Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2016

ỨNG DỤNG PHƯƠNG ĐÔNG HỌC TRONG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

Bài đã đăng trên Thông tin khoa học TIỀM NĂNG CON NGƯỜI tập 1 của Viện NC&ƯDTNCN



Nhà nghiên cứu Đồng Thị Bích Hường[1]

Tôi viết ra những điều này tặng các bạn đang ở vị trí quản lý với mong muốn: Triết học Phương Đông sẽ giúp bạn tìm được người cộng tác tốt nhất để Công ty hay tập đoàn của bạn phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu một cách vững chắc”.                                                           
Việc điều động hay bổ nhiệm nhân sự vào các vị trí điều hành, tìm đối tác làm ăn hay mở rộng thị trường khi Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược Châu Á Thái Bình Dương chính thức có hiệu lực ở Việt Nam là một thách thức không nhỏ với các bạn ở cương vị Chủ tịch Hội đồng quản trị (CTHĐQT), Tổng Giám đốc (TGĐ), Giám đốc (GĐ) thì đây sẽ là kiến thức cơ bản về thuật dùng người theo Phương Đông học, hễ sử dụng là có kết quả ngay  giúp các bạn mạnh dạn hơn trong việc sắp xếp nhân sự ở đơn vị mình sao cho phát huy cao nhất khả năng cống hiến của mỗi người trong từng giai đoạn cụ thể.
Ở vị trí đứng đầu bạn chịu trách nhiệm về nhiều mặt hoạt động của doanh nghiệp mà muốn thành công trong công việc bạn rất cần hiểu về ngôn ngữ giao tiếp bằng lời hay không dùng ngôn từ trước một tập thể với nhiều cá thể mà khả năng nội tại của nhân viên cũng như kiến thức chuyên môn không đồng đều, làm thế nào bạn tập hợp được lòng tin vào bạn? Làm thế nào họ tự giác cống hiến & phát huy cao nhất khả năng thực tế họ có mà bạn không quá nhọc lòng? Làm thế nào nhân viên ủng hộ bạn ngay cả khi họ nhận ra bạn không thật sự giỏi theo kỳ vọng & đánh giá của họ? Làm thế nào bạn tập hợp xung quanh mình một đội ngũ cùng hành động để đạt được mục tiêu chung?
Bên cạnh đó bạn cũng bị áp lực trong trách nhiệm về việc lựa chọn người để đề bạt hay điều động, ngoài các tiêu chí thông thường trong tuyển chọn, khi bạn chưa được trang bị kiến thức nhận diện theo phương Đông học, nhận diện theo Tâm lý học hành vi để biết chắc bạn không bổ nhiệm & điều động sai nhân lực.
Những ý tưởng dưới đây sẽ giúp bạn.
Triết học phương đông là bộ môn chung nhất nghiên cứu về các sự vật, hiện tượng của tự nhiên & xã hội nhằm tìm ra quy luật của các đối tượng nghiên cứu.
Mục đích cơ bản của Triết học là giải quyết các vấn đề cơ bản của bản thể luận & nhận thức luận. Vấn đề cơ bản của triết học là giải thích các mối quan hệ giữa tồn tại & tư duy, giữa vật chất & ý thức để trả lời tuần tự cho các câu hỏi về bản thể, nhận thức, chân lý, đạo đức & thẩm mỹ.
Mặc dù Triết học có vẻ nằm hoàn toàn trong phạm trù trừu tượng về mặt lý thuyết nhưng lại ứng dụng triệt để trong thực tiễn, điển hình nhất là áp dụng trong nguyên tắc xử thế.
Triết học Phương Đông với phương pháp luận về ngũ hành trong vũ trụ bao gồm năm tố chất cơ bản Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ cùng Âm, Dương là hai khí chất làm chuyển động vũ trụ thì cũng tác động mạnh mẽ & làm ảnh hưởng sâu sắc tới con người về hình dáng, tính cách, năng lực & chí hướng.
Bạn có quan tâm tới phương pháp chọn hiền tài của người xưa không ? Đó là Chí, Biến, Thức, Dũng, Tính, Liêm, Tín. Khi con người có đủ bảy đức tính này thì được đánh giá là người có đủ năng lực phẩm chất để đảm trách một công việc quan trọng ở vị thế chỉ huy, lãnh đạo quân sự hay ở cương vị chính trị bao gồm : có lý tưởng & trung thành, có khả năng chuyển biến được tình thế, thích ứng với thời cuộc, biết mình, biết người, tận dụng cái hay của người làm kết qủa cho mình, hiểu được cái dở của người là bài học kinh nghiệm để gia tăng sức mạnh cho mình. Có sự trải nghiệm, dũng cảm vượt gian nan, giữ mình tỉnh táo trong mọi tình huống, biết hy sinh bản thân vì đạo lý, giữ chữ tín bằng hành động.
Lý lẽ của người xưa là vậy nhưng xuất chúng như Gia Cát Khổng Minh rốt cuộc cũng không thành đại nghiệp. Sự thất bại đó là bài học cho các thế hệ sau nhìn vào để tiến bước.
Ngày nay những chuyên gia nghiên cứu Phương Đông học chuyển tải kiến thức nhận diện cho người làm công tác tổ chức có một công cụ tin cậy để có thể yên tâm trong công việc bổ nhiệm, điều động & quản trị nhân lực.
Bởi tính người rất khó hiểu, dung mạo bất nhất, hành động trăm ngàn lối: người trông hiền lành nhu thuận mà lại vô đạo, người bề ngoài cung kính mà lại trí trá vô lễ, người trông rất hùng dũng mà lại nhát sợ, người có vẻ ngoài thật tận tâm mà lại bất trung, người trưng ra nhiều bằng cấp mà lại không có học thức, …, để tránh sử dụng sai lầm những nhân tố đó tất cả gói gọn vào hai chữ “nhìn người” (nhận diện)
Biết người để dùng người, biết người để làm bạn, biết người để mưu cầu đại sự.
Ở cương vị quản lý, bạn nên suy nghĩ về quản trị nhân lực theo hướng:
1/ Mỗi người đều có thế mạnh riêng, nếu thế mạnh đó được đem ra khai thác & phát huy đúng cách thì con người sẽ phát triển cả trí lẫn dũng, đem lại nhiều lợi ích cho xã hội & cho cộng đồng.
2/ Đạo dùng người chính xác là phát huy tốt nhất ưu thế sở trường, bất đắc dĩ mới sử dụng sở đoản. Dựa vào sự thay đổi sở trường đặc biệt mà sử dụng : sở trường đặc biệt có tính chuyển dịch, có thể phát triển từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác, nhiều khi kết quả công việc mới vượt quá thành tích của sở trường cũ, do đó người quản trị giỏi là người phát hiện được sở trường chuyển dịch của nhân viên mà sử dụng cho thật hiệu quả.
3/ Nắm chắc trạng thái của nhân viên mà giao việc thật đúng thời điểm.
4/ Người quản trị giỏi cần biết gợi mở để phát hiện & bồi dưỡng sở trường đặc biệt. Hiểu về nguyên tắc nhận diện để trở thành một lãnh đạo xuất sắc.
5/ Sở trường càng được dùng càng phát triển nhất là phát triển ưu thế của tư duy.
6/ Sở trường có khi cũng biến thành sở đoản. Quy luật trường đoản chuyển đổi lẫn nhau & không nên nhìn nhận sở trường, sở đoản một cách cứng nhắc, đơn điệu.
7/ Nhiều người có cùng một sở trường, trong số đó nhất định có người vượt trội. Đây chính là sự tương đối để nhận định về sở trường, sở đoản của con người.
Sở trường của một người, đối với người khác mà nói phải thông qua so sánh mới được thừa nhận. Khi nói về một người tài, nói tới ưu thế về một mặt nào đó thì cũng chỉ là tương đối, nó chỉ biểu hiện tốt hơn người khác một chút. Vì tính chất này mà người quản lý khi lựa chọn nhân sự phải kiên trì nguyên tắc Nhận diện để không chọn sai, trọng dụng sai hoặc giao phó trọng trách chưa đúng người.
8/ Người quản lý giỏi tích cực tạo điều kiện để sở đoản biến thành sở trường đồng thời cũng cần đánh giá kịp thời khi sở trường chuyển dịch thành sở đoản. Thực tế cuộc sống có những người đi ngược quy luật này & đã phải hứng chịu hậu quả không nhỏ. Người xưa đã vậy, ngày nay càng phải thận trọng hơn.
9/ Theo Phương đông học, phương pháp dùng người trọng điểm là phát huy sở trường vì sở trưởng mới là nhân tố quyết định giá trị con người, có thể chi phối các nhân tố cấu thành các giá trị hay tính cách khác biệt của người đó.
10/ Người quản lý giỏi là người tranh thủ được nhân tài, dùng người tài & quản lý người tài - Đây là tư tưởng của tất cả các nhà quản lý từ vi mô đến vĩ mô.
Bạn nên dùng người như thế nào theo quan điểm hiện tại của Phương đông học vì ứng dụng  nhận diện không câu nệ nhiều vào lời nói, bởi vì “lời nói là thứ rất khó tin”, cũng không đề cập nhiều vào yếu tố “văn bằng” hay các yếu tố chỉ mang tính “hình thức” khác.
Cơ thể chúng ta từ đầu xuống chân là một khối thống nhất về cấu tạo nhưng hành vi của chúng ta nhiều khi không đi đôi với lời nói. Đó chính là “ngôn ngữ không lời” trong đó khuôn mặt biểu hiện rất nhiều về nội tâm mà lời nói không thể che đậy được.
Ở vị trí của bạn trong một chừng mực nào đó bạn vẫn đang vận dụng kiến thức này trong đời sống của mình nhưng chưa có một hệ thống về nguyên lý Nhận diện, chưa rèn luyện để trở thành kỹ năng hay phản xạ có điều kiện nên nhiều khi bạn vẫn bị lời nói của đối tác dẫn dắt & đã từng ít nhất một lần trong đời phải băn khoăn cho những giây phút sai lầm đó.
Tới đây khi Pháp lệnh về việc “ người giới thiệu hay người trực tiếp bổ nhiệm cũng phải chịu trách nhiêm trước Pháp luật về nhân sự  ” được ban hành thì kiến thức nhận diện sẽ trở thành một công cụ đắc lực & hữu hiệu.
Hà Nội, ngày 20/12/2015
Đ.T.B.H



[1] Phó Chủ nhiệm Bộ môn Khoa học dự báo Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét