Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

Tổng quan về NÂNG CAO SỨC KHỎE KHÔNG DÙNG THUỐC

Bài đã đăng trong tài liệu Hội nghị của Viện NC&ƯDTNCN ngày 12.7.2014

TỔNG QUAN VỀ NHỮNG PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO SỨC KHỎE ĐẨY LÙI BỆNH TẬT KHÔNG DÙNG THUỐC  Ở VIỆT NAM

Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Thống Nhất
Bác sĩ Nguyễn Thế Dân
 Kỹ sư Nguyễn Tuấn Phan
 Họa sĩ - Lương y Nguyễn Đức Chính

I. MỞ ĐẦU:
Chúng ta luôn tự hào về lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Nhưng có một lịch sử tồn tại song song để gìn giữ được cho dân tộc Việt trường tồn và làm được các sứ mệnh cao cả trên thì được nhắc đến không nhiều. Đó chính là lịch sử “giữ gìn” và “bảo vệ” sức khỏe con người của dân tộc Việt – Lịch sử y học dân gian Việt Nam.
Nền y học chính thống hiện nay ta quen gọi là Tây Y, mới du nhập vào Việt Nam có hơn 100 năm nay.
Nền y học khác, mà chúng ta gọi là y học dân tộc thực ra chịu ảnh hưởng vô cùng sâu rộng về mặt lí luận, thực hành của y học Trung Hoa, cũng chỉ có tuổi đời hơn 1000 năm. Bản chất của nó là dựa trên việc điều hòa, cân bằng “khí” – “năng lượng sinh học”- và “huyết” của cơ thể  để chữa bệnh. Và ngày xưa cũng chỉ một bộ phận nhỏ dân chúng được hưởng sự săn sóc của nền y học này.
Vậy suốt chiều dài dằng dặc của lịch sử, dân tộc ta làm thế nào đủ sức chiến đấu với bệnh tật để sinh tồn và mở rộng lãnh thổ từ một nước Văn Lang nhỏ bé đến nước Việt Nam rộng lớn như ngày nay? 
Làm thế nào để dân tộc ta từ ngàn xưa đến nay đủ sức khỏe chiến đấu và chiến thắng những kẻ thù mạnh nhất hành tinh? Ngô Quyền mang lại độc lập cho nước nhà sau nghìn năm Bắc thuộc, đời Lý đánh bại quân Nam Hán, đời Trần 3 lần  đánh dập đầu giặc Nguyên Mông – loại giặc có thân thể vô cùng cường tráng và hung hãn, đang làm bá chủ thế giới lúc bấy giờ. Những trận đánh “sạch không kình ngạc, đánh... tan tác chim muông” khiến giặc Minh tan tành tháo chạy. Chiến thắng Ngọc Hồi, Đống Đa thần tốc năm 1789 của vua Quang Trung khiến 20 vạn quân Thanh bị thua trận và không hiểu nổi người Việt Nam làm  thế nào mà hành quân đánh trận khỏe phi thường như vậy?
Câu trả lời: Một phần rất quan trọng là có sự đóng góp to lớn của nền y học cổ truyền dân gian của dân tộc Việt Nam.

II. ĐỊNH NGHĨA NỀN Y HỌC CỔ TRUYỀN DÂN TỘC VIỆT
Nền y học này bao gồm ba phần: sử dụng thuốc, không sử dụng thuốc, tập luyện dưỡng sinh, võ thuật … để nâng cao sức khỏe con người và chữa bệnh.
 2.1. Y học sử dụng thuốc
Y học sử dụng thuốc là kinh nghiệm dùng cỏ cây hoa lá, động vật, khoáng chất... xung quanh ta để chữa bệnh - thuốc Nam chữa cho người Việt Nam.
2.2. Y học không dùng thuốc là:
2.2.1. Các phương pháp tác động bên ngoài cơ thể một cách trực tiếp như :  xoa bóp, bấm huyệt, chỉnh, nắn, vỗ, đấm...   bằng tay, chân… hoặc dùng dụng cụ như kim châm cứu, que ấn huyệt, ngải cứu…
2.2.2.     Các phương pháp tác động sử dụng  “năng lượng vũ trụ” và “năng lượng con người” (tạm gọi là năng lượng sinh học) để làm cân bằng khí huyết trong con người, chống lại bệnh tật, được ứng dụng ở  khắp các bệnh viện y học cổ truyền, một số cơ sở, trung tâm dưỡng sinh và   số người có năng lực đặc biệt.
 Các liệu pháp tinh thần  như: cầu cúng, làm phép, lễ bái, lên đồng… có khi mang tính đơn lẻ, có khi mang tính cộng đồng cực lớn như các buổi tế ở đền Hùng, đàn xã tắc, đại lễ phật đản,  ở các thiền viện…  và được  cộng đồng chấp nhận như 1 liệu pháp tinh thần rất có giá trị.
2.2.3.     Tập luyện dưỡng sinh, khí công, võ thuật
Ngày xưa chiến tranh liên miên, cha ông chúng ta phải thường xuyên luyện tập dưỡng sinh, võ thuật để nâng cao sức khỏe và khả năng chiến đấu. Đồng thời cũng rất nhiều thầy võ nắm được y lý xuất hiện để chữa bệnh cho dân chúng.

III. HIỆN TRẠNG CỦA NỀN Y HỌC NÂNG CAO SỨC KHỎE, ĐẨY LÙI BỆNH TẬT KHÔNG DÙNG THUỐC (NCSK ĐLBT KDT) Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Có thể chia làm 3 phần lớn:
-         NCSK ĐLBT KDT bằng tác động của tay, chân hoặc dụng cụ
-         NCSK ĐLBT KDT bằng tác động của năng lượng sinh học
-         NCSK ĐLBT KDT bằng dưỡng sinh, khí công
Dưỡng sinh, Khí công liên quan đến chữa bệnh thường có 2 phần: tập luyện để chữa bệnh cho mình và tập luyện để chữa cho người khác. Phần này sẽ được trình bày luôn vào phần (3.3) Các trung tâm dưỡng sinh, CLB lớn có liên quan đến tập luyện và chữa bệnh bằng năng lượng sinh học.
3.1. NCSK ĐLBT KDT tác động bằng tay, chân hoặc dụng cụ
3.1.1. Châm cứu và bấm huyệt cổ truyền
Ở Việt Nam châm cứu có lịch sử rất lâu đời.  Những phương  pháp châm nổi tiếng như: châm gây tê,  trường châm, cấy chỉ catgut dưới da, thủy châm, điện châm, thần châm…và các phương huyệt cho một số bệnh cụ thể, cộng với những bàn tay châm điêu luyện khiến Châm cứu Việt Nam trở nên nổi tiếng khắp hoàn cầu. Sự hợp tác Châm cứu với Việt Nam đã phát triển ra hơn 40 nước. 
3.1.2. Tác động cột sống: do thầy Tham Tán sáng lập. Với lực tác động chủ yếu  của 1 hoặc 2 ngón tay trên cột sống, nếu người chữa trị chịu khó học nắm được bí quyết của phương pháp này thì sẽ đạt kết quả rất to lớn trong việc chữa bệnh. Hiện phương pháp này đã được đưa vào giảng dạy chính thức trong trong các trường Y học Cổ Truyền.


3.1.3. Diện Chẩn:
Vào những năm 80 thập kỷ trước thầy Bùi Quốc Châu  đã sáng tạo ra phương pháp Diện Chẩn. Khi tác động trên những đồ hình tưởng tượng ra trên mặt và trên cơ thể (thực ra để vẽ ra các đồ hình đó là kêt quả của những  nghiên cứu cực kỳ công phu) ta có thể giải quyết được rất nhiều chứng bệnh.
3.1.4. Thập Thủ Đạo: Tương truyền là do Cụ Huỳnh Thị Lịch học của một người Đông Hồi mang về Việt Nam vào những năm 50 của thế kỷ trước. Phương pháp bấm chủ yếu trên 10 đầu ngón tay, ngón chân  với lực tác động nhẹ nhành và phong cách bấm  như chơi đàn ghi ta  song  kết quả rất đáng khâm phục . Trong tương lai không xa nó sẽ trở thành quen thuộc trong làng chữa trị không dùng thuốc của chúng ta.
3.1.5. Chữa Trật Đả (chữa bong gân, sai khớp, đau lưng cấp, chấn thương, gãy xương …) Ngoài các nhân viên y tế được đào tạo ở các khoa cấp cứu ngoại ra Việt nam có rất nhiều thầy lang có tiếng về lĩnh vực này. Trước đây cụ lang Hanh ở Hưng Yên với những động tác chữa bệnh kỳ lạ và chữa lành nhiều ca gẫy cổ xương đùi ( có dùng thêm thuốc gia truyền)  đã là một  thương hiệu mọi người đều biết đến. Kho tàng kinh nghiệm này  chúng ta hoàn toàn chưa khai thác được bao nhiêu.
3.1.6. Phương pháp Vỗ (dùng bàn tay vỗ vào vùng bệnh và xung quanh ). Mươi  năm nay, Ông Thắng ở Bắc Ninh đã đặc biệt thành danh  nhờ bàn tay phải vỗ đều đều và rất đau trên người bệnh khoảng 10 phút . Trên thế giới Vỗ chữa bệnh cũng được nói đến trong sách y học cổ truyền và phương pháp dưỡng sinh Kinh Lạc Thao cũng sử dụng vỗ trên các đường kinh nhưng chưa thấy ai sử dụng   phương pháp này  một cách toàn diện như ông Thắng.
3.1.7. Túc Chẩn (day ấn trên bàn chân chữa bệnh toàn thân).
Ở Việt Nam gần đây bà Phạm Thị Lan Huê và ông Tú đã sử dụng phương pháp này thành công và giúp được rất bệnh nhân. Phương pháp này cho phép với một lực tác động nhỏ nhưng nếu biết làm đúng cách sẽ cho kết quả rất tốt và nhanh chóng.
3.1.8. Phương pháp bấm chỉnh của thầy Võ Hoàng Yên.
Kết quả điều chỉnh bệnh rất diệu kỳ. Có lẽ chúng ta phải xếp phương pháp này cả sang phần chữa bệnh bằng “năng lượng sinh học” vì ngoài biện pháp đập bôi dầu lên huyệt đạo và những động tác bấm, vỗ, đập,  chỉnh sửa  biến hóa chính xác theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh thì  kết quả chắc có liên quan đến năng lượng phi thường của thầy Yên. Người bệnh có vẻ rất đau vì các động tác chữa của môn phái này quá mạnh
3.1.9.  Yumeiho -  phương pháp bấm huyệt Nhật Bản,
Phương pháp này du nhập vào Việt Nam khoảng những năm 1990. Lý thuyết của phương pháp căn cứ trên thực tế là có hơn 95% lệch vị trí xương chậu từ khi mới sinh. Theo năm tháng sự lệch này gây nhiều thương tổn trên cột sống và toàn thân. Nếu ta chỉnh cột sống thẳng lại  là giải quyết  được nhiều chứng bệnh .Tuy nhiên bây giờ ít thày chữa trị  dùng phương pháp này,  có lẽ do khi chữa phải dùng mất  nhiều lực mới đạt được kết quả mong muốn.

3.1.10. Tầm quất:
            Tiếng “tầm quất ơ !” trên phố đêm Hà Nội ngày nay không còn nữa, nhưng những người muốn chữa bệnh không dùng thuốc nên tìm đến  cơ sở tẩm quất của các bậc thầy để tận hưởng “bản giao hưởng” các động tác đấm, băm, chặt chém, vỗ, vuốt, lăn, xoa, nhổ bão, vặn… trên cơ thể mình, đồng thời suy nghĩ về các kỹ thuật  đó có thể giúp mình chữa bệnh như thế nào. Tất cả các động tác đó nếu biết áp dụng đúng lúc và sáng tạo sẽ tạo ra những hiệu quả bất ngờ cho buổi chữa bệnh của mình.
Những kỹ thuật như dùng ngải cứu, đánh gió, chích lể rất hay được dùng trong y học dân gian, đặc biệt ở phía Nam. Chúng cũng vô cùng hữu dụng nếu chúng ta biết dùng đúng chỗ, đúng liều lượng  sẽ giải quyết được nhiều bệnh cấp và mãn tính.
Một vài kỹ thuật bấm huyệt nước ngoài như  Shiatsu - day bấm huyệt kiểu Nhật,  túc chẩn  của Hàn Quốc, vặn bẻ người  kiểu massage Thái Lan cũng có một số nơi áp dụng .
Ngoài ra ở rải rác khắp nơi trên đất nước ta có những trung tâm, những người hành nghề riêng lẻ nâng cao sức khỏe không dùng thuốc  mà chúng ta chưa có thời gian nghiên cứu. Hy vọng khi chúng ta có một chính sách khuyến khích nhân tài đúng đắn, họ sẽ đóng góp tự nguyện các kiến thức quí giá của họ cho xã hội.

3.2. NCSK ĐLBT KDT bằng năng lượng sinh học ở Việt Nam
3.2.1 Các cơ sở chữa bệnh y học cổ truyền:
Ở đây cần nhắc lại sâu hơn về bản chất châm cứu. Nếu gọi cái tên “điều hòa khí huyết” thì chữa bệnh bằng năng lượng sinh học thực ra là hoàn toàn quá quen thuộc với chúng ta: toàn bộ hệ thống các bệnh viện và trung tâm y học cổ truyền Việt Nam đều chẩn đoán, điều trị dựa trên lý thuyết âm dương, ngũ hành... điều hòa khí huyết – chính là điều hòa Năng lượng Sinh học trong cơ thể.
-                     Định nghĩa Châm cứu của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) như sau: Thuật châm cứu là bộ phận hợp thành của hệ thống chăm sóc sức khỏe của Trung Quốc, đã có bề dày lịch sử 2500 năm. Thuật này dựa trên nguyên lý về các “dòng năng lượng” (QI) luân chuyển trong cơ thể đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Bệnh tật phát sinh là do “các dòng năng lượng” bị gián đoạn, và châm cứu có thể điều chỉnh tình trạng mất cân bằng của các “dòng năng lượng” trên thông qua việc tác động vào các huyệt nhất định bên dưới da .
-         Các bệnh được WHO công nhận có thể chữa bằng châm cứu và hơ ngải cứu: các bệnh về đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa, rối loạn thị giác, rối loạn vòm họng, rối loạn thần kinh, các bệnh về xương.
-         Điều vô cùng quan trọng là như vậy Tây Y đã thừa nhận Khí (QI) – Dòng Năng Lượng sinh học  – của Đông Y. Và hàng ngày tại Việt Nam chúng ta đang điều khiển  dòng năng lượng  đó để phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân trong tất cả các cơ sở chữa bệnh bằng y học cổ truyền.
3.2.2. Một số nhà ngoại cảm liên quan đến sử dụng NLSH trong việc nâng cao sức khỏe đẩy lùi bệnh tật
   Từ những miền quê xa xôi, hẻo lánh đến những vùng đô thị đông đúc đã xuất hiện rất nhiều người có khả năng đặc biệt dùng năng lượng sinh học, hoặc  phương pháp dưỡng sinh khí công  để tăng cường sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật. Trong số đó có thể kể tên một số người như sau:
-   Cụ Nguyễn Đức Cần (1909-1983), Đại Yên, Ngọc Hà, Hà Nội
-  Bà Nguyễn Thị Nghi, Hải Dương
Bà Phạm Thị Phú, Sông Công, Thái Nguyên
        -  Bà Nguyễn Thị Thanh Hải, Sông Công, Thái Nguyên.
Phan Thị Tranh, Vĩnh Yên
-  Ông Hoàng Trọng Việt, Hà Nội
Ông Trần Long Vinh, Hương Sơn, Hà Tĩnh.
-   Bà Nguyễn Thị Huệ, Tuyên Quang
-   Bà Bùi Thị Đoan, Gia Lâm, Hà Nội 
-   Bà Đinh Thị Dung, Hà Nam. 
-   Ông Trần Văn Phú, Hà Tĩnh
-   Ông Đỗ Văn Tứ - Đỗ Hoàng Vạn Thông, Quảng Nam.
   -   Ông Nguyễn Lộc Em, Đồng Tháp.
        -   Ông Trần Văn Mai, Bình Dương
        -   Ông Võ Hoàng Yên, Bình Phước.
        -   Ông Võ Tấn Hùng, Mỹ Tho
   -   Ông Bùi Quốc Châu thành phố Hồ Chí Minh
   -   Ông Mai Văn Như, thành phố Hồ Chí Minh.
   -   Ông Võ Thanh Sơn, thành phố Hồ Chí Minh.
Tại nhiều vùng núi, như Bảy Núi ở Miền Nam còn nhiều người có khả năng đặc biệt nổi tiếng về trị bệnh, hay nơi cư trú của các đồng bào dân tộc it người  ở phía Bắc có những ông Lang, bà Mế cũng có những cách chữa bệnh mang tính thần bí như dùng ngải, hèm, thổi lá trầu, ống hút …Ví du: như ông Lường Văn Hối, ông Vi Văn Cán ở huyện Sông Mã tỉnh Sơn La có khả năng hút được các đầu đạn hay dị vật găm trong người và chữa lành các vết thương . Cụ Đoàn Văn Nhâm (xã Nhân Thành, Yên Thành, Nghệ An) nổi tiếng về thuật chữa hóc xương qua điện thoại… 
Bài này vấn còn thiếu phần rất lớn về nâng cao sức khỏe bằng Hầu Đồng của các thanh đồng.Và cũng chưa kể đến những người có khả năng đặc biệt làm các vấn đề khác nhưng cũng ít nhiều liên quan tới hóa giải bệnh tật. Dù vậy danh sách cũng còn thiếu rất nhiều. Mong các qui vị chỉ dẫn bổ sung thêm. Xin trân trọng cám ơn.



3.3. Các trung tâm dưỡng sinh và câu lạc bộ lớn có liên quan đến tập luyện và NCSK ĐLBT KDT bằng năng lượng sinh học
3.3.1.   Các trung tâm có liên quan đến thiền định Nhân Điện:
-  Hệ thống hội, trung tâm và câu lạc bộ dưỡng sinh trường sinh học trên toàn quốc (ông Trần Văn Mai)
- Trung tâm UNESCO hỗ trợ sức khỏe cộng đồng
            - Trung tâm Tâm năng dưỡng sinh-Phục hồi sức khỏe (cố trưởng môn Nguyễn Văn Chiểu)
- Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng năng lượng (giám đốc PGS,TS Nguyễn Đình Phư )
  -  Câu lạc bộ Năng lượng sinh học Xuân Mai  
-  Các cơ sở tư nhân dạy truyền nhân điện
3.3.2. Các trung tâm có liên quan tới thiền định Đạo Giáo (tu tiên)
- Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khí công dưỡng sinh Việt Nam (trưởng môn Hoàng Trọng Việt)
- Tĩnh khí công (trưởng môn Hoàng Vũ Thăng)
- Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khí công Kim Cang Thiền (GĐ Trần Kim Cang)....
3.3.3. Các trung tâm có liên quan đến thiền định Phật giáo
- Các thiền viện Trúc Lâm
- VIPRASSANA
- Mật tông (thường kinh Phật và ấn, chú được truyền dạy ở các chùa theo Mật Tông và các Đạo tràng )
3.3.4. Các trung tâm sử dụng phương pháp thu phát năng lượng sinh học khác:
- Viện Nghiên cứu Năng lượng cảm xạ (GĐ BS Dư Quang Châu)
- Viện Nghiên cứu ứng dụng Dưỡng sinh tâm thể (cố trưởng môn Tôn Nữ  Hoàng Hương)
- Trung tâm UNSCO Thái cực Trường sinh đạo (bản chất các chuyển động là để dẫn khí; Bà Hoàng Thị Lan là giám đốc)
- Các trung tâm yoga Ấn Độ, Tây Tạng
- Các trung tâm Việt Y đạo- Diện chẩn (Gs-Ts Bùi Quốc Châu )
- Trung tâm Khí công Y đạo (ông Đỗ Đức Ngọc)
- Trung tâm  UNESCO Phát triển nhân văn
- Tâm Y đạo (thầy Thich Thông Nhã truyền dậy)
- Thiên khí năng (được truyền dạy ở các tu viện Thiên Chúa Giáo)
- Hội Than hữu Bruno - Groening (CLB hỗ trợ cuộc sống bằng tinh thần ở Hà Nội Tp Hồ Chí Minh).
- Sức mạnh vô thức (Nhà nghiên cứu Đoàn Thanh Hương)                           
- Dưỡng sinh kinh lạc thao (đang được một số câu lạc bộ dưỡng sinh luyên tập)
-  CLB Thiền Việt (thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng Dụng Tiềm Năng Con Người – chủ nhiệm Lê Thái Bình)
 - Thiền xông hơi tĩnh lặng (thầy Thích Giác Nhiệm,Cần Thơ)
- Trung tâm nghiên cứu khí công dưỡng sinh một thời vang bóng của Võ sư Bùi Long Thành nay đã dừng hoạt động những cũng để lại những điều cần suy nghĩ nghiêm túc về phương pháp đó.
3.3.5. Liên đoàn võ thuật Việt Nam
Đây là một tổ chức rất rộng lớn bao gồm liên đoàn, các trung tâm võ thuật và các môn phái, các lò võ trong cả nước và nước ngoài thu hút nhiều người tập luyện
Ngoài khía cạnh tự vệ và chiến đấu, tu tâm dưỡng tính, rèn luyện tính khí con người thì trong võ thuật còn có cả  “võ y”. Học Võ là học Nội Công và Ngoại kích.  Nội công thì phải hiểu y lý để mà vận khí – dòng năng lượng sinh học- thu phát lực cho đúng, nên xưa nay hầu như các võ sư đều biết về y lý. Rất nhiều thầy chữa bệnh nổi tiêng dân gian ra đời từ lò võ.
   Trong phương hướng đến năm 2020 Liên đoàn phấn đấu có 3- 4% dân số tập luyện võ thuật đồng nghĩa với 3-4 triệu người tập luyện dưỡng sinh y võ nâng cao sức khỏe con người!
VI. KẾT LUẬN
Với một tầm vóc rất rộng lớn như trên chúng ta thấy, CBKDT đã, đang và sẽ ngày càng phát triển vô cùng mạnh mẽ theo nhu cầu tất yếu của xã hội. Nâng cao sức khỏe đẩy lùi bệnh tật ,không dùng thuốc có thể coi là một di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc vì tính nhân văn nguyên thủy của nó xuất phát từ truyền thống thương người, cứu nhân độ thế đã được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác bằng những văn bản, bằng tâm truyền tâm. Những người có khả năng đặc biệt với  tâm trong sáng là tài sản quí báu của quốc gia. Đó là tinh hoa vốn cổ truyền của dân tộc chúng ta cần nghiên cứu một cách cẩn trọng và nghiêm túc, nhằm quản lý, khai thác, kế thừa và phát huy tính ưu điểm    của nó vì lợi ích cho sức khỏe của cộng đồng như lời Bác Hồ đã từng dạy “Cái gì có lợi cho dân, cho nước thì chúng ta làm”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Quốc Châu.Âm dương khí công,NXB Đà Nẵng,2010.
2. Nguyễn Thế Dân; Thực tiễn hoạt động chữa bệnh của những người có khả năng đặc biệt trong quá & khứ, hiện tại, ở trong nước & ngoài nước;; Gặp gỡ giao lưu giữa các nhà nghiên cứu và những người có khả năng đặc biệt,; Kỷ yếu Hội nghị khoa học của Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người;  2011
3. Nguyễn Phúc Giác Hải…Nguyễn Đức Cần, nhà văn hóa tâm linh, NXB Văn hóa –Thông tin,Hà Nội 2012
4. Đào Tuấn Hiệp ( tổng hợp và biên dịch ); Y học với Dưỡng sinh Đồ Hình Giải Thích Hoàng đế nội kinh và phương thức dưỡng sinh Trung Hoa; NXB Hà Nội; năm 2008.
5. Vũ Thế Khanh ; Dưỡng Sinh Việt Nam – phương pháp chữa bệnh “năng lượng sinh học”, video clip của Liên Hiệp Khoa Học Công Nghệ Tin Học Ứng Dụng, trang web: http://uia.com.vn
6. Bành Khừu, Đặng Quốc Khánh; Những học thuyết cơ bản của Y học Cổ Truyền; NXB Hà Nội; năm 2002
7. Hải Lý; Thực hư việc ông thợ mộc chữa bệnh bằng “năng lượng sinh học”;  Báo Pháp Luật và Xã Hội; 12-5-2012 và Những điều kỳ lạ; Báo Pháp Luật và Xã Hội; 13-5-2012.
8. Trần Thế Nam; Lĩnh Nam Trích Quái; NXB Trẻ, 2011;
9. Phan Đăng Nhật; Vấn đề tâm linh từ truyền thống đến hiện đại; Hội thảo khoa học giả thuyết, lý giải một số hiện tượng đặc biệt dưới góc độ khoa học; Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người; Bộ môn cận tâm lý; 2009
10. Phòng Trắc Nghiệm, Trung Tâm Nghiên Cứu  Tiềm Năng Con Người;Báocáo kết quả trắc nghiệm về khả năng  chữa bệnh bằng “năng lượng sinh học” của ông Nguyễn Lộc Em;2012.
11. Phòng Trắc Nghiệm, Trung Tâm Nghiên Cứu  Tiềm Năng Con Người;Báocáo kết quả trắc nghiệm về khả năng  chữa bệnh bằng “năng lượng sinh học” của cô Đinh Thị Dung;2012
12. Vũ Thỏa, Nguyễn Đan Cống Bố; Mật tạng Tứ Bộ Y Điển; NXB Thời Đại; năm 2009.
13. Nguyễn Tài Thu, Trần Thúy;  Châm cứu sau đại học; NXB Y Học; năm 1997.
14 Ngô Thanh Trung, Sách Hướng dẫn sử dụng cơ thể người , NXB Dân Trí, 2012.
15. Nguyễn Tư, bảo vệ chân lý về tâm linh và chống dị đoan hoang tưởng, tài liệu lưu hành nội bộ
16. http://thienxonghoi.vn, Thiền xông hơi trị liệu 4000 năm
17. UIA: 20 năm một chặng đường trong nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và khảo nghiệm về các khả năng đặc biệt;2013
18. Thẩm Chưởng Vinh – Con người những điều kỳ diệu. NXB Văn hóa thông tin 2003)
19. http://clip.vn/watch/ Bai the duc Kinh lac thao cho nguoi cao tuoi

20. http://vothuatcotruyen.vn/home/ Đề án bảo tồn phát triển võ cổ truyền Việt Nams  đến 2020

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét