Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

HỌ BÙI XÃ XUÂN ÁNG - HẠ HÒA - PHÚ THỌ

Quê tôi nằm bên bờ sông Hồng một xã vùng sâu, vùng xa khó khăn và nghèo của huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ. Quê tôi có nhiều truyền thuyết về bà Âu Cơ như di tích Ba nền ở đỉnh núi Ông, khe Đá mài, khe Đá thờ vv. gần với ao trời giếng tiên và đêng thờ bà Âu Cơ. Quê tôi có giầu truyền thống mở đất giữ làng từ thủa khai sinh lập xã.

Ngày xưa xã có bia ghi công đức của các họ lập làng đến những năm 1858-1880 đội quân của Lưu Vĩnh Phúc bị triều đình Huế không cung cấp lương thực (Vì hiệp ước bán nước của triều đình Huế) phải đi cướp bóc để về nước (gọi là quân cờ đen hay giặc cờ đen) các cụ đem bia chôn dấu vì bia có ghi tên các cụ lập làng. Nên bia sau này tìm nhưng không thấy chỉ còn lại chân bia là con rùa đá diện tích 45x60. Trong kháng chiến chống Pháp đoàn văn hóa kháng chiến của các văn nghệ sĩ có tên tuổi như ông Tô Ngọc Vân,  Song Kim, Phạm Thế Mĩ, Nguyễn Xuân Khoát... đã ở nơi đây. Xuân Áng là xã Anh hùng trong kháng chiến. Tuy vậy nhưng còn nghèo và có thể nói là trên moi phương diện.
*
***
         Khoảng cuối năm 2004 tôi có nhặt được một bài báo nhan đề là " Phả học là một khoa học nghiên cứu về các dòng họ" vì có một em học sinh dùng tờ báo đó làm bao sách. Nên không biết báo nào. Nội dung báo là một cuộc phỏng vấn của phóng viên (phóng viên không đề tên) với tiến sỹ Mai Hồng.

             Bài báo viết như sau "tiến sĩ Mai Hồng giám đốc trung tâm Phả học Việt nam đã dành cho chúng tôi một cuộc trao đổi"
            Phóng viên: Thưa ông Việt nam có 45 dân tộc, có bao nhiêu dòng họ lớn. Sự ra đời của trung tâm bộ môn phả họ cụ thể vấn đề này? thời gian tới của việc T.T.là gì?
            Tiến sĩ Mai Hồng trả lời nhiều. Trong đó có đoạn tôi (Phóng viên) lưu ý "Trước mắt trong năm 2004. Chúng tôi sẽ dịch khảo đính xuất bản gia phả họ Bùi, do Bùi Phổ biên soạn (500 trang) dịch và giới thiệu 700 thần phả (500 trang)".
             Tôi đã đưa bài báo đó cho anh tôi (Bùi Hữu Bỉnh) xem để tìm kiếm đón nhận các thông tin về họ Bùi. Sau đó tôi được cháu tôi chuyển cho tôi các tập san ban liên lạc họ Bùi Việt Nam.   
            Tôi rất phấn khởi say sưa đọc nhiều lần, càng đọc càng thấy có sức hút mình vào với cội nguồn tổ tiên. Coi các tập san là gia phả gia tộc là bước lội ngược dòng tìm về cội nguồn.
            Xã Xuân Áng có nhiều chi họ Bùi về hội tụ làm ăn sinh sống như Bùi Hữu, Bùi Văn, Bùi Đình. Mỗi chi họ Bùi đến đất Xuân Áng đều khác nhau về thời điểm, về hoàn cảnh không gian và thời gian khác nhau về hoàn cảnh ra đi. Khi đến Xuân Áng đất rộng mỗi ngươi một nơi ai ở lâu thì nhiều đời, dân số đông, ai đến sau thì ít hộ ít nhân khẩu. Do sự hà khắc của chế độ phong kiến rồi tiếp đến cuộc cách mạng phản phong (cải cách ruộng đất 1953-1957) nó tạo ra sự quan hệ của các dòng họ, thiếu quan tâm tới các cội nguồn. Có những chi mới đến mà không rõ quê hương, có chi biết rõ quê hương mà không tìm về còn do dự mặc cảm điều gì đó. Nhưng có người từ họ khác được ân huệ của họ Bùi Hữu nuôi nấng mà đã chuyển sang họ Bùi Hữu, mặc dù họ gốc vẫn ở quê, Có chi họ gốc là Bùi Văn ở Hà đông khi tới Xuân Áng  được  họ Bùi Hữu nuôi dưỡng các bác bảo rằng" Tổ họ Bùi đây rồi việc gì phải đi tìm đâu nữa" có chi không phải họ Bùi được sự cưu mang của họ Bùi Hữu nên xin phép với gia tộc họ Bùi Hữu được làm nghĩa vụ như người con chính họ Bùi (Nghĩa vụ hiếu hỷ, đóng góp tang lễ, giỗ tết...) nhưng xin phép được giữ nguyên họ cũ vì quê hương không còn họ ấy nữa thật đáng trân trọng. Đó là tình cảm thương yêu của họ Bùi Hữu đối với mọi người hoạn nan như lời nói "HỌ BÙI LÀ ĐẤT LÀNH CHIN ĐẬU "

I- HỌ BÙI HỮU
"trưởng tộc Bùi Hữu Bỉnh"
            Thủy tổ họ Bùi hữu xã Xuân áng là Bùi Hữu Nhân sinh năm 1769 tại thôn Mậu Lương tổng Thanh oai Hà Đông cụ thuộc đời thứ 5 họ Bùi Văn ở làng Mậu lương nay thuộc xã Kiến Hưng thành phố Hà Đông. Họ Bùi Văn mậu lương đến đời thứ 5 thì chia thanh 5 chi mỗi chi tự ghi gia phả tiếp về sau, nhưng vẫn ghi tổ là Bùi Quý Công tự Chân Tính. Trong gia phả có ghi "Nhất chi nhị nam di cư ngụ tại Thanh Ba Phú thọ". Cũng do chiến tranh loạn lạc nhất là sau khi cụ Bùi Hữu Nhân tranh cử chánh tổng đã đắc cử và bị phe thua đã sát hại cụ sau khi nhận chức chánh tổng được 3 tháng từ đó 2 chi này thất lạc mãi tới những năm 1980 chi họ Bùi hữu ở Nga Quán Trấn Yên tỉnh Yên Bái và chi Bùi Hữu Xuân Áng Hạ hòa Phú Thọ mới tìm về với nhau. Năm 1996 mới về thăm quê tổ Mậu lương sau gần 300 năm xa cách và lưu lạc đồng thời xác định phân vai căn cứ vào gia phả ở Mậu lương thì chi Bùi Hữu Xuân áng trưởng va chi Nga quán va chi Mậu lương đã thống nhất về một cội là cụ Chân Tính. Xin trích nhưng lời từ ngữ trong gia phả họ Bùi ở Mậu Lương như sau:
            1- Trong gia phả vào năn 1846 năm Thiệu Trị thứ 6 bản sao năm 1984 "BÙI TỘC PHẢ KY TỰ" mở đầu bằng câu "Ngô tộc chi hữu phổ cổ hĩ nguyên Bùi thị nãi ấp chung chi vọng tộc dã" tạm dịch " Dòng họ ta xưa đã có gia phả họ, Bùi ta là một họ có danh vọng mà nhiều người ước muốn ... và nếu không ghi chép thì sợ rằng không cón chứng cớ đáng tin thế rồi sẽ rối, loạn, sai, lạc. Vả chăng ngày nay việc cưới gả phải tránh sự quá gần hoặc đặt tên con phải tránh trùng tên với bậc trên trước trong họ ...." * "Theo dịch giả người đã dịch đại việt thông sử"
            Ở Xuân Áng các cụ tuy có chức sắc quyền thế trong làng nhưng các cụ vẫn chăm lo việc cho dân cho nước, làm việc thiện như cụ Bùi Hữu khanh làm cầu Lường theo kiểu thượng gia ha trì " trên là nhà dưới là nước"(Lưong xá - Xuân áng) nhân dân thường gọi là cầu ông Lãnh. Năm 1949-1952 chống thực dân pháp thực hiện tiêu thổ kháng chiến nên đã phá đi. Hiện nay nhà nước đào xây cầu đường quốc lộ 32A. Cụ còn làm cầu, chùa làng Phiên quận huyện Cẩm Khuê (quê ngoại) cụ Khanh tham gia phong trào cần vương 1883-1893 được phong làm lãnh binh Bùi Hữu Khanh hàm tam phẩm cụ đã cùng với nghĩa quân và nhân dân xã thu tập 103 hài cốt của các nghĩa quân an táng tại xã Xuân Áng gọi là mộ nghĩa chủng năm 1887. Hàng năm họ Bùi Hữu cúng dỗ vào chiều 23/12 âm lịch. Năm 1965 hợp tác xã nông nghiệp đã san ủi để làm khu chăn nuôi tập thể. Tuy nhiên hàng năm họ Bùi hữu vẫn hưong khói cúng giỗ "mật" khấn 2 thần chủ là đội Trụ (Nguyễn Văn Trụ người làng Xuân lũng huyện Lâm thao tỉnh Phú thọ) và Cai Mưòi (không rõ quê quán ở đâu) cùng các linh hồn các nghĩa sĩ vô danh.
            Quan Lãnh binh Bùi Hữu Khanh khi bị thực dân Pháp giết bọ sấu trong làng và thực dân Pháp cho Cụ và phong trào cần Vương là "giặc cỏ". Khi xưa con cháu cụ nhân ngày giỗ trần ngân rơi nước mắt nghĩ nỗi oan khuất của Cụ không chịu được cụ Bùi Hữu Đoan là cháu cụ lấy khẩu mutkatông bắn 3 phát lên trời mà rằng "Cụ là Tướng bây giờ chúng con có súng Tây bắn để báo cụ biết " ông Trưởng tộc Bùi Hữu Chiểu mà rằng: "Nỗi oan của cụ rồi sẽ có ngày được giải". vậy là nay đã giải nỗi oan cho cụ Bùi Hữu khanh và công nhận cụ là một sỹ phu yêu nước tham gia phong trào cần vương chống thực dân Pháp 1883-1893 được lịch sử tỉnh Vĩnh Phú tại văn bản số 103CV/TG ngày 11-09- 1995đã khảng định cụ là một trong nhiều thân sỹ yêu nước của tỉnh Phú Thọ tham gia phong trào cầm Vương
            Cách mạng tháng Tám, trong kháng chiến chống thực dân Pháp đã có nhiều các các bác từ trong chính quyền của chế độ phong kiến đã giác ngộ tham gia các phong trào kháng Nhật kháng Pháp, khởi nghĩa cướp và xây dựng chính quyền cách mạng ở Xuân áng và huyện Hạ Hòa.         
            Năm 1953-1955 cuộc cách mạng "phản phong" cải cách ruộng đất. Họ Bùi Hữu lúc đó co 12 hộ thì 8 hộ bị quy là địa chủ. Trưởng tộc cụ Bùi Hữu Chiểu là địa chủ án 5 năm tù giam, tài sản của các địa chủ bị tịch thu, trưng thu, trưng mua. Năm1957 Đảng và chính phủ ban hành chính sách sửa sai 8 hộ trên được trả lại thành phần cũ là trung nông các tài sản nhà ở trâu ruộng đươc trả lại 1 phần không đáng kể.
            Họ Bùi Hữu xã Xuân áng là một trong 4 họ lập làng tuy vậy nhưng là họ thăng trầm gian nguy chắc hơn hẳn ... Nghĩ về quá khứ của ông cha lòng chúng tôi bao nỗi bùi ngùi thương cảm cho các bậc tiên tổ song chúng tôi tự an ủi tự hào tự động viên mình. Tổ tiên ra đi lập nghiệp trải qua nhiều sóng gió thăng trần mà đã vượt qua để giữ gìn và phát triển dòng tộc luôn một lòng với quê hương đất nước. Nhờ có Đảng làm cách mạng giải phóng dân tộc thống nhất tổ quốc và công cuộc đổi mới mà họ Bùi hữu xã Xuân áng và họ Bùi Hữu xã Nga quân huyện Trấn yên tỉnh Yên bái mới có điều kiện xum họp găp nhau sau gần 300 năm xa cách vào năm 1986 và đã tìm về quê tổ Mậu lương xã Kiến Hưng thành phố Hà Đông năm 1997 sau 230 năm mới tìm thấy về quê tổ Mậu Lương.          
            Tuy ở vùng sâu vùng xa khó khăn về điều kiện học hành song họ Bùi Hữu xã Xuân áng đến nay đã trường tồn 9 đời hiện có 56 hộ mang họ Bùi Hữu trên 200 khẩu thuộc thủy tổ Bùi Hữu Nhân, hậu duệ của Cụ đã có 1 tiến sĩ 1 thạc sỹ nhiều bác sỹ, kỹ sư. Đại tá, trung tá là cá bộ trung cao cấp trong quân đội và chính quyền và hoạt động chính trị gần 40 đảng viên.
            Tưởng nhớ về tiên tổ những năm gần đây họ Bùi Hữu đã tu sửa được 3 lăng mộ xây dựng 1936 xây mới 1 lăng tổ và 5 lăng tổ chi. Xây xong khu sinh phần nghĩa trang gia tộc Bùi Hữu với diên tích 500m2 (35x15) đựoc xã cho phép. Xây dựng một nhà thờ tổ với diện tích khoảng 400m2 trên đất ông cha đã 9 đời định cư. Khánh thành nhà tổ và có dịp đền ơn đáp nghĩa những nơi đã cưu mang nuôi dưỡng cha ông trong lúc bị hoạn nạn, bị truy sat cả gia tộc như hậu duệ gia đình cụ Đề Mạc, cụ Đế Kiều, ân nhân bảo vệ cất dấu thi hài cụ Bùi Hữu Khanh là hậu duệ cụ Vương Văn Hán....
            Chúng tôi đang tiến hành làm thủ tục xin xã trả lại đất nghĩa trang co 103 mộ tử sỹ nghĩa quân mà cụ Bùi Hữu Khanh và nhân dân xã đã đăp cách đây 122 năm họ Bùi Hữu vẫn  nhằn mục đích để ghi lại công ơn đã hi sinh cho chính nghĩa để giữ gìn dấu ấn tổ tiên để lại, để an ủi linh hồn các tử sĩ để không buồn tủi những gia đình có người thân đã xả thân vì nghĩa lớn, để phát huy và giáo dục lòng yêu quê hưong đất nước tinh thần quật cương của dân ta khi có họa xâm lăng Họ Bùi Hữu ở Xuân Áng mong rằng chính quyền địa phương và các cấp ủng hộ để ám lòng các tử sỹ và các thân nhân qua các chộc kháng chiến vệ quốc.

II- CHI BỌ BÙI VĂN
            Chi họ Bùi Văn do bác Bùi Văn Bảng làm trưởng tộc: tổ phụ Bùi Công Minh ở thôn Bảo lợi xã Xuân áng. Bác Bùi Văn Bảng năm nay 78 tuổi đang cư trú tại thôn bảo lợi khi hỏi về nguồn gốc tổ tiên bác Bảng kể "Quê tôi ở Tứ xã huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ, tính đến đời tôi là đời thứ 9 không rõ cụ tổ ở tận đâu tới sinh cư lập nghiệp ở đây. Rồi vì hoàn cảnh người đông đất ít nên cha con tôi và một số anh em lên xã Xuân áng thôn Bảo Lợi làm ăn. Ở dưới quê nghe nói gia phả bị cháy và mối ăn hết chỉ còn lại mảnh giấy Hán tự nói rồi bác đưa tôi một tấm bia chiều dài 20cmx15cm bằng chữ Hán ghi các ngày giỗ tổ va lời cúng. Nội dung tấm bìa gia phả :
            Cao tầng thủy tổ Bùi Công Minh. sinh được 5 người con trai :
            Bác Bảng thuộc chi thư 4.Tổ chi Bùi Công Thanh
            I- Bùi Công Minh                     sinh                  Bùi Công Thanh (chi4)
            II- Bùi Công Thanh       sinh                  Bùi Thế Quyên
                                                                                    Bùi Thế Chi
            III- Bui Thế Chi                        sinh              Bùi Văn Tình
                                                                                    Bùi văn Hùng
            IV- Bùi Văn Tình                      sinh              Bùi Văn Nghiêm
                                                                                    Bùi Văn Trang
            V- Bùi Văn Nghiêm         sinh             Bùi Văn Hoàn
            VI- Bùi Văn Hoàn            sinh             Bùi Văn Phát
            VII- Bùi Văn Phát            sinh             Bùi Quốc Trụ
            VIII- Bùi Quốc Trụ          sinh             Bùi Văn Bảng
            VIV- Bùi Văn Bảng         sinh             Bùi  Văn Biên
            X- Bùi Văn Biên              sinh        1 trai 2 gái
            XI con bác Biên
            Các con cháu thuộc các chi 1,2,3 và 5 ở dưới quê hay lam ăn nơi xa nhưng cứ ngày 23/12 ta hàng năm lại về Tứ xã Lâm Thao dự giỗ tổ chung là Tổ phụ Bùi Công Minh. các chi tự ghi chép gia phả riêng. Tôi lên Xuân Áng chỉ có 1 tấm bìa gia phả do cha tôi đưa lại rồi ghi tiếp trình tự đời cụ Bùi Công minh đến con anh Biên là 11 đời (ở Lâm Thao7 đời) ở xuân áng 4 đời gồm 10 hộ trên 40 khẩu (họ nội) các cụ nói họ Bùi văn ở tứ xã có trên 200 năm tôi suy nghĩ và tự tính cứ 100 năm là 4 đời vậy 11 đời khoảng 225 năm năm nay 2009 - 225 =1784 như vậy cụ Bùi Công Minh đến định cư ở Lâm Thao ở thế kỉ thứ 17.        
            Bác Bảng kể tiếp "Ngày 20/4/2008. Đoàn đại biểu họ Bùi Phú thọ về dự đại hội Cộng Đồng họ Bùi Việt Nam. Ở Tứ xã có bác Hợp bác Tình về dự nhưng chỉ được nghe báo cáo ở hội trường, còn các tài liệu thì chưa được đọc may có tôi ở Xuân áng được tiếp nhận tài liệu là tập san họ Bùi Việt Nam được nhiều hơn. Rất mong được thành lập ban liên lạc họ Bùi Việt Nam ở cấp xã, huyện và tỉnh để nhận được nhiều tin, và xin được mua các tập san họ Bùi Việt Nam. Tôi chân thành cảm ơn họ Bùi Việt Nam.
            Địa chỉ liên lạc của tôi là Bùi Văn Bảng khu 2 xã Xuân áng huyện Hạ hòa tỉnh Phú Thọ.


III- CHI HỌ BÙI VĂN HỮU  
            Trưởng tộc bác Bùi Văn Hữu: Bác Văn Hữu năm nay 85 tuổi hiện đang cư trú tại xã Xuân Áng huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ) kể lại " tên thật là Bùi văn Hữu sinh quán tại xóm trại đô, làng Lại Trì tổng Lại Từ, huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình, Bố đẻ là Bùi Văn Phú, anh trai là Bùi Văn Phỏng ,Bùi Văn Hứa, Bùi Văn Thức, chị gái Bùi thị Tranh, Bùi thị Nhỡ. Ông trương tộc là : Bùi Văn Nhu.
            Trước CM thang 8/1945 do điều kiện khó khăn về kinh tế còn bị chèn ép của chế độ phong kiến nên cụ Nhu đã đưa ông Hữu và chị gái lên ở  Lâm thao Phú Thọ. Chị và bố mất ở Lâm Thao. Tự mình làm thuê sinh sống hàng ngày năm 1946 ông Hữu lên Xuân áng được cụ Bùi Thị Trang đón nuôi dưỡng nhận làm con nuôi. ông Bùi Văn Hữu lấy bà Nguyễn thị Phúc rồi tự lập nghiệp. Từ đó đến nay ông Bùi Văn Hữu không trở lại quê do điều kiện khó khăn và nghĩ khi về quê anh em không chắc đã nhận ra nhau.
            Ông Hữu ở địa phương đã tham gia các công tác xã như phó chủ nhiệm HTX nông nghiệp chủ tịch ủy ban nhân dân xã nay đã nghỉ " Được tin ban Liên lạc họ Bùi VN thành lập thông tin qua các tập san. tôi viết bản tin này thông qua tập san để gia đình được tìm về với cội nguồn họ Bùi. Nếu anh em chúng tôi còn ở Lại Trì huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình thì thông tin "Bùi Văn Hữu khu 8 xã xuân áng huyên hạ hòa tỉnh phú thọ.
            Tôi Bùi Văn Hữu trân trọng cảm ơn liên lạc họ Bùi VN đã thức tỉnh tôi tìm về cội nguồn.
IV CHI HỌ BÙI VĂN HỖ 
            Bác Búi Văn Hỗ mất năm 1966 khoản trên 40 tuổi không rõ quê quán ở đâu. Bác là một thương binh chống pháp. Sau khi hòa bình lập lại năm 1954 bác Hỗ được nhân dân xã Xuân áng đón về nuôi dưỡng và lấy vợ là Nguyễn Thị Ron sinh được 1 người con trai là Bùi Văn Thịnh. Bác Hỗ bị vết thương tái phát đi viện phú thọ cấp cứu Bác mất tại đó. Bà Ron tái gia anh Bùi Văn Thịnh về ở với ông bà ngoại và dân làng cưu mang. Anh Thịnh trương thành lấy bà Hà thị Hợp người cùng xã. ông bà Thịnh, Hợp sinh được 2 trai và 2 gái rồi ông Thịnh mất nay chỉ còn bà Hợp và 2 trai 2 gái con trai đã lấy vợ con gái đã gả chồng 3 đời đang tồn tại chia thành 2 hộ 9 nhân khẩu.
            Tôi viết bản tin này mong Ban liên lạc Họ Búi VN đăng tin tìm kiếm quê quán bác Bùi Văn Hỗ, biết đâu có chi nào đó lại nhận được con cháu của bác Hỗ một dòng máu thất lạc phần nào an ủi động viên các con cháu bác Hỗ. Địa chỉ khu 8 xã Xuân Áng huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ.



V-  CHI HỌ: BÙI HỮU KHUYÊN
            Năm 1943 bác Khuyên lúc đó khoảng 12 tuổi được cụ Phan Thị Đản người thị xã Phú Thọ đưa lên bán cho cụ Bùi Hữu Chiểu cụ Đản lấy 200kg thóc. Cụ Đản giao lại giấy tờ bán cho cụ Chiểu là "Nguyễn Văn Tuyên người vùng xuôi".cụ Chiểu thấy bác Khuyên tính nết thật thà thông minh nhanh nhẹn nên nhận làm con nuôi và đổi tên thành Bùi Hữu Khuyên từ năm 1943 đến năm 1952 thì bác Khuyên ra ở riêng lập gia đình và công tác địa phương.
            Quá trình bác Khuyên đã tham gia công tác tại xã Xuân Áng như xã đội trưởng phó công an đảng ủy viên, phó chủ tịch UBND xã Xuân Áng bác Khuyên lấy bà Trần thị Ca sinh được 9 người con trai, các con đã trưởng thành có ngưởi tham gia vào quân đội co người là Đảng viên va tham gia lãnh đạo ở địa phương. Hiện nay tứ đại đồng cư 9 hộ khoảng 50 nhân khẩu .
            Cách đây khoảng 10 năm các con bác Khuyên đã có lần về Nam Định Thái Bình để tìm anh em nhưng không kết quả và có nói là tên thật là Bùi Văn Tuyên quê ở Thái Bình. Bác Khuyên tham gia hội đồng hương Thái Bình mong tìm về quê tổ.     
            Bác Khuyên mang họ Bùi ra đi còn nhỏ không nhớ rõ tên làng xóm nhưng cũng có thể nhớ tên và họ bác Khuyên dù họ Bùi hay họ nào đi chăng nữa thì ân nghĩa cưu mang của cụ Chiểu là tình người huyết thống của dòng họ thể hiện uống nươc nhớ nguồn biết tìm về tiên tổ cội nguồn. Biết đâu bà con họ Bùi hay họ nào đó ở Nam Định Hoặc Thái Bình  để tìm thấy người con xa cach trên 60 năm lưu lạc. Bác Khuyên năm nay 80 tuổi  dang mong muốn tìm vê quê tổ ?
            Xã Xuân Áng huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ có 5 chi họ Bùi trên 80 hộ khoảng trên 300 nhân khẩu (chỉ tính chủ hộ mang họ Bùi không kể gái) có chi đến trước có mặt ngay từ thủa lập làng, có chi đến sau từ cách mạng tháng 8- 1945 dù đến trước hay sau đều có lý do khách quan, hoặc chủ quan của tưng thời điểm lịch sử đến đất Xuân Áng mảnh đất đầy tình người, đã hội tụ cùng với trên 30 dòng họ khác cần cù lao động để mưu sinh đánh giăc giữ nước và xây dựng đất nước đàng hoàng văn minh giầu đẹp, có điện, đường, trường, trạm đầy đủ. So với các chi họ Bùi trong cả nước chắc còn có khoảng cách. Ở nơi đã an cư lúc nào cũng canh cánh bên lòng nhớ về tổ tiên. Có chi đã tìm về quê tổ nhưng lại muốn tìm về đến cội nguồn của  tiên tổ. Có chi chưa tìm thấy vẫn chưa yên lòng, đó là món nợ huyết thống. Biết nhớ công ơn ngườiđã nuôi dưỡng cưu mang mình trong lúc hoạn nạn mà mình không đền ơn được, đó là cái nợ tình người.
            Nhờ có ban liên lạc họ Bùi Việt Nam thông tin cho các chi họ Bùi trong cả nước đã hướng dẫn tìm về cội nguồn tri ân tiên tôt. Các chi họ Bùi xã Xuân Áng thành tâm:
            1- Phấn đấu hết mình để xứng đáng với lời của Bác học Lê Quý Đôn "Con cháu sinh sôi nẩy nở, Công nghiệp rạng rỡ vẻ vang, từ đời Lê Trung Hưng, kế thế bầy tôi tộc thuộc lớn lao, nói đến nhà quý hiển nhất chỉ có họ Bùi mà thôi".
            2- Kết nối thành lập ban liên lạc họ Bùi Xã Xuân Áng, của huyện Hạ Hòa, của tỉnh Phú Thọ theo quy ước, điều lệ của Cộng đồng họ Bùi Việt nam theo tinh thần "ĐOÀN KẾT- TƯƠNG TRỢ - PHÁT TRIỂN".
            3- Tôn trọng và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân theo đúng tinh thần Họ Bùi Việt Nam phụng sự nhân dân và tổ quốc.
            4- Đề nghị Ban liên lạc họ Bùi Việt Nam chuyển tập thông tin họ Bùi Việt Nam phát hành các kỳ cho các chi họ Bùi xã Xuân Áng đều đặn để chúng tôi theo dõi có hệ thống theo địa chỉ:
                                                Bùi Kim Duyệt
                                                Khu 6 xã Xuân Áng huyện Hạ Hòa- tỉnh Phú Thọ
                                                Điện thoại 02 103 679 831

                                                                        Bùi Kim Duyệt 81 tuổi
                                                            Hậu duệ thứ 6 của tổ phụ Bùi Hữu Nhân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét