Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

HỌ BÙI QUỐC

HỌ BÙI QUỐC
XÃ ĐỨC LA - ĐỨC THỌ - HÀ TĨNH

     Theo Đại tôn gia phả chí, Gia phổ các tiểu chi, Sử ký thời Lê, Sắc phong của các triều đại, Bài vị, thần vị, hoành phi, câu đối, đại tự và các kỷ vật trong ngôi đền cách đây 400 năm cho biết vào cuối TK 13 đầu TK 14:
+Thuỷ tổ khảo Bùi Cảnh Quang từ phương bắc về Hương Sơn cư trú, một thời gian dau dời về xã Thược Dược làm ăn và mất tại đó. Mộ táng tại núi Nài – xã Thược Dược (ở Đông Hoà - Mỹ Xuyên vùng đá trống)
+Thỉ tổ tỉ thất truyền sinh nam tử Bùi Cảnh Huy.
+Bùi Cảnh Huy từ Thược Dược một thời gian sau sau chuyển về cồn Soi, bãi nổi phía nam Thành Rum (Rú Thành) tỉnh Nghệ An.
     Bùi Cảnh Huy hiệu là Hùng Nghĩa Hầu được phong Thành Hoàng làng Tường Xá và lập đền thờ phía Bắc làng Tường Xá (nay là xá Đức Châu - Đức Thọ - Hà Tĩnh). Theo gia phả cho biết, Mộ ngài táng tại xứ Môi Dài.
+Thuỷ tổ tỉ thất truyền sinh nam tử Bùi Cảnh Khánh.
+Bùi Cảnh Khánh sinh ra và lớn lên trong một gia đình nho học - học tài hiểu rộng, đậu Tiến sĩ thời Lê. Ngài làm quan đến chức lại bộ thượng thư dưới thời Bình Định Vương Lê Lợi (1408-1433), trấn thủ thành Lục Niên (núi Thiên Nhẫn).
     Theo sử sách thì núi Linh Cảm tên cũ là núi Tùng Lĩnh (Núi Thông). Nơi đây là đồn tiền tiêu của Nghĩa quân Lam Sơn ở thế kỷ 15 do tướng Đinh Lễ trấn giữ.
     Mỗi lần tướng giặc Minh là Trương Phụ xuất quân từ Thành Rum tấn công thành Lục Niên – Đinh Lễ đều biết trước và báo tin cho Nghĩa quân Lam Sơn ở căn cứ Đỗ Gia (Hương Sơn), cách đó vài cây số để đối phó.
     Vì vậy khi Đinh Lễ mất được phong Linh Cảm Đại Vương và lập đền thờ ông ở trên núi. Từ đó núi Tùng Lĩnh được mang tên là núi Linh Cảm (nay lăng mộ tổng bí thư đầu tiên Trần Phú được xây tại núi này)
     Trong một lần nghĩa quân Lam Sơn giao chiến với quân giặc Minh – Bình Định Vương Lê Lợi bị giặc vây ráp các tướng lĩnh của nghĩa quân bị thất lạc. Vâng lệnh Lê Lợi, tướng công Bùi Cảnh Khánh cầm quân tiến đánh quân giặc Minh do tướng Trương Phụ trấn giữ trong thành Rum. Sua thất trận cả người lẫn ngựa chết và chôn cất tại chỗ - cũng có tư liệu chép rằng sau khi dánh đuổi quân giặc Minh xâm lược, Bùi Cảnh Khánh trấn giữ một thời gian rồi mất. Gia phả chép “Mộ táng tại Thành Rum toạ tam cấp”. Sau khi ngài mất Triều nhà Lê liệt ông vào hàng ngũ của danh thần tiết nghĩa có công đánh giặc giữ nước và phong là: Đặc tiến Kim tử - Vinh lộc Đại phu – Quân vũ thanh lang - lại tư binh trung lang – Văn ngạn tử - Bùi tướng công – Bùi Cảnh Khánh (Phiên âm bản dịch bài vị tại nhà thờ Bùi Cảnh Khánh thiết lập năm 1660). Vì có công với dân với nước triều đình nhà Lê phong sắc thần cho ngài. Thanh hoàng làng để tam giáp (Láng ngạn, Láng trung, Láng thượng) đồng phụng sự.
     Một vị tướng Văn Võ song toàn
     Phất cờ hồng dẹp giặc giữ non sông
     Đánh tan Trương Phụ quân giặc Minh
     Lập công oanh liệt được tôn vinh
            Quân vụ thanh lang - Lại tư bộ trung lang
     Văn ngạn tử Bùi tướng công tự Cảnh Khánh - Thuỵ trung nghĩa Tả Hữu trụ quốc đại nhân.
     Trong bài : Sơn Thuỷ Vịnh: trang 117 của Sở văn hoá thông tin Hà Tĩnh xuất bản mô tả núi Lam thành nơi mà Ngài Thuỷ Tổ Bùi Cảnh Khánh chiến đấu hy sinh – Lăng mộ Ngài an táng
     Đất dựng non cao núi dựng thành
     Hùng Sơn tuyên nghĩa núi lừng danh
     Xa trông điệp điệp rừng xanh ngắt
     Trước mắt cuồn cuộn nước lươbj quanh
     Thành luỹ quân Minh tro đã lạnh
     Oai phong ngự sử đã ghi hình
     Cột đồng Mã Viện đâu còn thấy
     Mây núi ngày ngày lượn quẩn quanh.
     Đến thế kỷ 17 gia phả và sắc phong của vua Lê Lợi để tại nhà ông Bùi Thản phụng sự bị hoả hoạn cháy. Đến khi vua Khải Định lên ngôi xét công trạng của Ngài đối với dân với nước nên sắc phong tiếp. Nội dung sắc:
     Hà Tĩnh  tỉnh – La Sơn huyện – Láng Ngạn xã – tam giáp đồng phụng sự - Lê Triều Thượng Thư Văn Ngạn tử - Vinh Lộc đại phu - Bản cảnh Thành Hoàng
Bùi Tướng công chi thần - Nhận trước linh ứng - Tứ Kim phỉ thừa - Cảnh mệnh tổng niệm - Thần hưu tước phong vị. Dực bảo trung hưng linh phù chi thần - Chuẩn kỳ phụng sự - Độ kỷ thần kỳ tương hữu bão ngã lê dân – Khâm tai.
     Khải Định thập niên thú nguyệt nhị thập lục nhật (26-7-1925)
     Qua sắc phong người được hưởng ân tứ các triều đại trước và rất linh ứng. Bản sắc hiện còn nguyên vẹn và rõ nét, có ông sắc, hộp sắc bằng gỗ sơn son thiếp vàng bảo vệ chu đáo. Vì lẽ Ngài có công với nước nên lấy tên họ là Bùi Quốc.
+Vợ chính của Ngài Bùi Cảnh Khánh là Trần Thị Thọ sinh hai nữ tử: -Bùi Thị Khuyến chết từ nhỏ, -Bùi Thị Đỏ bị chết đuối khi chưa đến tuổi vị thành niên tại làng Tường Xã. Hai vị tổ cô này rất thiêng được mệnh danh là “Quế, Hoa Nương Thần Nữ” còn lưu truyền trong gia phả. Trong truyện cổ tích (cây vonng thần, con chồn cứu nạn vua Lê” ông Thái Kim Đính nhà sử học, hán học ghi trong cuốn làng cổ Hà Tĩnh - Tập 2 – Chi hội văn nghệ dân gian trang 104. Chúng tôi liên tưởng vị tổ cô Bùi Thị Đỏ bị chết đuối được vua Lê Lợi cho quân lính cứu vớt và chôn cất chu đáo tại làng Tường Xá – Khi vua Lê bị nạn quân giặc truy đuổi linh hồn vị tổ cô Bùi Thị Đỏ hiển linh cứu vua khỏi nạn đã trở thành huyền thoại.
     Trong bài chầu văn có 32 khổ chúng tôi trích 1 khổ viết bằng chữ hán phiên âm bằng chữ nôm như sau:
     Hai bà tổ đúc đồng chung
     Chẳng dám quên ơn tình ngày trước
     Con cháu như ý sở cầu
     Bút long chương bóng đèn kinh sử
     Đào hoa thần nữ linh thông dọi truyền
+Vợ thứ: Nguyễn Thị Trang - Nguyễn Thị Nghị.
Sinh hạ 3 quan viên tử: Bùi Cảnh Tranh – Bùi Cảnh Long – Bùi Cảnh Lân nay thành 3 đại chi lớn có lập đền thờ riêng. Một thời gian sau con cháu họ Bùi rời Tường Xá về phía hữu sông Lạch (sông La Giang) tạo mãi điền thổ sinh cơ lập nghiệp cùng con cháu Lê Bôi và con cháu Nguyễn Doãn Tạo.
     Đến năm Lê Triều Vĩnh Thọ nhị niên - Tuế thứ Canh Tý - Tạo tác miếu đường (1660) Xuân thu phụng tử.
     Qua các câu đối trong ngôi đền đều ca ngợi công lao danh tiếng Ngài chói lọi từ Triều Lê đến nay:
     Nguy nga miếu mạo ngạn chi đâu
     Hiển hách luân danh Lê dĩ hậu
Bảng vàng bia đá ghi tên ngài không bao giờ phai.
Ngạn nam thành Bắc miếu trường tồn
Kim bảng thach bi danh bất hũ.
-Ngày 18/01/2006 UBND tỉnh Hà Tĩnh có Quyết định công nhận đền thờ Bùi Cảnh Khánh xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp Tỉnh.
+Ngày 01/4/2006 Chính quyền địa phương Tỉnh, Huyện, Xã và dòng họ tổ chức đón nhận bằng di tích lịch sử văn hoá một cách trang nghiêm và trọng thể.
+Đền thờ cùng với các tài liệu hiện vật gốc có giá trị về mặt Lịch sử Kiến trúc nghệ thuật được lưu giữ từ thế hệ này qua thế hệ khác là vật vô giá giúp ta hiểu rõ thân thế và sự nghiệp của ngài từ thời đại Lê Triều tới nay.
     Từ sơ khai một Ngài Thuỷ tổ
     Đôìư nối đời tách hộ phân chi
     Đến nay khắp cả ba kỳ
     Hàng ngàn con cháu chuyển di sinh tồn
     Vẫn còn nhớ cội nguồn gốc cũ
     Nhớ công ơn tiền tổ sinh thành
     Tập văn nhắc lại ngọn ngành
     Đời đời giữ trọn lòng thành thuỷ chung
            Đức La ngày 28 tháng 4 năm 2009.

            Chủ tịch Hội đồng gia tộc họ Bùi Quốc
                             Bùi Văn Ninh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét