Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

PHONG THỦY TRONG KIẾN TRÚC VÀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG

Bài đã đăng trong Kỷ yếu Hội thảo Viện NC & ƯD TNCN 29.01.2015

PHONG THỦY TRONG KIẾN TRÚC VÀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG
MỘT TINH HOA VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG
Doãn Phú
Chủ nhiệm Bộ môn Phong thủy

Nói đến thuật phong thủy thì nhiều người đã nghe qua, một số người đã biết cách làm nhiều người thích tìm hiểu Phong – Thủy, tất nhiên cũng có một số người phản đối cho là mê tín dị đoan, phản khoa học. Sách phong thủy hướng dẫn sử dụng trong kiến trúc xây dựng và quy hoạch có trên 10 đầu sách và tác giả nào cũng nói sách của mình là một công trình nghiên cứu có giá trị.
Ngày 29 tháng 11 năm 2012, Bộ môn phong thủy của Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người được thành lập cùng với 5 bộ môn, đánh dấu sự nhìn nhận của Nhà nước và của các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và ứng dụng Bộ môn Phong thủy, bộ môn đã tồn tại ở Việt Nam hàng ngàn năm.
Người làm phong thủy từ xưa đã được tôn kính gọi là “Thầy địa lý” dùng từ “Thầy” để tỏ sự khâm phục, kính trọng ngang với “Thầy giáo”, “Thầy thuốc”. Trong dân gian, chuyện truyền miệng về Phong Thủy từ xưa cũng có cái hay và kỳ thú đáng kính phục – nhưng cũng có những chuyện về phong thủy làm tán gia bại sản, sống để bụng, chết mang theo để người đời cười chê.
Hiện nay trong xã hội nhiều người có nhu cầu muốn tìm hiểu và hỏi các nhà nghiên cứu và thực hành phong thủy. Những ý hỏi với chủ đề như sau:
- Lối ra vào nhà, tiêu thủy, thu thủy…, nơi để bàn thờ tổ tiên, chỗ đặt bếp đun, bể phốt… thể nào hợp lý cho tuổi mình.
- Chỗ ngồi và hướng ngồi làm việc, vị trí của trụ sở làm việc, cửa hàng kinh doanh có được tốt không, két bạc để đâu, kích thước bàn ghế tủ rộng dài thế nào…
- Hỏi vị trí đặt tượng các vị Anh hùng, các danh nhân, hỏi chỗ khoan giếng hoặc lấp giếng trong khuôn viên nhà.
Khu chung cư cao tầng với tuổi ông A hay bà B con cái tuổi C – D nên chọn phòng nào, hướng nào thì tốt…
Những nhu cầu trên là có thực, mong muốn mọi người trong gia đình có cuộc sống hạnh phúc, được khỏe mạnh phát đạt… Việc chọn đất, chọn nhà để mua, để ở là chủ động mang tính tích cực – làm dương cơ chóng phát nhưng không bền nên có câu “Không ai giầu 3 họ, không ai khó 3 đời”. Các sách vở đã chỉ rõ, giải pháp các câu hỏi trên.
Phong thủy là di sản văn hóa vật thể còn tồn tại ở nhiều quốc gia nhưng dị biệt và mang tính “thần bí”. Sách vở ghi chép thuật Phong Thủy bị thất truyền nhiều, ta không nên vội vàng đánh giá Phong thủy là dị đoan, là vô bổ, là mê tín phản khoa học. Tôi mong các nhà khoa học tham gia góp ý kiến, đánh giá đúng đắn tác dụng của nó.
Trong giới khoa học Trung Quốc ở thế kỷ 20, giáo sư Vương Kỳ Hưởng ở trường Đại học thành phố Thiên Tân đột nhập vào “Khu cấm địa phong thủy” để nghiên cứu áp dụng vào lĩnh vực thiết kế kiến trúc. Ông cho rằng thuật phong thủy vốn là tinh hoa lý luận của Trung Quốc cổ đại. Giáo sư tiến sỹ toán học Thiếu tướng Nguyễn Đình Ngọc cho rằng: Đánh giá phong thủy trên thế giới, Nhật Bản là nước áp dụng phong thủy bài bản nhất, hiệu quả nhất.
Nơi cứ trú là vấn đề đời sống cộng đồng, tương quan và tương hợp mật thiết với tâm lý và nhu cầu về vật chất lẫn tinh thần của mọi thế hệ trong dòng họ, hoặc quy hoạch khu dân cư cho một làng, một tỉnh… Phong thủy dần đã hình thành một môn học mang tính hàn lâm nghiên cứu vấn đề nơi ở của người dân, quy hoạch khu vực đó là quy hoạch và kiến trúc.
Nội dung chính của phong thủy là một loại học vấn mà người ta dùng để sử lý và lựa chọn hoàn cảnh ăn, ở, xây dựng cung thất, đền chùa, lăng mộ, một khu dân cư…
  Phong là hiện tượng không khí chuyển động
Thủy là dòng nước
Khí tức là nói địa khí (khí đất)
Sinh khí tức là đại khí có sinh cơ (sức sống)
Đón sinh khí là tìm kiếm hoặc lợi dụng địa khí có sức sống
Phong thủy là Thuật số đón nhận sinh khí.
Từ xưa, do sự xem trọng nơi ở: chống thú dữ, chống giặc xâm lăng, không ở vùng lụt lội, giao thông đi lại thuận tiện (đường bộ, đường sông) có đất đai màu mỡ trồng trọt, đảm bảo cuộc sống, sinh con cháu nối dõi dòng tộc… để có lực lượng sản xuất và khi có chiến tranh thì có đủ lực lượng để chống ngoại xâm.
Nên hình thành tập tục lựa chọn nơi sống để ký thác ước vọng trên, cần có một chỗ dựa tinh thần đó là thuật phong thủy ngày nay mà chúng ta gọi là địa lý phong thủy.
Theo phong thủy truyền thống từ Trung Quốc lựa chọn dữ kiện như phương hướng, vị trí, hoàn cảnh xung quanh chỗ ở, quy mô, hình thức, màu sắc, dứt khoát phải chú ý tới ngày giờ xây cất để dự đoán tiền đồ cho con người và nó là một loại phương thuật trong nhiều loại phương thuật thời cổ đại. Đồng thời giải quyết vấn đề tâm lý về nơi cư trú và nơi chôn cất của người đã mất (mồ mả).
Ở Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo, Malaysia, Phong Thủy vẫn tồn tại khá rộng rãi và sâu rộng trong sinh hoạt của đời sống cộng đồng.
Môn phong thủy là một tinh hoa văn hóa của Châu Á, và đặc biệt là ở Trung Quốc xây dựng trên cơ sở:
1/ Địa điểm này có lợi cho việc làm nhà ở (quy hoạch đô thị hay công sở…) hay đặt mộ phần so với với địa điểm khác.
2/ Địa điểm tốt lành chỉ có thể căn cứ vào nguyên tắc phong thủy thông qua khảo sát địa điểm ấy mà lựa chọn.
3/ Khi đã tìm được địa điểm như thế (theo phong thủy), người sống và người được mai táng ở địa điểm ấy thì con cháu hay công việc sản xuất – kinh doanh có được hưởng sự tốt lành do địa điểm ấy mang lại không.
Gộp 3 điểm trên lại, người xưa (Tổ tiên ta) tạo ra một nền kiến trúc hợp lý, lâu bền trong đó có cả đền, đài, lăng tẩm cổ, cung điện, biệt thự khiến cho người Châu Âu, Châu Á… phải thán phục.
Trong lý luận phong thủy cổ xưa mang tính:
- Vừa cô đọng
- Vừa mơ hồ, khó hiểu.
Bản thân hiện tượng phong thủy là một phương thức tư duy có tính truyền thống đặc thù. Truyền thống đặc thù quan hệ tới vũ trụ, đối ứng giữa con người với vạn vật xung quanh, với tập tục và luật pháp hiện hành của chế độ mà chúng ta đang sống.
Qua tìm hiểu trên, thái độ tiếp cận với Địa lý phong thủy, thấy nhiều điều hợp lý, cho nên nó còn tồn tại mấy nghìn năm, tới ngày nay vẫn còn được phổ biến và chú ý hơn.
Đánh giá bước đầu phong thủy không phải là không có tác dụng tốt đối với đời sống cộng đồng dân cư, một dòng họ. Phong thủy chỉ là một phương pháp hỗ trợ, giúp cải thiện, khắc phục điều xấu, chứ không thể thay đổi hoàn toàn mệnh và vận của một con người.
Phong thủy chiêm đoán hình thể đất đai là “Tầm long tróc mạch” hoặc “Tầm long vọng thế”. “Tầm long” tức là tìm ra được tổ sơn, “Tróc mạch” tức là kiến lập được thứ tự mạch lạc trong thế núi tự nhiên. Do thế núi có địa hình thiên biến vạn hóa nên phải “Tầm” và “Tróc” mới nắm được thứ tự mạch lạc của long mạch.
Thuật phong thủy cho rằng “Núi” và “Nước” kết hợp lại mà cấu thành “huyệt”.
Căn cứ vào các nhận định và đánh giá của các nhà khoa học Việt Nam và trên thế giới, ta thấy nếu áp dụng phong thủy trong quy hoạch và kiến trúc nhà cửa là hợp khoa học, tạo tâm lý tốt cho chủ nhà, tôi xin cung cấp một tài liệu về phong thủy – để các nhà khoa học đọc và tự rút ra bài học cho mình.
Cổ nhân tổng kết môn địa lý phong thủy đại ý như sau:
Từng nghĩ rằng sự kỳ diệu của Địa lý là Trời Đất dành để đãi người có đức, cũng là điều các thầy giữ kín, không công khai. Nếu làm sai yếu chỉ thì mọi công việc đều sai. Nếu nắm được bí quyết thì nơi nơi đúng đường. Đầu tiên phải biết phép “Tầm long”, sau đó phải nắm được tình hình kết phát, rồi hiểu rõ phương pháp điểm huyệt. Tiếp đó xem được về đất và nước. Quanh co, cung thẳng là có sự biến hóa, lên xuống gập gềnh có chuẩn mực về độ số. Xuất thân cao quý thì vai nở, mặt mở ra. Mạch lạch thì e sợ lộ gân mà hiện cốt. Hòa mục đoan nghiêm mới hành đại khí. Lệch vẹo cứng thẳng là đổ hình suông. Thế hoài thai ở chỗ ôm chứa. Có tinh có thần xen vào mà đột khởi. Âm dương động tình 2 mặt có quý ở chỗ phải đều cả hai. Hư, thực, cương, nhu các chỗ cần phải hỗ trợ nhau. Nếu không biết về con hãy xem ở cha, muốn biết chủ hãy xem ở đầy tớ. Nếu được cả tiền hô hậu ủng thì nhất định là con nối dõi quý giá. Nếu nằm lệch về phía trước hay sau thì chỉ là đầy tớ cho người. Nếu có dây trói buộc là cái thế phải vùng vẫy không yên. Nếu có sự vây quanh bảo vệ là có tình thế đầu hàng và cúi đầu. Từng bước, từng bước truy tầm tìm đến cục hạng nhất mới có thể dừng lại. Xem cho tỷ mỉ kĩ càng thấy có chút gì biến đổi lại phải tìm. Từ trước mặt có gò, rời rạc theo tới thì xem nó kết hợp thành các chòm sao là quý, nếu chỉ là một con đường hướng tới thì lấy sự đứt đoạn là tân kỳ. Tư thế hình thái cương cường thì  phía chân quý ở chỗ bẫy ra sập quỳ nối tiếp Khánh Lọng Nghênh Chầu, bản thân non bấy thì phía hậu đầu không ngại, thô đầy hùng vĩ. Việc kết phát sắp thành thì thân chuyển trước, nếu chân long trú tại đó thì thế ắt là đua về phía trước. Phải để tâm mà quan sát, nắm lấy chân thực, phóng rộng tầm nhìn để xem tình thế. Dưới núi mà hình thành “linh để” đoán rằng có kết ắt không sai. Khoảng ngang lưng mà có thủy tinh, nhất định là rồng đi chẳng xa, núi phía trước nếp tạp loạn, cần lấy sự dời đổi và thay hình. Dáng bái phục ở mặt tiền, thì ắt nhà vua tức vị lên ngôi báu, hoặc Thanh long đến cục mà đua kiểu chắn ngang ngược lại, có lúc đột nhiên như vì tránh né mà đi lệch đi xiên. Toàn thể của nó không hồi lại, tuy khéo léo làm đẹp có vẻ đoan nghiêm, nhưng cũng chỉ là giả. Dãy đồi núi vây quanh ôm lấy, và nhòm vào tức đó là hình dạng kỳ quái mà cùng chân thực. Nếu như thấy 4 mặt vây bức tù hãm, sẽ hứa hẹn có một lối thông thoát bế tắc. Không nói tất cả mọi người đều tốt, chỉ cần biết một điểm là phá ra, ngoài ra là không cần.
Một dòng nước xuyên qua vai thì không cần để mắt. Đỉnh đầu thì tà, mà chân thì mắc kẹt thì bất tất phải lưu tâm. Hai bên sâu mà vách núi thủng ra, thì long hổ ngay ngắn cũng không phải là chân kết. Hợp tác các dòng nước thành mỏ, nếu tốt cũng chỉ là không hạn. Đầu vào tuy mơ hồ, nếu có hình tượng sao, nhưng vô dụng. Hướng Huyền Vũ không nhìn tới, dù có hí mạch, long mạch quý nhất là bằng phẳng, vai và lưng phải tròn đầy. Mạch đi qua là tính mệnh của lai long, phòng hộ nên chu đáo. Chỗ cổ thắt là then chốt căn bản của huyệt. Nếu có xuyên qua thì đừng nói là đầu tốt hay mặt tốt. Nên xét kỹ thực tế, chớ nói là không dấu vết. Tất cần phải xem mạch lạc, ở trên huyệt xem qua các vòng tròn phân kim. Ở dưới huyệt thì xem các vành môi lớp đất. Bên cạnh huyệt thì xem sừng và tai nó mở ra. Dưới chân huyệt thì xem nước tụ dù chỉ là hơi ướt. Phía sau thì lấy chỗ thắt bó kết lại làm đích. Phía trước lấy đáy làm chân thực. Bên trong lấy hình quả tròn, có gờ môi là chỗ dựa. Bên ngoài lấy tâm của 10 đường (thiên tâm thập đạo) làm chuẩn. Chính diện thì khó có đường thiên (đường thiên là đường đến nghĩa địa hay là ruộng dọc).
Cần phải hướng theo góc. Đỉnh lưng không hóa bên dưới cần tìm. Trăm chết tìm lấy một sống (ách tử thủ kỳ nhất sinh). Mọi người đều đi tìm cái độc đáo kỳ dị. Rối loạn khủng khiếp thì thần tàng ở trong tướng mạo. Thấp thoáng lộ ra, khí tạo ở trong lớp da. Như ẩn, như hiện thì nghiệm rằng có sinh khí tiềm tàng. Có dây có góc thì biết được tinh thần mở mặt. Bên dày bên mỏng mới là linh cơ. Bên ngắn bên dài mới là “diệu đê”. Vô luận là hình oa, hình kiếm, nhũ đột, huyệt kết nhất định có dụng thần. Mặc cho đất bằng hay núi cao, đến huyệt không lìa khí hóa. Rút lại về thế cần linh thiêng, về long nên có biến. Về bãi gò nên ôm lấy, về nước nên chầu. Tham nhiều thì nên biết chỗ tinh vi; muốn điều khiển nơi xa thì nên trước phải biết chỗ gần. Kim ngưu không phù hợp thì uổng phí cả chín đoạn triều. Chỗ gối, chỗ nách không nhìn tinh thì lãng phí cả van sơn dâng tạo vẻ đẹp. Sao long hổ có thể bị khuyết, tối kỵ là khí ở minh đường, không thu lại. Xét tình ý ở nơi diện mục, phân biệt thực giả căn cứ ở nơi thực chất. Như thế thì “sa” của ta thì xem trước mặt, lúc nào mà chẳng “hồi cô”. Quả định cục của ta, dưới chân ắt là huyệt oa hình.
Bổ được chỗ khuyết, điển lập được chỗ trống thì sánh được 100, dòng chảy như sối tóc ra thì muôn nhánh đều như không. Cong, thẳng, ngắn, dài, nơi nơi đều cần trúng vào đốt mắt. Cao, thâp, lớn, nhỏ cốt sao chon lấy cho hợp nghi. Điểm huyệt đúng như định thiên tâm, không thể dịch đi một tấc. Cân nhắc nông, sâu sao có thể đang ở chỗ đúng lại tìm chỗ sai. Không ai lại từ chỗ trống, không có bột mà gột nên hồ. Người đọc sách quý ở chỗ Tâm thần lĩnh hội. Kẻ tìm đất, quý ở chỗ mắt khéo nhìn và tâm linh cảm. Thuộc được thiên này, trong lòng đã có thành tựu, nắm được bí quyết, diệu dụng vô cùng. Những ý nghĩa tốt đẹp của đỉnh cao đều tóm gon vào đây. Biến hóa thần minh, được bảo tồn nhờ học giả.
*
*     *
Nói đến quy hoạch của một thành phố hay một làng xã ta nên chú ý đến cả dương cơ và âm phần vì có hỗ trợ nhau, ta bắt đầu từ:
- Vị trí đặt trụ sở Cơ quan lãnh đạo.
- Vị trí các trường học trọng điểm, Viện nghiên cứu (nếu có).
- Quy hoạch đường phố giao thông (bến tàu, sân bay, bến ô tô, nhà ga…).
- Vị trí xây bệnh viện.
- Vị trí các chợ hoặc siêu thị.
- Chú ý một số đình, chùa linh thiêng điển hình của địa phương.
- Vị trí đặt nghĩa trang tập trung của thành phố - huyện.
- Vị trí thu gom chất thải của cả khu vực.
- Khơi và nạo vét sông, hồ, trồng thêm cây cối…
- Vị trí công viên và khu vui chơi giải trí.
- Vị trí khu công nghiệp.
Quan tâm cân nhắc các lĩnh vực nêu trên tạo quy hoạch hợp lý – khoa học lâu bền, đáp ứng tâm lý và tâm linh. Âm dương cân bằng hòa hợp thì thuận lợi nhiều cho mọi người và xã hội.
Ở Thủ đô Hà Nội nếu nhìn khu vực vị trí xây lăng Hồ Chủ Tịch, khu nhà làm việc của Chính phủ và quẩn thể Lăng Bác Hồ được đặt ở vị trí tuyệt đẹp có Nghênh, có Tống, thế Phì Hậu có Liên Hoa Bát Tọa – Minh đường thoáng đãng – Long hùng dũng – Hổ quy phục, chầu – triều về lăng Hồ Chủ Tịch.
Người làm quy hoạch và người duyệt chọn vị trí để đặt Lăng là một người am tường sâu sắc thuật Phong Thủy và là nhà quy hoạch đại tài, ta hãy sơ qua theo các nhìn của người quy hoạch theo mặt bàng. Theo thế Tả Thủy – Hữu mộc – Hậu đầu cao đầy.
a/ Minh đường rộng lớn, thoáng đãng, tụ khí, Phong thủy đánh giá khu vực này an, nền, linh thiêng.
b/ Tả Thủy: Thanh long của khu vực này có 4 sông hồ: Hồ Tây, Hồ Trúc Bạch, Hồ ở vườn Bách Thảo và sông Hồng thế Thông Trì – biểu thị sự giàu có của đát nước không bao giờ hết (tri thức, lòng nhân hậu, tài nguyên…).
c/ Hữu mộc: Bạch hổ và vườn hoa Canh nông cũ xa xa là Văn Miếu, xa một chút nữa là công Viên Thống Nhất – thế Hổ Triều đẩu, Đê phục là xuất ngoại nhiều, có học vấn, phát triển…
Nếu được nên chỉnh lại một chút cho hoàn hảo. Trước lăng Bác nhìn thẳng hướng Đông Nam khoảng 80o – Trụ sở Bộ Ngoại giao hiện nay nên mở cổng chính – tạo thế quần tụ với Văn phòng Quốc hội và Bộ Ngoại giao nhìn về phía vườn hồng – Tường thành khu Hoàng Diệu nên trang trí cho đẹp – hài hòa, nếu nhìn từ Lăng Hồ Chủ Tịch ra – tạo thế “Nhất hô bà ứng”.
Cửa chính của Văn phòng Chính phủ nên mở nhìn về hướng Hồ Tây,và giải phóng mấy nhà bên đường vì thế có tạp, loạn, xích khẩu, nên chuyển tượng Lý Tự Trọng đi nơi khác tạo phía trước thành một vườn hoa. Đắp gò đất, có Đỉnh ngưỡng Thiên – tạo thế hài hòa.
Nếu Minh đường độc lập, Nhà nước tự chủ hơn, phát huy nhiều tài năng và trí tuệ của các Công Bộc cấp cao của Chính Phủ.
Hậu đầu là chùa Một Cột có 11 bậc lên xuống – dáng bông hoa sen vươn lên trời cao thanh tú thơm ngát làm nền “Danh thơm bốn biển” “Lừng lẫy năm châu”.
Nên nạo vét mấy sông, hồ nước ở vườn Bách Thảo, quản lý xung quanh và bổ sung giống cây mới tạo sinh khí sẽ tốt hơn cho khu vực này, tạo bộ mặt mới ở phía Tây.
Vị trí quần thể Lăng Hồ Chủ tịch, Văn phòng Chính Phủ và Phủ Chủ tịch còn được Lục Phù ủng – Hộ Quốc Vạn Xuân.
Theo thuyết phong thủy khu vực nêu ở trên là thế Liên – Hoa – Bảo – ĐàiTứ Thủy dưỡng Thanh Long. Còn có Lục Thần Phù ủng. Vị trí khu vực Lăng Bác Hồ và khu lân cận đã quy hoạch, chỉ cần chỉnh một chút để được Thế quần tụ, hài hòa, thuận cho sự phát triển, sáng tạo. Chắc rằng ta sẽ được:
Quốc Thái – Bình Cường
Nội An – Ngoại Tĩnh
như mong muốn của Tổ tiên nước Việt ngàn xưa cũng là mong muốn của nhân dân – của Đảng ở thế ký 21 này. Nhân dịp kỷ niệm 1000 năm thành lập Thành Thăng Long – Thủ đô Hà Nội. Thật là khu vực đắc địa vào bậc nhất của nước Việt Nam.
Trong bài phát biểu này tôi tin chắc còn nhiều khiếm khuyết, thành thật xin được các vị đại biểu, các nhà kiến trúc chỉ giáo./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét