Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

CÓ KHÔNG - MỘT HỌC THUYẾT VỀ ĐỊNH MỆNH

Bài đã đăng trong Kỷ yếu Hội thảo của Viện NC & ƯD TNCN ngày 29.01.2015

CÓ KHÔNG - MỘT HỌC THUYẾT VỀ ĐỊNH MỆNH

                                      Đồng Thị Bích Hường
                                               Nhà nghiên cứu Tử vi
                                                
“Ngay từ thuở hoang sơ của nhân loại - khi lịch sử hãy còn là truyền thuyết, con người đã cố gắng tìm kiếm những thông tin cho tương lai của cuộc đời. Nhưng tính chính xác của dự báo càng cao, con người càng bị đẩy dần đến sự khắc nghiệt của định mệnh. Hàng thiên niên kỷ đã trôi qua, Nhân loại vẫn loay hoay tìm các minh chứng để trả lời cho câu hỏi: ĐỊNH MỆNH CÓ THẬT HAY KHÔNG?” 
Vào thời mà lịch sử chỉ là những truyền thuyết và huyền thoại, nhưng khi con người đã ý thức được sự tồn tại của chính mình thì cũng muốn biết đến tương lai của cuộc đời. Từ vua chúa đến thứ dân, họ đã tìm đến những nhà tiên tri - những người hoặc nhân danh thần thánh, hoặc nhân danh những quyền lực siêu nhiên - để nghe lời tiên đoán về những việc lành dữ sẽ xẩy ra cho số phận con người và cho những quốc gia. Từ những truyền thuyết và huyền thoại cổ xưa nhất cho đến giai thoại về những nhà tiên tri, những phương pháp bói toán của các nền văn minh cổ còn lưu truyền cho đến sự hiện hữu của những nhà tiên tri nổi tiếng ngay trong thời hiện đại đã chứng tỏ con người luôn muốn biết trước tương lai của mình. Hiệu quả của những lời dự đoán trải dài theo lịch sử nhân loại cho đến tận ngày hôm nay, thỏa mãn được trí tò mò của con người trước những cái sẽ xảy ra cho số phận con người. Oái ăm thay, chính hiệu quả của những lời dự đoán đó lại khiến cho con người phải ngậm ngùi khi đặt vấn đề cho thân phận của mình : Định mệnh có thật hay không ? Như vậy định mệnh được thể hiện rất cụ thể qua những lời tiên tri mà bạn sẽ phải rơi vào một hoàn cảnh đã được biết trước. Bạn có thể đã từng đi xem bói. Thầy bói nói trật lấc. Bạn có thể có lý khi không tin vào định mệnh và chỉ tin vào chính khả năng của mình. Bạn vẫn có thể thành công và tay trắng tạo nên sự nghiệp. Bạn vẫn có thể yên tâm nhắm mắt xuôi tay ở giây phút chót của cuộc đời và di huấn lại cho con cháu: “Không có định mệnh, tất cả đều do chính con người”.
Nhưng, những điều xảy ra cho cuộc đời của bạn chưa chứng minh được rằng: Định mệnh không có thật. Bởi vì, tất cả những tri kiến tích lũy trong cuộc đời bạn, chỉ có thể giải thích được những cái đã xảy ra. Nhưng con người lại muốn biết chính xác những cái sẽ xảy ra. Tính chính xác của sự Dự báo càng cao, con người lại càng bị đẩy gần tới sự khắc nghiệt của định mệnh!
Không chỉ có bạn nhân danh những giá trị nhân bản, những trí thức mà bạn coi là khoa học mà ngay cả những niềm tin tôn giáo chính thống cũng phủ nhận định mệnh và cho rằng chỉ có Đấng Chí Tôn mới quyết định số phận con người. Với niềm tin này cho rằng mọi số phận đều đã được Đấng Chí Tôn an bài từ trước. Số phận con người phụ thuộc vào Đấng Chí Tôn. Bởi vậy, những người trung thành với niềm tin tôn giáo mãnh liệt nhất phải cố gắng làm vừa lòng Đấng Chí Tôn để thay đổi số phận của mình trong hiện hữu, trong tương lai và trong cả những kiếp mai sau. Hoặc số phận của bạn phụ thuộc vào qui luật Nhân & Quả và kết luận là: không có Định Mệnh mà chỉ có sự nhận thức thể hiện qua hành vi con người và hậu quả của nó. Như vậy, trong trường hợp này: Định mệnh phụ thuộc vào tri thức của bạn (luật Nhân Quả), hoặc vào ý chí của Đấng Tối Cao !
Những lời tiên tri hoặc chỉ là sự phản ánh ý chí của Đấng Tối Cao, hoặc là phản ảnh hậu quả của chính những dữ kiện trong cuộc đời của bạn và dữ kiện đó phụ thuộc vào tri thức của bạn !
         Cũng có thể bạn nhân danh khoa học để phủ nhận định mệnh và cho rằng sự bói toán chỉ là hệ quả của tư duy mê tín dị đoan. Nhưng nếu bạn là một nhà khoa học chắc bạn cũng biết một tiêu chí khoa học là :
         "Một giả thiết khoa học chỉ được coi là đúng nếu nó giải thích hợp lý hầu hết những vấn đề và sự kiện liên quan đến nó một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có tính khách quan, tính quy luật & có khả năng tiên tri”, hơn nữa chính các nhà khoa học đang mơ ước: "Tạo ra một lý thuyết thống nhất các định luật vũ trụ! Một siêu công thức bao trùm mọi định luật của thiên nhiên hoàn toàn có thể giải thích mọi sự kiện bao quanh của con người từ những hạt vật chất cực nhỏ đến những thiên hà khổng lồ”.
Chúng ta đặt một giả thiết rằng: Tri thức của nhân loại đã đạt được điều mà các nhà khoa học đang mơ ước. Nhưng siêu lý thuyết đó - khi hiện hữu - lại tồn tại trong một cuộc sống và xã hội vẫn tiếp tục phát triển. Như vậy, một trong những chức năng quan trọng của siêu lý thuyết này sẽ lại là những lời dự báo mọi sự kiện bao quanh con người cho đến sự vận động của những thiên hà. Phải chăng chính khoa học, khi đạt đến sự tuyệt đỉnh của nó sẽ lặp lại câu hỏi mà nhân loại đã đặt ra từ ngàn xưa: Định mệnh có thật hay không ?
Khi khoa học đã thống nhất mọi quy luật vũ trụ (Định luật vũ trụ) thì nó phải có khả năng tiên tri trên cơ sở lý thuyết đã được tổng hợp và dự báo mọi vấn đề liên quan đến con người. Một lý thuyết khoa học thực sự phải có khả năng dự báo những hiện tượng liên quan đến nó. Sự khác nhau giữa khả năng tiên tri đã và đang hiện hữu trong lịch sử khi tri thức của nhân loại đạt được một siêu lý thuyết với giả thuyết : Sự tiên tri đang hiện hữu mà tri thức khoa học hiện đại chưa lý giải được căn nguyên của nó, cho nên nó được coi là mang màu sắc huyền bí; còn sự tiên tri trong tương lai thì con người biết được căn nguyên của nó nên không thấy huyền bí. Phải chăng - trong trường hợp này – chính những tiêu chí khoa học và những mơ uớc của nó lại chứng tỏ Định mệnh đang hiện hữu trên thực tế & sẽ được khoa học chứng minh trong tương lai !
Khả năng của khoa học hiện đại có thể đạt được điều mơ ước đó không?
Trong cuốn sách khá nổi tiếng :"Thượng Đế và Khoa học" (Đồng tác giả là ba viện sĩ viện hàn lâm khoa học Pháp gồm: Jean Guiton. Grichka Bogdanov. Igor Bogdanov. Nxb Grasset - Paris) cho thấy Thượng Đế vẫn mỉm cuời trước những cố gắng của con người, trước những tri thức khoa học hiện đại nhất trong việc tìm về sự khởi nguyên của vũ trụ. Trong lời giới thiệu cho cuốn sách (Bản dịch tiếng Việt của Lê Diên.NXB Đà Nẵng), giáo sư Đặng Mộng Lân đã viết:
"Nói cách khác -, Thượng Đế hay khoa học- đó chỉ là hai sự lựa chọn. Guiton đã chọn khả năng thứ nhất. Còn khả năng thứ hai? Không có gì ngăn cản chúng ta với sự lựa chọn còn lại”
Có lẽ giáo sư Đặng Mộng Lân đã lầm. Ở đây không phải là sự lựa chọn mang tính áp đặt chủ quan, mà là phải chứng minh cho một trong hai khả năng ấy: Thượng Đế hay khoa học. Vấn đề đặt ra cho nó thì dù Thượng Đế hay khoa học sẽ đều có trách nhiệm chung để trả lời một câu hỏi tồn tại từ ngàn xưa của nhân loại: “Định mệnh có thật hay không ? ”
Sự trả lời này nhân danh Thượng Đế hay khoa học! Ông Guiton đã lựa chọn khả năng thứ nhất và ông đã chứng minh cho sự lựa chọn của mình qua những lý thuyết khoa học hiện đại và tiên tiến nhất trong cuốn: "Thượng Đế và Khoa học". Nếu ý chí của Thượng Đế chính là sự khởi nguyên của vũ trụ thì sự lý giải cho vấn đề đặt ra của luận đề này sẽ được giải quyết đơn giản hơn nhiều : Định mệnh sẽ không có thật vì nó lệ thuộc vào ý chí của Đấng Chí Tôn khi Ngài muốn thay đổi trật tự của vũ trụ.
Nếu vũ trụ này là một sự tồn tại khách quan, tự nó và do nó - đồng thời khoa học là kết quả của sự nhận thức của con người phản ánh những qui luật vận động khách quan của vũ trụ thì những lời bói toán, tiên tri chính là kết quả của những sự tương tác có tính qui luật của vũ trụ với cuộc sống con người mà con người có khả năng nhận thức được. Với sự lựa chọn này luận thuyết khoa học sẽ phải chứng minh điều đó. Như vậy cũng đồng nghĩa với việc luận thuyết phải vượt qua chính cái ngưỡng mà nền khoa học hiện đại chưa đạt tới và đang mơ ước. Chỉ có một lý thuyết thống nhất mới có khả năng giải thích được "mọi sự kiện bao quanh con người" và tất yếu nó phải có khả năng tiên tri theo đúng tiêu chí cho một lý thuyết khoa học.
Khi con người nhận thức được những qui luật tương tác của vũ trụ và tích luỹ những tri thức ấy thì chính sự nhận thức lại không thuộc về những qui luật đó. Vì sự nhận thức lúc này là một chủ thể và là đối tác của những qui luật tạo nên "Định mệnh". Tất nhiên nó không phải Định mệnh. Như vậy giữa Định mệnh và phi Định mệnh đâu là chân lý? Chiếc chìa khoá mở bức màn huyễn ảo này đang ở đâu?  Tìm kiếm câu trả lời đã đưa đẩy con người tới Khát vọng tiên tri.
Pascal - nhà tư tưởng Pháp đã có một sự so sánh rất nhân bản về thân phận con người:
 “ Con người chỉ là một cây sậy nhỏ bé và yếu ớt trong vũ trụ. Nhưng là một cây sậy có tư tưởng!”
Số phận con người và kiếp sống của nó thật mong manh. Thiên tai, chiến tranh, đói nghèo, bệnh tật luôn rình rập thân phận con người. Đức Phật đã nói trong sự xót thương:
 “Nước mắt thế nhân bao đời kiếp đã chảy thành bể khổ. Mọi kiếp người trầm luân trong đó. Ngay cả những người cho là sung sướng cũng chỉ lênh đênh trên mặt bể khổ mà thôi”.
    Chính vì thân kiếp mong manh đó mà con người có khát vọng tiên tri với mong  muốn thoát khỏi cảnh khổ trần gian mà họ sẽ phải gặp trong thân kiếp làm người. Chỉ có những sinh vật cao cấp mới có khả năng tiên tri vì sự phát triển của tư duy logic. Đây là tính tất yếu của sự tiến hoá. Những sinh vật bậc thấp không có khả năng này.Do đó khát vọng tiên tri chính là một nhu cầu nhân bản đặc thù của xã hội loài người hướng tới tương lai phát triển tốt đẹp. Nếu định mệnh không có thật, vấn đề sẽ không đơn giản chỉ vì nó là mê tín dị đoan, chỉ vì con người không tin vào định mệnh, điều này sẽ trở nên  phi lý trước khát vọng tiên tri của con người vốn vần tồn tại trong thực tế khách quan. Những lời tiên tri với những phương pháp của nó sẽ cho biết điều đó và định mệnh lại tiếp tục an bài ? Như vậy chẳng phải con người cứ loay hoay trong cái vòng luẩn quẩn cho chính khát vọng tiên tri của mình? Còn nếu như con người không còn khát vọng biết trước tương lai thì các nhà khoa học có gì để luận bàn. Chính những lời tiên tri với những phương pháp dự báo có hiệu quả của nó, thỏa mãn khát vọng biết trước tương lai của con người là căn nguyên để hình thành ý niệm về “định mệnh”. Vì vậy, vấn đề tiếp tục được đặt ra ở đây là : Những lời tiên tri và những phương pháp của nó bắt đầu từ đâu? Phải chăng bắt đầu từ những phương pháp mà dân gian thường gọi nôm na: Bói toán!

Từ lâu cũng đã có ý kiến cho rằng :
Trong cuộc sống đầy bất trắc và đau khổ của con người, hoặc vì những ước mơ và khát vọng không thành đạt, con người đã bất lực, họ đi tìm cứu cánh cuộc đời ở những khả năng siêu nhiên, thần quyền. Đây là nguyên nhân để nảy sinh những hiện tượng mê tín dị đoan, lợi dụng thần quyền mê hoặc con người. Bói toán được cho là sản phẩm của sự mê tín vào những thế lực siêu nhiên, dựa trên những sự bịa đặt không có căn cứ khoa học.
Thậm chí, có người còn cho rằng bói toán mang màu sắc tôn giáo. Hình ảnh những người hành nghề bói toán quanh quẩn ở đình đền, chùa miếu như củng cố thêm tính hiện thực của giả thuyết này.
Nhưng sự lý giải ấy lại không phải là một minh chứng nên không đủ sức thuyết phục vì bói toán vốn không phải là một hiện tượng riêng lẻ mà là một thực tế đã hiện hữu bao trùm cả không gian và thời gian trong lịch sử nhân loại. Với lập luận này không giải thích được những phương pháp bói toán có hệ thống, qui tắc và chuẩn mực rõ ràng và có phương pháp luận thể hiện tính khách quan trong cách luận đoán. Không những vậy, hiệu quả của những phương pháp bói toán có tính thuyết phục, đã tồn tại hàng thiên niên kỷ trong xã hội loài người. Nếu quả thực bói toán chỉ là sự bịa đặt, lợi dụng mê tín dị đoan thì sẽ chỉ là những hiện tượng riêng lẻ và không có cơ sở để tồn tại trong suốt chiều dài của lịch sử nhân loại.
Hầu hết các phương pháp bói toán phổ biến thuộc văn minh Phương Đông đều có một cơ sở phương pháp luận là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Sự ứng dụng của các phương pháp này có quy luật mang tính hệ thống, tính khách quan và khả năng tiên tri. Những yếu tố này cũng là tiêu chuẩn để thẩm định một luận thuyết khoa học trên tinh thần của tiêu chí khoa học: “Một giả thuyết khoa học được coi là đúng, phải có khả năng lý giải hầu hết những vấn đề liên quan đến nó một cáhh hoàn chình, nhất quán, có tính quy luật, tính khách quan và phải có khả năng tiên tri”. Như vậy, sự bói toán của nền văn minh Phương Đông phải chăng chính là khả năng tiên tri của một học thuyết khoa học đã hoàn chỉnh và tồn tại trong văn minh nhân loại. Nhưng nền văn minh này đã bị huỷ diệt, nên hệ thống lý thuyết của nó bị sai lệch và thất truyền ? Chính giả thuyết này các nhà khoa học hiện nay đang mơ ước “Một siêu lý thuyết có khả năng thống nhất tất cả các định luật vũ trụ. Có thể lý giải từ sự hình thành các thiên thể cho đến mọi vấn đề liên quan đến con người”. Phải chăng thuyết Âm Dương Ngũ hành tồn tại trong nền văn minh Đông phương là một học thuyết vũ trụ quan thống nhất và hoàn chỉnh và những quẻ Dịch chính là những ký hiệu siêu công thức của học thuyết này và những phương pháp bói toán của nó chính là khả năng tiên tri - một yếu tố cần để thẩm định một lý thuyết được coi là khoa học - một khả năng tiên tri giải thích "mọi vấn đề liên quan đến con người" mà các nhà khoa học đang ngày đêm cố gắng làm sáng tỏ mọi vấn đề hóc búa . Căn cứ vào những hiện tượng và vấn đề trên, có những giả thuyết cho rằng: Những phương pháp bói toán đang tồn tại trong văn minh Đông phương là hệ quả của một lý thuyết thống nhất vũ trụ, tổng hợp tất cả các định luật vũ trụ, giải thích từ sự hình thành vũ trụ cho đến hầu hết những vấn đề liên quan đến con người. Khả năng bói toán (Tính tiên tri, một điều kiện cần của một lý thuyết khoa học) chính là kết quả ứng dụng và cũng là sự chứng tỏ tính khoa học của siêu lý thuyết . Với giả thuyết này sự chứng minh sẽ cực kỳ khó khăn vì ngay bây giờ khoa học hiện đại vẫn còn đang mơ ước đạt tới một siêu lý thuyết vũ trụ quan. Hay nói một cách khác: Sự chứng minh cho giả thuyết này phải vượt qua cái ngưỡng mà chính nền khoa học hiện đại chưa đạt tới.
"Một lý thuyết khoa học phải có khả năng tiên tri". Đây là yếu tố cần để thẩm định một lý thuyết nhân danh khoa học. Nhưng những nền văn minh cổ đại trong lịch sử văn minh nhân loại nhận biết được đến ngày nay trong đó có nền văn minh Đông phương huyền bí chỉ để lại những phương pháp tiên tri mang tính ứng dụng và nhân loại chưa tìm thấy cơ sở lý thuyết nào để có những phương pháp tiên tri đó.  Khi nền khoa học hiện đại mới định hình và cách đây không lâu  người ta đã giải thích một cách đơn giản cho các phương pháp bói toán Đông phương là "mê tín dị đoan". Với cách giải thích này không còn gì để bàn và tất nhiên không cần phải tư duy. Nhưng những hiệu quả của lời tiên tri trải hàng ngàn năm trong lịch sử nhân loại, tự nó đã bác bỏ cách giải thích trên và không ít người đi tìm nguyên nhân sâu xa của sự huyền bí. Ngày nay, khi khoa học lý thuyết phát triển, những nhà khoa học hàng đầu đã chú ý đến lý học Đông phương và coi đó là đối tượng nghiên cứu khoa học, mong vén bức màn huyền hoặc của nến văn minh này. Căn cứ vào tiêu chí khoa học hiện đại xuất hiện khi khoa học lý thuyết phát triển, Luận thuyết "Định mệnh có thật hay không?" có tham vọng minh chứng với bạn đọc một lý thuyết đứng đằng sau các phương pháp bói toán Đông phương và đó chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang kiếm tìm. Chúng ta hãy bắt đầu từ việc tham khảo các phương pháp bói toán - hay diễn đạt một cách chính xác hơn đó là: tìm hiểu khả năng tiên tri của nền lý học Đông phương.
Hiệu quả và sự sai lệch của phương pháp bói toán. Bói toán và Dự đoán


          Khi nói đến xem “bói” thường làm người ta nghĩ ngay đến một thể thức huyền bí & cố gắng tìm trong lời phán truyền thiêng liêng những diễn biến của cuộc đời đã được an bài. Sự nhạy cảm của những người có tiếp thu tri thức khoa học dễ liên hệ đến tính chất mê tín dị đoan và lạc hậu của thể thức này. 

  Ngày nay, một số phương pháp bói toán đã được đặt vấn đề về tính khoa học của nó. Với “tinh thần khoa học” theo kiểu “thời buổi khoa học thì không có ma”, người ta không gọi là xem bói nữa, mà gọi là môn “dự đoán học”. Như “Dự đoán theo tứ trụ”, “Chu Dịch và dự đoán học”. Thậm chí môn phong thuỷ, cho đến ngày hôm nay  chưa một nhà khoa học nào chứng minh được nguyên lý của nó để gỡ bỏ bức màn huyền bí, nhưng cũng được gọi bằng một từ rất thời thượng là “khoa học phong thuỷ”. Gọi như vậy cho nó dễ hòa nhập với “tinh thần khoa học”, tránh mặc cảm bị coi là “mê tín dị đoan”. Những điều này chỉ chứng tỏ một cách nhìn mới về những hiện tượng đã tồn tại trong xã hội loài người, còn bản chất của hiện tượng chưa hề thay đổi và vẫn còn chìm sâu trong huyền hoặc. Xét về mặt ngữ nghĩa thì từ “bói toán” chính xác và bao hàm hơn “dự đoán” nhiều. Từ “bói” theo nhà nghiên cứu Lê Gia có xuất xứ từ nghĩa Hán Việt của chữ “bối”, nghĩa là cái lưng. Tìm phía đằng sau lưng là chỗ không nhìn thấy, không biết được. Vậy từ “bói” là từ “bối” mà ra (Tức là có gốc Hán?!), chỉ việc đi tìm cái chưa biết. Trong khi “Bói” là từ thuần Việt, có liên hệ với các từ bới, bươi, bơi, bái....nghĩa là động tác tìm kiếm những cái bị khuất lấp. “Toán” là phương pháp luận đoán cái bị khuất lấp. Tất nhiên nếu phương pháp đúng và làm toán giỏi thì việc đào bới có hiệu quả, tìm thấy cái cần tìm. Phương pháp sai và làm toán dở thì đào bới cũng không thể tìm thấy. Còn “dự đoán” thì không mang tính khẳng định rõ ràng. Tất nhiên nó còn bao hàm cả tính chủ quan và việc nói phong long! Thí dụ như "Dự báo thời tiết" của các nha khí tượng thủy văn trên thế giới. Để biết trước tương lai, con người có rất nhiều phương pháp bói toán, từ cực kỳ huyền bí cho đến có hẳn một phương pháp luận, có hệ thống và những quy tắc, chuẩn mực rõ ràng. Những phương pháp bói toán huyền bí thường ít được tin tưởng, trừ sự dự báo rất chính xác được lặp lại nhiều lần. Trong thực tế, trường hợp điển hình của loại bói huyền bí có thể thí dụ như bà Van Ga ở Bungary, hoặc khả năng tìm mộ xuất hiện trong thập niên gần đây ở Việt Nam, còn lại là những phương pháp dự báo có phương tiện dự báo hoặc có qui tắc, chuẩn mực rõ ràng, như Bói Dịch, Tử Vi, bói bài Tây, bói Kiều, bói chân gà, bói lá trầu, bói bằng quả cầu thuỷ tinh...Trong phương pháp bói cần phải có phương tiện dự báo, có thể chia làm hai loại: phương pháp dự báo có phương pháp luận và qui tắc, chuẩn mực rõ ràng và không có qui tắc chuẩn mực rõ ràng. Trong mỗi loại lại cần xét đến định lượng của tính chất ngẫu nhiên thuộc từng phương pháp cụ thể. Với sự phân loại này thì phương pháp dự báo có định lượng tính ngẫu nhiên ít nhất, có phương pháp luận rõ ràng, có hệ thống và qui tắc hẳn hoi phải kể đến môn Thái ất và Tử Vi đẩu số, hoặc các môn bói toán có dữ kiện năm , tháng, ngày, giờ  sinh khác như Tử Bình, Mai hoa Dịch, Lạc Việt độn toán.... Nhưng đây cũng là những phương pháp ít được các nhà nghiên cứu chú ý. Ngược lại, phương pháp bốc Dịch (chứ không phải bản thân Kinh Dịch) mang nhiều yếu tố ngẫu nhiên, hay nói một cách khác là gần gũi với tính huyền bí hơn nhưng lại khá phổ biến và được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến tính khoa học của nó trong các trước tác của mình với một "tinh thần khoa học nghiêm túc”! Thời gian gần đây, có rất nhiều cuốn sách có nội dung trình bầy các phương pháp dự đoán tương lai của nước ngoài được dịch và xuất bản khá phổ biến ở Việt Nam như: “Dự đoán theo tứ trụ”, “Chu Dịch và dự đoán học” của Thiệu Vĩ Hoa, “Bí ẩn của tướng thuật” của Trần Hưng Nhân và đặc biệt hai bộ kỳ thư nổi tiếng của học thuật cổ Đông phương có khả năng dự báo tương lai là Kinh dịch và Mai hoa dịch số cũng được ấn hành, chưa kể hàng trăm đầu sách của những nhà nghiên cứu khắp thế giới. Gần đây nữa là cuốn Thái ất thần kinh, một kỳ thư ngoại hạng, tương truyền của ngài Trạng Trình đã dùng để đoán những sự kiện xảy ra trước và sau 500 năm trong lịch sử, cũng đã được Nxb Văn Hoá Dân Tộc xuất bản. Thậm chí cả Tử Vi đẩu số, một cuốn sách có tham vọng dự đoán cho số phận con người đến từng ngày trong cuộc đời, cũng được giới thiệu phương pháp luận đoán của nó trong cuốn “Kinh Dịch với hệ nhị phân” (Gs Hoàng Tuấn. Nxb VHTT 2002). & hàng chục đầu sách còn lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác đều có tham vọng dự báo cho số phận con người.
Không phải chỉ đến bây giờ mà hàng thiên niên kỷ đã trôi qua, sự chứng nghiệm của những kỳ thư này khiến cho con người phải suy nghĩ về thân phận của mình, về mặt này thì Tử Vi đẩu số, ứng dụng phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành, đã đặt ra cho con người sự thách đố lớn nhất của định mệnh ngay từ khi mới chào đời. Trong tất cả các phương pháp dự đoán, hiệu quả của nó còn tuỳ thuộc vào khả năng của người dự đoán. Sự phân tích các phương pháp dự đoán dưới đây, loại trừ tác nhân người dự đoán trong hiệu quả của nó, chúng ta chỉ bàn đến hiệu quả về mặt lý thuyết thôi.
Phương pháp bói toán có hệ thống: Tử Vi đẩu số - Hiệu quả và định mệnh?

          Tử Vi đẩu số là môn dự đoán tương lai trong giới hạn số phận của từng con người cụ thể và những vấn đề liên quan đến mỗi cá nhân. Phương pháp coi Tử Vi rất phức tạp, đòi hỏi người coi phải có tri thức nhất định để luận đoán. Để lập một lá số Tử Vi, dữ kiện phải có là ngày, giờ, tháng, năm sinh theo âm lịch Đông phương.  Trên cơ sở đó, hơn 150 đại lượng gọi theo tên những vì sao được phân loại (theo bản văn chữ Hán, còn Tử Vi lưu truyền ở Việt Nam chỉ có khoảng 110 vì sao), gồm: chính tinh, trung tinh và phụ tinh. Các vì sao này được phân bố theo những quy tắc định trước cho mười hai cung qui ước của lá số, lần lượt có tên gọi: 1.Bản mệnh, 2.Anh em (Huynh đệ), 3.Vợ hoặc chồng (Phu Thê), 4.Con cái (Tử Tức),5.Tiền Tài (Tài Bạch), 6.Bệnh Tật (Giải ách), 7.Di chuyển (Thiên Di),8.Quan hệ xã hội (Nô Bộc), 9.Nghề nghiệp chức vụ (Quan Lộc),10.Đất đai nhà cửa (Điền Trạch),11.Phúc Đức,12.Cha mẹ (Phụ Mẫu). Mười hai cung của Tử Vi bao gồm hầu hết những mặt chủ yếu của sự hoạt động và những mối quan hệ gia đình, xã hội của con người. Để luận đoán một lá số Tử Vi đòi hỏi phải có sự phân tích và nghiên cứu công phu dựa trên sự tương tác giữa các đại lượng thể hiện qua tên các vì sao và tương quan giữa các cung trong lá số. Người luận đoán cũng cần phải có kiến thức để xử lý các đại lượng phản ánh sinh hoạt thời cổ phù hợp với sinh hoạt hiện đại. Thí dụ: Sao Thiên Mã ứng về vật dụng, trước đây có thể đoán là con ngựa, bây giờ phải luận là xe gắn máy, hoặc xe hơi..... Trong 12 cung của Tử Vi thì cung Mệnh có tính quyết định cho số phận con người. Những đại lượng được phân bố trong cung Mệnh sẽ phản ánh từ nhân cách, cá tính, chỉ số thông minh, khả năng nhận thức, thói quen, kể cả hình dáng bên ngoài. Sự tương tác giữa các đại lượng trong cung Mệnh và các cung khác trong sự vận động theo thời gian cuộc đời, sẽ phản ánh diễn biến số phận. Tham vọng dự đoán của lá số Tử Vi cho một người rất lớn qua 12 cung của lá số, người ta muốn đoán cả từng giai đoạn của cuộc đời, từng năm, từng tháng, từng ngày và có thể cả từng giờ. Hiệu quả của sự đoán, nếu người ta dự đoán giỏi, đôi khi rất đáng kinh ngạc. Qua phương pháp dự đoán của Tử Vi, cũng như các môn bói toán khác thì định mệnh là một thế lực siêu nhiên đang thật sự hiện hữu hay chỉ là một danh từ hoài nghi về sức mạnh của những qui luật đang chi phối con người? Phải chăng cổ nhân đã dày công nghiên cứu để cho hậu thế một cảm nhận hoài nghi về sự bất lực của con người cho số phận của mình? Sẽ là một kết luận vội vã nếu cho rằng : Tử Vi là một học thuật huyền bí mang tính dị đoan. Cũng khó có thể giải thích một cách đơn giản cho rằng: sự tồn tại của Tử Vi là do áp đặt của các thế lực phong kiến. Khi tâm lý con người luôn muốn tìm hiểu về tương lai mà Tử Vi lại không chứng tỏ được khả năng đáp ứng nhu cầu dự đoán đó thì khó có thể trường tồn theo năm tháng . Cũng khó có thể cho rằng Tử Vi là hệ quả của chiêm tinh học cổ đại vì các đại lượng trong Tử Vi là những ngôi sao định mệnh rồi nhân danh khoa học vội kết luận là mê tín dị đoan. Một tinh thần khoa học thực sự phải được thể hiện qua những tiêu chí khoa học cụ thể, chứ không thể được coi là có “tinh thần khoa học” chỉ vì không tin ma quỉ. Nếu ta so sánh những đặc trưng của một lý thuyết khoa học bao gồm : Tính khách quan, tính quy luật,,tính hệ thống và tính tiên tri thì phương pháp luận đoán của Tử Vi mang đầy đủ những tính chất đó. Tử Vi có hẳn một phương pháp luận và những qui tắc chặt chẽ cho nó. Trong môn Tử Vi không hề có dấu ấn của thần quyền & chính khả năng tiên tri - là tính ứng dụng cụ thể của môn Tử Vi - sự tồn tại tính bằng thiên niên kỷ với một không gian phổ cập, rộng khắp ở những nước có ảnh hưởng của văn minh Đông Phương đã chứng tỏ điều này. Hoàn toàn có cơ sở khoa học khi đặt một giả thuyết : Môn Tử Vi chính là một siêu công thức đã được ký hiệu hoá, phản ánh một hiệu ứng vũ trụ tương tác có tính qui luật tới môi trường trái đất và ảnh hưởng tới từng con người. Nhưng sự chứng minh cho giả thuyết này là một việc không đơn giản, bởi vì phương pháp luận của Tử Vi dựa trên thuyết Âm Dương Ngũ hành, một học thuyết cho đến nay vẫn còn quá nhiều bí ẩn do thất truyền. Nhưng bắt đầu từ giả thuyết này mới có thể đi tìm tính hiệu quả của môn Tử Vi qua phương pháp dự báo của nó, dẫn tới sự lý giải luận đề được đặt ra. Còn nếu như coi Tử Vi là mê tín dị đoan thì đây chính là một cách tư duy đơn giản nhất và không có gì để luận bàn.


 Những khiếm khuyết của phương pháp luận đoán theo Tử Vi 
 Cũng đã có nhiều ý kiến hoài nghi tính hiệu quả của khoa Tử Vi với những lập luận có vẻ chắc chắn góp phần hỗ trợ cho sự phản biện khoa Tử Vi về sự hoàn chỉnh của nó trong việc dự đoán tương lai cho mỗi con người.
1/ Những lý thuyết thống nhất trong văn minh nhân loại
Lịch sử văn minh nhân loại có rất nhiều mảnh rời rạc cố gắng giải thích sự hình thành vũ trụ. Những yếu tố để giải thích sự hình thành, sự vận động của các thiên hà và các vấn đề liên quan đến con người trong lịch sử tiến hóa của văn minh nhân loại đó chính là thuyết cho rằng Thượng Đế đã sáng tạo ra vũ trụ, tạo ra bầu trời và trăng sao. Ngài đã sai các thiên thần cai quản các vì sao và đẩy các chuyển động của nó. Ngài quyết định số phận của con người. Thuyết này đã tồn tại, hình thành và phát triển trong một bộ phận của văn hóa nhân loại hàng ngàn năm. Nó thỏa mãn nội dung của một lý thuyết thống nhất. Nhưng nó không phải là một lý thuyết khoa học so với tiêu chí khoa học :
 Một lý thuyết khoa học được coi là đúng phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có tính khách quan, tính quy luật & khả năng tiên tri.
   So sánh với tiêu chí khoa học thì thuyết "Thương Đế tạo ra vũ trụ" không đáp ứng được các yếu tố về tính khách quan, tính quy luật và khả năng tiên tri. Bởi vậy, trong trường hợp này "không có định mệnh" do tất cả các quy luật tương tác trong vũ trụ thuộc về ý chí của Thượng Đế. Nhưng liệu nền khoa học hiện đại với tri thức và điều kiện hiện nay có thể tìm ra một lý thuyết thống nhất không ? Trong cuốn “Lược sử thời gian”, phần: “Lý thuyết thống nhất của vật lý học”, SW Hawking nhà vật lý thiên văn hàng đầu thế gới thế kỷ XX đã viết như sau: “… có thực tồn tại một lý thuyết như thế hay không? hay chúng ta đang chỉ săn đuổi một ảo ảnh? Giả thiết này có ba khả năng:
1-    Quả thực tồn tại một lý thuyết thống nhất hoàn chỉnh mà chúng ta một ngày nào đó sẽ phát minh ra, nếu chúng ta có đủ tài năng.
2-    Không tồn tại một lý thuyết tối hậu của vũ trụ, chỉ tồn tại một chuỗi vô cùng các lý thuyết mô tả vũ trụ ngày càng chính xác.
3-     Không tồn tại một lý thuyết nào về vũ trụ, các sự cố không thể tiên đoán vì vượt quá thời gian tới hạn nào đó, chúng xảy ra một cách ngẫu nhiên, tuỳ tiện.
 Với sự ra đời của cơ học lượng tử, chúng ta phải thừa nhận rằng các sự cố không thể được tiên đoán với độ chính xác hoàn toàn mà luôn tồn tại một độ bất định. Nếu muốn người ta có thể gán sự ngẫu nhiên đó cho sự can thiệp của Chúa, song đấy quả là một sự can thiệp kỳ lạ : không có một chứng cứ gì cho thấy can thiệp đó được định hướng đến bất kỳ một mục đích nào
4-     Thực vậy, nếu có một mục đích, thì không còn là ngẫu nhiên. Trong thời đại hiện nay, chúng ta đã loại bỏ hữu hiệu khả năng thứ ba bằng cách định nghĩa lại mục đích của khoa học. Mục tiêu của khoa học là : xây dựng một bộ định luật có khả năng cho phép chúng ta tiên đoán có các sự cố chỉ trong giới hạn xác định bởi nguyên lý bất định. Khả năng thứ hai, khả năng tồn tại một chuỗi vô cùng những lý thuyết ngày càng tinh tế phù hợp với kinh nghiệm của chúng ta.

 Có nhiều xác xuất may mắn là sự nghiên cứu những giai đoạn sớm của vũ trụ kết hợp với những đòi hỏi chặt chẽ của toán học sẽ dẫn chúng ta đến một lý thuyết thống nhất hoàn chỉnh trong giới hạn cuộc đời của nhiều người. Nếu chúng ta thực sự tìm ra được một lý thuyết tối hậu về vũ trụ thì điều đó có ý nghĩa như thế nào? Chúng ta không bao giờ có thể chắc chắn hoàn toàn rằng chúng ta đã tìm ra được một lý thuyết hoàn chỉnh. Song nếu lý thuyết chặt chẽ về mặt toán học và luôn đưa ra những tiên đoán phù hợp với quan sát, thì chúng ta có thể tin một cách hợp lý rằng đó là một lý thuyết đúng đắnNó sẽ kết thúc một chương dài đầy vinh quang trong lịch sử đấu tranh trí tuệ của con người để tìm hiểu vũ trụ. Đồng thời nó cũng cách mạng hoá sự hiểu biết của con người về các định luật  của vũ trụ. Thời Newton một người có giáo dục rất có thể nắm được toàn bộ kiến thức của nhân loại, ít nhất là trong những nét cơ bản. sau đó do nhịp độ phát triển của khoa học làm cho khả năng trên không còn nữa vì rằng các lý thuyết luôn thay đổi để phù hợp với những quan sát mới, chúng không thể đơn giản hoá để một người bình thường có thể hiểu thấu. Bạn phải là một chuyên gia và dẫu là một chuyên gia bạn cũng chỉ hy vọng nắm bắt được một phần các lý thuyết khoa học. Ngoài ra khoa học tiến nhanh đến mức những kiến thức thu nhận được ở học đường cũng luôn bất cập với thời đại. Chỉ một số ít người theo kịp được với ranh giới tiên tiến của kiến thức và số người đó cũng phải dùng toàn bộ thời gian để làm việc và chuyên sâu vào một lĩnh vực nhỏ. Số đông còn lại ít có khái niệm về những thành tựu tiên tiến của khoa học và những vấn đề lý thú nảy sinh từ đó. Bảy mươi năm về trước, nếu tin lời Eddington thì chỉ có hai người hiểu được thuyết tương đối. Còn ngày nay, hàng vạn sinh viên đại học hiểu được lý thuyết đó và hàng triệu người ít nhất đã đọc nó.
Nếu một lý thuyết thống nhất hoàn chỉnh được phát minh chỉ còn là vấn đề thời gian để cho lý thuyết đó được thấu triệt và mọi người chúng ta sẽ đủ khả năng có được một kiến thức nhất định về những định luật trị vì vũ trụ và điều hành cuộc sống của chúng ta. Nếu chúng ta tìm được một thuyết thống nhất hoàn chỉnh điều đó cũng không có nghĩa rằng chúng ta có khả năng tiên đoán mọi sự cố nói chung vì hai lẽ. 
+/ Do giới hạn mà nguyên lý bất định của cả môn khoa học lượng tử áp đặt lên mọi quyền lực tiên đoán của chúng ta. Chúng ta không thể làm gì được để vượt giới hạn đó. song trong thực tiễn giới hạn thứ nhất đó còn ít ràng buộc hơn giới hạn sau đây. Vấn đề là ở chỗ chúng ta không thể giải được các phương trình của lý thuyết một cách tuyệt đối chính xác, trừ vài trường hợp rất đơn giản. Chúng ta không thể giải chính xác ngay chuyển động ba vật trong Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton và khó khăn sẽ tăng lên với số vật tham gia chuyển động vì mức độ phức tạp của lý thuyết. Chúng ta đã biết nhiều định luật điều hành vật chất dưới điều kiện cực đoan nhất. Chúng ta cũng đã biết những định luật cơ bản điều khiển mọi đối tượng của hoá học và sinh học nhưng chắc chắn chúng ta không quy các đối tượng đó về thực trạng của những bài toán giải được, đến nay chúng ta đạt được quá ít tiến bộ trong việc tiên đoán cách xử sự của con người từ những phương trình toán học.
    Lập luận trên chứng tỏ S. W Hawking đã phủ nhận khả năng thứ ba, vậy chỉ còn hai khả năng:
1-    Quả thực tồn tại một lý thuyết thống nhất hoàn chỉnh mà chúng ta một ngày nào đó sẽ phát minh ra, nếu chúng ta có đủ tài năng.
2-    Không tồn tại một lý thuyết tối hậu của vũ trụ, chỉ tồn tại một chuỗi vô cùng các lý thuyết mô tả vũ trụ ngày càng chính xác.
& bản thân S.W Hawking cũng nhận thấy rằng:
    Dường như hàng chuỗi các lý thuyết ngày càng tinh tế phải có một giới hạn khi chúng ta tiếp cận với những năng lượng ngày càng cao và ắt phải có một lý thuyết tối hậu về vũ trụ.
 S.W Hawking đã nghiêng về khả năng thứ nhất có tính tiên đoán trong điều kiện tri thức khoa học hiện nay về tính tất yếu phải có một lý thuyết thống nhất đang tồn tại mà con người có khả năng tìm ra. Vậy những điều kiện cần của nó là gì?
+/ Do tiêu chí cho một lý thuyết khoa học thống nhất.
 Sự khẳng định yếu tố cần có đầu tiên là lý thuyết này phải thỏa mãn tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học nói chung cũng luôn được nhắc lại một cách có chủ ý như là một phương châm trong nghiên cứu để đánh giá & nhìn nhận: “Một lý thuyết khoa học được coi là đúng phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có tính khách quan, tính quy luật và khả năng tiên tri.”
           Yếu tố cần có thứ hai là lý thuyết này phải thỏa mãn yêu cầu:
“Thống nhất tất cả mọi quy luật vũ trụ. Một siêu công thức bao trùm mọi định luật của thiên nhiên, hoàn toàn có thể giải thích được từ sự hình thành vũ trụ, từ những hạt vật chất cực nhỏ đến những thiên hà khổng lồ và mọi hành vi bao quanh con người”
 Yếu tố cần có thứ ba đồng thời cũng là tiêu chí cho một lý thuyết khoa học có tính chất bổ sung cho tiêu chí trên là :
  “Một lý thuyết khoa học phát triển trên cơ sở tri thức khoa học trước đó phải nội hàm những lý thuyết khoa học trước đó liên quan đến nó và không phủ nhận những thành tựu của những tri thức khoa học đã đạt được”
   Một lý thuyết thống nhất vũ trụ khoa học phải bảo đảm được tối thiểu các tiêu chí trên. Chúng ta, những người quan tâm đến lý học Phương Đông nhận thấy rằng : Phải chăng trong nền văn minh cổ Đông phương đã tồn tại một lý thuyết như vậy? Nếu xét nội dung cần có của một lý thuyết thống nhất thì đây chính là điều kiện đang có của thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhưng bản thân thuyết Âm Dương Ngũ hành trong các bản văn cổ chữ Hán lại không chứng tỏ là một học thuyết hoàn chỉnh và nhất quán mặc dù những phương pháp ứng dụng của nó đã chứng tỏ nó là hệ quả của một lý thuyết hoàn chỉnh. Bởi vậy, các nhà nghiên cứu khoa học vẫn cần tiếp tục có những ứng dụng để minh chứng:
  “Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết hoàn chỉnh và nhất quán đã tồn tại trên thực tế của lịch sử văn hóa Đông Phương. Sự thăng trầm của lịch sử đã khiến nó bị thất truyền và trở thành rời rạc, huyền bí. Ngày nay nhiều nội dung & ứng dụng của học thuyết này đã đáp ứng được yêu cầu của một lý thuyết thống nhất theo tiêu chí khoa học.”


Nguồn tư liệu: Lý học Phương Đông

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét