Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

LIỆU CÓ THỂ DỰ BÁO TRƯỚC CÁC CHUYẾN BAY “TỬ NẠN”?

Bài đã đăng trng Kỷ yếu Hội thảo của Viện NC & ƯD TNCN ngày 29.01.2015

LIỆU CÓ THỂ DỰ BÁO TRƯỚC CÁC CHUYẾN BAY “TỬ NẠN”?
TS Nguyễn Hoàng Điệp[1]

   Năm 2014, trên bầu trời hàng không Thế giới đã phủ một bóng đen tang tóc, gây nỗi kinh hoàng trong tâm trạng người đi máy bay. Các vụ máy bay tử nạn liên tiếp xảy ra.
   Tại Malaysia  ngày 8 tháng3 năm 2014, máy bay Boeing mang số hiệu MH 370, chở 239 hành khách mất tích chưa tìm được ra, thì ngày 17 tháng 7 năm 2014, máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH 17, chở 298 hành khách (cả tổ lái), bị bắn rơi trên bầu trời miền Đông Ukraina. Tại Đài Loan, 8h tối ngày 23 tháng 7 năm 2014, một máy bay mang số hiệu GE 222 của Hãng AsiaAirways đã bị rơi ở Đảo Bành Hồ. Rồi tới  ngày 24 tháng 7 năm 2014, tại Algieria, máy bay AH 5017 đã bị rơi ở Làng Boulikessi, Mali, khiến gần 100 người thiệt mạng (gồm cả tổ lái).
          Vào ngày 7 tháng 7 năm 2014, tại Việt Nam một vụ máy bay Mi 171, chở 21 người cũng bị rơi làm 19 quân nhân bị chết, 2 người bị thương. Sau đó là ở Lào, Campuchia, Ấn Độ, Nga và nhiều nước khác trên Thế giới liên tục có máy bay gặp nạn. Gần đây nhất là vụ máy bay QZ8501 của Hãng  Hàng Không  Air Asia  chở 162 người bị  mất tích, sau đó phát hiện máy bay bị rơi xuống biển Java, Indonesia, khi đang trên đường từ Surabaya đến Singapore.
        Vậy một câu hỏi lớn được đặt ra, liệu có hể dự báo trước những chuyến bay tử nạn? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy trở lại những vấn đề lớn của nhiều sự kiện đã xảy ra trong lịch sử:
       1. Ngày xưa, Vua Văn Vương lập ra triều đại nhà Chu, trên đường đi tìm nhân tài đã gặp Lã Vọng, tức Khương Tử Nha câu cá trên bờ Sông Vị. Khi tới nơi, Văn Vương thấy một ông già đầu tóc bạc phơ, mắt sáng nhìn quắc thước. Văn Vương tiến lại gần thi lễ chào hỏi. Sau một hồi trò chuyện, Văn Vương hỏi Khương Tử Nha rằng, triều đại của ông sẽ tồn tại được bao nhiêu năm?. Khương Tử Nha thủng thẳng đáp rằng: “Muốn biết điều ấy Nhà Vua hãy xuống đẩy xe cho thần”. Vua Văn Vương vui lòng xuống xe và mời Khương Tử Nha ngồi lên xe để nhà Vua đẩy. Quần thần tả, hữu của Nhà Vua rất tức tối, muốn xông vào đâm chém Khương Tử Nha. Nhà Vua trừng mắt quát lên: “Các người không được vô lễ”, rồi tiếp tục đẩy xe. Khi Vua Văn Vương kiệt sức, chân tay rời rã, ngồi phệt xuống đất, Khương Tử Nha từ từ bước xuống xe và cùng nhà Vua đi bộ vào cung đình. Sau đấy yến tiệc được mở ra khoản đãi. Đến nửa chừng bữa tiệc, nhà Vua lại hỏi tiếp câu ban đầu về sự tồn tại của Vương triều Nhà Chu. Khương Tử Nha lúc này mới thong thả nói rằng: Hồi chiều Nhà Vua đẩy xe cho thần được hơn chín trăm bước, theo thần tính, triều đại của bệ hạ sẽ tồn tại được hơn chín trăm năm. Quả nhiên, tới thời Vua U Vương, vương triều này tan rã, triều đại nhà Chu tồn tại được hơn 990 năm,
        2. Lưu Bị tức Lưu Huyền Đức ba lần tới lều tranh để cầu hiền tài Gia Cát Lượng ra giúp dựng lại cơ đồ nhà Hán. Lúc chưa ra khỏi lều tranh, Khổng Minh Gia Cát Lượng đã tiên đoán, thiên hạ chia ba. Và sau này quả nhiên Trung Nguyên đã chia ba thế nước thành thế chân vạc: Ngụy (Tào Tháo) – Thục (Lưu Bị, Quan Vân Trường, Trương Phi ) – Ngô (Ngô Tôn Quyền).
       3. Ở Việt Nam vào thời kỳ Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, sau đó bị thế lực nhà Trịnh, giao tranh, dồn ép nhà Mạc chảy khỏi Kinh thành Thăng Long. Còn  thế lực nhà Trịnh ngày càng hùng mạnh, vươn lên chèn lấn Vua Lê. Trịnh Kiểm giết Nguyễn Uông (người em vợ của Trịnh Kiểm). Lúc này Nguyễn Hoàng rất lo sợ về số phận của mình, liền cho sứ giả đến hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm về kế sách mưu đồ việc lớn. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dặn sứ giả về bảo với Nguyễn Hoàng rằng:
Hoành Sơn nhất đái vạn đại dung thân
                    (có nghĩa là giữ được đất Trường Sơn có thể tồn tại được ngàn đời).
Theo kế sách của Nguyễn Bỉnh Khiêm, sau này Nguyễn Hoàng đã vào trấn thủ đất  Thuận Hóa (từ Quảng Bình trở vào) lập ra vương triều Nguyễn sau này.
         Nhà Mạc sau nhiều lần giao tranh, bị quân nhà Trịnh tiêu diệt, tổn thất nặng nề nên đã cho người đến hỏi kế sách Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã trả lời:“Cao Bằng tuy thiển, khả diên sổ thế” (đất Cao Bằng tuy thiển (nhỏ, bé), nhưng giữ được nó, có thể tồn tại được vài đời). Quả đúng như vậy, sau này nhà Mạc rút lên Cao Bằng, củng cố căn cứ nên đã tồn tại được vài đời.
         Còn nhà Trịnh, lúc này muốn cướp ngôi nhà Lê, để lập Thiên tử. Họ cũng cho người đến hỏi kế sách Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguyễn Bỉnh Khiêm, dẫn sứ giả nhà Trịnh vào chùa, vừa đi vừa thủng thẳng nói rằng: “Ở chùa thờ Phật được ăn Oản”. Sứ giả về tâu lại với Chúa Trịnh, Chúa Trịnh, ngầm hiểu câu nói của Nguyễn Bỉnh Khiêm, nên suốt mấy trăm năm không lật đổ nhà Lê, mà vẫn phò Lê để làm Chúa.
          Nostradamus, nhà tiên tri đại tài phương Tây (1503 – 1566), đã tiên đoán nhiều sự kiện nổi tiếng Thế giới, trong đó có tiên đoán Tòa Tháp Đôi ở New York (Mỹ), sẽ bị máy bay đâm. Vào ngày 11, Tháng 9, năm 2001, Tòa Tháp Đôi đã bị hai máy bay đâm vào khủng bố. Ngoài ra, điều kỳ diệu hơn nữa khi đào lên ở đáy tòa tháp này, người ta còn tìm thấy một tấm bia có ghi dòng chữ “tiên đoán” của người da đỏ Mahattan  (có nghĩa là “sự chôn vùi”). 
           Bà Vanga, một phụ nữ thiên tài của đất nước Bungari, đã dự báo và tiên đoán  nhiều sự kiện nổi tiếng Thế giới như: Sự xuất hiện một số loại vi khuẩn mới (như vi khuẩn  Ebola, ở Châu Phi năm 2014), sẽ hủy hại sự sống của con người trên Trái đất. Bà còn tiên đoán về cái chết của một số nguyên thủ Quốc Gia như Staline, John F. Kennedy….
          Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1941, khi trở về nước, tại Hang Pác Pó, Người đã dự đoán về cách mạng Việt Nam: Năm 1945 sự nghiệp hoàn thành. Trong Hồi ký của Cố Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, đã ghi lại điều này.
        Trở lại vẫn để, tiên đoán của sấm Trạng Trình, Nguyễn Bỉnh Khiêm, có câu rằng:
Long vĩ, xà đầu khởi chiến chính,
Can qua xứ xứ khổ đao binh,
Mã đề, Dương cước anh hung tận,
Thân, Dậu, niên lai kiến thái bình.
         Thực tế, những lời tiên đoán trên đây, từ năm 2012 đến hết năm 2014, trên Thế giới đã xảy ra những sự kiện lịch sử đúng như điều dự báo. Tới năm 2015 này, ta hãy đón chờ những sự kiện lịch sử lớn của Thế giới sẽ xảy ra.
        Từ đó, nói rằng: Con người có thể tiên đoán dự báo trước được những chuyến bay tử nạn, một cách có cơ sở khoa học. Chúng ta đều biết rằng, mọi thiết bị, động cơ dù tốt đến đâu cũng đều là sản phẩm trí tuệ của con người. Con người là chủ thể cao nhất trong mọi hành vi ứng xử với tự nhiên và xã hội. Con người là chủ thể sáng tạo ra mọi đề án, chủ trương, kế hoạch, phát triển đất nước: Kinh tế, Văn hóa, Y tế, Quân sự , khoa học, Ngoại giao, xã hội….dài hay ngắn, thành công hay thất bại, điều chủ yếu do con người quyết định. Đương nhiên sự thành công ấy, phải kể đến ba nguyên nhân: THIÊN THỜI – ĐỊA LỢI – NHÂN HÒA. Đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa ba yếu tố: THIÊN – ĐỊA – NHÂN, trong đó con người ở một vị trí thu nhỏ là Tiểu Vũ trụ.
      Lịch sử loài người trải qua hàng ngàn năm đã chứng minh rằng: Vai trò của cá nhân đối với sự phát triển của một xã hội nói chung và một Quốc gia nói riêng rất quan trọng. Có lúc nhân vật lịch sử giữ vai trò quyết định. Họ đưa Quốc gia đó phát triến đến đỉnh cao của sự hưng thịnh. Song có lúc vị chính khách ấy, đưa vận mệnh của Quốc gia của dân tộc mình đứng bên bờ vực thẳm.
         Thời Trung đại, nhân vật Thiết Mộc Chân – Thành Cát Tư Hãn, đã xua đoàn kỵ binh Mông Cổ đi “làm cỏ” gần hết Châu Âu và Châu Á. Nhiều Quốc gia trên Thế giới chỉ còn là đống gạch vụn tro tàn. Hàng trăm vạn sinh mạng, đã phơi xác ngoài nội cỏ. Trong Chiến tranh Thế giới Thứ Hai, với trục Tam Cường: Đức – Italia – Nhật Bản do Hitler đứng đầu cùng các tên phát xit: Mussonili – Tôjô – Franco đã đẩy loài người đến thảm họa Chiến tranh. Vài chục triệu sinh mạng con người đã bị tiêu diệt và trở thành thương tật, tàn phế. Hàng trăm vạn, làng mạc, thành phố, đô thị  bị tàn phá, đổ nát.
        Tử vi học gọi đây là thảm sát của những sát tinh - Khắc tinh nhân loại. Những chuyến bay “tử nạn” vừa qua loại trừ yếu tố kỹ thuật, thời tiết, khí hậu (đi vào vùng gió xoáy, lốc cuốn, vòi rồng, va chạm rác Vũ trụ, thiên thạch rơi), thì nguyên nhân chính vẫn là yêu tố con người. Trước hết xét về số phận (destiny), nghiệp chướng của những nhân viên hàng không trong chuyến bay như: cơ trưởng, tổ lái, tổ tiếp viên và phải xét đến “định mệnh” của từng cá thể những hành khách đi trên chuyến bay đó. Ai là người có “định mệnh” khắc tinh với chuyến bay. Hoặc nói cách khác ai là người có số phận đoạt mạng của tất cả các hành khánh đi trên cùng  chuyến bay? Ngoài ra, phải xét thêm ở nước có nhiều chuyến máy bay rơi, người nguyên thủ đứng đầu Quốc gia đó có định mệnh, số phận ra sao với dân tộc mình ? Ví dụ một vụ máy bay bị rơi điển hình của viên Toàn quyền Đông Đương là Pasquier tử nạn khi chuyến bay chở 10 người rớt ở Corbigny,   NièvrePháp ngày 15 tháng 1 năm 1934. Cái chết này tương truyền được Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tiên đoán qua  hai câu lục bát:
Giữa năm hai bảy mười ba,
Lửa đâu mà đốt tám gà trên mây
Ngày 15 tháng 1 năm 1934, tương đương với Âm lịch là ngày mồng 1 tháng Chạp, Năm Quý Dậu. Năm đó nhuận hai tháng 7, người ta phiên âm từ Pasquier (Bát Kê), dịch là 8 gà. Hai câu thơ ám chỉ cái chết tử nạn trên máy bay của viên Toàn  Quyền này. Như vậy, việc dự báo cái chết hay mỗi chuyến bay tử nạn, con người đều có thể tiên đoán được. Ta biết rằng ngày nay với sự phát triển như vũ bão của ngành khoa học công nghệ, trong đó có tin học, đặc biệt là toán học cho phép giải mã hàng triệu phép toán trong một giây, để tìm ra các nghiệm của bài toán về số phận của mỗi con người, một khi biết giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh, năm sinh của người đó. Với sự phát triển của xã hội loài người, mỗi cá thể con người đều có sinh mệnh, số phận. Sinh mệnh đó đều trải qua quy luật: SINH – LÃO – BỆNH – TỬ ( trừ trường hợp chết bất đắc kỳ tử, như: Tai nạn xe cộ, máy bay, bom đạn, chết đuối, chết cháy, sét đánh, tự sát, bị ngã, bị đâm chém, chết bất ngờ….).
      Tất cả những cái chết trên, người ta đều có thể dự báo trước[2] được qua “lá số cuộc đời” là tử vi, hoặc đường vân tay học – nhân tướng học. Qua hình hài, khuôn mặt, mắt, mũi, tai , miệng, làn da, mái tóc, dáng đứng, thế ngồi, dáng đi, âm thanh, giọng nói, nụ cười, ánh mắt nhìn…).
     Đây là khoa học Tác giả là Tiến sỹ đề tài luận án: “Ứng dụng của nền khoa học Đông phương trong dự báo học và quy hoạch đời người” tại  Viện Nhân Thể học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc chính xác về cấu trúc tế bào học của mỗi con người thuộc về cấu tạo Gen cặp nhiễm sắc thể ARN, AND, và đặc tính Gen của mỗi cá thể. Mỗi con người khi lập xong lá số tử vi, kết hợp với nhân tướng học đều có thể dự báo trước được, đến 75 % cuộc đời của người đó.
        Vấn đề thứ hai, dự báo học dựa trên những nhịp điệu của cơ thể. Con người từ khi sinh ra, đến khi về với cát bụi đều chịu sự chi phối của nhịp điệu sinh học và nhịp điệu Vũ trụ (quy luật hoạt động của Mặt trăng, Mặt trời, Trái đất và các thiên thể, hành tinh khác).
- Về nhịp sinh học: Con người có nhịp điệu sinh học riêng cho mỗi cá thể. Có người thích làm việc buổi sáng, năng suất hiệu quả cao, tinh thần sảng khoái, minh mẫn. Người ta gọi nhóm người này là nhóm Sơn Ca. Có người thích làm việc về buổi đêm, tinh thần sảng khoái, năng suất tốt, gọi là nhóm Cú. Cả hai nhóm người này đều có hàm lượng KiềmAxit trong cơ thể rất khác nhau ở mỗi thời điểm. Khi con người hành động điên cuồng, man rợ, không kiềm chế được mình, đó là lúc nồng độ Axit trong cơ thể cao nhất. Trong hai nhóm cơ thể trên, đều có chung ba nhịp điệu cơ bản:
     a.Nhịp điệu sức khỏe (cơ học). 23 ngày, ngày cơ thể khỏe nhất là ngày thứ 11.5, và sa sút yếu dần vào ngày thứ 23.
     b.Nhịp điệu libido (chu kỳ tình dục) 28 ngày . Chu kỳ này cả nam và nữ đều có. Ngày cao hứng, sảng khoái nhất vào ngày thứ 14. Sau đó đường đồ thị đi xuống, mất cảm hứng  và tàn lụy, tắt dần. Tất cả các cuộc chia tay, ly hôn thường hay rơi vào ngày thứ 28.
     c.Chu kỳ trí tuệ (thần kinh) 33 ngày, tất cả các phát minh, sáng kiến, mệnh lệnh, chỉ thị chính xác nhất, thường rơi vào ngày thư 16.5. Sau đấy đường đồ thị đi xuống tới đáy là ngày thứ 33. Đây là ngày tâm trí mụ mẫm, trí tuệ trì trệ, thiếu sáng suốt nhất. Người ta gọi là ngày “bã đậu”, ngày đó thường phát ra những chỉ thị, mệnh lệnh sai lầm. Ở mỗi con người, tính từ giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh, năm sinh tới ngày đó trùng nhau ba lần số 0, trong một năm thường xảy ra một lần. Người ta gọi đó là ngày số 0, ba lần số 0 (lập phương). Ngày ba lần số 0, trong cơ thể con người, tâm sinh lý, hệ thần kinh diễn ra rất tồi tệ, không bình thường. Tất cả các phản ứng của ngày này xảy ra ở mỗi cơ thể người đều rất trì trệ, không linh hoạt, hành vi ứng xử không sáng suốt. Ở các nước văn minh như: Mỹ, Đức, Nhật, Nga, Hàn Quốc và gần đây là Trung Quốc… đối với người lái xe, lái tàu, phi hành gia, không được ra khỏi garage, vào ngày ba lần số 0. Họ phải làm việc tại phòng thí nghiệm, trong phân xưởng kỹ thuật. Do vậy, ở những nước này, đã hạn chế tai nạn xe cộ trong giao thông, giảm tới mức một nửa hoặc 2/3. Ngay cả Hãng Hàng Không Vũ trụ NASA của Mỹ, họ đã tính rất kỹ sau những lần thất bại phóng những con tàu đi vào không gian Vũ trụ. Ngày nay, các phi hành gia trước khi bay, phải được kiểm tra kỹ lưỡng về hệ số ba ngày số 0, và kiểm tra kỹ lưỡng tâm, sinh lý. Sau đó là tính kỹ đường bay để tránh va chạm mảnh thiên thạch rơi, rác Vũ trụ và quỹ đạo của các vệ tinh, hành tinh, tinh vân khác.
       Đối với từng chuyến bay hàng không dân dụng, phải tính trước vận số của cơ trưởng, nhân viên tổ lái ngày hôm đó có rơi vào ngày hắc đạo (ngày đen tối, u ám, ngày trời đất thiên sầu, địa thảm, dòng hoàn lưu khí quyển nơi máy bay đi qua). Và đặc biệt là ngày thiên địa tranh hùng (ngày sấm sét, mưa gió, vòi rồng, bão từ hoạt động trên lộ trình đường bay và nơi hạ cánh).
       Đối với mỗi chuyến bay, người điều khiển không lưu phải là người tài năng, biết được vận số của cơ trưởng, tổ lái, tổ tiếp viên và sớm phát hiện ra những hành khách có số mạng đoạt mạng của chuyến bay.
        Ngoài ra, trong mỗi chuyến bay, người cơ trưởng cần giải một quẻ dịch, để dự báo chuyến bay đó “lành” hay “dữ”, để chuẩn bị tâm lý cho chuyến bay.
        Tóm lại để hạn chế những chuyến bay “định mệnh” ngoài yếu tố khoa học công nghệ, với tính xác suất, sức bền cơ học, sức bền vật liệu, tần suất của máy bay, không gian bay, vật cản trên đường bay, thời tiết, khí hậu, áp suất không khí (độ giãn, nở, dày, mỏng, đậm đặc hay loãng của từng vùng miền), mà phải tính thêm yếu tố quyết định là con người. Những con người trong tổ lái, đặc biệt là cơ trưởng, người cầm lái chính phải có một lá số tử vi được giải mạch lạc, rõ ràng. Những giờ bay, ngày bay đó không phải là “tử thần” của họ.
         Ngành hàng không khi đào tạo, phải tiến hành tuyển chọn những phi công không có “số phận  tử nạn” trên máy bay và không có tướng số đoạt mạng của người khác. Đây là vấn đề hết sức khoa học, của môn tử vi học và nhân tướng học, nó không hề mang yếu tố mê tín, dị đoan.
        Ta biết rằng, trước khi chết, hoặc chuẩn bị gặp một thảm họa nào đó, cơ thể con người đều phát ra những tín hiệu, điềm báo trước trên 365 huyệt đạo, lục phủ, ngũ tạng và 12 hệ kinh lạc. Chỉ có điều là con người không thể nhận ra. Ví dụ: Khi con người bị nóng ruột, cơ thể bồn chồn, đứng ngồi không yên, hoặc hắt hơi, nháy mắt liên tục: Chắc chắn có sự cố chẳng lành, sẽ xảy ra với gia đình mình. Ở mỗi con người đều  có 5 giác quan (thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác), nhưng ở mỗi cơ thể khác nhau lại có người phát triền thêm giác quan thứ 6 gọi là giác quan linh cảm. Người có giác quan linh cảm có thể dự báo được những gì xảy ra với mình hoặc gia đình mình. Con Sứa có thể biết trước được trận bão đang xảy ra và hình thành cách nó 2000km. Nên nó bơi dạt vào bờ để tránh bão. Lý do loài Sứa có vùng hạ âm phát triển, nên thính giác của nó nghe được những âm lượng cực nhỏ cách xa ngàn dặm. Loài cá vàng nuôi trong bể cảnh rất tinh nhạy với các trận động đất, núi lửa. Khi có động đất, núi lửa sắp xảy ra đường bơi lội của nó bị rối loạn, cuống cuồng nhìn rất rõ. Con người sắp bị họa hoặc cái chết sắp xảy ra nhìn vào hai con ngươi, nếu người biết coi hình tướng là biết liền. Đôi mắt của họ buồn tê tái, mắt mất thần, ảm đạm, tinh lực không có hồn. Toàn cơ thể bốc lên màn sương khói. Người có đồng tử, thần giao cách cảm mới nhìn thấy điều đó.
         Theo tôi nghĩ ngành Hàng Không vận tải nước ta, nếu Nhà nước chịu chi phí những khoản tài chính để thành lập hai đầu cầu sân bay: Nội Bài và Tân Sơn Nhất, hai trung tâm dự báo cho những chuyến bay, hy vọng sẽ hạn chế được từ 50 – 60 % những chuyến bay định mệnh, tử nạn
                                                                      NHĐ
                                                              ĐT: 0904286968
Email: trungtamctcs @gmail.com
Website: ctcs.com.vn



[1] Giám đốc Trung tâm dịch thuật, dịch vụ văn hóa và khoa học công nghệ(CTCS)

[2] Tác giả là Tiến sỹ đề tài luận án: “Ứng dụng của nền khoa học Đông phương trong dự báo học và quy hoạch đời người” tại  Viện Nhân Thể học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét