Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Hội thảo khoa học về ngôi mộ cổ

Bài đăng trong BẢN TIN số 1, tháng 6/2013 của Viện NC&ƯD TNCN

HỘI THẢO KHOA HỌC
“VỀ NGÔI MÔ CỔ MỚI PHÁT LỘ
 TẠI ĐỒNG HỚI, QUẢNG BÌNH
                                                                       Thay mặt Đoàn thư ký
                                                                      Nhà giáo Quan Lệ Lan
     Ngày 11-6-2013 Hội thảo khoa học về “Ngôi mộ cổ mới phát lộ tại Đồng Hới Quảng Bình” đã được tổ chức tại Hội trường trụ sở Ủy ban Nhân dân Phường Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh.
Hội thảo do bốn đơn vị đồng tổ chức:
-          Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Tiềm năng con người (Viện NC&ƯDTNCN)
-          Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Phả học Việt Nam.
-          Ủy ban Nhân dân phường Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh.
-          Ban liên lạc dòng họ Lý Việt Nam.
Đoàn chủ tịch hội thảo bao gồm
-          GS,TSKH, VS Phạm Minh Hạc, Viện trưởng Viện NC&ƯDTNCN.
-          GS Đinh Xuân Lâm, Phó Chủ tịch  Hội Khoa học lịch sử Việt Nam.
-          TS Mai Hồng, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Phả học Việt Nam.
-          Ông Nguyễn Thế Chín, chủ tịch UBND phường Đình Bảng.
-          Ông Lý Thạc Vinh, trưởng ban liên lạc dòng họ Lý Việt Nam.
Đoàn thư ký:
-          TS Sử học Đinh Công Vỹ, Viện Hán Nôm
-          Nhà giáo Quan Lệ Lan, trưởng phòng Thông tin Tư liệu Viện NC&ƯD TNCN
Thành phần tham dự Hội thảo gồm các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ và các nhà nghiên cứu về các lĩnh vực Lịch sử, Hán Nôm, Phả học, Khảo cổ học, Giáo dục học, Tâm linh, Văn học, Văn hóa…thuộc các cơ sở nghiên cứu khác nhau. Lãnh đạo UBND phường Đình Bảng, Đại diện phòng Văn hóa Thông tin Từ Sơn Bắc Ninh, Ban liên lạc họ Lý Việt Nam, Ban liên lạc họ Hồ Việt Nam…Tổng số người tham dự hội thảo: trên 150 người.
Tài liệu Hội thảo dày 80 trang, có 13 bài viết của các nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu và phần phụ lục gồm các bài viết:

1
Lời khai mạc Hội thảo                                                    GS VS Phạm Minh Hạc
2
Tiền nhân giục giã qua những giấc mơ và những vần thơ       Hoàng Thị Thiêm
3
Về ngôi mộ cổ mới phát lộ tại tiểu khu dân cư số 6, phường Hải Thành,
Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình                                        TS Mai Hồng                                                                             
4
Từ tâm linh, dã sử, huyền thoại đến sự thực                   Nhà giáo Quan Lệ Lan,
                    LS Nguyễn Bích Lan,  PGS TS Bùi Tiến Quý, PGS TS Ngọc Quyên
5
Về mộ công chúa Lý Kiều Oanh                                 PGS TS Nguyễn Đăng Na
6
Mộ cổ Hải Thành (Đồng Hới) từ góc nhìn khảo cổ học              
                                                                                PGS TS Nguyễn Lân Cường
7
Đi tìm chủ nhân của ngôi mộ cổ                                  PGS TS Nguyễn Tá Nhí
8
Lý Ngọc Kiều- sư bà Diệu Nhân Ni Viện Hương Hải           
                                                                            PGS TS Trần Thị Băng Thanh
9
Từ tâm linh đến thực tế                        Nhà nghiên cứu lịch sử Đinh Văn Niêm
10
Từ ngôi mộ của công chúa Nhà Lý suy nghĩ về sự gắn bó giữa lịch sử và
 tâm linh                                                                                 TS Đinh Công Vỹ                                                                           
11
Phát hiện ngôi mộ của công chúa Lý Kiều Oanh, con vua Lý Thái Tông
                                                                                   Đại tá  Nguyễn Huy Toàn
12
Đón nhận hào quang năng lượng của Tổ Tiên                      Nhà văn Mai Thục
13
Từ những hiện tượng tâm linh kỳ lạ của Nhà Lý đến việc tìm mộ công chúa
 Lý Kiều Oanh                                     Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải               

PHỤ LỤC ( một số bài thơ truyền âm qua NNC Hoàng Thị Thiêm)
1
Bài thơ của Phò mã Hồ Đức Cưởng
2.
Trận chiến thắng ở Hồ Tró
3
Trận chiến trên sông Giang, từ đó đổi tên sông Nhật Lệ
4
Lời kể của phò mã Hồ Đức Cưởng về hoàn cảnh xuất hiện
 Chiếu thư của vua Lý Công Uẩn
5
Chiếu thư của Vua Lý Công Uẩn gửi Phủ Tân Bình


Tiến trình Hội thảo
1.      Lễ dâng hương tại đền Đô
Tất cả các đại biểu tham dự hội thảo dự Lễ dâng hương tại Đền Đô, nơi thờ tám vị vua Triều Lý vào lúc 7h30 trong không khí trọng thể và trang nghiêm
2.      Phần khai mạc:
-          PGS TS Nguyễn Thị Ngọc Quyên giới thiệu lý do có cuộc hội thảo đặc biệt kết hợp giữa tâm linh và khoa học.  Cuộc hội thảo được 4 cơ quan tổ chức nhằm trình bày và trao đổi các ý kiến về ngôi mộ cổ mà chị Hoàng Thị Thiêm đã tìm được bằng ngoại cảm do tiền nhân báo qua các giấc mơ và những bài thơ. Những thông tin nhận được bằng tâm linh sau đó được kiểm chứng bằng các cuộc đào thăm dò của chị Hoàng Thị Thiêm, Nguyễn Bích Lan (5-2012) và các nhà khảo cổ (6-2012), khai quật thám sát khi chủ nhà sửa nhà (12-2012). Các nhà khoa học đến hiện trường nghiên cứu và tra cứu qua sử sách, qua văn thơ Lý Trần qua hiện vật tìm được và viết các báo cáo khoa học về ngôi mộ này từ những góc độ khác nhau. Cuộc hội thảo nhằm trao đổi các ý kiến, các kết quả nghiên cứu để có phương hướng giải quyết tiếp những vấn đề còn cần tiếp tục triển khai.
-          GS VS Phạm Minh Hạc, Viện trưởng viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người đọc diễn văn khai mạc,
-          Ông Nguyễn Thế Chín, Chủ tịch UBND phường Đình Bảng đọc lời chào mừng Hội thảo,
-          Bà Hoàng Thị Thiêm báo cáo về những thông tin bà nhận được và quá trình tìm mộ tại Đồng Hới Quảng Bình
3.      Nội dung Hội thảo:
Phần nội dung Hội thảo được chia thành hai phiên.
Phiên 1 do GS VS Phạm Minh Hạc điều hành
Phiên 2 do GS Đinh Xuân Lâm điều hành
Có 8 trên 13 báo cáo được trình bày trong hai phiên họp
Sau mỗi báo cáo có trao đổi thảo luận để làm rõ các vấn đề
Giáo sư Đinh Xuân Lâm đã tổng kết hội thảo
Kết luận Hội thảo:
   1- Nhiều ý kiến khẳng định ngôi mộ được phát lộ trong khuôn viên nhà anh Phạm Văn Nam tiểu khu dân cư 6, phường Hải Thành, Tp Đồng hới, tỉnh Quảng Bình là ngôi mộ cổ qua các chứng tích về cấu trúc, về vật liệu xây dựng đặc biệt là tấm bia đá nhỏ còn khắc dòng chữ Hán”Lý Kiều Oanh Công Chúa” và hai cột trụ chữ Hán, các chữ không còn đủ rõ, nhưng các chữ còn lại, cũng nói lên người nằm dưới mộ là một “Thần nhân chi quốc” mà (tên họ?) liên quan đến một loài chim cao quý. Xét về lịch sử, nhiều ý kiến cho rằng đây phải là ngôi mộ thế kỷ thứ 11, được trùng tu ít nhất một lần vào thời Nguyễn. Nơi phát lộ có thể mới chỉ là phần trùng tu sau này
Trước đây, khi xây công trình phụ, gia đình anh Nam đã đào được một tấm bia lớn đầy chữ Hán. Phải chăng là bia Thần đạo viết về thân thế và sự nghiệp của người nằm dưới mộ?  Theo tin tức điều tra trong dân địa phương, có một cụ già trong làng đọc được hai chữ “Công chúa”. Tấm bia được dựa vào tường rào, sau đó đã bị thất lạc.
   2. Nhiều ý kiến khẳng định và tin vào khả năng ngoại cảm cũng như sự tự tin, dũng cảm của bà Hoàng Thị Thiêm, đánh giá cao Tâm Đức của bà Hoàng Thị Thiêm, Luật sư Nguyễn Bích Lan với Tiền nhân. Ngôi mộ đã được chủ nhà phát hiện trong chiến tranh khi đào hầm trú ẩn. Năm 1983, bà Trương Mỹ Phước, một người con dâu họ Hồ khi đến thăm gia đình đã phát hiện dưới nền nhà có ngôi mộ của một quý bà. Năm 2010 bà lại nhận tiếp thông tin và đã báo cáo lãnh đạo địa phương nhưng rồi sự phát hiện này do nhiều lý do nên không được các cơ quan chức năng quan tâm. Các nhà khoa học cho rằng: Con đường đi đến sự thật của lịch sử, của văn hóa dân tộc… cần sự đóng góp của nhiều người, nhiều ngành nghề, trong đó có các nhà ngoại cảm. Những người có khả năng ngoại cảm có thể đóng góp tích cực, làm ngắn đi con đường tìm kiếm để  lấp những khoảng trống của lịch sử, hay làm rõ  những huyền thoại, truyền thuyết  trong dân gian. Các thông tin từ thế giới tâm linh cho biết cần được kiểm chứng bằng khoa học hiện đại.
3. Các điều cần giải quyết tiếp:
- Có một số thông tin còn chưa tìm thấy trong sử sách, cần được tìm hiểu và nghiên cứu thêm.
- Các cổ vật tìm được đều thuộc triều Trần, triều Nguyễn, vậy để đến tận huyệt mộ thì cần phải tiếp tục khai quật. Vị trí ngôi mộ có thể trong khuôn viên tường hào mới được xây để bảo vệ  hay trong phần nền còn lại của gia đình anh Nam.
- Cần xác định quy mô khai quật, phương thức khai quật để có thể khẳng định về ngôi mộ, song phải đảm bảo là giữ nguyên ngôi mộ, chỉ tôn tạo lại như yêu cầu của Tiền nhân.
     - Tìm tấm bia lớn còn đang thất lạc trong dân và những đồ tùy táng khác nếu còn. Tấm bia là một vật chứng có giá trị cao trong việc xác định người nằm dưới mộ.
    -  Cần có sự tham gia của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng trong công việc tiếp theo

     - Cần huy động thêm sự đóng góp tích cực của dòng họ Hồ, họ của phò mã Hồ Đức Cưỡng, chồng Công chúa Lý Kiều Oanh vào các hoạt động tiếp theo.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét