đồng hãy chăm lo liên kết dòng tộc, xem và chỉ ra quan hệ họ nơi này nơi kia thế nào và hướng các họ làm gia phả; Lịch sử cần đặt ra việc làm cây phả hệ Bùi tộc Việt Nam; Thông tin cần đưa nhiều dòng họ, nhiều hoạt động, nhiều mặt về họ lên báo (không đưa 1 dòng họ nhiều lần); Tổ chức nhân sự chỉnh lại định hướng chung, và hoạt động các ban; Kiểm tra cần theo sát nhắc nhở tổ chức và hoạt động hơn nữa; Kinh tế doanh nghiệp nên xem lại.
     Hơi tiếc, mặc dù, VPBLLHB duy trì đều các buổi sáng thứ 7 là nơi giao lưu, quan hệ các họ, các địa phương với toàn quốc rất tốt. Nhưng họp đầu tháng của TTBLL lại chưa rõ việc gì đã làm được, việc gì sẽ làm một cách tuần tự, mà mang tính tự do phát huy sáng kiến nhiều hơn, dân chủ bàn bạc rộng rãi nhưng rồi bàn xong bỏ đó, vì điều kiện khả thi không đủ, và thế là lan man. Ba năm mới họp toàn BLLHB 1 lần (2009).
     Rốt cuộc, cái khó chưa ló cái khôn. Tất cả đều thiếu kinh phí. Đã có suy nghĩ BLLHB hướng về hoạt động kinh tế để thu hút lớp trẻ và có kinh phí hoạt động. Nếu hoạt động theo hướng này sẽ mất thiêng, dễ dẫn tới rã đám, vì làm kinh tế khá nghiệt ngã và khe khắt. Chắc chắn không phải nhiều người tham gia hưởng ứng.
     Hoạt động họ là hoạt động thiêng liêng. Hãy hướng về cái thiêng. Cần định hướng hoạt họ về văn hoá tâm linh. Làm được việc này chắc thu hút được nhiều người tham gia. Và rồi từ đây cũng sẽ có nguồn kinh phí.    
     Con cháu ta, cả ta nữa, mấy ai không đi đền chùa, và đến đó không ít thì nhiều đều làm công đức. Thế mà quỹ đền chùa có hàng tỷ. Có gì lạ, khi một ni sư già tạ thế có tiền tỷ để lại chưa có người thừa kế hợp pháp. Ba bốn mươi năm trước ở miền Nam, kể nhiều tiền thì nhất Mỹ, nhì đĩ, tam sư…Hiện nay cả nước ta, hàng sư cũng thuộc diện có nhiều tiên mà có ai làm kinh tế vật chất. Họ Bùi ta, hãy làm kinh tế văn hoá đi (không làm doanh nghiệp). Nhiều khả năng và hứa hẹn phía trước.
     Nên nghĩ ngay đến việc làm một nơi thờ các tổ Bùi chung tại Hà Nội này thôi. Việc gì phải đi Phú Thọ, Hải Dương…Giáo sư Hoành và phu nhân (bà Tuyết) đã nhất trí cho họ Bùi mượn đất tại phố Bùi Xương Trạch. Chẳng cần phải giấy tờ làm gì, Họ Bùi Việt Nam có pháp nhân nào để nhận đất kể cả khi gia đình làm giấy giao đất. Nếu ta làm được nơi thờ các cụ Tổ họ Bùi chung (làm, rước bài vị đến), chắc các Cụ “vui” lắm dó (họ Bùi mà), đồng thời làm nơi họp hành, giao lưu, lễ giỗ…thì tuyệt vời làm sao. Tại đó, còn tạo giúp nhiều việc thiết thực lắm: hướng dẫn hành lễ giỗ, nối ghép gia phả, hướng dẫn giúp đỡ làm từ đường, xây mộ tổ, trao đổi kinh nghiệm khuyến học…Giữa thủ đô, ai cũng dễ, có thể, cần về đây lễ Tổ. Khi đó thì tiền công đức chắc sẽ không chỉ như và còn hơn đền chùa. Nhiệm vụ của chúng ta là cần động viên con cháu hậu duệ hướng về Tổ Tiên một cách thiết thực.
     Mọi sinh vật, dù môi trường sống thế nào thì nó vẫn là bản sao của giòng giống tổ tiên nó. Con người lại càng là bản sao khá tuyệt đối của Tổ Tiên. Cần gì cầu trời khấn đất, tại sao cứ cầu cứu thần linh. Đó chỉ là việc thực hành nghi lễ của văn hoá mông muội. Nắm được quy luật của trời đất, biết tương thích (hay là thích ứng) với trời đất thì không bị hại, có khi còn sinh lợi. Thần linh cũng chỉ là nghĩ ra mà thôi. Hãy cầu cứu Tổ Tiên. Nhất định Tổ Tiên sẽ phù hộ độ trì thực sự. Con cháu hậu duệ nào mà không có mối quan hệ với cha ông Tổ Tiên, càng gần thì mối quan hệ càng bền chặt. Càng khơi dậy, càng vận động quan hệ thì năng lượng quan hệ (thông tin) càng lớn lên. Đây là chuyện vừa lý vừa thực. Điều dễ nhận ra là nếu cầu khấn Tổ Tiên dù đang ở trạng thái tâm lí nào, chắc chắn sau đó, tinh thần đều thanh thoát, và đó là sức khoẻ đã được Tổ Tiên ban tặng cho. Điều có thật là nhiều người chăm sóc đến Tổ Tiên, sức khoẻ được tăng cường, tuổi thọ được kéo dài. Hãy chiêm nghiệm và dạy con cháu hậu duệ họ Bùi chiêm nghiệm việc này.
     Khi có nơi thờ cúng Tổ của mình trong một nhà Tổ chung, có lẽ bà con họ Bùi cả nước sẽ về đây (nếu không về được quê) theo ngày giỗ Tổ mình và con cháu hậu duệ không phải phân tán công đức đi các đền chùa chỉ để vãn cảnh, du ngoạn. Ai cũng được ban tặng sức khoẻ, hơn hẳn bất cứ tài sản tiên nong nào được ban tặng. Còn sức khoẻ là còn tồn tại, sức khoẻ dồi dào, tồn tại lâu. Hết sức khoẻ sẽ về với cát bụi. Mất vật chất sống nhưng tồn tại vĩnh hằng thông tin vật chất vô sinh.
     Có nên chần chừ nữa không. Hãy xem xét điều chỉnh, định hướng ngay hoạt động họ cho hiệu quả, hấp dẫn, thu hút số đông đặc biệt lớp trẻ tham gia.  

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

HỌ BÙI QUỐC

HỌ BÙI QUỐC
XÃ ĐỨC LA - ĐỨC THỌ - HÀ TĨNH

     Theo Đại tôn gia phả chí, Gia phổ các tiểu chi, Sử ký thời Lê, Sắc phong của các triều đại, Bài vị, thần vị, hoành phi, câu đối, đại tự và các kỷ vật trong ngôi đền cách đây 400 năm cho biết vào cuối TK 13 đầu TK 14:
+Thuỷ tổ khảo Bùi Cảnh Quang từ phương bắc về Hương Sơn cư trú, một thời gian dau dời về xã Thược Dược làm ăn và mất tại đó. Mộ táng tại núi Nài – xã Thược Dược (ở Đông Hoà - Mỹ Xuyên vùng đá trống)
+Thỉ tổ tỉ thất truyền sinh nam tử Bùi Cảnh Huy.
+Bùi Cảnh Huy từ Thược Dược một thời gian sau sau chuyển về cồn Soi, bãi nổi phía nam Thành Rum (Rú Thành) tỉnh Nghệ An.
     Bùi Cảnh Huy hiệu là Hùng Nghĩa Hầu được phong Thành Hoàng làng Tường Xá và lập đền thờ phía Bắc làng Tường Xá (nay là xá Đức Châu - Đức Thọ - Hà Tĩnh). Theo gia phả cho biết, Mộ ngài táng tại xứ Môi Dài.
+Thuỷ tổ tỉ thất truyền sinh nam tử Bùi Cảnh Khánh.
+Bùi Cảnh Khánh sinh ra và lớn lên trong một gia đình nho học - học tài hiểu rộng, đậu Tiến sĩ thời Lê. Ngài làm quan đến chức lại bộ thượng thư dưới thời Bình Định Vương Lê Lợi (1408-1433), trấn thủ thành Lục Niên (núi Thiên Nhẫn).
     Theo sử sách thì núi Linh Cảm tên cũ là núi Tùng Lĩnh (Núi Thông). Nơi đây là đồn tiền tiêu của Nghĩa quân Lam Sơn ở thế kỷ 15 do tướng Đinh Lễ trấn giữ.
     Mỗi lần tướng giặc Minh là Trương Phụ xuất quân từ Thành Rum tấn công thành Lục Niên – Đinh Lễ đều biết trước và báo tin cho Nghĩa quân Lam Sơn ở căn cứ Đỗ Gia (Hương Sơn), cách đó vài cây số để đối phó.
     Vì vậy khi Đinh Lễ mất được phong Linh Cảm Đại Vương và lập đền thờ ông ở trên núi. Từ đó núi Tùng Lĩnh được mang tên là núi Linh Cảm (nay lăng mộ tổng bí thư đầu tiên Trần Phú được xây tại núi này)
     Trong một lần nghĩa quân Lam Sơn giao chiến với quân giặc Minh – Bình Định Vương Lê Lợi bị giặc vây ráp các tướng lĩnh của nghĩa quân bị thất lạc. Vâng lệnh Lê Lợi, tướng công Bùi Cảnh Khánh cầm quân tiến đánh quân giặc Minh do tướng Trương Phụ trấn giữ trong thành Rum. Sua thất trận cả người lẫn ngựa chết và chôn cất tại chỗ - cũng có tư liệu chép rằng sau khi dánh đuổi quân giặc Minh xâm lược, Bùi Cảnh Khánh trấn giữ một thời gian rồi mất. Gia phả chép “Mộ táng tại Thành Rum toạ tam cấp”. Sau khi ngài mất Triều nhà Lê liệt ông vào hàng ngũ của danh thần tiết nghĩa có công đánh giặc giữ nước và phong là: Đặc tiến Kim tử - Vinh lộc Đại phu – Quân vũ thanh lang - lại tư binh trung lang – Văn ngạn tử - Bùi tướng công – Bùi Cảnh Khánh (Phiên âm bản dịch bài vị tại nhà thờ Bùi Cảnh Khánh thiết lập năm 1660). Vì có công với dân với nước triều đình nhà Lê phong sắc thần cho ngài. Thanh hoàng làng để tam giáp (Láng ngạn, Láng trung, Láng thượng) đồng phụng sự.
     Một vị tướng Văn Võ song toàn
     Phất cờ hồng dẹp giặc giữ non sông
     Đánh tan Trương Phụ quân giặc Minh
     Lập công oanh liệt được tôn vinh
            Quân vụ thanh lang - Lại tư bộ trung lang
     Văn ngạn tử Bùi tướng công tự Cảnh Khánh - Thuỵ trung nghĩa Tả Hữu trụ quốc đại nhân.
     Trong bài : Sơn Thuỷ Vịnh: trang 117 của Sở văn hoá thông tin Hà Tĩnh xuất bản mô tả núi Lam thành nơi mà Ngài Thuỷ Tổ Bùi Cảnh Khánh chiến đấu hy sinh – Lăng mộ Ngài an táng
     Đất dựng non cao núi dựng thành
     Hùng Sơn tuyên nghĩa núi lừng danh
     Xa trông điệp điệp rừng xanh ngắt
     Trước mắt cuồn cuộn nước lươbj quanh
     Thành luỹ quân Minh tro đã lạnh
     Oai phong ngự sử đã ghi hình
     Cột đồng Mã Viện đâu còn thấy
     Mây núi ngày ngày lượn quẩn quanh.
     Đến thế kỷ 17 gia phả và sắc phong của vua Lê Lợi để tại nhà ông Bùi Thản phụng sự bị hoả hoạn cháy. Đến khi vua Khải Định lên ngôi xét công trạng của Ngài đối với dân với nước nên sắc phong tiếp. Nội dung sắc:
     Hà Tĩnh  tỉnh – La Sơn huyện – Láng Ngạn xã – tam giáp đồng phụng sự - Lê Triều Thượng Thư Văn Ngạn tử - Vinh Lộc đại phu - Bản cảnh Thành Hoàng
Bùi Tướng công chi thần - Nhận trước linh ứng - Tứ Kim phỉ thừa - Cảnh mệnh tổng niệm - Thần hưu tước phong vị. Dực bảo trung hưng linh phù chi thần - Chuẩn kỳ phụng sự - Độ kỷ thần kỳ tương hữu bão ngã lê dân – Khâm tai.
     Khải Định thập niên thú nguyệt nhị thập lục nhật (26-7-1925)
     Qua sắc phong người được hưởng ân tứ các triều đại trước và rất linh ứng. Bản sắc hiện còn nguyên vẹn và rõ nét, có ông sắc, hộp sắc bằng gỗ sơn son thiếp vàng bảo vệ chu đáo. Vì lẽ Ngài có công với nước nên lấy tên họ là Bùi Quốc.
+Vợ chính của Ngài Bùi Cảnh Khánh là Trần Thị Thọ sinh hai nữ tử: -Bùi Thị Khuyến chết từ nhỏ, -Bùi Thị Đỏ bị chết đuối khi chưa đến tuổi vị thành niên tại làng Tường Xã. Hai vị tổ cô này rất thiêng được mệnh danh là “Quế, Hoa Nương Thần Nữ” còn lưu truyền trong gia phả. Trong truyện cổ tích (cây vonng thần, con chồn cứu nạn vua Lê” ông Thái Kim Đính nhà sử học, hán học ghi trong cuốn làng cổ Hà Tĩnh - Tập 2 – Chi hội văn nghệ dân gian trang 104. Chúng tôi liên tưởng vị tổ cô Bùi Thị Đỏ bị chết đuối được vua Lê Lợi cho quân lính cứu vớt và chôn cất chu đáo tại làng Tường Xá – Khi vua Lê bị nạn quân giặc truy đuổi linh hồn vị tổ cô Bùi Thị Đỏ hiển linh cứu vua khỏi nạn đã trở thành huyền thoại.
     Trong bài chầu văn có 32 khổ chúng tôi trích 1 khổ viết bằng chữ hán phiên âm bằng chữ nôm như sau:
     Hai bà tổ đúc đồng chung
     Chẳng dám quên ơn tình ngày trước
     Con cháu như ý sở cầu
     Bút long chương bóng đèn kinh sử
     Đào hoa thần nữ linh thông dọi truyền
+Vợ thứ: Nguyễn Thị Trang - Nguyễn Thị Nghị.
Sinh hạ 3 quan viên tử: Bùi Cảnh Tranh – Bùi Cảnh Long – Bùi Cảnh Lân nay thành 3 đại chi lớn có lập đền thờ riêng. Một thời gian sau con cháu họ Bùi rời Tường Xá về phía hữu sông Lạch (sông La Giang) tạo mãi điền thổ sinh cơ lập nghiệp cùng con cháu Lê Bôi và con cháu Nguyễn Doãn Tạo.
     Đến năm Lê Triều Vĩnh Thọ nhị niên - Tuế thứ Canh Tý - Tạo tác miếu đường (1660) Xuân thu phụng tử.
     Qua các câu đối trong ngôi đền đều ca ngợi công lao danh tiếng Ngài chói lọi từ Triều Lê đến nay:
     Nguy nga miếu mạo ngạn chi đâu
     Hiển hách luân danh Lê dĩ hậu
Bảng vàng bia đá ghi tên ngài không bao giờ phai.
Ngạn nam thành Bắc miếu trường tồn
Kim bảng thach bi danh bất hũ.
-Ngày 18/01/2006 UBND tỉnh Hà Tĩnh có Quyết định công nhận đền thờ Bùi Cảnh Khánh xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp Tỉnh.
+Ngày 01/4/2006 Chính quyền địa phương Tỉnh, Huyện, Xã và dòng họ tổ chức đón nhận bằng di tích lịch sử văn hoá một cách trang nghiêm và trọng thể.
+Đền thờ cùng với các tài liệu hiện vật gốc có giá trị về mặt Lịch sử Kiến trúc nghệ thuật được lưu giữ từ thế hệ này qua thế hệ khác là vật vô giá giúp ta hiểu rõ thân thế và sự nghiệp của ngài từ thời đại Lê Triều tới nay.
     Từ sơ khai một Ngài Thuỷ tổ
     Đôìư nối đời tách hộ phân chi
     Đến nay khắp cả ba kỳ
     Hàng ngàn con cháu chuyển di sinh tồn
     Vẫn còn nhớ cội nguồn gốc cũ
     Nhớ công ơn tiền tổ sinh thành
     Tập văn nhắc lại ngọn ngành
     Đời đời giữ trọn lòng thành thuỷ chung
            Đức La ngày 28 tháng 4 năm 2009.

            Chủ tịch Hội đồng gia tộc họ Bùi Quốc
                             Bùi Văn Ninh

HOẠT ĐỘNG KẾT NỐI DÒNG TỘC Ở BÌNH ĐỊNH

HOẠT ĐỘNG KẾT NỐI DÒNG TỘC Ở BÌNH ĐỊNH
                                                                                                                        BÙI ĐIỆN BIÊN
     Năm Kỷ Sửu 2009, thực hiện Nghị quyết Đại hội họ Bùi Việt Nam lần thứ nhất, từng bước nâng cao tiềm thức ý tưởng tâm linh cho tất cả con cháu ở các chi họ trong tỉnh khi đã có mục tiêu phương hướng tìm về cội nguồn dòng tộc mà bao đời đã lãng quên vì không có đường hướng ở trên quê hương Bình Định, dải đất của người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung Nguyễn Huệ. Bình Định, nơi sinh ra và lớn lên của nữ tướng Đô Đốc Bùi Thị Xuân, cháu của cụ cao tổ Bùi Văn Kim sinh năm Giáp Thìn 1224 là nền tảng sinh sôi nẩy nở của dòng tộc họ Bùi tỉnh Bình Định, đã tồn tại và phát triển trong các cộng đồng làng xã ở mười một huyện, thành phố trong tỉnh. Nhiều cụ cao tổ họ Bùi Bình Định đã tham gia phong trào Tây Sơn tụ nghĩa: Cụ bà Bùi Thi Nhạn, Hoàng hậu thứ phi của vua Quang Trung, Bùi Thị Xuân, một trong năm tướng tài của nghĩa quân Tây Sơn đã tô đậm trang sử hào hùng trong gia phả các chi họ trong tỉnh Bình Định. Tiếp nối truyền thống yêu nước và giữ nước, các thế hệ con cháu họ Bùi đã mang nặng nhiệt huyết của tổ tiên tham gia vào phong trào giải phóng dân tộc bảo vệ xây dựng quê hương, đất nước.
     Từ truyền thống hào hùng đó lại được Nghị quyết Đại hội cộng đồng họ Bùi Việt Nam là ánh sáng soi đường cho Ban liên lạc họ Bùi tỉnh Bình Định quảng bá triển khai kết nối dòng tộc trong các chi họ đã được các thế hệ con cháu phát tâm hưởng ứng mang nặng tâm huyết tâm linh hướng về cội nguồn tiên tổ. Xuất phát từ nghĩa cử cao đẹp đó, năm Kỷ Sửu 2009 các chi họ Phù Mỹ, Hoài Ân, Hoài Nhơn, An Nhơn, Phù Cát đã truy tìm gia phả về các chi họ có các cụ tổ cao tuổi như Bùi Cảnh Xuân, Bùi Cảnh Hoa từ đàng ngoài vào nhưng không biết nguồn gốc ở đâu đã định cư tại làng Bình Long, xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ sinh cơ lập nghiệp, phát triển một chi họ Bùi lớn hiện nay con cháu dựa vào cộng đồng họ Bùi Việt Nam để tìm đến cội nguồn tiên tổ. Chi họ Bùi làng Thanh Tú, thị trấn Tăng Bạt Hổ, huyện Hoài Ân đã được con cháu đồng thuận tái lập từ đường ông Bùi Tăng Phiên hiến hơn 100 m2 đất để xây dựng. Con cháu nội ngoại đóng góp công của, trong đó hai cháu ngoại đang định cư tại Hoa Kỳ: Cháu Hồ Quá ủng hộ 2000 USD, cháu Trương Tư 6000 USD được đưa vào tái lập nhà thờ họ tổng số vốn hơn 200.000.000 đồng. Chi họ Bùi thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát huy động con cháu đóng góp hơn 100.000.000 đồng để xây dựng nhà Từ đường mới thờ cúng tổ tiên khang trang và trọng vọng. Chi họ Bùi thôn Vĩnh Đức, xã Ân Tín, huyện Hoài Ân con cháu nội ngoại đã đóng góp hơn 20.000.000 đồng để xây dựng lại mộ cụ Tổ con cháu bảo tồn tôn vinh và nhang khói.
     Nhìn lại năm qua hoạt động của Ban liên lạc họ Bùi tỉnh Bình Định vẫn còn nhiều khó khăn thách thức nhất định về các mặt vì đây là ý tưởng tâm linh thu nhập nhân tâm với ý tưởng hướng về cội nguồn của mỗi thành viên con cháu họ Bùi ở từng chi họ. Nhưng cũng vì ý tưởng tâm linh đó, Ban liên lạc họ Bùi tỉnh sẽ nâng cao nhận thức trách nhiệm hơn nữa đối với tổ tiên dòng tộc mà cộng đồng họ Bùi Việt Nam sẽ là mái nhà chung định hướng thống nhất tồn tại và phát triển trong dòng tộc họ Bùi Việt Nam.

HỌ BÙI LÀNG MẬU LƯƠNG – HÀ ĐÔNG

HỌ BÙI LÀNG MẬU LƯƠNG – HÀ ĐÔNG
Trong gia phả họ Bùi ở làng Mậu Lương -Hà Đông theo bản sao chép năm Thiệu Trị thứ 4 tức 1884, sau khi dịch phát hiện họ Bùi ở Mậu Lương có 13 đời, đã phát hiện dòng họ Bùi này có 3 chi thất lạc (chưa có thông tin về lý do thất lạc), hiện còn 2 chi chưa tìm được cội nguồn, xin được trích nguyên văn 2 chi hiện chưa biết còn, phát triển như thế nào để tìm về cội nguồn.
Đời thứ 9: Bùi quý Công tự Phúc Tín (có chỗ là Bùi Trọng Tín) hiệu là Phúc Quyền làm chức cai quản viên, ông là người có đức hạnh, tin người, thương người có dũng lược can đảm, hưởng thọ 65 tuổi, ông mất ngày 5 tháng 7 năm giáp ngọ. Ông lấy 3 vợ sinh được 5 trai, 3 gái
Bà chính thất …….
Bà á thất ………….

Bà trắc thất họ Nguyễn, hiệu là Diệu Thục quê ở tỉnh Thái Nguyên (nay thuộc Phúc Yên) xã Vệ sơn bà sinh được 01 con trai là Bùi Trọng Hỗ cư trú ở xã ấy và 01 con gái là Bùi Thị Thọ xã ấy. Mộ bà táng và ngày giỗ đều thuộc về xã ấy.
Chúng tôi tra cứu xã Vệ Sơn xưa nay là 2 thôn Vệ Sơn Đông và Vệ Sơn Tây thuộc xã Tân Minh huyện Sóc Sơn Phúc Yên.

Đời thứ 11 Cựu hương trưởng Bùi Quý Công tự là Trọng Chiêu hiệu là Thục Huy hưởng thọ 43 tuổi giỗ ngày 8 tháng giêng, ông lấy 2 vợ
Bà Vợ cả …………..
Bà vợ thứ quê ở xã An Trường sinh ra con trai là Bùi Văn Danh (Người dịch chưa chắc chắn là Danh vì đặc điểm của chữ nôm)
Mẹ và con đều quay về xã ấy.

     Chúng tôi tra cứu địa danh xã An Trường xưa hiện nay có 4 địa danh:
1-     Thôn An Trường thuộc xã Tân An huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang
2-     Thôn An Trường thuộc xã Thọ Lập huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa,
3-     Làng An Trường (không rõ xã) thuộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh
4-     Làng (thôn) An Trường (không rõ xã) thuộc huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An.
Trang Thông tin điện tử của dòng tộc, chuyên mục “Kết nối dòng tộc” kính báo con em họ Bùi các địa phương khi đọc tin này nếu có trùng khớp hoặc còn nghi vấn điều gì xin thông tin đến Họ Bùi Việt Nam:
Số điện thoai 04 33 2125 403
Hoặc Bùi Hũu Tuân
Số điên thoại 0984621088 để được giải đáp và hướng dẫn.
                                                              
                                                               Tài liệu: Bùi Hữu Tuân
                                                          Bùi Xuân Đính (dịch, tra cứu).

Hä Bïi lµng thÞnh liÖt víi ngh×n n¨m th¨ng long hµ néi

Hä Bïi lµng thÞnh liÖt víi ngh×n n¨m th¨ng long hµ néi

Gia tộc họ Bùi làng Thịnh Liệt, hay Họ Bùi Làng Sét, là một dòng họ nổi tiếng đã đóng góp nhiều nhân vật quan trọng cho các triều đại trong thời gian từ đầu thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 20, cũng như nhiều văn hào, tác gia… của nền văn hóa Việt Nam trong 5 thế kỷ đó. Gia tộc này đã được nhắc đến trong nhiều sách và tài liệu như Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, cũng như nhiều bài báo khác.

  Bùi Xương Trạch (1451-1529) là ông tổ thứ ba của họ Bùi ở thôn Giáp Nhị( xã Thịnh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội). Ông là con trai lớn của Diễn Phúc Bá Tả Dụ (hay Trung Thức). Ông làm quan trong triều nhà Hậu Lê, giữ các chức vụ như Đông các Học sĩ, Thượng thư bộ Binh, Tế tửu Quốc Tử Giám... cũng như Thượng thư Trưởng Lục bộ (một chức vụ quan trọng điều khiển cả sáu bộ, tương đương như Tể tướng) kiêm Đô Ngự sử, và được vua phong tước Quảng Văn Hầu.  Bùi Xương Trạch nổi tiếng thanh liêm, được nhiều người kính phục và được nhắc đến trong nhiều tài liệu lịch sử. Khi chết ông được phong tặng chức Thái phó, tước Quảng Quốc Công và tên hiệu là Văn Lượng. Bia tiến sĩ tại Văn Miếu Hà Nội còn ghi tên của Bùi Xương Trạch đỗ Đệ Tam Giáp Tiến sĩ năm 1478 cùng với 3 vị Tiến sĩ nữa của dòng họ là Bùi Vịnh: bảng nhãn năm 1532;  Bùi Bỉnh Quân: tiến sĩ năm 1619, và Bùi Huy Bích: hoàng giáp năm 1769.

Tương truyền, Bùi Xương Trạch là một người rất hiếu học, thời trẻ khi đi làm đồng ông cũng mang sách theo, nhà nghèo đêm ông bắt đom đóm cho vào chai để thay đèn, mệt quá, ông nằm nghỉ trên hai cái chày để đau mình sớm tỉnh lại. Vì là dân “chân trắng” nên ông phải thường kỳ cắt cỏ gánh lên kinh thành để nuôi ngựa trong cung điện. Có một lần, đúng vào đêm rằm tháng tám mà có nguyệt thực, vua truyền cho các quan coi việc văn từ làm thơ vịnh. Ông biết chuyện bèn làm bài thơ quốc âm dâng lên. Vua đọc tỏ ý tán thưởng bèn cho triệu đến ban lời khen ngợi, hỏi rõ họ tên quê quán và truyền cho miễn mọi lao dịch để có thể chuyên chú học hành.Năm 27 tuổi ông thi đỗ tiến sĩ, khoa ấy lấy đỗ 62 người chỉ có mình ông người Thanh Đàm. Ông làm hiệu thư, sau được bổ vào Viện Hàn lâm, khoa Đông Các rồi sau được thăng Đông các đại học sĩ. Thiên đô ngự sử, Thượng thư bộ Binh chưởng lục bộ, Hiệu trưởng Quốc Tử Giám. Ông là vị quan thanh liêm, không mảy may mưu tính việc riêng tư, bổng lộc triều đình ông đem chia cho họ hàng, làng xóm. Lòng nhân hậu và đức độ của ông được người đời ca tụng. Dòng họ Bùi của ông qua 7 thế hệ, hơn 200 năm không đời nào không có người làm nên sự nghiệp cả về văn lẫn võ.

Dòng họ Bùi  đóng góp rất nhiều vào văn hóa và văn học Việt Nam với các tác gia. Phải kể đến những tác giả như  Bùi Huy Bích (Tồn am thi văn tập, Hoàng Việt thi tuyển, Hoàng Việt văn tuyển,...), Bùi Bỉnh Trục (Đản Trai trích đối, Đản Trai công thi tập), Bùi Phổ (Mão Hiên văn tập, Mão Hiên chuyết bút, Bùi thị gia phả...); sau đó là Bùi Vịnh (Đế đô hình thắng, Cung trung bảo huấn), Bùi Nhữ Tích (Minh đô thi). Đặc biệt không thể không nhắc tới  Bùi Xương Trạch với bài ký đình Quảng Văn tại cửa Đại Hưng của thành Thăng Long. Đây là một trong những tác phẩm viết bằng Hán văn, được chép trong nhiều văn tuyển xưa, là đại diện tiêu biểu cho nền văn học thị tinh triều Lê. Ông còn được phong tước Quảng Văn Hầu vì đã viết rất hay bài ký Đình Quảng Văn

Năm 1491 khoảng tháng 11, vua sai dựng ngôi đình ở ngoài cửa Đại Hưng, tức cửa Nam hoàng thành để treo những pháp lệnh công bố cho dân biết, sau đó vua trao cho Bùi Xương Trạch việc làm bài ký ghi lại việc xây dựng và nói lên ý nghĩa của công trình này.

Lê Thánh Tông mất năm 1497, thái tử Chanh lên ngôi vua, tức là Lê Hiến Tông. Bùi Xương Trạch được thăng từ Đông các hiệu thư (hàm chánh lục) lên Đông các học sĩ (hàm tòng ngũ). Năm Nhâm Tuất (1502), ông được cử làm giám thị khoa thi Hội, sau đó, do đức tính cẩn trọng trung thực, ông được lên chức Thiên đô ngự sử ở Ngự sử đài (hàm chánh ngũ).

Trong bài biểu tạ ơn còn được chép trong Lịch triều hiến chương có câu “chưa đến 6 tuần đã lên thất quý” (thất quý chỉ những người giữ chức vụ quan trọng trong triều) chứng tỏ rằng ông được thăng chức này trước năm 1510.

Lần lượt ông được trao nhiều chức vụ trọng yếu. Trước khi về hưu cùng một lúc ông kiêm nhiều chức lớn trong triều: Thượng thư bộ Binh, Chưởng lục bộ (có ý nghĩa là trông nom cả 6 bộ khác, tức gần như Tể tướng), Đô ngự sử (coi việc đàn hặc những chuyện sai trái trong triều), Tri kinh diên sự (đảm nhiệm việc giảng sách cho vua nghe và trình bày những điều hay dở), Tế tửu Quốc tử giám (đứng đầu trường học cao nhất trong nước, và đang ở thời kỳ phát triển khá mạnh dưới triều Lê Thánh Tông). Ông còn được phong tước Quảng Văn hầu. Tước hiệu này ghi lại tài văn học quảng bác của ông, và cũng có thể ghi lại cả vinh dự ông đã được vua trao cho viết bài ký đình Quảng Văn.

Trong thời gian cuối đời làm quan của ông, triều Lê trải qua một cuộc khủng hoảng sâu sắc với những tên vua xa xỉ, dâm lạc như Uy Mục (1505 - 1509) và Tương Dực (1510 - 1516). Bùi Xương Trạch lấy cớ đau mắt cố xin về hưu vào năm Canh Thìn (1520) niên hiệu Quang Thiệu triều Lê Chiêu Tông. Ông mất ở nhà ngày 3 tháng 11 năm Kỷ Sửu (1529) thọ 79 tuổi, mai táng ở gò trong thôn, xứ Kim Lộc.

Về mặt văn học, một trong những tác phẩm thơ Nôm tương  đối cổ còn truyền lại được là bài thơ ông vịnh đêm rằm trung thu gặp nguyệt thực bằng quốc âm khi ông chưa đỗ vào năm 1476.  Bài thơ phiên âm như sau:

Lượt là vằng vặc rạng tơ hào

Phải mịt mù nay vị cớ bao

Nhân bởi hắc vân ngất phủ

Há rằng thỏ ngọc hay lao

Hằng Nga lấy đấy làm rông vát(2)

Thục đế từ nay kẻo ước ao(3)

Mực rằng đêm nay chẳng thấy nguyệt

Thu qua đông đến quế càng cao.

Bài thơ tả cảnh nguyệt thực là thật là sát, hai câu đầu tả cảnh trăng sáng bị che lấp, hai câu 3, 4 nói lý do: chính bị mây đen che phủ chứ không phải vì thỏ ngọc chạy rông đâu mất nên trăng bị tối mờ. Hai câu 5, 6 đưa ra mặt hay của nguyệt thực: Hằng Nga có dịp đi chơi và chàng Ngô Hy (từng làm phản xưng là Thục vương) không còn thấy được người cầm roi ở vầng trăng xui nên có những ước ao ngạo ngược. Hai câu kết luận cũng đầy lạc quan: đừng nên buồn về chuyện đêm trung thu không trăng, vì tháng sau cả mùa đông, trăng sẽ lại vẫn tròn và cây quế cung trăng sẽ cao hơn, khiến người bẻ quế tức người thi đỗ sẽ được một cành vươn cao hơn nữa, có nghĩa là thành công rực rỡ hơn.

Bài Ký đình Quảng Văn bằng Hán văn, là một bài nổi tiếng. Bài này có giá trị đặc biệt vì nó ghi lại khá rõ nét địa điểm đình Quảng Văn và khu lân cận, đồng thời biểu hiện một phần nào thời thịnh trị dưới triều Lê Thánh Tông, sự chăm sóc của triều đình đối với việc ban bố rộng rãi những chính lệnh để mọi người đều được biết và noi theo. Ta thấy đình Quảng Văn “ở mé ngoài cửa Đại Hưng; theo địa thế thì lầu phượng cao ngất ở phía trước, thành rồng bao vây ở bên ngoài, ngòi nước bạc và đường cấm vệ vòng quanh tả hữu”. Thành rồng đây chỉ thành Đại La, ngòi nước bạc (ngân câu) có thể là ngòi Bích Câu ở gần đấy hoặc ngòi chảy quanh làm hào bảo vệ thành.

Về hình dáng ngôi đình, bài ký viết “trụ cột trang nghiêm mà cao, đục chạm thật đơn giản, dù có thấp mà không xấu, đẹp mà không lộng lẫy. Quy mô như vậy là đúng mức”.

Bài ký còn nhấn mạnh về ý nghĩa tác dụng của ngôi đình sau khi treo yết những chính lệnh “công việc của muôn dân thiên hạ sẽ sáng như sao, rạng rỡ như vầng nhật, khiến cho việc tai nghe mắt thấy của bốn phương được thêm đổi mới, và biểu dương nền văn minh của một đời”.

Lời văn trong sáng và mạnh mẽ nhấn mạnh việc cần thiết công bố những văn bản chủ yếu của nhà nước để mọi người thứ dân đều có thể như được vua “ghé tai dặn đò, giáp mặt chỉ bảo” (nhĩ đề nhi diện mệnh), “văn hoá và đạo đức đều phát triển mở mang, không nơi xa xôi nào mà không tới”.

Bài ký có thể coi như tiêu biểu cho thời đại hưng thịnh dưới thời Lê Thánh Tông với một nền chính trị chú ý nâng cao phong hóa của đất nước, ,của đông đảo quần chúng.

Ngoài bài ký này làm dưới thời Hồng Đức, trong gia phả và Lịch triều hiến chương còn ghi lại hai bài biểu tạ ơn của Bùi Xương Trạch làm khi được thăng chức Hiệu thư đông các và khi đổi qua Thiêm đô ngự sử. Kể ra những bài biểu tạ ơn loại này thật không hiếm, bất cứ một ai đã đỗ đạt ra làm quan đều có thể làm và có nhiệm vụ làm mỗi khi có việc lên chức hay thuyên chuyển. Nhưng hai bản này sở dĩ được chép lại, vì ngoài giá trị văn học của nó, nó còn soi sáng về tâm thuật Bùi Xương Trạch và thời đại ông đang sống. Bài biểu thứ nhất nhằm tạ ơn việc thăng chức từ Học sĩ lên Hiệu thư đông các. Bài biểu làm ở giai đoạn đầu cuộc trị vì của Lê Hiến Tông, nó vừa tỏ lòng biết ơn, vừa nhắc tới thời thịnh trị của Lê Thánh Tông và hy vọng ở sự tiếp nối của vua mới “nay được gặp bệ hạ noi theo vũ công đời trước mở mang văn hoá làm sáng đức của mình, đổi mới việc chính trị cho dân, mở rộng đường giáo hóa, không lơi là người gần, không quên người xa, mở rộng đường khuyến khích công lao để lấy người hiền”(4).

Bài biểu thứ hai làm khi đổi sang Thiêm đô ngự sử, một chức gìn giữ pháp lệnh của triều đình, đã đòi hỏi đức tính can đảm dám vạch rõ những điều sai trái. Lúc này đương vào thời Uy Mục, chính sự nhiều điều đồi bại(5), bài biểu có ý nhắc tới trách nhiệm của vua: “nghĩ thần giữ chức đã lâu, không có bè cánh, biết thân với người ngay thẳng, có thể sử linh, quyền hành uốn cong chữa vạy gánh nặng trên cho, công việc xử trí quyết đoán, lòng trung trông cậy. Thần xin kính vâng lệnh vua, nguyện xin hết lòng... sẽ cố gắng khuyên can bằng nhân nghĩa, bày mưu nguyện bắt chước người xưa”.
Bùi Xuân Ngật(tổng hợp)

CỘNG ĐỒNG HỌ BÙI YÊN BÁI

CỘNG ĐỒNG HỌ BÙI TỈNH YÊN BÁI          HỌ BÙI VIỆT NAM
           BLLHB TỈNH YÊN BÁI                  Đoàn kết – Tương trợ - Phát triển
                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                       

                                                                                                            Yên Bái, tháng 3 năm 2010

DỰ THẢO TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN LIÊN LẠC
CỘNG ĐỒNG HỌ BÙI TỈNH YÊN BÁI

     Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu cộng đồng họ Bùi Việt Nam lần thứ nhất; Theo nguyện vọng của nhiều bà con, anh em trong nhiều dòng họ tâm nguyện mong muốn cùng Ban liên lạc cộng đồng họ Bùi tỉnh Yên Bái, thực hiện mục tiêu: sớm được kết nối dòng tộc, tìm về cội nguồn, để tri ân tiên tổ chung của cả nước, phát huy truyền thống xây dựng họ Bùi phát triển vững mạnh, cùng các dòng họ khác trong tỉnh xây dựng đất nước, quê hương Yên Bái giàu đẹp văn minh.
     1.Nhiệm vụ của Ban liên lạc
-Quan tâm nhiều đến nhiệm vụ củng cố, xây dựng và phát triển dòng họ cơ sở tại các địa phương nhằm vào mấy vấn đề chủ yếu là: sưu tầm tư liệu lịch sử gia phả, truyền thống quý báu, nét đẹp văn hoá và các cơ sở căn cứ thực hiện kết nối của các dòng họ; động viên các thế hệ con cháu cùng nhau đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau thực hiện các chủ trương kế hoạch sản xuất, dịch vụ, kinh doanh, giáo dục đào tạo con cháu thành tài; nhằm nâng cao cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của gia đình, dòng họ, quê hương, đất nước.
-Sưu tầm cung cấp tư liệu và giúp đỡ kinh nghiệm các dòng họ viết gia phả. Khuyến khích bảo tồn, tôn tạo và xây dựng mới mộ tổ, nhà thờ và những công trình di tích lịch sử văn hoá của dòng họ; duy trì nề nếp văn hoá truyền thống của các dòng họ như giỗ tổ, khuyến học, khuyến tài, mừng thọ, làm những điều thiện...taọ nên những nét mới trong truyền thống sinh hoạt văn hoá của mối dòng họ.
-Ban liên lạc tỉnh cần phối hợp với BLLHBVN có kế hoạch giúp đỡ các dòng họ cơ sở thực hiện việc sưu tầm kết nối dòng tộc hoặc các lĩnh vực khác có thể làm được khi có nhu cầu đề ra.
     2.Tổ chức, lề lối làm việc và nguyên tắc hoạt động của Ban liên lạc.
-Căn cứ tổ chức của Ban liên lạc gồm có những người nhiệt tình tâm huyết với tổ tiên dòng tộc, đại diện các dòng họ Bùi, có bộ phận thường trực và các uỷ viên phụ trách các tiểu ban, các chi dòng cơ sở.
     Các dòng họ Bùi ở trong phạm vi huyện, thị xã, thành phố hoặc cơ sở phường, xã, tuỳ theo điều kiện dân số và chi dòng họ Bùi nhiều ít để b trí tổ chức cho phù hợp như Ban liên lạc hoặc tổ đại diện phụ trách công việc họ cho thuận tiện sinh hoạt.
-Các thành viên Ban liên lạc có nhiệm vụ:
      Tuyên truyền phát huy ảnh hưởng của dòng họ trong cộng đồng; góp phần mở rộng khối đại đoàn két giúp nhau thực hiện nghĩa vụ công dân; thực hiện có hiệu quả những công việc được phân công; tham gia đầy đủ các cuộc sinh hoạt của Ban liên lạc theo định kỳ và đóng góp kinh phí hoạt động theo quy định.
-Các thành viên Ban liên lạc có quyền:
     Được cung cấp thông tin tài liệu cần thiết của Ban liên lạc; dân chủ bàn bạc và tham gia quyết định các công việc của Ban liên lạc; được thăm hỏi khi yếu đau và viếng khi qua đời.
-Ban liên lạc cử ra Thường trực Ban liên lạc và nhiệm kỳ 3 năm với số lượng từ 11 đến 13 người gồm: Trưởng ban, các Phó trưởng ban, Uỷ viên thư ký, các uỷ viên thường trực.
     Thường trực Ban liên lạc hướng dẫn công việc do Ban liên lạc đã bàn, chuẩn bị nôị dung các kỳ họp, thực hiện mối quan hệ thường xuyên, trực tiếp với Ban liên lạc toàn quốc họ Bùi trên địa bàn toàn tỉnh với tư cách là đại diện Ban liên lạc. Quan hệ những vấn đề của các dòng họ khác có liên quan đến dòng tộc Bùi.
-Ban liên lạc có Các tiểu ban: Thư ký, tổ chức, kinh tế, tài chính, văn hoá , lịch sử (khi cần thiết có thể thành lập thêm các tiểu ban).
-Định kỳ sinh hoạt của Ban liên lạc: Hàng năm, Ban liên lạc sẽ họp 2 kỳ vào sáng chủ nhật trong tháng 3 và tháng 9 âm lịch. Thường trực Ban liên lạc họp 4 kỳ vào đầu các tháng giêng, tháng 4, tháng 7 và tháng 10 dương lịch hàng năm. Khi có đề nghị của đa số các thành viên hoặc khi có yêu cầu của Ban liên lạc họ Bùi Việt Nam thì thường trực Ban liên lạc sẽ triệu tập bất thường.
     Thời gian và địa điểm họp cụ thể do trưởng ban, phó ban liên lạc họp bàn quyết định.
     Ba năm một lần Ban liên lạc sẽ tổ chức họp mặt Đại diện các dòng họ. Nội dung chương trình, thành phần, s lượng cụ thể đại biểu dự họp do Ban liên lạc quyết định theo đề nghị của thường trực Ban liên lạc.
-Ban liên lạc làm việc theo nguyên tắc: công khai, dân chủ, tập thể, đảm bảo giữ vững và tăng cường đoàn kết cả cộng đồng họ Bùi: Mỗi cử chỉ (phát ngôn, hành động) có hại cho đoàn kết trong họ đều bị phê phán nghiêm khắc và cá nhân có cử chỉ đó không được chấp nhận sinh hoạt trong tổ chức của Ban liên lạc.
3.Về tài chính của Ban liên lạc.
-Để đảm bảo hoạt động của Ban liên lạc cần thiết phải có quỹ hoạt động. Quỹ hoạt động dựa vào sự đóng góp của mỗi thành viên tham gia Ban liên lạc (100.000đ/người/năm).
-Ban liên lạc trân trọng và nhiệt liệt hoan nghênh sự tài trợ của các dòng họ, các tập thể, cá nhân trong họ.
-Thu chi quyết toán hàng quý và cả năm được báo cáo lại kỳ họp gần nhất của thường trực Ban liên lạc, có thông báo bằng văn bản tới các thành viên Ban liên lạc.
4. Để hoạt động của Ban liên lạc ngày càng nền nếp rất cần thiết phải có quy tắc.
     Trên tinh thần những điểm nêu trên, Ban liên lạc sẽ cử ra một nhóm gồm cán bộ trong các tiểu ban thư ký, tổ chức, văn hoá - lịch sử dự thảo Bản quy ước chính thức trình Ban liên lạc thông qua vào ngày thành lập Ban liên lạc trong những tháng cuối năm 2010 (tháng 10, 11).
     Khi đã có quy ước, các thành viên làm theo quy ước. Chỉ có hội nghị toàn thể Ban liên lạc hoặc hội nghị Đại biểu các dòng họ Bui toàn tỉnh mới được sửa chữa Quy ước.

Ngày 11/4/2010, Hội nghị đại diện họ Bùi các cơ sở đã cử ra
BAN LIÊN LẠC M THỜI CỘNG ĐỒNG HỌ BÙI TỈNH YÊN BÁI
gồm các ông bà sau:
1.Bùi Anh Tuý, Tổng biên tập báo Yên Bái, Trưởng ban
2.Bùi Trung Thu, Giám đốc ngân hàng tỉnh, Phó trưởng ban
3.Bùi Minh Lực, Giám đốc TCT TNHH Hoà Bình Minh, Phó trưởng ban
4.Bùi Anh Tú, Phó giám đ ốc Sở Giao thông, Uỷ viên
5.Bùi Văn Lợi, Phó giám đốc Sở lao động xã hội, Uỷ viên
6.Bùi Văn Trình, Thị xã Nghĩa Lộ, Uỷ viên
7.Bùi Xuân Đông, Thị xã Nghiĩa Lộ, Uỷ viên
8.Bùi Văn Mai, huyện Văn Chấn, Uỷ viên
9.Bùi Văn Đôn, thành phố Yên Bái, Uỷ viên
10.Bùi Ngọc Vân, thành phố Yên Bái, Uỷ viên
11.Bùi Ngọc Long, huyện Trấn Yên, Uỷ viên
12.Bùi Hữu Thu, huyện Trấn Yên, Uỷ viên
13.Bùi Văn Ngọc, huyện Lục Yên, Uỷ viên
14.Bùi Văn Tòng, huyện Lục Yên, Uỷ viên
15.Bùi Văn Hoà, huyện Yên Bình, Uỷ viên
16.Bùi Minh Đức, Báo Yên Bái, Uỷ viên thư ký
17.Bùi Thị Hồnn Hạnh, Báo Yên Bái, Uỷ viên thư ký

HỌ BÙI QUÝ, HỘI XUYÊN - GIA LỘC - HẢI DƯƠNG

HỌ BÙI QUÝ, HỘI XUYÊN - GIA LỘC - HẢI DƯƠNG
Theo Bùi gia thế phả, họ Bùi Quý định cư ở làng Hội Xuyên tức Mỹ Long, thường gọi là làng Cuối, thuộc thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương từ thời Lý Nam Đế (548 - 549). Nhưng do đất nước ta bị xâm lược và một ngàn năm Bắc thuộc, do vậy phả tộc bị tiêu huỷ nên chỉ tính được đến nay là 16 đời.
Thuỷ tổ 16 đời là tổ ông Bùi Quý phúc Đa
Thuỷ tổ bà là Nguyễn thị, hiệu Từ Tại
Thuỷ tổ sinh ra con trai là:
Cao cao tổ ông Bùi Quý phúc Hiến, tự Quân
Cao cao tổ bà Lý quý thị hiệu Từ Niệm nhân
Cao cao tổ phúc Hiến sinh ra hai con trai
1.      Cao tổ ông Bùi Quý phúc Toàn, huý Bình
Cao tổ bà Phạm Quý thị, hiệu Từ Đạt
2.      Cao tổ ông Bùi Quý phúc Hiền huý Đạt
Cao tổ bà Cao Quý thị hiệu Từ Mỹ
Cao tổ ông Bùi Quý phúc Toàn sinh được 5 người con trai. Con trưởng Bùi quý phúc Hoá (phạt tự) vì không có con trai.
Các con thứ:
Bùi Quý Tuấn Lượng là tổ của chi 1
Bùi Quý phúc Xuyên là tổ của chi 2
Bùi Quý phúc Nhân là tổ của chi 3
Bùi Quý phúc Chí là tổ của chi 4
Cao tổ ông Bùi Quý Phúc Hiền sinh được 3 con trai là:
       Bùi Quý phúc Năng là tổ chi 5
       Bùi Quý phúc Thành là tổ của chi 6
       Bùi Quý phúc Quý là tổ của chi 7
Vậy là họ Bùi Quý có 7 chi do ôngBùi Quý Gia vừa là trưởng của chi 1 vừa là trưởng tộc. Cả 7 chi họ Bùi Quý có 4200 người. 2700 người sống tập trung ở làng Hội Xuyên (làng Cuối), còn lại 1500 người làm ăn sinh sống rải rác ở làng Đức Đại cùng thị trấn Gia Lộc; làng Thượng Cốc, cùng huyện Gia Lộc; thành phố Hải Dương; thành phố Hải Phòng; thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Dù ở chi nào thì vẫn gọi chung là Bùi Quý. Khi sinh con vẫn lấy tên đệm là Quý. Ngày tết, ngày giỗ tổ của chi, ngày giỗ tổ họ và ngày hội làng vào ngày 27, 28 tháng 8 âm lịch họ Bùi Quý ở xa quê vẫn có đại diện về.
Trước cách mạng tháng 8, họ Bùi Quý có nhiều người giàu có, điển hình là Bùi Quý Bèo, Bùi Quý Lộc, Bùi Quý Liễu, ... Nhiều người có chức sắc trong làng trong xã như cụ Lý Tỵ, cụ Lý Phụ, cụ Hội Nhờn, cụ Lý Cán, cụ Đội Bản, cụ Thủ Hạng, đặc biệt là cụ Nghị Mộc, cụ Nghị Liễu, ông Nghị Chước.
Thời nho học cụ Bùi Quý Như Hán đậu cử nhân năm Ất Mão thời vua Cảnh Hưng, làm Quốc Tử Giám nhập nội thị Hàn lâm cung phụng sứ. Cụ Bùi Quý Như Hán là người hưng công xây đền cuối năm 1741 thờ tướng công Nguyễn Chế Nghĩa.
Con trai cụ Như Hán là Tú Lâm Lan đỗ 4 khoa tú tài gọi là mền già và cháu cụ mền già cũng đỗ 4 khoa tú tài gọi là mền trẻ.
Thời Nguyễn có Bùi Quý Luận đậu cử nhân năm Giáp Ngọ 1894 làm Đốc học tỉnh Hải Dương.
Từ khi chuyển sang học chữ quốc ngữ có Bùi Quý Tảo đỗ Cử nhân tây học.
Cách mạng tháng 8 thành công rồi kháng chiến trường kỳ chống Pháp, chống Mỹ, nhà thờ các chi với nhà họ phần do tiêu thổ kháng chiến, phần do giặc Pháp tàn phá hết. Con em họ Bùi tham gia hoạt động, tham gia quân đội kháng chiến thắng lợi. Họ Bùi Quý có 16 liệt sĩ, 3 thương binh, 7 đại tá, 2 trung tá.
Bước vào xây dựng kinh tế theo đổi mới, bà con họ Bùi đã xoá hết đói nghèo, vươn lên khá và giàu. Điển hình là gia đình cụ Bùi Quý Nguyễn đã vượt khó bằng trí tuệ với bàn tay của mình trở thành chủ của một xí nghiệp thu hút mấy trăm công nhân có công ăn việc làm.
Họ Bùi Quý có một kiến trúc sư tài năng là Bùi Quý Ngọc, 2 thạc sĩ là Bùi Thu Hằng, Bùi Lệ Hằng và 21 cử nhân. Tiêu biểu là gia đình ông Bùi Quý Biềng có 6/6 người tốt nghiệp đại học. Còn ông Bùi Quý Gia có 3 bằng đại học.
Năm 1987 ông Bùi Quý Gia ở quân đội chuyển ngành về Viện Kiểm sát tỉnh Hải Hưng. Ông được dòng họ trao quyền Trưởng tộc chính thức từ đây. Ông thành lập Hội đồng gia tộc, viết quy ước xây dựng dòng họ, viết gia phả và lập sơ đồ gia phả, xây dựng quỹ họ để “ốm thăm, nằm viếng”, thêu bức chướng cao, rộng cho lễ tang, viết mẫu điếu văn và xây dựng quỹ khuyến học.
Năm 1988 dòng họ đóng góp xây lăng thuỷ tổ to đẹp. Tháng 7 năm 1992 thêu bức chướng to đẹp, họ có 7 chi được thể hiện trên bức chướng đó để hậu duệ khỏi nhầm lẫn.
Năm 1994 xây lăng mộ đồng tam đại tổ. Một vấn đề bức xúc là cần phải tái dựng từ đường.
Năm 2002, sau khi được UBND thị trấn nhất trí, họ Bùi Quý tiến hành đóng góp mua đất ao của gia đình ông Bùi Quý Thái và được ông Thái ủng hộ thêm đất, họ Bùi Quý đã san lấp mặt bằng, gia đình cụ Bùi Quý Nguyễn đã công đức 150 triệu trị giá 30 cây vàng để xây 3 gian hậu cung và 5 gian tiền đường mái cung, đổ bê tông dán ngói, lát sân trước, sân sau, khoang giữa, xây bể, xây nhà bếp, nhà vệ sinh, xây tường bao và cổng. Nhiều bà con dòng họ cung tiến đồ tế tự, hương án, cửa võng, đại tự, câu đối... Ông bà Bùi Thị Tâm cung tiến quả chuông đồng. Nhà thờ to, đẹp có các ngai thờ thuỷ tổ, đồng tam đại tổ, còn 7 ngai thờ tổ 7 chi, có ban thờ các liệt sĩ của dòng họ.
Tháng 8 năm 2008, gia đình cụ Bùi Quý Nguyễn lại công đức 150 triệu trị giá 14 cây vàng để xây lại lăng Thuỷ tổ, lăng Đồng tam đại tổ to đẹp hơn, xây cầu vào lăng Đồng tam đại tổ và lăn sơn tường nhà thờ, tường bao, sơn lại cánh cửa, làm đẹp các cột kèo...., nâng cao và lát sân trước, sân sau, tôn tạo nhà bếp.
Vốn hoạt động có nề nếp, họ Bùi Quý sẽ phát huy truyền thống để dòng họ gắn bó hơn nữa góp phần nhỏ bé tô đẹp dòng họ Bùi Việt Nam.
BÙI QUÝ THÁP