Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

HỌ BÙI CHƯƠNG MỸ HỌP MẶT ĐẦU NĂM QUÝ TỴ


HỌP MẶT ĐẦU NĂM CỦA HỌ BÙI CHƯƠNG MỸ
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

     Sáng ngày 03/3/2013 tại nhà thờ họ Bùi Đắc ở xóm Đông, thôn Yên Trường, xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội, họ Bùi huyện Chương Mỹ tổ chức buổi họp mặt đánh giá năm 2012 và đề ra yêu cầu năm 2013 trong hoạt động dòng họ, nhân dịp đầu xuân Quý Tỵ 2013. Dự họp mặt có đông đủ đại diện 41 chi họ Bùi trong huyện, toàn thể Ban liên lạc và Thường trực. Cùng dự với họ Bùi Chương Mỹ, họ Bùi toàn quốc có các ông: Bùi Thành Phần, Bùi Xuân Vịnh -Ủy viên BLLHBVN, Bùi Kỳ Nam -Phó văn phòng, Bùi Văn An -Tiểu ban lịch sử BLLHBVN; Họ Bùi TP Hà Nội có đoàn do ông Bùi Xuân Đàm, Trưởng Ban LLHB Hà Nội dẫn đầu. Hội nghị được thưởng thức chương trình văn nghệ của con cháu trong huyện và cùng nhau thắp hương tại nhà thờ dòng họ Bùi Đắc. Theo báo cáo của Thường trực trong năm 2012: Việc tổ chức và dự giỗ tổ lẫn nhau giữa các chi họ không chỉ duy trì mà ngày một phát triển trang trọng, sâu sắc nội dung, đông vui, chu đáo, đầm ấm, đoàn kết; Tổ chức được Ban liên lạc cấp xã đầu tiên ở Quảng Bị; Xây dựng, phát triển được quỹ khuyến học đến 29/41 xã; Họ Bùi Viết ở Quảng Bị đóng góp gần trăm triệu làm nhà bia tưởng niệm tiến sỹ Bùi Vinh Phu, Bùi Văn ở Chúc Sơn đầu tư 3, 4 chục triệu nâng cấp mộ tổ, họ Bùi Hữu ở Thái Hòa chi gần 50 triệu nâng cấp nhà thờ, mua sắm đồ thờ; Vận động đóng góp quỹ Ban liên lạc hiện có 60 triệu giữ nguyên gốc gửi tín dụng sử dụng lãi suất để chi tiền đi lễ các chi họ. Tuy nhiên: Việc xây dựng mới, tu chỉnh, bổ sung tộc phả còn chậm, còn nửa chi họ chưa có quỹ khuyến học, nắm tình hình của Ban liên lạc huyện còn hạn chế. Vì vây, năm 2013, các chi họ: ngoài việc giỗ tổ thường niên, việc từ đường, mộ tổ, hãy quan tâm hơn nữa viết mới-tu chỉnh tộc phả, xây dựng quy chế hiếu hỷ, xây dựng quỹ khuyến học, thu thấp số liệu chi họ (theo mẫu) gửi thường trực; Với Thường trực ban liên lạc động viên các chi họ có người dự hoạt động họ của Hà Nội và toàn quốc; thu thập, tổng hợp số liệu từ các chi họ phục vụ cho hoạt động chung toàn huyện; phân công một số người phụ trách 1 số chi họ theo vùng để đến được ít nhất 1 lần trong quý. Hội nghị đã nhất trí bổ sung 1 Phó ban liên lạc, 2 Uy viên thường trực và 3 Uy viên ban liên lạc. Bế mạc hội nghị, họ Bùi Đắc đã mời toàn thể đại biểu dự bữa cơm than mật thịnh soạn, vui vẻ, đoàn kết, thân ái.

CHÙM ẢNH HỌP MẶT ĐẦU NĂM HỌ BÙI CHƯƠNG MỸ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

















QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI HỌ BÙI ĐẮC
THÔN YÊN TRƯỜNG XÃ TRƯỜNG YÊN

     Từ buổi đầu tiên của mảnh đất Yên Trường này có 4 cụ thủy tổ của 4 dòng họ là: Bùi, Trần, Ngô, Đỗ đã từ phương xa lưu lạc về đây sinh cơ lập nghiệp.
     Bốn cụ nói trên chẳng những là cụ Thủy tổ của 4 dòng họ mà còn là cụ thủy tổ của làng Yên Trường hôm nay. Thế là từ một cây đã sinh sôi nảy nở ra muôn cành hoa lá để làng Yên Trường hôm nay, cơ sở dân cư đông nhất xã Trường Yên, có khoảng hơn 900 hộ gần 6000 nhân khẩu của hơn 20 dòng ho chung sống bên nhau để mưu cầu hạnh phúc. Làng Trường Yên có truyền thống cách mạng, là nơi có chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của huyện Chương Mỹ (1938). Lớp thanh niên tiến bộ của làng lúc ấy là lớp người được sự chỉ đạo của Xứ ủy Bắc kỳ mà trực tiếp lãnh đạo là chi bộ Đảng Trường Yên sáng ngày 19/8/1945 họ đã đi xuống huyện Vậy (Quảng Bị) để đọc lệnh tổng khởi nghĩa và thu ấn tín, tài liệu của chính quyền cũ để giành chính quyền về tay nhan dân.
     Như vậy truyền thống cách mạng của làng trong đó có các chi họ thành viên đóng góp ngược lại truền thống ấy cộng với thuần phong mỹ tục của làng đã chi phối sâu sắc đến các chi họ thành viên trong dân cư.
     Trên cơ sở đó hôm nay các đại biểu về dự họp đầu xuân ở tại nhà thờ họ Bùi Đắc cùng nhau điểm lại lịch sử và truyền thống hiếu học đầy tính nhân văn của họ Bùi Đắc (3 chi họ) được trình bày dưới đây để nhằm tôn vinh tổ tiên, động viên con cháu của dòng họ Bùi chúng ta.
     Họ Bùi Đắc là môt dòng họ lớn (thứ 4) của làng Yên Trường có khoảng 160 hộ trên 800 nhân khẩu (ở tại quê) quá trình đến nay đã tách ra thành 3 chi họ (2 chi Bùi Đắc, 1 chi Bùi Văn) cách đây khoảng trên 200 năm.
     Có nhà thờ tổ tiên rất cổ kính (thế kỷ 19) có khuôn viên rộng, đẹp, bên trong có 3 gian nội cung để thờ tổ tiên, bên ngoài có 3 gian đại bái để tiện cho việc lễ nghi của ngày tết và giỗ tổ và cũng là nơi hội tụ con cháu mỗi khi có việc đại sự của dòng tộc.
     Sau khi chúng tôi tìm hiểu bước đầu do các cụ thượng lão trong họ cho biết thì thấy rằng: Họ Bùi Đắc là một dòng họ Gia Phong – thế phiệt và đầy tính nhân văn.
     Thật vậy chúng tôi lần lượt đi từng giai đoạn lịch sử để mỗi đại biểu chúng ta hiểu có hệ thống như sau:
+Dưới chế độ phong kiến và thời kỳ đất nước ta còn bị chia cắt Bắc – Nam, họ Bùi Đắc có nhều gia đình giàu có, con cháu học hành thành đạt, có một số cụ là hương sư dạy học (chứ nho là chính) ở trong làng hoặc nhiều đời thầy thuốc gia truyền chữa bệnh cho nhân dân trong vùng, nhiều thành viên trong họ tham gia vao bộ máy hành chính của cấp xã và tổng cao bộ ở thời kỳ phong kiến như: tiên, thứ chỉ, lý phó trưởng trong làng nhiều năm như ông lý Đa – lý Bích…cao nhất là ông Bùi Đắc Khối là quan thừa phái của huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên ở giai đoạn trước năm 1944 và tỉnh trưởng Sơn Tây (1953)
     Ông Bùi Đắc Diệu giữ nhiều chức vụ trong bộ giáo dục của chính quyền Sài Gòn thời tổng thốn Nguyễn Văn Thiệu
+Ở thời kỳ tiền khởi nghĩa năm 1945 làng Yên Trường có một số thanh niên tiến bộ, lúc này được cán bộ của Xứ ủy Bắc Kỳ về đây gây dựng cơ sở bí mật để chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa tháng 8/1945, trong đó số thanh niên tiến bộ nói trên đã sớm giác ngộ cách mạng tham gia hoạt động bí mật, trong đó có ông Bùi Đắc Hưởng là người con của dòng họ Bùi Đắc và cũng là một đảng viên của lớp đàng viên đầu tiên khi thành lập chi bộ Yên Trường năm 1938 và ông Hà Hưởng được đại hội đại biểu đảng bộ huyện Chương Mỹ lần thứ nhất (20/3/1946) bầu vào ban huyện ủy và được cử bí thư huyện ủy đầu tiên của huyện Chương Mỹ.
     Sau đó được Trung ương điều động về công tác ở các cơ quan của trung ương. Trước khi cụ được về nghỉ hưu trí chức vụ là: Phó chánh án tòa án nhân dân tối cao. Với công lao to lớn của cụ đã được Đảng nhà nước tặng thưởng nhiều huân huy chương cao quý và huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.
     Cụ Bùi Đắc Hưởng là cán bộ cao cấp, cán bộ lão thành cách mạng, cụ là hậu duệ mẫu mực hiếu thảo của dòng họ Bùi huyện ta, cụ đã tạ thế cách đây vài năm, chính cụ đẫ làm rạng rỡ dòng họ Bùi ta nói chung và họ Bùi Đắc của Yên Trường nói riêng.
-Ở thời kỳ chống giặc ngoại xâm trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, lớp thanh niên của làng Yên Trường nói chung, của họ Bùi Đắc nói riêng đã nghe tiếng gọi của Tổ quốc, xung phong đi bộ đội, cầm sung đánh giặc không sợ gian khổ, hy sinh. Trong lớp thanh niên đó tiêu biểu là cụ Bùi Đắc Côi – thân phụ của Bùi Đắc Lập, cụ là chiến sỹ Điện Biên Phủ.
     Sau khi rời quân ngũ trở về quê hương cụ là cán bộ đảng viên lại tiếp tục tham gia công tác xã hội cho đến khi trút hơi thở cuối cùng, thật là tấm gương sáng cho các thế hệ học tập và noi theo.
     Cũng trong kháng chiến chống tực dân Pháp, ở thời kỳ gay go ác liệt nhất là năm 1948 – 1951. Quê hương Chương Mỹ ta nhất là tuyến đường 6 và đường 21 dày đặc đồn, bốt ngay tại bốt Bương ở xã Trường Yên cách đường chim bay khoảng chưa đầy cây số là đến làng Trường Yên, thế mà có gia đình cụ Bùi Đắc Đa, gia đình giàu có nhất làng đã đào hầm bí mật để văn phòng huyện ủy Chương Mỹ ăn ở và làm việc hàng tháng trời mà kẻ địch không phát hiện được. Thật là hiếm có ở làng Trường Yên ta thời đó.
     Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân cả nước nói chung, làng Yên Trường nói riêng, trong đó có bà con họ Bùi Đắc ta đã đóng góp sức người sức của không sợ gian khổ hy sinh.
     Con em họ Bùi Đắc đã sẵn sang nhập ngũ tòng quân mà tiêu biểu là Bác Bùi Văn Hưng dòng họ ta thật là hãnh diện và tự hào biết bao.
     Sau giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà, cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Khi bước vào thực hiện công cuộc đổi mới, nhân dân xã nhà nhất là nhân dân thôn Yên Trường đặc biệt là bà con dòng họ Bùi Đắc ta, nhất là lớp thành viên trẻ đã bỏ tiền vốn đầu tư trí tuệ để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tiến tới khá giả giàu có lên, nhất là phát triển kinh tế, tiểu thủ công nghiệp, nhiều gia đình của dòng họ Bùi Đắc ta đã làm được nhà cao tầng, mua các thiết bị đồ dung cao cấp đắt tiền để phục vụ cho đời sống, đóng góp cho nhà nước tạo việc làm có thu nhập cho nhiều lao động ở trong vùng. Trong quá trình ấy đã tạo ra nhiều doanh nhân, sơ bộ điểm lại trong họ Bùi Đắc đã có trên 10 doanh nhân, thành đạt như bác Bùi Đắc Lập thật là hậu sinh khả úy: “con hơn ha là nhà có phúc” chính là Bác Lập.
     Tóm lại: Bất dứ giai đoạn xã hội nào họ Bùi Đắc (kể cả 3 chi họ) làng Yên Trường đã có nhiều thành viên trong họ có chí làm quan, có gan làm giàu, ngoài việc đem lại sự giàu có cho bản than và gia đinh mình còn tạo việc làm và thu nhập cho nhiều người lao động ở trong vùng, góp phần làm rạng rỡ tổ tiên, vinh danh dòng họ.
     Tuy vậy, bà con họ Bùi Đắc không một phút nào được chủ quan thỏa mãn với thành tựu đã đạt được, mà phải nhìn thẳng vào thực tiễn đang diễn ra hàng ngày trong cuộc sống đó là :
1.Đang có sự rạn nứt, sự không đồng thuận của một số gia đình thành viên trong họ đòi tách ra một chi họ riêng biệt.
2.Còn rất nhiều tài liệu quý bằng chữ nho của tổ tiên để lại hiện đang bị lãng quên, thất lạc và xuống cấp chưa được đầu tư khai thác để lưu giữ lâu dài cho đời sau.
3.Tộc phả của dòng họ bị thất lạc đến nay chưa được xây dựng lại
     Từ 3 điểm yếu nêu trên thay mặt Ban liên lạc họ Bùi huyện Chương Mỹ đề nghị với các cụ thượng lão và thành viên trong họ kiên trì giáo dục thuyết phục để trong bước giải quyết cho được sự mất đoàn kết đã nêu trên.
     Còn 2 việc phải làm ngay kẻo mất thời cơ là có tội với tổ tiên
1.Một số tài liệu cổ cần được chụp ảnh thuê dịch ra chữ quốc ngữ, coi đây là bức thông điệp của tổ tiên đối với các thế hệ con cháu.
2.Xây dựng tộc phả mới cứ làm, biết đến đâu sẽ làm đến đó rồi lại tiếp tục tu chỉnh bổ sung.
Cuối cùng nhân dịp đầu xuân Quý Tỵ 2013. Xin cảm ơn và kính chúc các cụ thượng lão và thành viên trong họ an khang thịnh vượng.
                                                                                                Sưu tầm và biên tập: Bùi Nghê
                                                                                                Trưởng BLLHB huyện Chương Mỹ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét