Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

BÀN VỀ LONG MẠCH THĂNG LONG

Bài đã đăng trong Kỷ yếu Hội thảo của Viện NC & ƯD TNCN ngày 29.01.2015

BÀN VỀ LONG MẠCH THĂNG LONG
VÀ ĐỊA LINH BA ĐÌNH  KỲ BÍ
                 
                               Nhà Nghiên cứu Bùi thành Phần
                            Trung tâm Trắc nghiệm- Tư vấn- Bồi dưỡng

Long mạch là khái niệm nói về hình thế sông - núi có mang Địa khí mạnh. Địa khí này có thể tác động đến môi trường xung quanh .
 Long mạch được tạo nên bởi sự vận hành của Thiên - Địa, Âm Dương - Ngũ hành, Bát quái, ...  Con người chỉ có thể vận dụng chứ không thể can thiệp thay đổi nó được. Đây là "cỗ máy kiến lập thần kỳ" của Vũ trụ (Không gian -Thời gian) trong quá khứ - hiện tại - tương lai .
 Long mạch có thể đi cao như những dãy núi, dãy đồi và cũng có thể đi trên những thửa ruộng, cánh đồng hoặc như những con sông, dòng suối, ...
Nó có thể xác định được qua hình dạng của những dải núi, dãy đồi, doi đất, dòng sông, con suối, ... với dáng vẻ giống như con Rồng đang trườn bò, bay lượn hoặc nằm dấu mình, hoặc uốn khúc nhấp nhô lúc ẩn, lúc hiện, ...Long mạch có hai dạng: "Sơn mạch" và "Thuỷ mạch".  Long mạch lại được chia ra thành: Can Long, Chi Long, Cước Long, Bàng  Long.
Nhiều sách cổ giải thích về sự huyền bí của đất (Địa giải huyền thư) chỉ ra rằng, nếu:
 - Cuộc đất nào nằm trên Đại Can Long thì có thể hình thành lên Kinh sư (nơi đóng Đô) của một Đất nước. 
- Cuộc đất nằm trên Chi Long thì có thể lập nên Thành phố, Đô thị cấp tỉnh .
- Cuộc đất nằm vào Cước Long thì có thể là Thị trấn , Xứ cấp Phủ, Huyện.
- Cuộc đất ở bên Bàng Long thì có thể là nơi đóng trụ sở cấp Tổng, Xã.                                                                                                     
Đối với một Quốc gia, nếu đã có Long mạch rồi, nhưng vẫn cần đòi hỏi phải có ít nhất một Đại Can Long với hình thế khúc chiết, vững vàng thì mới được coi là đất "Đế Vương".  Đây là điều kiện, là yếu tố cơ bản, đầu tiên để có thể lập nên Kinh sư của một Nhà nước. Ví dụ:
 Nước Trung Hoa rộng lớn cũng có nhiều Đại Can Long như các sông: Dương Tử, Hoàng Hà, Trường giang, Hoàng Phố, Áp Lục giang, Hắc Long giang, ...
Đất nước Việt Nam cũng có một số Đại Can Long, như: Sông Hồng, sông Hương, sông Hoàng long, sông Cửu long,...Đây là những Đại Can Long và nó đã tồn tại hàng ngàn năm nay.
 Khi muốn tìm ra Long mạch thì còn phải xem xét kỹ về hình thái, đường lối vận hành của  "Tượng Khí" có liên quan đến Địa hình, Địa mạo, Phương hướng, Địa thế và vị trí của các chòm Sao đóng trên bầu Trời , ...
Nếu lấy sự "động - tĩnh của Đất -Trời" làm động lực thúc đẩy cho sự phát triển, thì Long mạch được tạo lập bởi quá trình vận hành của Khí - trong đó Thiên Khí thuộc Dương, Địa Khí thuộc Âm - hội hợp hài hoà, rèn rũa, hun đúc mà nên.
Khí cũng có chỗ khai (mở), chỗ bế (tắc). Có nơi phát tán, có nơi ngưng tụ và có Khí cát (tốt), Khí hung (xấu), ... biến ảo tuỳ thời.  Ví như, cũng ở trên mảnh đất này, theo thế đất đó, hướng là như vậy,...Nhưng có thể thời kỳ đầu phát đạt, rồi sau lụi tàn (nghĩa là tiền cát, hậu hung). Ngược lại, có nơi, mới đầu gặp nhiều hung hoạ, nhưng sau đó dần dần thịnh vượng lên (nghĩa là tiền hung - hậu cát). Cho nên các nhà Phong Thuỷ phải biết rõ điều này. Tuy vậy thời   gian nào cát, đến lúc nào hung,…thì còn nhiều bí ẩn, rất khó mà biết cginhs xác được                                                                                                                                                                                
         Sau đây xin phân tích đôi chút về Long mạch Thăng Long với “Địa linh Hoàng Thành” tại mảnh đất Ba Đình (Hà Nội) như sau:
Cuối năm 1009, tại Hoa Lư (Ninh Bình) , Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế - tức Vua Lý Thái Tổ - vị Vua sáng nghiệp Vương triều Lý .   Thuở ấy Hoa Lư là Kinh đô của nước Đại Cồ Việt dưới Triều Đinh (968 - 979) và Tiền Lê (980 - 1009).  Đây là một vùng núi sông hiểm trở thích hợp cho việc phòng thủ và tiến công quân sự của một nhà nước độc lập non trẻ. Với lợi thế lợi hại của Hoa Lư, Nhà Đinh đã đánh bại và dẹp yên được 11 xứ quân cát cứ khác để lập nên nghiệp Đế, khôi phục và củng cố nền thống nhất quốc gia Cũng tại Hoa Lư, Triều Tiền Lê đã đập tan nạn xâm lược của nhà Tống, bảo vệ vững chắc nền độc lập, mở đầu kỷ nguyên Đại Việt bách chiến bách thắng quân phong kiến xâm lược phương Bắc. Trong vòng 41 năm (968 - 1009) Kinh đô Hoa Lư đã xng đáng với vị trí lịch sử mà Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành đã chọn. Bước sang thời kỳ mới, trên một quy mô lớn và trước yêu cầu của lịch sử thì vị trí , địa thế của Hoa Lư không còn đáp ứng được vai trò là Kinh đô của một nước và Ngài cũng thấy thành Đại La, Đô cũ của Đại Vương Cao Biền (nằm trên Đại Can Long là ngôi Địa linh có thể dựng Kinh đô đến hàng vạn năm sau. Vì thế đầu năm 1010 chính Lý Công Uẩn đã tự tay viết Chiếu dời Đô về nơi có Long mạch lý tưởng ấy. Ngài vạch rõ: Thành Đại La "Ở trung tâm bờ cõi đất nước, được cái thế Rồng cuộn, Hổ ngồi, vị trí ở bốn phương Đông, Tây, Nam  Bắc; tiện hình thế núi sông sau trước ... xem khắp nước Việt ta, chỗ ấy là nơi hơn cả, thật là chỗ hội hợp của bốn phương, là nơi Đô thành bậc nhất của Đế Vương" . Từ đây Thành Đại La được đổi là thành Thăng Long và giữa vai trò Kinh đô - trung tâm Chính trị -  Hành chính Quốc gia ngàn năm văn hiến. Sau khi dời Đô về Thăng Long , Lý Thái Tổ đã cho xây dựng nhiều công trình quan trọng - đặc biệt như khu cung điện của nhà Vua và Triều đình gọi là Cấm thành .  Phía ngoài có vòng thành thứ hai gọi là Hoàng thành , hay còn gọi là thành Long Phượng , hoặc Thăng Long thành – goi tắt là Long thành.  Đây là khu vực “Thành – Chính trị”, còn có tên gọi là “Thành thị Quân vương”  giữ vai trò là cơ quan đầu não của Nhà nước Trung ương tập quyền .
Sau nhà Lý, tiếp đến nhà Trần, nhà Lê (Lê sơ) – và kể cả nhà Nguyễn sau này, ... mỗi lần đổi thay Triều đại, thành đều được sửa sang, tu bổ ... nhưng vị trí thì không có gì khác.
           Như vậy khu Hoàng thành - Kinh đô của đất nước suốt từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX đều được đặt trên khu vực đất thuộc quận Ba Đình ngày nay . Tại đây và các vùng lân cận đã diễn ra không biết bao nhiêu sự kiện có liên quan đến vận mệnh của dân tộc và đất nước .  Nơi đây đã trải qua những tháng - năm vinh quang hào hùng cũng như những thời khói lửa lầm than , theo những bước thăng trầm của lịch sử suốt một thời: Thăng Long - Đông Kinh - Hà Nội . 
        Xin điểm lại một vài sự Kiện đặc biệt đã diễn ra trên mảnh đất linh thiêng này: 
 Thăng Long là một vùng đất  "ngưỡng diện" (mặt ngửa lên Trời) - sách Địa lý - Phong Thuỷ gọi là  "Dương lai , Âm thụ" - nghĩa là Khí dương phủ xuống , Khí âm ngẩng lên đón .  Đất này mềm mỏng, Khí ngưng kết ở bên trên, tiêu tán ở bên dưới.  Địa huyệt ở nơi cao nhất - đấy là núi Nùng - núi này còn có tên gọi là "Long Đỗ".  Long Đỗ được phiên âm từ chữ nho mà ra, nếu dịch đúng nghĩa là "bụng Rồng" chứ không phải là "rốn Rồng" -  cụm từ  "rốn Rồng" theo chữ nho là "Long Tê".  Tất nhiên cả khu đất rộng lớn là "bụng Rồng" ấy cũng có nơi hội tụ vượng Khí lớn nhất, tốt nhất của cả đất nước sẽ là rốn Rồng - có lẽ vì cái lý ấy mà người ta đồng nhất bụng Rồng (Long đỗ) với rốn Rồng (Long tê) chăng ?       
        Vùng đất Hoàng thành Thăng Long ngược lại với Kinh đô Hoa Lư nơi mà Lý Công Uẩn lên ngôi trước đó: Hoa Lư có cái thế  "Âm lai , Dương thụ", là mảnh đất cương mãnh, Khí tiêu tán ở bên trên và ngưng tụ ở phía dưới.  Huyệt vị ngưng kết ở nơi thấp nhất.  Hoa Lư có lợi cho phòng thủ và tiến công trong hoạt động quân sự.   Mảnh đất thiêng này có thể tạo lập nghiệp Đế vương, nhưng phúc trạch không dài.  Hai Triều Vua trước (Đinh - Tiền lê) đều là những nhà có võ công hiển hách nhưng không nhà nào kéo dài được quá ba mươi (30) năm.  Có lẽ điều này là nguyên nhân khiến Lý Thái Tổ - một vị Vua có tầm nhìn xa trông rộng - đã quyết định rời Đô về Thăng Long - và Hoàng Thành được định ngay trên bụng con Rồng (Long Đỗ)?  
 Đúng vậy , nơi đây đã không phụ lòng vị Vua anh minh ấy - Triều Lý tồn tại được 216 năm. Không những thế các Triều đại nối tiếp với những vị Quân vương chính trc anh minh của Triều Trần, Triều Lê ngự trên mảnh đất này cũng được hưởng phúc trạch kéo dài.
Địa linh - Long mạch để lại phúc cho con người cũng có những điều kiện và không dành riêng cho một ai mãi mãi. Ở trên mảnh đất ấy phải là người có đức. Đức càng dày, càng kiên cố thì vận phúc càng kéo dài, chỉ đến khi nào đức cạn hết thì vận phúc cũng tuyệt theo. 
 Mảnh đất Hoàng Thành ngày xưa - Ba đình hiện nay chính là như thế - Nghĩa là nó cũng có một  "mức hạn nhất định"  cho những  "Nhà nào" ngự trên mảnh đất này ?! .
 Xin dẫn ra  mấy Triều đại đã từng ngự trên mảnh đất Hoàng Thành - Ba Đình như sau                                                                          
1. Thời nhà Lý (1009 - 1225)
  Hoàng Đế Lý Thái Tổ dời Đô từ Hoa Lư về Thăng Long thì cùng một lúc Ngài cho kiến thiết cung điện để làm nơi làm việc, nơi ở của Vua , Quan , Quý tộc và xây dựng Thành luỹ bảo vệ. Đồng thời Ngài cũng cho người về quê xây dựng  tám ngôi chùa tại phủ Thiên Đức (châu Cổ Pháp - nay thuộc  huyện Từ Sơn - Bắc Ninh) .
Có lẽ Ngài đã biết rõ bí mật của mảnh đất Kinh sư này chỉ có thể để cho Ngài và con cháu của Ngài làm Vua trọn vẹn tám đời mà thôi, vì vậy Ngài cần chuẩn bị sẵn chốn ra về cho vong linh của mình và con cháu?  Quả thật, nhà Lý do ngài sáng lập cho đến khi kết thúc, truyền ngôi trọn vẹn  được vừa đủ  tám đời và làm chủ Đất Đại Việt 216 năm – trong đó có một năm của Lý Chiêu Hoàng – đời thứ chín, nhưng làm mất ngôi nhà Lý.
        Ngay cuối Triều Lý, Vua Lý Huệ Tông ở đời thứ tám, về cuối đời rượu chè say sưa tối ngày, không quan tâm gì đến Triều chính, nên tuy không có giặc ngoài, nhưng trên mảnh đất Kinh kỳ cũng phải chịu bao phen binh đao do tranh giành quyền lực của các phe phái, vì vậy  từ năm 1216  đến năm 1220 Vua phải bỏ dời Hoàng thành để ra Tây Phù Liệt (Thanh Trì) xây Điện tạm - và Hoàng thành bị gọi là Cựu kinh (Kinh đô cũ) - từ đây bắt đầu báo hiệu cho cái  "đức của nhà Lý" đã cạn và vận phúc sẽ tuyệt trong nay mai!  
Quả thực Nhà Lý làm chủ Thăng long trọn vẹn tám đời  - và  "con số tám"  này gần như là  " con số định mệnh "  của Thăng Long - một cái giới hạn - mà không có một nhà nào trụ ở đây có thể vượt qua!
 2. Nhà Trần (1225 - 1400)
 Vua Lý Huệ Tông, vị Vua thứ tám đời nhà Lý về cuối đời chỉ đam mê tửu sắc, bỏ bễ công việc Triều chính và vô trách nhiệm, đã truyền ngôi cho người con gái thứ hai là Chiêu Thánh, lúc đó mới  8 tuổi, lên làm Vua - tức Lý Chiêu Hoàng - vào năm 1225, rồi đi tu ở chùa Chân Giáo.  Mọi quyền hành lúc này đều nằm trong tay Thái sư Trần Thủ Độ.  Nhân cơ hội "Trời cho", dưới sự chèo lái tài ba, khôn ngoan dày dạn kinh nghiệm của một nhà Chính trị, Trần Thủ Độ đã nhanh chóng tạo nên mối duyên tình giữa Lý Chiêu Hoàng với Trần Cảnh (cháu của ông) thành vợ chồng, và lập tức sau đó Lý Chiêu Hoàng lại truyền ngôi cho chồng vào ngay năm 1225 định mệnh ấy .
Như vậy nhà Trân đã giành được cơ nghiệp từ tay nhà Lý một cách hòa bình hợp pháp.
  Nhà Trần tồn tại được trên đất Hoàng thành 174 năm với tám đời (12 vị Vua.  Nhưng đến đời thứ sáu thì cái đức của nhà Trần bắt đầu cạn (từ Trần Nghệ Tông) phúc trạch ngày một mỏng dần và thời vận đã đến kỳ kết thúc. Mấy đời sau Vua tôi còn đấy nhưng chỉ là "hư vị" nên phải dời xa Hoàng thành - mảnh đất thiêng - để cho cơ đồ sụp đổ tan tành, con cháu bị triệt hạ một cách tàn khốc và hàng loạt quần thần trung thành với nhà Trần bị giết chết, cuối cùng cơ đồ nhà Trần rơi vào tay Hồ Quý Ly.
3. Thời nhà Hồ ( 1400 - 1407 )
Hồ Quý Ly soán đoạt ngôi nhà Trần và cũng thực hiện được một số cải cách mang tính tích cực, quyết đoán với một bản lĩnh phi thường. Nhưng nhìn tổng thể thì những việc làm ấy chỉ có lợi cho nhà Hồ nhiều, còn lợi ích Quốc gia dân tộc chẳng được là bao.
  Đối với Kinh thành Thăng Long, nhà Hồ cũng rất kỵ nơi mảnh đất thiêng này và có một số việc làm xem ra mạo phạm, như:
Cho xây Kinh đô mới ở An Tôn, Vĩnh Lộc, Thanh Hoá, đặt tên làTây Đô, còn Thăng Long bị đổi thành Đông Đô. Đây thực chất Hồ Quý Ly đã xoá tên Thăng Long và không để Thăng Long làm Kinh đô - trung tâm của đất nước nữa. Không những th , sau khi lên làm Vua, ông còn đổi cả tên nước, từ nước Đại Việt thành nước Đại Ngu.
Chính vì đức ngắn, phận mỏng, xử sự với Kinh thành quá tệ bạc ... nên nhà Hồ chỉ tồn tại được 7 năm với hai đời Vua là: Hồ Quý Ly (1400 - 1401) và Hồ Hán Thương (1401 - 1407)
Nhân đây Tác giả có đôi điều bình luận về danh tự Đông Đô, như sau: 
Ngày nay nhiều người ngộ nhận rằng Đông Đô là một cái tên được sinh ra từ những chiến công hiển hách, chói sáng của dân tộc!  Vì thế họ ca ngợi và xếp ngang với Thăng Long - Hà Nội.   Họ đã không biết thời gian tồn tại của Đông Đô rất ngắn trong lịch sử và nó cũng không có một chiến công nào trong thời kỳ đó.  Không những thế Hồ Quý Ly đoạt quyền một cách tàn bạo, làm nhiều điều tàn ác, rũ bỏ Kinh thành - vùng đất thiêng - làm dân chúng oán hận và không được lòng dân.  Do vậy, khi giặc Minh sang xâm lược nước ta, Hồ Quý Ly không thể tập hợp được lực lượng toàn dân đánh giặc.  Ngay như Hồ Quý Ly giao nhiệm vụ cho người con trưởng là Hồ Nguyên Trừng xây thành, đắp luỹ đánh giặc, Hồ Nguyên Trừng đã phải thưa: "Thần không ngại đánh, chỉ sợ lòng dân có theo hay không mà thôi !".
Chính vì vậy, chỉ một thời gian ngắn , nhanh chóng cha con Hồ Quý Ly đều bị quân  Minh bắt sống (tháng 6 - 1407) , nhà Hồ sụp đổ hoàn toàn và để nhà Minh biến nước ta thành Quận, Huyện của họ suốt 20 năm - Ngay cái tên Đông Đô cũng bị đổi thành Đông Quan và là sào huyệt cai trị của quân giặc xâm lược .
Xem ra như thế thì Đông Đô ra đời - do Hồ Quý Ly đặt  - chỉ nhằm "hạ bệ và chối từ Thăng Long" chứ đâu phải như lời một số bài hát, hoặc bài thơ nào đó đã ngợi ca quá đáng, làm cho nhiều ngươi lầm lẫn mà bắt chước ca theo, viết theo - Và nếu còn như thế chắc rằng "Thăng Long linh thiêng" sẽ rất buồn vì đã bị lớp người thời nay hạ thấp qua việc xếp Thăng Long ngang hàng với Đông Đô? !
 4. Triều đại Lê Sơ (1428 - 1527)
 Ông tổ dng nghiệp của Triều đại Lê Sơ là Lê Lợi.  Lê Lợi chính thức lên ngôi tại Điện Kính Thiên - thuộc thành Đông Quan. Ngài đặt lại tên nước là Đại Việt (1428) - sau đó hai năm , thành Đông Quan được đổi là  Đông Kinh Đông Kinh là Kinh đô chính thức của Triều đại Lê Sơ suốt 97 năm - cũng như còn được kéo dài nhiều năm về sau này nữa .
  Triều đại nhà Lê võ công thật hiển hách. Nhưng các đời Vua xử lý công việc có nhiều sai lầm. Nhất là các đời Vua về sau càng thối nát, giêt hại trung thần, phạm nhiều tội ác ... nên có nhiều vị Vua ở ngôi ngắn, chết non chết yểu - Đặc biệt vào đời thứ bảy có hai vị là Lê Chiêu Tông và Lê cung Hoàng đều bị Mạc Đăng Dung giết chết - cơ nghiệp nhà Lê mất vào tay Mạc Đăng Dung năm 1527.
Như thế Triều đại Lê Sơ tồn tại được 99 năm với bảy đời10 vị Vua.
Có câu hỏi đặt ra: Tại sao Triều Lý, Triều Trần đều ngự được ở Hoàng thành Thăng Long tám đời, mà Triều Lê Sơ chỉ được bảy đời ?
Theo như người đời kể lại rằng: Vào năm 1419 giặc Minh vây chặt nghĩa quân Lam Sơn ở núi Chí Linh.  Lê Lợi và các Tướng - Sỹ vô cùng khốn đốn, có nguy cơ bị tiêu diệt.  Lúc đó Lê Lai xin đóng giả thành  "Bình định Vương Lê Lợi" để xông ra mở đường cứu Chúa Lê Lợi. Còn Lê Lợi có hứa nếu thành công, sau này hoàn thành đại nghiệp, ông sẽ chia đôi Giang Sơn cho Lê Lai?  Nhưng rồi vào một ngày của năm 1427 Lê Lai lại bị chính Lê Lợi giết chết và bị tịch thu toàn bộ gia sản, vơi lý do : "Vì Lai cậy có công đánh giặc, nói ra những lời ngạo mạn? !"   (Đại Việt sử ký toàn thư tập 2 , trang 47 . Nxb. Văn hóa Thông tin – năm 2004). 
Người đời còn cho rằng Lê Lợi giết chết Lê Lai là ông đã tự triết giảm đi một đời Đế vương của con cháu mình để trả lại cho Lê Lai?!                            
Trong dân gian còn có câu vè: "Hai mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi" là nói về những ngày giỗ của hai Vị và cho rằng: Lê Lai phải được hưởng ngày cúng giỗ trước Lê Lợi.  Bởi nếu không có Lê Lai thì sẽ không có Lê Lợi (Lê Lợi mất vào ngày 22 tháng 8 năm Quý Sửu - 1433).
Nếu với cái lý trên đây thì Triều đại Lê Sơ vẫn có đủ tám đời được ngự trên mảnh đất thiêng Hoàng Thành (trong đó có đời của Lê Lai).
Triều Lê Sơ kết thúc vào năm 1527. Tuy nhiên Triều Lê còn nối tiếp đến thời Lê Trung Hưng, nhưng không được tính cho Triều Lê Sơ, vì các vị này không phải là con cháu đích tôn của Lê Lợi và cũng là hư vị, phải sống phiêu bạt, không ở Kinh thành Thăng Long .
5. Triều Mạc và các Triều đại sau:  
  - Triều Mạc (1527-1592):  Mạc Đăng Dung quê ở Cổ Trai, Nghi Dương , Hải Dương là cháu đời th bảy của cụ Mạc Đĩnh Chi.  Sau khi cướp được cơ nghiệp nhà Lê, lập ra nhà Mạc chiếm giữ Thăng Long  hơn 60 năm (1527 - 1592) .  Nhưng miền địa linh ghê gớm Hoàng thành không  phải là đắc địa để dung nạp và ban phúc trạch lâu dài cho nhà Mạc.                            
Nhận rõ điều này, nên Mạc Đăng Dung đã về quê ở Cổ Trai, xây dựng Kinh đô (gọi là Dương Kinh) , lấy danh nghĩa là  "Thanh viện cho Thăng Long"  nhưng thực chất Mạc Đăng Dung rất sợ cái "Long mạch Hoàng Thành".   
 Với hơn 60 năm ngồi trên ngai vàng mà cha con Mạc Đăng Dung phải có trên 50 năm  phiêu bạt ra khỏi Hoàng thành Thăng Long .  Vì vậy nói về thời gian cư  ngụ tại đây thì cha  con Mạc  Đăng Dung không thể có cái giới                                                                                                                                                                                                                                hạn "tám đời" và hàng trăm năm tồn tại như nhà Lý, nhà Trần đã có.                                  
Triều Hậu Lê (Lê Trung Hưng)-còn gọi là thời kỳ Nam-Bắc triều (1533 - 1548)
Sau năm năm, kể từ ngày bị nhà Mạc cướp ngôi, đến năm Quý Tị (1533) nhà Lê lại được lập nên với một vị Vua lúc đó vẫn còn đang ở trên đất nước Lào - đó là Lê Trang Tông - các nhà Sử học gọi thời này là "Lê Trung Hưng (Hậu Lê)" để phân biệt với thời Lê Sơ trước đó .
Nhà Hậu Lê tồn tại song song cùng nhà Mạc (1533 - 1592), nhà Trịnh – nhà Nguyễn(1592 - 1789).  Đây là giai đoạn của cuộc nội chiến Nam - Băc triều và Trịnh - Nguyễn phân tranh, ... gây nên bao cảnh lầm than đau thương khôn cùng cho nhân dân. Thời kỳ này Thăng Long thực chất nằm trong tay Chúa Trịnh và trong dân gian cũng có lời Sấm truyền nói về gia tộc nhà Chúa như sau:  "Phi Đế, phi Bá quyền khuynh Thiên hạ, truyền được tám đời, trong nhà dấy vạ! " .
Đúng như lời Sấm truyền, quyền hành của gia tộc Trịnh bắt đầu từ Thái Vương Trịnh Kiểm đến đời Trịnh Sâm vừa đủ tám đời thì nhà Chúa xảy ra biến loạn và phúc hết vận cũng tuyệt theo - Chúa vẫn là Chúa không phải là Vua khi nào .
  - Chẵng riêng gì họ Mạc, họ Trịnh, các đời sau cũng có những Anh hùng - Hào kiệt của đất nước nổi lên nhưng họ cũng rất ngại gần mảnh đất "Địa linh - Hoàng thành - Ba Đình"  này.  Họ cũng dựng được nghiệp Đế Vương , nhưng Kinh đô lại dựng ở những nơi khác , như :
+ Nhà Tây Sơn (1778-1802)  kéo dài 24 năm , lập đô ở Phú Xuân (Huế) , sau chuyển về Phượng Hoàng Trung Đô (thành phố Vinh - Nghệ An)
+ Nhà Nguyễn (1802 - 1945):  Nhà Nguyễn có công rất lớn trong việc mở mang bờ cõi, thống nhất đất nước (từ Lạng Sơn đến Hà Tiên), vì thế phúc phận cũng được kéo dài tới 143 năm. Nhưng nhà Nguyễn vẫn không dám quay về Kinh đô Thăng Long mà định Đô ở Phú Xuân (Huế).  Không những thế họ còn tìm mọi cách làm cho mảnh đất Thăng Long này "bớt thiêng"đi , cụ thể:  Tháng 7-1802 Nguyễn Ánh (có sự hỗ trợ của Pháp) diệt xong Tây Sơn, lên ngôi Hoàng  Đế, lấy niên hiệu là Gia Long, đóng Đô ở  Phú Xuân. Với Kinh thành được nhà Lê đặt tên là Đông Kinh, kéo dài hơn 100 năm, nhưng cho đến thời Lê – Mạc, tiếp đến thời Trịnh - Nguyễn thì Đông Kinh lại thường xuyên được nhắc bởi cái tên: Thăng Long .
  Lo sợ lòng dân vẫn còn yêu quý Thăng Long mà không phục nhà Nguyễn, nên  Nguyễn Ánh đã đổi Đông Kinh -Thăng Long thành Bắc Thành. Tuy vậy Thăng Long lại càng được mọi người nhắc nhở nhiều hơn. Đến năm 1806, nhà Nguyễn đổi tên BắcThành trở lại là “Thăng Long" nhưng chữ  "Long"  bây giờ mang nghĩa là "thịnh vượng" chứ không mang nghĩa  "Rồng" như thời Lý đã đặt .  Vào cuối năm 1802, Gia Long cử một đoàn Sứ thần do Lê Quang Định làm Chánh sứ sang nhà Thanh xin phong Vương và đổi tên nước Đại Việt thành nước "Nam Việt".   Nhà Thanh cho rằng tên "Nam Việt" sẽ lầm lẫn với Quốc hiệu của Triệu Đà, nên đổi lại thành "Việt Nam" .   
 Năm 1831 con trai Gia Long là Minh Mạng cải tổ bộ máy hành chính đất nước, trong đó ông đã hạ "Trấn thành Thăng Long" xuống thành "Lỵ sở của tỉnh Hà Nội" với quy mô cũng bị thu hẹp lại. Và Hà Nội tồn tại từ đó cho đến nay với bao thăng - trầm của lịch sử dân tộc.
Chính cách hành xử trên đây của nhà Nguyễn, nên nhà Nguyễn cũng nhận lấy hậu quả nặng nề. Cha con rất nhiều vợ mà vẫn tuyệt tự. Để rồi nhà Nguyễn sụp đổ hoàn toàn và phải chạy ra nước ngoài nương thân bỏ xác ,... Ví như  Vua Minh Mạng có tới hơn 400 vợ,142 con, rồi đến Vua Thiệu Trị cũng có 103 vợ mà không con, phải nuôi 3 người con nuôi làm Hoàng Tử. Sau nữa, Vua Khải Định (không phải là cháu đích tôn của Minh Mạng)  có 12 vợ mà vẫn vô sinh. Đông cung Thái Tử Vĩnh Thuỵ (tức Bảo Đại), vị Vua cuối cùng của nhà Nguyễn - cũng là vị Vua
cuối cùng của Triều đại phong kiến Việt Nam - Không phải là con của Vua Khải Định - rồi cũng bỏ đất nước mà đi và chết ở đất Pháp vào ngày 31 tháng 7 năm 1997 (ngoại ô Paris) .
6. Thời đại Hồ Chí Minh:
Nhận rõ vị trí và tầm quan trọng của Kinh thành Thăng Long - miền Địa linh - sau Cách mạng tháng 8 năm 1945,  Bác Hồ đã lập tức chọn ngay vườn hoa Ba Đình để ra mắt Chính phủ nước Việt Nam mới (mặc dù xung quanh đây vẫn còn rất nhiêu quân Pháp và bọn phản động chiếm giữ).  Chiều ngày 2 - 9 - 1945 hàng vạn vạn người đã tụ hội về Ba Đình dự mít tinh thực hiện "lời thề độc lập" - mở ra kỷ nguyên Độc lập - Tự do - Hạnh phúc của cả dân tộc.                                                                                                      
Chính tại mảnh đất Ba Đình lại mở đầu cho cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, để rồi kết thúc bằng chiến thắng lịch sử  "Điện Biên trấn động Địa cầu" .                                                                                                   
 Ba Đình cũng là nơi phát đi lời hiệu triệu của Bác Hồ: "Không có gị quý hơn độc lập t do"... để rồi Thăng Long - Hà Nội lại một lần nữa đi đầu trong cuộc kháng chiến  "chống Mỹ cứu nước"  góp phần cùng nhân dân cả nước "đánh cho Mỹ cút , đánh cho Nguỵ nhào"  giải phóng miền Nam thống nhất  nước nhà .
 Bước vào thời kỳ đổi mới xây dựng Tổ quốc Việt Nam ngày càng giàu mạnh.  Để kế tục truyền truyền thống lịch sử, ngay trên mảnh đất Ba Đình, ngày 20 tháng 6 năm 1998 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg:  "Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung của Thủ đô Hà nội đến năm 2020".   Nghị quyết ghi rõ sẽ xây dựng và phát triển Ba Đình là: "Trung tâm hành chính - chính trị Quốc gia " - còn khu vực hồ Hoàn Kiếm là : "Trung tâm hành chính - chính trị  của Thủ đô Hà Nội " .
Đây là một Quyết định đúng đắn , đã kế thừa truyền thống của Hoàng Thành Thăng Long - Ba Đình lịch sử - anh hùng  của Thủ đô anh hùng - Thủ đô vì hoà bình .              
Những lời cuối của bài viết:
Dẫu rằng lịch sử không thiếu gì những điều trùng lặp ngẫu nhiên vô cùng kỳ lạ và đặc biệt lý thú ... song những điểm cụ thể đã được kể ra trên mảnh đất thiêng Ba Đình là có thật - và được lặp đi lặp lại nhiều lần thì có thể lại là tất nhiên, vì vậy chẳng nên coi thường!
 Lịch sử diễn ra trên mảnh đất Ba Đình, một ngàn năm qua cho thấy: Chỉ đến khi nào đất nước ở vào thời vận suy vi, hoặc chính thể đã đến thời suy mạt  thì vị trí "Trung tâm chính trị - hành chính của đất nước" mới không xứng đáng để tồn tại trên mảnh đất này, còn nếu chính thể vẫn tốt đẹp thì không dễ gì đổi dời!  Bởi vì ở đó là sự hội tụ "hồn thiêng sông núi" trong quá khứ - hiện tại - và tương lai. Nếu ai coi thường mảnh đất này mà chối bỏ để  rời đô đi nơi khác - đặc biệt lại vì mục đích vụ lợi - "bất chấp tất cả " thì nhất định (trước hoặc sau) họ, hoặc gia đình họ sẽ nhận lấy hậu quả khôn lường!
 Chúng ta cũng biết rằng, chẳng có gì là mãi mãi-mảnh đất Ba Đình lịch sử và Anh hùng cũng vậy - nhưng nếu biết tôn trọng lịch sử, rút ra bài học của lich sử và xử lý vấn đề trước - sau cho đúng đắn thì đó là nền tảng, là đạo lý làm người trước vận mệnh của Quốc gia - Dân tộc! 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Long mạch và bàn về Long mạch Thăng Long,  Vũ Hồng Thăng, sưu tâm - biên soạn - 2003
- ThăngLong-Đông Kinh-Hà Nội-Quê hương và nơi hội tụ Nhân tài, Đặng Duy Phúc Nxb.Hnội -1996.
- Bách khoa thư Hà Nội,  Nxb. Từ điển Bách khoa – năm 2000
- 1.000 câu hỏi – đáp về Thănglong – Hànội – Nxb. Chính tri Quốc gia – 2000
- Hoa Lư xưa và nay. Tạ Hữu Yên - Lữ Giang – Vũ Bão. Huyện Hoa Lư xuất bản – Năm 1995.
- Các Triều đại Việt Nam – Quỳnh Cư – Đỗ Đức Hùng. Nxb. Thanh niên 2001
 - Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam. Hà Văn Thư và Trần Hồng Đức. Nxb.Vh Thtin – 1996.
- Bái Đính ngàn năm tâm linh và huyền thoại. Trương Đình Tưởng. Nxb. Thế giới – Năm 2008.

- Phong thủy địa lý Tả Ao (Tập 1, 2, 3). Vương Thi Nhị Mười. Nxb.Mũi Cà Mau – 2006 và 2009.

HẬU HỌA KHÔN LƯỜNG KHI LÀM NHÀ ĐẶT MỘ...

Bà đã đăng trong Kỷ yếu Hội thảo của Viện NC & ƯD TNCN ngày 29.01.2015

HẬU HỌA KHÔN LƯỜNG KHI LÀM NHÀ ĐẶT MỘ
VÀO HƯỚNG “XUẤT QUÁI” VÀ “ÂM DƯƠNG SAI THÁC”
Đỗ Trọng Khuê
Chủ nhiệm Bộ môn Văn hóa Đông Phương

Trong phong thủy huyền không học khi làm nhà, đặt mộ nếu đặt hướng nhà, hướng cửa, hướng mộ vào vị trí Nhân nguyên kiêm Địa nguyên, Địa nguyên kiêm Nhân nguyên vượt qúa 5 độ gọi là “Xuất quái” hay còn gọi là “Đại không vong”. Thiên nguyên kiêm Địa nguyên, Địa nguyên kiêm Thiên nguyên vượt quá Sơn hướng 6 độ gọi là “âm dương sai thác” hay còn gọi là “Tiểu không vong”.  Ảnh hưởng tác hại của hướng “Tiểu không vong” có giảm đi chút ít so với hướng “Đại không vong”, cho nên phải hết sức phòng tránh, nhiều khi hậu quả xảy ra lúc đó mới nhờ thày phong thủy đem la kinh ra đo lại thì đã muộn.
Trên la kinh (la bàn) có phân chia thành 24 sơn hướng:
-        4 địa nguyên âm là:  Thìn, Tuất, Sửu, Mùi; 4  địa nguyên dương là: Nhâm, Giáp, Canh, Bính.
-        4 thiên nguyên âm là: Tý , Ngọ , Mão, Dậu (tương ứng với các chính hướng Bắc, Nam, Đông, Tây); 4 thiên nguyên dương là : Khôn, Tốn, Cấn, Càn (tương ứng với các hướng Tây Nam, Đông Nam, Đông Bắc, Tây Bắc).
-        4 nhân nguyên âm là: Quý,  Ất, Tân, Đinh; 4 nhân nguyên dương là: Dần Thân, Tị, Hợi.
Vị trí “xuất quái” hay “âm dương sai thác” là nằm giữa Nhân nguyên và Địa nguyên hay Thiên nguyên kiêm Địa nguyên. 
Trong sách “Huyền học về chiêm tinh địa lý” của  tác giả Chung Nghĩa Minh (NXB Hà Nội – 2009) có nói khi đặt nhà hay mộ theo hướng này thì vợ chồng, anh em gia chủ bất hòa. Theo kinh nghiệm của tác giả đã nghiên cứu rất nhiều năm (bên TQ) thì dẫn đến hậu họa khôn lường có thể gặp: người trẻ tuổi dễ bỏ mạng nơi xứ người, hay gặp tai nạn xe cộ dẫn đến tàn phế, không có con cháu nối dõi, ly hôn, kẻ thì gia đình tan vỡ, người thì bị hãm hại ngồi tù v.v…Tác giả đã dẫn ra một thí dụ điển hình như sau: Khu mộ của Ngô Cảnh Xuân, Ngô Cảnh Loan và phu nhân của ông ta được xây dựng vào thời hưng thịnh nhất, trên một khoảng đất rộng hàng ngàn mét vuông (tức là một gia đình giàu có, gia thế, Nhưng sau khi đặt mộ đã vi phạm hướng “xuất quái” nên trong 40 năm đã có rất nhiều người chết, phần lớn là chết trẻ, gia tộc suy vong. Cửa lớn của khu mộ dặt ở hướng Canh kiêm Dần Thân.
  Có tám vị trí xuất quái hiện trên la kinh, mỗi ”xuất quái” chiếm phạm vi 6 độ.  Xin liệt kê ra đây để tránh: 190 30’ đến 250 30’; 640 30’ đến 700 30’; 1090 30’ đến 1150 30’; 1540 30’ đến 1600 30’; 1990 30’ đến 2050 30’; 2440 30’ đến 2500 30’ 2890 30’ đến 2950 30’; 3340 30’ đến 3400 30’.
    Phạm vào vị trí này thì dù đang gặp vận maycũng không tránh được tai họa, người ta thường nói “họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai” nên vận may đã cạn thì vận đen liên tục ập đến.  Trên nhiều công trình xây dựng của cơ quan, nhà nước, của cá nhân hay tập thể néu đã gạp nhiều rủi do tai họa ta hãy đem la kinh đến đo đạc xem xét lại để có phương hướng xử lý. Càng để lâu tai họa càng nhiều khó tránh khỏi.
  Trong thực tế tiếp xúc với những gia đình gặp những hoàn cảnh tai họa như kể trên, các chuyên gia trong bộ môn Văn hóa phương Đông chúng tôi đã có nhiều sáng kiến xử lý để giảm bớt những hậu họa cho gia chủ ở một mức độ có thể chấp nhận được. Xin nêu một số trường hợp dưới đây:
Có trường hợp một thanh niên đi làm việc ở bên Nga (Liên xô cũ) tiền kiếm cả triệu đô la. Sau khi ông bố chết đi và cải táng đặt trên một khu đất rất đẹp, được cả chuyên gia là tiến sĩ trường ĐHTH biết về phong thủy, địa lý đặt hướng mộ cho. Nhưng sau đó là cả triệu đô la đều mất sạch phải trở về nước, vợ chồng phải chia tay. Khi xem lại mộ của bố thì đúng là đặt vào hướng “đại không vong”. Trường hợp này chỉ còn có cách là chuyển hướng mộ hoặc cầu siêu, làm công đức cho vong linh siêu thoát về cõi Phật để mồ mả được yên vị.
 Có gia đình làm nhà xong thì bố chết, con chết, xem ra thì không phải vận số, mồ mả gì, mà do làm nhà đúng vào vị trí hướng đại không vongchứ không phải xem các thày bói cho là động thổ vào ngày xấu hoặc vận số, phúc đức của gia tiên kém, phải làm lễ cúng giải. 
       Những trường hợp con cháu bị nghiện hút, gia đình ly tán, ốm đau, chết trẻ nếu kiểm ta kiểm tra lại mộ phần của ông bà, cha mẹ đều có vấn đề về hướng mộ. chúng tôi đã gặp nhiều nhưng chưa thống kê được hết.

      Trường hợp nhà cửa đã xây dựng phạm hướng “xuất quái” nhiều thày phong thủy bắt gia chủ phá đi xây lại, thực là quá tốn kém, thiệt hại về kinh tế, nhưng không phá thì tai họa phải gánh chịu. Chúng tôi đã nghiên cứu một số phương án xử lý tùy theo từng hoàn cảnh và địa hình cụ thể mà có những liệu pháp chấn trị có hiệu quả. Chúng ta biết rằng khi đặt nhà cửa vào hướng xuất quái thì trường khí xấu xâm nhập vào trong nhà rất nhiều cho nên phải xử lý để làm sao khắc phục được trường khí xấu, đưa trường khí tốt và mạnh vào  để ngăn cản trường khí xấu. Đó là một cách khắc phục tương đối có hiệu quả, mong các nhà địa lý phong thủy nên nghiên cứu. Khi làm nhà, đặt mộ tốt nhất là phải dung la kinh chính xác, có chuyên gia hướng dẫn để làm không nên làm “vô sư vô sách” . Cũng không nên dựa vào la kinh trên điện thoại di động hay        các thiết bị điện tử khác vì la kinh trên đó không chuẩn, có thể sai khác nhiều dễ vi phạm góc độ cấm kỵ.             

LIỆU CÓ THỂ DỰ BÁO TRƯỚC CÁC CHUYẾN BAY “TỬ NẠN”?

Bài đã đăng trng Kỷ yếu Hội thảo của Viện NC & ƯD TNCN ngày 29.01.2015

LIỆU CÓ THỂ DỰ BÁO TRƯỚC CÁC CHUYẾN BAY “TỬ NẠN”?
TS Nguyễn Hoàng Điệp[1]

   Năm 2014, trên bầu trời hàng không Thế giới đã phủ một bóng đen tang tóc, gây nỗi kinh hoàng trong tâm trạng người đi máy bay. Các vụ máy bay tử nạn liên tiếp xảy ra.
   Tại Malaysia  ngày 8 tháng3 năm 2014, máy bay Boeing mang số hiệu MH 370, chở 239 hành khách mất tích chưa tìm được ra, thì ngày 17 tháng 7 năm 2014, máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH 17, chở 298 hành khách (cả tổ lái), bị bắn rơi trên bầu trời miền Đông Ukraina. Tại Đài Loan, 8h tối ngày 23 tháng 7 năm 2014, một máy bay mang số hiệu GE 222 của Hãng AsiaAirways đã bị rơi ở Đảo Bành Hồ. Rồi tới  ngày 24 tháng 7 năm 2014, tại Algieria, máy bay AH 5017 đã bị rơi ở Làng Boulikessi, Mali, khiến gần 100 người thiệt mạng (gồm cả tổ lái).
          Vào ngày 7 tháng 7 năm 2014, tại Việt Nam một vụ máy bay Mi 171, chở 21 người cũng bị rơi làm 19 quân nhân bị chết, 2 người bị thương. Sau đó là ở Lào, Campuchia, Ấn Độ, Nga và nhiều nước khác trên Thế giới liên tục có máy bay gặp nạn. Gần đây nhất là vụ máy bay QZ8501 của Hãng  Hàng Không  Air Asia  chở 162 người bị  mất tích, sau đó phát hiện máy bay bị rơi xuống biển Java, Indonesia, khi đang trên đường từ Surabaya đến Singapore.
        Vậy một câu hỏi lớn được đặt ra, liệu có hể dự báo trước những chuyến bay tử nạn? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy trở lại những vấn đề lớn của nhiều sự kiện đã xảy ra trong lịch sử:
       1. Ngày xưa, Vua Văn Vương lập ra triều đại nhà Chu, trên đường đi tìm nhân tài đã gặp Lã Vọng, tức Khương Tử Nha câu cá trên bờ Sông Vị. Khi tới nơi, Văn Vương thấy một ông già đầu tóc bạc phơ, mắt sáng nhìn quắc thước. Văn Vương tiến lại gần thi lễ chào hỏi. Sau một hồi trò chuyện, Văn Vương hỏi Khương Tử Nha rằng, triều đại của ông sẽ tồn tại được bao nhiêu năm?. Khương Tử Nha thủng thẳng đáp rằng: “Muốn biết điều ấy Nhà Vua hãy xuống đẩy xe cho thần”. Vua Văn Vương vui lòng xuống xe và mời Khương Tử Nha ngồi lên xe để nhà Vua đẩy. Quần thần tả, hữu của Nhà Vua rất tức tối, muốn xông vào đâm chém Khương Tử Nha. Nhà Vua trừng mắt quát lên: “Các người không được vô lễ”, rồi tiếp tục đẩy xe. Khi Vua Văn Vương kiệt sức, chân tay rời rã, ngồi phệt xuống đất, Khương Tử Nha từ từ bước xuống xe và cùng nhà Vua đi bộ vào cung đình. Sau đấy yến tiệc được mở ra khoản đãi. Đến nửa chừng bữa tiệc, nhà Vua lại hỏi tiếp câu ban đầu về sự tồn tại của Vương triều Nhà Chu. Khương Tử Nha lúc này mới thong thả nói rằng: Hồi chiều Nhà Vua đẩy xe cho thần được hơn chín trăm bước, theo thần tính, triều đại của bệ hạ sẽ tồn tại được hơn chín trăm năm. Quả nhiên, tới thời Vua U Vương, vương triều này tan rã, triều đại nhà Chu tồn tại được hơn 990 năm,
        2. Lưu Bị tức Lưu Huyền Đức ba lần tới lều tranh để cầu hiền tài Gia Cát Lượng ra giúp dựng lại cơ đồ nhà Hán. Lúc chưa ra khỏi lều tranh, Khổng Minh Gia Cát Lượng đã tiên đoán, thiên hạ chia ba. Và sau này quả nhiên Trung Nguyên đã chia ba thế nước thành thế chân vạc: Ngụy (Tào Tháo) – Thục (Lưu Bị, Quan Vân Trường, Trương Phi ) – Ngô (Ngô Tôn Quyền).
       3. Ở Việt Nam vào thời kỳ Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, sau đó bị thế lực nhà Trịnh, giao tranh, dồn ép nhà Mạc chảy khỏi Kinh thành Thăng Long. Còn  thế lực nhà Trịnh ngày càng hùng mạnh, vươn lên chèn lấn Vua Lê. Trịnh Kiểm giết Nguyễn Uông (người em vợ của Trịnh Kiểm). Lúc này Nguyễn Hoàng rất lo sợ về số phận của mình, liền cho sứ giả đến hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm về kế sách mưu đồ việc lớn. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dặn sứ giả về bảo với Nguyễn Hoàng rằng:
Hoành Sơn nhất đái vạn đại dung thân
                    (có nghĩa là giữ được đất Trường Sơn có thể tồn tại được ngàn đời).
Theo kế sách của Nguyễn Bỉnh Khiêm, sau này Nguyễn Hoàng đã vào trấn thủ đất  Thuận Hóa (từ Quảng Bình trở vào) lập ra vương triều Nguyễn sau này.
         Nhà Mạc sau nhiều lần giao tranh, bị quân nhà Trịnh tiêu diệt, tổn thất nặng nề nên đã cho người đến hỏi kế sách Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã trả lời:“Cao Bằng tuy thiển, khả diên sổ thế” (đất Cao Bằng tuy thiển (nhỏ, bé), nhưng giữ được nó, có thể tồn tại được vài đời). Quả đúng như vậy, sau này nhà Mạc rút lên Cao Bằng, củng cố căn cứ nên đã tồn tại được vài đời.
         Còn nhà Trịnh, lúc này muốn cướp ngôi nhà Lê, để lập Thiên tử. Họ cũng cho người đến hỏi kế sách Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguyễn Bỉnh Khiêm, dẫn sứ giả nhà Trịnh vào chùa, vừa đi vừa thủng thẳng nói rằng: “Ở chùa thờ Phật được ăn Oản”. Sứ giả về tâu lại với Chúa Trịnh, Chúa Trịnh, ngầm hiểu câu nói của Nguyễn Bỉnh Khiêm, nên suốt mấy trăm năm không lật đổ nhà Lê, mà vẫn phò Lê để làm Chúa.
          Nostradamus, nhà tiên tri đại tài phương Tây (1503 – 1566), đã tiên đoán nhiều sự kiện nổi tiếng Thế giới, trong đó có tiên đoán Tòa Tháp Đôi ở New York (Mỹ), sẽ bị máy bay đâm. Vào ngày 11, Tháng 9, năm 2001, Tòa Tháp Đôi đã bị hai máy bay đâm vào khủng bố. Ngoài ra, điều kỳ diệu hơn nữa khi đào lên ở đáy tòa tháp này, người ta còn tìm thấy một tấm bia có ghi dòng chữ “tiên đoán” của người da đỏ Mahattan  (có nghĩa là “sự chôn vùi”). 
           Bà Vanga, một phụ nữ thiên tài của đất nước Bungari, đã dự báo và tiên đoán  nhiều sự kiện nổi tiếng Thế giới như: Sự xuất hiện một số loại vi khuẩn mới (như vi khuẩn  Ebola, ở Châu Phi năm 2014), sẽ hủy hại sự sống của con người trên Trái đất. Bà còn tiên đoán về cái chết của một số nguyên thủ Quốc Gia như Staline, John F. Kennedy….
          Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1941, khi trở về nước, tại Hang Pác Pó, Người đã dự đoán về cách mạng Việt Nam: Năm 1945 sự nghiệp hoàn thành. Trong Hồi ký của Cố Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, đã ghi lại điều này.
        Trở lại vẫn để, tiên đoán của sấm Trạng Trình, Nguyễn Bỉnh Khiêm, có câu rằng:
Long vĩ, xà đầu khởi chiến chính,
Can qua xứ xứ khổ đao binh,
Mã đề, Dương cước anh hung tận,
Thân, Dậu, niên lai kiến thái bình.
         Thực tế, những lời tiên đoán trên đây, từ năm 2012 đến hết năm 2014, trên Thế giới đã xảy ra những sự kiện lịch sử đúng như điều dự báo. Tới năm 2015 này, ta hãy đón chờ những sự kiện lịch sử lớn của Thế giới sẽ xảy ra.
        Từ đó, nói rằng: Con người có thể tiên đoán dự báo trước được những chuyến bay tử nạn, một cách có cơ sở khoa học. Chúng ta đều biết rằng, mọi thiết bị, động cơ dù tốt đến đâu cũng đều là sản phẩm trí tuệ của con người. Con người là chủ thể cao nhất trong mọi hành vi ứng xử với tự nhiên và xã hội. Con người là chủ thể sáng tạo ra mọi đề án, chủ trương, kế hoạch, phát triển đất nước: Kinh tế, Văn hóa, Y tế, Quân sự , khoa học, Ngoại giao, xã hội….dài hay ngắn, thành công hay thất bại, điều chủ yếu do con người quyết định. Đương nhiên sự thành công ấy, phải kể đến ba nguyên nhân: THIÊN THỜI – ĐỊA LỢI – NHÂN HÒA. Đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa ba yếu tố: THIÊN – ĐỊA – NHÂN, trong đó con người ở một vị trí thu nhỏ là Tiểu Vũ trụ.
      Lịch sử loài người trải qua hàng ngàn năm đã chứng minh rằng: Vai trò của cá nhân đối với sự phát triển của một xã hội nói chung và một Quốc gia nói riêng rất quan trọng. Có lúc nhân vật lịch sử giữ vai trò quyết định. Họ đưa Quốc gia đó phát triến đến đỉnh cao của sự hưng thịnh. Song có lúc vị chính khách ấy, đưa vận mệnh của Quốc gia của dân tộc mình đứng bên bờ vực thẳm.
         Thời Trung đại, nhân vật Thiết Mộc Chân – Thành Cát Tư Hãn, đã xua đoàn kỵ binh Mông Cổ đi “làm cỏ” gần hết Châu Âu và Châu Á. Nhiều Quốc gia trên Thế giới chỉ còn là đống gạch vụn tro tàn. Hàng trăm vạn sinh mạng, đã phơi xác ngoài nội cỏ. Trong Chiến tranh Thế giới Thứ Hai, với trục Tam Cường: Đức – Italia – Nhật Bản do Hitler đứng đầu cùng các tên phát xit: Mussonili – Tôjô – Franco đã đẩy loài người đến thảm họa Chiến tranh. Vài chục triệu sinh mạng con người đã bị tiêu diệt và trở thành thương tật, tàn phế. Hàng trăm vạn, làng mạc, thành phố, đô thị  bị tàn phá, đổ nát.
        Tử vi học gọi đây là thảm sát của những sát tinh - Khắc tinh nhân loại. Những chuyến bay “tử nạn” vừa qua loại trừ yếu tố kỹ thuật, thời tiết, khí hậu (đi vào vùng gió xoáy, lốc cuốn, vòi rồng, va chạm rác Vũ trụ, thiên thạch rơi), thì nguyên nhân chính vẫn là yêu tố con người. Trước hết xét về số phận (destiny), nghiệp chướng của những nhân viên hàng không trong chuyến bay như: cơ trưởng, tổ lái, tổ tiếp viên và phải xét đến “định mệnh” của từng cá thể những hành khách đi trên chuyến bay đó. Ai là người có “định mệnh” khắc tinh với chuyến bay. Hoặc nói cách khác ai là người có số phận đoạt mạng của tất cả các hành khánh đi trên cùng  chuyến bay? Ngoài ra, phải xét thêm ở nước có nhiều chuyến máy bay rơi, người nguyên thủ đứng đầu Quốc gia đó có định mệnh, số phận ra sao với dân tộc mình ? Ví dụ một vụ máy bay bị rơi điển hình của viên Toàn quyền Đông Đương là Pasquier tử nạn khi chuyến bay chở 10 người rớt ở Corbigny,   NièvrePháp ngày 15 tháng 1 năm 1934. Cái chết này tương truyền được Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tiên đoán qua  hai câu lục bát:
Giữa năm hai bảy mười ba,
Lửa đâu mà đốt tám gà trên mây
Ngày 15 tháng 1 năm 1934, tương đương với Âm lịch là ngày mồng 1 tháng Chạp, Năm Quý Dậu. Năm đó nhuận hai tháng 7, người ta phiên âm từ Pasquier (Bát Kê), dịch là 8 gà. Hai câu thơ ám chỉ cái chết tử nạn trên máy bay của viên Toàn  Quyền này. Như vậy, việc dự báo cái chết hay mỗi chuyến bay tử nạn, con người đều có thể tiên đoán được. Ta biết rằng ngày nay với sự phát triển như vũ bão của ngành khoa học công nghệ, trong đó có tin học, đặc biệt là toán học cho phép giải mã hàng triệu phép toán trong một giây, để tìm ra các nghiệm của bài toán về số phận của mỗi con người, một khi biết giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh, năm sinh của người đó. Với sự phát triển của xã hội loài người, mỗi cá thể con người đều có sinh mệnh, số phận. Sinh mệnh đó đều trải qua quy luật: SINH – LÃO – BỆNH – TỬ ( trừ trường hợp chết bất đắc kỳ tử, như: Tai nạn xe cộ, máy bay, bom đạn, chết đuối, chết cháy, sét đánh, tự sát, bị ngã, bị đâm chém, chết bất ngờ….).
      Tất cả những cái chết trên, người ta đều có thể dự báo trước[2] được qua “lá số cuộc đời” là tử vi, hoặc đường vân tay học – nhân tướng học. Qua hình hài, khuôn mặt, mắt, mũi, tai , miệng, làn da, mái tóc, dáng đứng, thế ngồi, dáng đi, âm thanh, giọng nói, nụ cười, ánh mắt nhìn…).
     Đây là khoa học Tác giả là Tiến sỹ đề tài luận án: “Ứng dụng của nền khoa học Đông phương trong dự báo học và quy hoạch đời người” tại  Viện Nhân Thể học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc chính xác về cấu trúc tế bào học của mỗi con người thuộc về cấu tạo Gen cặp nhiễm sắc thể ARN, AND, và đặc tính Gen của mỗi cá thể. Mỗi con người khi lập xong lá số tử vi, kết hợp với nhân tướng học đều có thể dự báo trước được, đến 75 % cuộc đời của người đó.
        Vấn đề thứ hai, dự báo học dựa trên những nhịp điệu của cơ thể. Con người từ khi sinh ra, đến khi về với cát bụi đều chịu sự chi phối của nhịp điệu sinh học và nhịp điệu Vũ trụ (quy luật hoạt động của Mặt trăng, Mặt trời, Trái đất và các thiên thể, hành tinh khác).
- Về nhịp sinh học: Con người có nhịp điệu sinh học riêng cho mỗi cá thể. Có người thích làm việc buổi sáng, năng suất hiệu quả cao, tinh thần sảng khoái, minh mẫn. Người ta gọi nhóm người này là nhóm Sơn Ca. Có người thích làm việc về buổi đêm, tinh thần sảng khoái, năng suất tốt, gọi là nhóm Cú. Cả hai nhóm người này đều có hàm lượng KiềmAxit trong cơ thể rất khác nhau ở mỗi thời điểm. Khi con người hành động điên cuồng, man rợ, không kiềm chế được mình, đó là lúc nồng độ Axit trong cơ thể cao nhất. Trong hai nhóm cơ thể trên, đều có chung ba nhịp điệu cơ bản:
     a.Nhịp điệu sức khỏe (cơ học). 23 ngày, ngày cơ thể khỏe nhất là ngày thứ 11.5, và sa sút yếu dần vào ngày thứ 23.
     b.Nhịp điệu libido (chu kỳ tình dục) 28 ngày . Chu kỳ này cả nam và nữ đều có. Ngày cao hứng, sảng khoái nhất vào ngày thứ 14. Sau đó đường đồ thị đi xuống, mất cảm hứng  và tàn lụy, tắt dần. Tất cả các cuộc chia tay, ly hôn thường hay rơi vào ngày thứ 28.
     c.Chu kỳ trí tuệ (thần kinh) 33 ngày, tất cả các phát minh, sáng kiến, mệnh lệnh, chỉ thị chính xác nhất, thường rơi vào ngày thư 16.5. Sau đấy đường đồ thị đi xuống tới đáy là ngày thứ 33. Đây là ngày tâm trí mụ mẫm, trí tuệ trì trệ, thiếu sáng suốt nhất. Người ta gọi là ngày “bã đậu”, ngày đó thường phát ra những chỉ thị, mệnh lệnh sai lầm. Ở mỗi con người, tính từ giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh, năm sinh tới ngày đó trùng nhau ba lần số 0, trong một năm thường xảy ra một lần. Người ta gọi đó là ngày số 0, ba lần số 0 (lập phương). Ngày ba lần số 0, trong cơ thể con người, tâm sinh lý, hệ thần kinh diễn ra rất tồi tệ, không bình thường. Tất cả các phản ứng của ngày này xảy ra ở mỗi cơ thể người đều rất trì trệ, không linh hoạt, hành vi ứng xử không sáng suốt. Ở các nước văn minh như: Mỹ, Đức, Nhật, Nga, Hàn Quốc và gần đây là Trung Quốc… đối với người lái xe, lái tàu, phi hành gia, không được ra khỏi garage, vào ngày ba lần số 0. Họ phải làm việc tại phòng thí nghiệm, trong phân xưởng kỹ thuật. Do vậy, ở những nước này, đã hạn chế tai nạn xe cộ trong giao thông, giảm tới mức một nửa hoặc 2/3. Ngay cả Hãng Hàng Không Vũ trụ NASA của Mỹ, họ đã tính rất kỹ sau những lần thất bại phóng những con tàu đi vào không gian Vũ trụ. Ngày nay, các phi hành gia trước khi bay, phải được kiểm tra kỹ lưỡng về hệ số ba ngày số 0, và kiểm tra kỹ lưỡng tâm, sinh lý. Sau đó là tính kỹ đường bay để tránh va chạm mảnh thiên thạch rơi, rác Vũ trụ và quỹ đạo của các vệ tinh, hành tinh, tinh vân khác.
       Đối với từng chuyến bay hàng không dân dụng, phải tính trước vận số của cơ trưởng, nhân viên tổ lái ngày hôm đó có rơi vào ngày hắc đạo (ngày đen tối, u ám, ngày trời đất thiên sầu, địa thảm, dòng hoàn lưu khí quyển nơi máy bay đi qua). Và đặc biệt là ngày thiên địa tranh hùng (ngày sấm sét, mưa gió, vòi rồng, bão từ hoạt động trên lộ trình đường bay và nơi hạ cánh).
       Đối với mỗi chuyến bay, người điều khiển không lưu phải là người tài năng, biết được vận số của cơ trưởng, tổ lái, tổ tiếp viên và sớm phát hiện ra những hành khách có số mạng đoạt mạng của chuyến bay.
        Ngoài ra, trong mỗi chuyến bay, người cơ trưởng cần giải một quẻ dịch, để dự báo chuyến bay đó “lành” hay “dữ”, để chuẩn bị tâm lý cho chuyến bay.
        Tóm lại để hạn chế những chuyến bay “định mệnh” ngoài yếu tố khoa học công nghệ, với tính xác suất, sức bền cơ học, sức bền vật liệu, tần suất của máy bay, không gian bay, vật cản trên đường bay, thời tiết, khí hậu, áp suất không khí (độ giãn, nở, dày, mỏng, đậm đặc hay loãng của từng vùng miền), mà phải tính thêm yếu tố quyết định là con người. Những con người trong tổ lái, đặc biệt là cơ trưởng, người cầm lái chính phải có một lá số tử vi được giải mạch lạc, rõ ràng. Những giờ bay, ngày bay đó không phải là “tử thần” của họ.
         Ngành hàng không khi đào tạo, phải tiến hành tuyển chọn những phi công không có “số phận  tử nạn” trên máy bay và không có tướng số đoạt mạng của người khác. Đây là vấn đề hết sức khoa học, của môn tử vi học và nhân tướng học, nó không hề mang yếu tố mê tín, dị đoan.
        Ta biết rằng, trước khi chết, hoặc chuẩn bị gặp một thảm họa nào đó, cơ thể con người đều phát ra những tín hiệu, điềm báo trước trên 365 huyệt đạo, lục phủ, ngũ tạng và 12 hệ kinh lạc. Chỉ có điều là con người không thể nhận ra. Ví dụ: Khi con người bị nóng ruột, cơ thể bồn chồn, đứng ngồi không yên, hoặc hắt hơi, nháy mắt liên tục: Chắc chắn có sự cố chẳng lành, sẽ xảy ra với gia đình mình. Ở mỗi con người đều  có 5 giác quan (thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác), nhưng ở mỗi cơ thể khác nhau lại có người phát triền thêm giác quan thứ 6 gọi là giác quan linh cảm. Người có giác quan linh cảm có thể dự báo được những gì xảy ra với mình hoặc gia đình mình. Con Sứa có thể biết trước được trận bão đang xảy ra và hình thành cách nó 2000km. Nên nó bơi dạt vào bờ để tránh bão. Lý do loài Sứa có vùng hạ âm phát triển, nên thính giác của nó nghe được những âm lượng cực nhỏ cách xa ngàn dặm. Loài cá vàng nuôi trong bể cảnh rất tinh nhạy với các trận động đất, núi lửa. Khi có động đất, núi lửa sắp xảy ra đường bơi lội của nó bị rối loạn, cuống cuồng nhìn rất rõ. Con người sắp bị họa hoặc cái chết sắp xảy ra nhìn vào hai con ngươi, nếu người biết coi hình tướng là biết liền. Đôi mắt của họ buồn tê tái, mắt mất thần, ảm đạm, tinh lực không có hồn. Toàn cơ thể bốc lên màn sương khói. Người có đồng tử, thần giao cách cảm mới nhìn thấy điều đó.
         Theo tôi nghĩ ngành Hàng Không vận tải nước ta, nếu Nhà nước chịu chi phí những khoản tài chính để thành lập hai đầu cầu sân bay: Nội Bài và Tân Sơn Nhất, hai trung tâm dự báo cho những chuyến bay, hy vọng sẽ hạn chế được từ 50 – 60 % những chuyến bay định mệnh, tử nạn
                                                                      NHĐ
                                                              ĐT: 0904286968
Email: trungtamctcs @gmail.com
Website: ctcs.com.vn



[1] Giám đốc Trung tâm dịch thuật, dịch vụ văn hóa và khoa học công nghệ(CTCS)

[2] Tác giả là Tiến sỹ đề tài luận án: “Ứng dụng của nền khoa học Đông phương trong dự báo học và quy hoạch đời người” tại  Viện Nhân Thể học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc

CÓ KHÔNG - MỘT HỌC THUYẾT VỀ ĐỊNH MỆNH

Bài đã đăng trong Kỷ yếu Hội thảo của Viện NC & ƯD TNCN ngày 29.01.2015

CÓ KHÔNG - MỘT HỌC THUYẾT VỀ ĐỊNH MỆNH

                                      Đồng Thị Bích Hường
                                               Nhà nghiên cứu Tử vi
                                                
“Ngay từ thuở hoang sơ của nhân loại - khi lịch sử hãy còn là truyền thuyết, con người đã cố gắng tìm kiếm những thông tin cho tương lai của cuộc đời. Nhưng tính chính xác của dự báo càng cao, con người càng bị đẩy dần đến sự khắc nghiệt của định mệnh. Hàng thiên niên kỷ đã trôi qua, Nhân loại vẫn loay hoay tìm các minh chứng để trả lời cho câu hỏi: ĐỊNH MỆNH CÓ THẬT HAY KHÔNG?” 
Vào thời mà lịch sử chỉ là những truyền thuyết và huyền thoại, nhưng khi con người đã ý thức được sự tồn tại của chính mình thì cũng muốn biết đến tương lai của cuộc đời. Từ vua chúa đến thứ dân, họ đã tìm đến những nhà tiên tri - những người hoặc nhân danh thần thánh, hoặc nhân danh những quyền lực siêu nhiên - để nghe lời tiên đoán về những việc lành dữ sẽ xẩy ra cho số phận con người và cho những quốc gia. Từ những truyền thuyết và huyền thoại cổ xưa nhất cho đến giai thoại về những nhà tiên tri, những phương pháp bói toán của các nền văn minh cổ còn lưu truyền cho đến sự hiện hữu của những nhà tiên tri nổi tiếng ngay trong thời hiện đại đã chứng tỏ con người luôn muốn biết trước tương lai của mình. Hiệu quả của những lời dự đoán trải dài theo lịch sử nhân loại cho đến tận ngày hôm nay, thỏa mãn được trí tò mò của con người trước những cái sẽ xảy ra cho số phận con người. Oái ăm thay, chính hiệu quả của những lời dự đoán đó lại khiến cho con người phải ngậm ngùi khi đặt vấn đề cho thân phận của mình : Định mệnh có thật hay không ? Như vậy định mệnh được thể hiện rất cụ thể qua những lời tiên tri mà bạn sẽ phải rơi vào một hoàn cảnh đã được biết trước. Bạn có thể đã từng đi xem bói. Thầy bói nói trật lấc. Bạn có thể có lý khi không tin vào định mệnh và chỉ tin vào chính khả năng của mình. Bạn vẫn có thể thành công và tay trắng tạo nên sự nghiệp. Bạn vẫn có thể yên tâm nhắm mắt xuôi tay ở giây phút chót của cuộc đời và di huấn lại cho con cháu: “Không có định mệnh, tất cả đều do chính con người”.
Nhưng, những điều xảy ra cho cuộc đời của bạn chưa chứng minh được rằng: Định mệnh không có thật. Bởi vì, tất cả những tri kiến tích lũy trong cuộc đời bạn, chỉ có thể giải thích được những cái đã xảy ra. Nhưng con người lại muốn biết chính xác những cái sẽ xảy ra. Tính chính xác của sự Dự báo càng cao, con người lại càng bị đẩy gần tới sự khắc nghiệt của định mệnh!
Không chỉ có bạn nhân danh những giá trị nhân bản, những trí thức mà bạn coi là khoa học mà ngay cả những niềm tin tôn giáo chính thống cũng phủ nhận định mệnh và cho rằng chỉ có Đấng Chí Tôn mới quyết định số phận con người. Với niềm tin này cho rằng mọi số phận đều đã được Đấng Chí Tôn an bài từ trước. Số phận con người phụ thuộc vào Đấng Chí Tôn. Bởi vậy, những người trung thành với niềm tin tôn giáo mãnh liệt nhất phải cố gắng làm vừa lòng Đấng Chí Tôn để thay đổi số phận của mình trong hiện hữu, trong tương lai và trong cả những kiếp mai sau. Hoặc số phận của bạn phụ thuộc vào qui luật Nhân & Quả và kết luận là: không có Định Mệnh mà chỉ có sự nhận thức thể hiện qua hành vi con người và hậu quả của nó. Như vậy, trong trường hợp này: Định mệnh phụ thuộc vào tri thức của bạn (luật Nhân Quả), hoặc vào ý chí của Đấng Tối Cao !
Những lời tiên tri hoặc chỉ là sự phản ánh ý chí của Đấng Tối Cao, hoặc là phản ảnh hậu quả của chính những dữ kiện trong cuộc đời của bạn và dữ kiện đó phụ thuộc vào tri thức của bạn !
         Cũng có thể bạn nhân danh khoa học để phủ nhận định mệnh và cho rằng sự bói toán chỉ là hệ quả của tư duy mê tín dị đoan. Nhưng nếu bạn là một nhà khoa học chắc bạn cũng biết một tiêu chí khoa học là :
         "Một giả thiết khoa học chỉ được coi là đúng nếu nó giải thích hợp lý hầu hết những vấn đề và sự kiện liên quan đến nó một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có tính khách quan, tính quy luật & có khả năng tiên tri”, hơn nữa chính các nhà khoa học đang mơ ước: "Tạo ra một lý thuyết thống nhất các định luật vũ trụ! Một siêu công thức bao trùm mọi định luật của thiên nhiên hoàn toàn có thể giải thích mọi sự kiện bao quanh của con người từ những hạt vật chất cực nhỏ đến những thiên hà khổng lồ”.
Chúng ta đặt một giả thiết rằng: Tri thức của nhân loại đã đạt được điều mà các nhà khoa học đang mơ ước. Nhưng siêu lý thuyết đó - khi hiện hữu - lại tồn tại trong một cuộc sống và xã hội vẫn tiếp tục phát triển. Như vậy, một trong những chức năng quan trọng của siêu lý thuyết này sẽ lại là những lời dự báo mọi sự kiện bao quanh con người cho đến sự vận động của những thiên hà. Phải chăng chính khoa học, khi đạt đến sự tuyệt đỉnh của nó sẽ lặp lại câu hỏi mà nhân loại đã đặt ra từ ngàn xưa: Định mệnh có thật hay không ?
Khi khoa học đã thống nhất mọi quy luật vũ trụ (Định luật vũ trụ) thì nó phải có khả năng tiên tri trên cơ sở lý thuyết đã được tổng hợp và dự báo mọi vấn đề liên quan đến con người. Một lý thuyết khoa học thực sự phải có khả năng dự báo những hiện tượng liên quan đến nó. Sự khác nhau giữa khả năng tiên tri đã và đang hiện hữu trong lịch sử khi tri thức của nhân loại đạt được một siêu lý thuyết với giả thuyết : Sự tiên tri đang hiện hữu mà tri thức khoa học hiện đại chưa lý giải được căn nguyên của nó, cho nên nó được coi là mang màu sắc huyền bí; còn sự tiên tri trong tương lai thì con người biết được căn nguyên của nó nên không thấy huyền bí. Phải chăng - trong trường hợp này – chính những tiêu chí khoa học và những mơ uớc của nó lại chứng tỏ Định mệnh đang hiện hữu trên thực tế & sẽ được khoa học chứng minh trong tương lai !
Khả năng của khoa học hiện đại có thể đạt được điều mơ ước đó không?
Trong cuốn sách khá nổi tiếng :"Thượng Đế và Khoa học" (Đồng tác giả là ba viện sĩ viện hàn lâm khoa học Pháp gồm: Jean Guiton. Grichka Bogdanov. Igor Bogdanov. Nxb Grasset - Paris) cho thấy Thượng Đế vẫn mỉm cuời trước những cố gắng của con người, trước những tri thức khoa học hiện đại nhất trong việc tìm về sự khởi nguyên của vũ trụ. Trong lời giới thiệu cho cuốn sách (Bản dịch tiếng Việt của Lê Diên.NXB Đà Nẵng), giáo sư Đặng Mộng Lân đã viết:
"Nói cách khác -, Thượng Đế hay khoa học- đó chỉ là hai sự lựa chọn. Guiton đã chọn khả năng thứ nhất. Còn khả năng thứ hai? Không có gì ngăn cản chúng ta với sự lựa chọn còn lại”
Có lẽ giáo sư Đặng Mộng Lân đã lầm. Ở đây không phải là sự lựa chọn mang tính áp đặt chủ quan, mà là phải chứng minh cho một trong hai khả năng ấy: Thượng Đế hay khoa học. Vấn đề đặt ra cho nó thì dù Thượng Đế hay khoa học sẽ đều có trách nhiệm chung để trả lời một câu hỏi tồn tại từ ngàn xưa của nhân loại: “Định mệnh có thật hay không ? ”
Sự trả lời này nhân danh Thượng Đế hay khoa học! Ông Guiton đã lựa chọn khả năng thứ nhất và ông đã chứng minh cho sự lựa chọn của mình qua những lý thuyết khoa học hiện đại và tiên tiến nhất trong cuốn: "Thượng Đế và Khoa học". Nếu ý chí của Thượng Đế chính là sự khởi nguyên của vũ trụ thì sự lý giải cho vấn đề đặt ra của luận đề này sẽ được giải quyết đơn giản hơn nhiều : Định mệnh sẽ không có thật vì nó lệ thuộc vào ý chí của Đấng Chí Tôn khi Ngài muốn thay đổi trật tự của vũ trụ.
Nếu vũ trụ này là một sự tồn tại khách quan, tự nó và do nó - đồng thời khoa học là kết quả của sự nhận thức của con người phản ánh những qui luật vận động khách quan của vũ trụ thì những lời bói toán, tiên tri chính là kết quả của những sự tương tác có tính qui luật của vũ trụ với cuộc sống con người mà con người có khả năng nhận thức được. Với sự lựa chọn này luận thuyết khoa học sẽ phải chứng minh điều đó. Như vậy cũng đồng nghĩa với việc luận thuyết phải vượt qua chính cái ngưỡng mà nền khoa học hiện đại chưa đạt tới và đang mơ ước. Chỉ có một lý thuyết thống nhất mới có khả năng giải thích được "mọi sự kiện bao quanh con người" và tất yếu nó phải có khả năng tiên tri theo đúng tiêu chí cho một lý thuyết khoa học.
Khi con người nhận thức được những qui luật tương tác của vũ trụ và tích luỹ những tri thức ấy thì chính sự nhận thức lại không thuộc về những qui luật đó. Vì sự nhận thức lúc này là một chủ thể và là đối tác của những qui luật tạo nên "Định mệnh". Tất nhiên nó không phải Định mệnh. Như vậy giữa Định mệnh và phi Định mệnh đâu là chân lý? Chiếc chìa khoá mở bức màn huyễn ảo này đang ở đâu?  Tìm kiếm câu trả lời đã đưa đẩy con người tới Khát vọng tiên tri.
Pascal - nhà tư tưởng Pháp đã có một sự so sánh rất nhân bản về thân phận con người:
 “ Con người chỉ là một cây sậy nhỏ bé và yếu ớt trong vũ trụ. Nhưng là một cây sậy có tư tưởng!”
Số phận con người và kiếp sống của nó thật mong manh. Thiên tai, chiến tranh, đói nghèo, bệnh tật luôn rình rập thân phận con người. Đức Phật đã nói trong sự xót thương:
 “Nước mắt thế nhân bao đời kiếp đã chảy thành bể khổ. Mọi kiếp người trầm luân trong đó. Ngay cả những người cho là sung sướng cũng chỉ lênh đênh trên mặt bể khổ mà thôi”.
    Chính vì thân kiếp mong manh đó mà con người có khát vọng tiên tri với mong  muốn thoát khỏi cảnh khổ trần gian mà họ sẽ phải gặp trong thân kiếp làm người. Chỉ có những sinh vật cao cấp mới có khả năng tiên tri vì sự phát triển của tư duy logic. Đây là tính tất yếu của sự tiến hoá. Những sinh vật bậc thấp không có khả năng này.Do đó khát vọng tiên tri chính là một nhu cầu nhân bản đặc thù của xã hội loài người hướng tới tương lai phát triển tốt đẹp. Nếu định mệnh không có thật, vấn đề sẽ không đơn giản chỉ vì nó là mê tín dị đoan, chỉ vì con người không tin vào định mệnh, điều này sẽ trở nên  phi lý trước khát vọng tiên tri của con người vốn vần tồn tại trong thực tế khách quan. Những lời tiên tri với những phương pháp của nó sẽ cho biết điều đó và định mệnh lại tiếp tục an bài ? Như vậy chẳng phải con người cứ loay hoay trong cái vòng luẩn quẩn cho chính khát vọng tiên tri của mình? Còn nếu như con người không còn khát vọng biết trước tương lai thì các nhà khoa học có gì để luận bàn. Chính những lời tiên tri với những phương pháp dự báo có hiệu quả của nó, thỏa mãn khát vọng biết trước tương lai của con người là căn nguyên để hình thành ý niệm về “định mệnh”. Vì vậy, vấn đề tiếp tục được đặt ra ở đây là : Những lời tiên tri và những phương pháp của nó bắt đầu từ đâu? Phải chăng bắt đầu từ những phương pháp mà dân gian thường gọi nôm na: Bói toán!

Từ lâu cũng đã có ý kiến cho rằng :
Trong cuộc sống đầy bất trắc và đau khổ của con người, hoặc vì những ước mơ và khát vọng không thành đạt, con người đã bất lực, họ đi tìm cứu cánh cuộc đời ở những khả năng siêu nhiên, thần quyền. Đây là nguyên nhân để nảy sinh những hiện tượng mê tín dị đoan, lợi dụng thần quyền mê hoặc con người. Bói toán được cho là sản phẩm của sự mê tín vào những thế lực siêu nhiên, dựa trên những sự bịa đặt không có căn cứ khoa học.
Thậm chí, có người còn cho rằng bói toán mang màu sắc tôn giáo. Hình ảnh những người hành nghề bói toán quanh quẩn ở đình đền, chùa miếu như củng cố thêm tính hiện thực của giả thuyết này.
Nhưng sự lý giải ấy lại không phải là một minh chứng nên không đủ sức thuyết phục vì bói toán vốn không phải là một hiện tượng riêng lẻ mà là một thực tế đã hiện hữu bao trùm cả không gian và thời gian trong lịch sử nhân loại. Với lập luận này không giải thích được những phương pháp bói toán có hệ thống, qui tắc và chuẩn mực rõ ràng và có phương pháp luận thể hiện tính khách quan trong cách luận đoán. Không những vậy, hiệu quả của những phương pháp bói toán có tính thuyết phục, đã tồn tại hàng thiên niên kỷ trong xã hội loài người. Nếu quả thực bói toán chỉ là sự bịa đặt, lợi dụng mê tín dị đoan thì sẽ chỉ là những hiện tượng riêng lẻ và không có cơ sở để tồn tại trong suốt chiều dài của lịch sử nhân loại.
Hầu hết các phương pháp bói toán phổ biến thuộc văn minh Phương Đông đều có một cơ sở phương pháp luận là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Sự ứng dụng của các phương pháp này có quy luật mang tính hệ thống, tính khách quan và khả năng tiên tri. Những yếu tố này cũng là tiêu chuẩn để thẩm định một luận thuyết khoa học trên tinh thần của tiêu chí khoa học: “Một giả thuyết khoa học được coi là đúng, phải có khả năng lý giải hầu hết những vấn đề liên quan đến nó một cáhh hoàn chình, nhất quán, có tính quy luật, tính khách quan và phải có khả năng tiên tri”. Như vậy, sự bói toán của nền văn minh Phương Đông phải chăng chính là khả năng tiên tri của một học thuyết khoa học đã hoàn chỉnh và tồn tại trong văn minh nhân loại. Nhưng nền văn minh này đã bị huỷ diệt, nên hệ thống lý thuyết của nó bị sai lệch và thất truyền ? Chính giả thuyết này các nhà khoa học hiện nay đang mơ ước “Một siêu lý thuyết có khả năng thống nhất tất cả các định luật vũ trụ. Có thể lý giải từ sự hình thành các thiên thể cho đến mọi vấn đề liên quan đến con người”. Phải chăng thuyết Âm Dương Ngũ hành tồn tại trong nền văn minh Đông phương là một học thuyết vũ trụ quan thống nhất và hoàn chỉnh và những quẻ Dịch chính là những ký hiệu siêu công thức của học thuyết này và những phương pháp bói toán của nó chính là khả năng tiên tri - một yếu tố cần để thẩm định một lý thuyết được coi là khoa học - một khả năng tiên tri giải thích "mọi vấn đề liên quan đến con người" mà các nhà khoa học đang ngày đêm cố gắng làm sáng tỏ mọi vấn đề hóc búa . Căn cứ vào những hiện tượng và vấn đề trên, có những giả thuyết cho rằng: Những phương pháp bói toán đang tồn tại trong văn minh Đông phương là hệ quả của một lý thuyết thống nhất vũ trụ, tổng hợp tất cả các định luật vũ trụ, giải thích từ sự hình thành vũ trụ cho đến hầu hết những vấn đề liên quan đến con người. Khả năng bói toán (Tính tiên tri, một điều kiện cần của một lý thuyết khoa học) chính là kết quả ứng dụng và cũng là sự chứng tỏ tính khoa học của siêu lý thuyết . Với giả thuyết này sự chứng minh sẽ cực kỳ khó khăn vì ngay bây giờ khoa học hiện đại vẫn còn đang mơ ước đạt tới một siêu lý thuyết vũ trụ quan. Hay nói một cách khác: Sự chứng minh cho giả thuyết này phải vượt qua cái ngưỡng mà chính nền khoa học hiện đại chưa đạt tới.
"Một lý thuyết khoa học phải có khả năng tiên tri". Đây là yếu tố cần để thẩm định một lý thuyết nhân danh khoa học. Nhưng những nền văn minh cổ đại trong lịch sử văn minh nhân loại nhận biết được đến ngày nay trong đó có nền văn minh Đông phương huyền bí chỉ để lại những phương pháp tiên tri mang tính ứng dụng và nhân loại chưa tìm thấy cơ sở lý thuyết nào để có những phương pháp tiên tri đó.  Khi nền khoa học hiện đại mới định hình và cách đây không lâu  người ta đã giải thích một cách đơn giản cho các phương pháp bói toán Đông phương là "mê tín dị đoan". Với cách giải thích này không còn gì để bàn và tất nhiên không cần phải tư duy. Nhưng những hiệu quả của lời tiên tri trải hàng ngàn năm trong lịch sử nhân loại, tự nó đã bác bỏ cách giải thích trên và không ít người đi tìm nguyên nhân sâu xa của sự huyền bí. Ngày nay, khi khoa học lý thuyết phát triển, những nhà khoa học hàng đầu đã chú ý đến lý học Đông phương và coi đó là đối tượng nghiên cứu khoa học, mong vén bức màn huyền hoặc của nến văn minh này. Căn cứ vào tiêu chí khoa học hiện đại xuất hiện khi khoa học lý thuyết phát triển, Luận thuyết "Định mệnh có thật hay không?" có tham vọng minh chứng với bạn đọc một lý thuyết đứng đằng sau các phương pháp bói toán Đông phương và đó chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang kiếm tìm. Chúng ta hãy bắt đầu từ việc tham khảo các phương pháp bói toán - hay diễn đạt một cách chính xác hơn đó là: tìm hiểu khả năng tiên tri của nền lý học Đông phương.
Hiệu quả và sự sai lệch của phương pháp bói toán. Bói toán và Dự đoán


          Khi nói đến xem “bói” thường làm người ta nghĩ ngay đến một thể thức huyền bí & cố gắng tìm trong lời phán truyền thiêng liêng những diễn biến của cuộc đời đã được an bài. Sự nhạy cảm của những người có tiếp thu tri thức khoa học dễ liên hệ đến tính chất mê tín dị đoan và lạc hậu của thể thức này. 

  Ngày nay, một số phương pháp bói toán đã được đặt vấn đề về tính khoa học của nó. Với “tinh thần khoa học” theo kiểu “thời buổi khoa học thì không có ma”, người ta không gọi là xem bói nữa, mà gọi là môn “dự đoán học”. Như “Dự đoán theo tứ trụ”, “Chu Dịch và dự đoán học”. Thậm chí môn phong thuỷ, cho đến ngày hôm nay  chưa một nhà khoa học nào chứng minh được nguyên lý của nó để gỡ bỏ bức màn huyền bí, nhưng cũng được gọi bằng một từ rất thời thượng là “khoa học phong thuỷ”. Gọi như vậy cho nó dễ hòa nhập với “tinh thần khoa học”, tránh mặc cảm bị coi là “mê tín dị đoan”. Những điều này chỉ chứng tỏ một cách nhìn mới về những hiện tượng đã tồn tại trong xã hội loài người, còn bản chất của hiện tượng chưa hề thay đổi và vẫn còn chìm sâu trong huyền hoặc. Xét về mặt ngữ nghĩa thì từ “bói toán” chính xác và bao hàm hơn “dự đoán” nhiều. Từ “bói” theo nhà nghiên cứu Lê Gia có xuất xứ từ nghĩa Hán Việt của chữ “bối”, nghĩa là cái lưng. Tìm phía đằng sau lưng là chỗ không nhìn thấy, không biết được. Vậy từ “bói” là từ “bối” mà ra (Tức là có gốc Hán?!), chỉ việc đi tìm cái chưa biết. Trong khi “Bói” là từ thuần Việt, có liên hệ với các từ bới, bươi, bơi, bái....nghĩa là động tác tìm kiếm những cái bị khuất lấp. “Toán” là phương pháp luận đoán cái bị khuất lấp. Tất nhiên nếu phương pháp đúng và làm toán giỏi thì việc đào bới có hiệu quả, tìm thấy cái cần tìm. Phương pháp sai và làm toán dở thì đào bới cũng không thể tìm thấy. Còn “dự đoán” thì không mang tính khẳng định rõ ràng. Tất nhiên nó còn bao hàm cả tính chủ quan và việc nói phong long! Thí dụ như "Dự báo thời tiết" của các nha khí tượng thủy văn trên thế giới. Để biết trước tương lai, con người có rất nhiều phương pháp bói toán, từ cực kỳ huyền bí cho đến có hẳn một phương pháp luận, có hệ thống và những quy tắc, chuẩn mực rõ ràng. Những phương pháp bói toán huyền bí thường ít được tin tưởng, trừ sự dự báo rất chính xác được lặp lại nhiều lần. Trong thực tế, trường hợp điển hình của loại bói huyền bí có thể thí dụ như bà Van Ga ở Bungary, hoặc khả năng tìm mộ xuất hiện trong thập niên gần đây ở Việt Nam, còn lại là những phương pháp dự báo có phương tiện dự báo hoặc có qui tắc, chuẩn mực rõ ràng, như Bói Dịch, Tử Vi, bói bài Tây, bói Kiều, bói chân gà, bói lá trầu, bói bằng quả cầu thuỷ tinh...Trong phương pháp bói cần phải có phương tiện dự báo, có thể chia làm hai loại: phương pháp dự báo có phương pháp luận và qui tắc, chuẩn mực rõ ràng và không có qui tắc chuẩn mực rõ ràng. Trong mỗi loại lại cần xét đến định lượng của tính chất ngẫu nhiên thuộc từng phương pháp cụ thể. Với sự phân loại này thì phương pháp dự báo có định lượng tính ngẫu nhiên ít nhất, có phương pháp luận rõ ràng, có hệ thống và qui tắc hẳn hoi phải kể đến môn Thái ất và Tử Vi đẩu số, hoặc các môn bói toán có dữ kiện năm , tháng, ngày, giờ  sinh khác như Tử Bình, Mai hoa Dịch, Lạc Việt độn toán.... Nhưng đây cũng là những phương pháp ít được các nhà nghiên cứu chú ý. Ngược lại, phương pháp bốc Dịch (chứ không phải bản thân Kinh Dịch) mang nhiều yếu tố ngẫu nhiên, hay nói một cách khác là gần gũi với tính huyền bí hơn nhưng lại khá phổ biến và được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến tính khoa học của nó trong các trước tác của mình với một "tinh thần khoa học nghiêm túc”! Thời gian gần đây, có rất nhiều cuốn sách có nội dung trình bầy các phương pháp dự đoán tương lai của nước ngoài được dịch và xuất bản khá phổ biến ở Việt Nam như: “Dự đoán theo tứ trụ”, “Chu Dịch và dự đoán học” của Thiệu Vĩ Hoa, “Bí ẩn của tướng thuật” của Trần Hưng Nhân và đặc biệt hai bộ kỳ thư nổi tiếng của học thuật cổ Đông phương có khả năng dự báo tương lai là Kinh dịch và Mai hoa dịch số cũng được ấn hành, chưa kể hàng trăm đầu sách của những nhà nghiên cứu khắp thế giới. Gần đây nữa là cuốn Thái ất thần kinh, một kỳ thư ngoại hạng, tương truyền của ngài Trạng Trình đã dùng để đoán những sự kiện xảy ra trước và sau 500 năm trong lịch sử, cũng đã được Nxb Văn Hoá Dân Tộc xuất bản. Thậm chí cả Tử Vi đẩu số, một cuốn sách có tham vọng dự đoán cho số phận con người đến từng ngày trong cuộc đời, cũng được giới thiệu phương pháp luận đoán của nó trong cuốn “Kinh Dịch với hệ nhị phân” (Gs Hoàng Tuấn. Nxb VHTT 2002). & hàng chục đầu sách còn lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác đều có tham vọng dự báo cho số phận con người.
Không phải chỉ đến bây giờ mà hàng thiên niên kỷ đã trôi qua, sự chứng nghiệm của những kỳ thư này khiến cho con người phải suy nghĩ về thân phận của mình, về mặt này thì Tử Vi đẩu số, ứng dụng phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành, đã đặt ra cho con người sự thách đố lớn nhất của định mệnh ngay từ khi mới chào đời. Trong tất cả các phương pháp dự đoán, hiệu quả của nó còn tuỳ thuộc vào khả năng của người dự đoán. Sự phân tích các phương pháp dự đoán dưới đây, loại trừ tác nhân người dự đoán trong hiệu quả của nó, chúng ta chỉ bàn đến hiệu quả về mặt lý thuyết thôi.
Phương pháp bói toán có hệ thống: Tử Vi đẩu số - Hiệu quả và định mệnh?

          Tử Vi đẩu số là môn dự đoán tương lai trong giới hạn số phận của từng con người cụ thể và những vấn đề liên quan đến mỗi cá nhân. Phương pháp coi Tử Vi rất phức tạp, đòi hỏi người coi phải có tri thức nhất định để luận đoán. Để lập một lá số Tử Vi, dữ kiện phải có là ngày, giờ, tháng, năm sinh theo âm lịch Đông phương.  Trên cơ sở đó, hơn 150 đại lượng gọi theo tên những vì sao được phân loại (theo bản văn chữ Hán, còn Tử Vi lưu truyền ở Việt Nam chỉ có khoảng 110 vì sao), gồm: chính tinh, trung tinh và phụ tinh. Các vì sao này được phân bố theo những quy tắc định trước cho mười hai cung qui ước của lá số, lần lượt có tên gọi: 1.Bản mệnh, 2.Anh em (Huynh đệ), 3.Vợ hoặc chồng (Phu Thê), 4.Con cái (Tử Tức),5.Tiền Tài (Tài Bạch), 6.Bệnh Tật (Giải ách), 7.Di chuyển (Thiên Di),8.Quan hệ xã hội (Nô Bộc), 9.Nghề nghiệp chức vụ (Quan Lộc),10.Đất đai nhà cửa (Điền Trạch),11.Phúc Đức,12.Cha mẹ (Phụ Mẫu). Mười hai cung của Tử Vi bao gồm hầu hết những mặt chủ yếu của sự hoạt động và những mối quan hệ gia đình, xã hội của con người. Để luận đoán một lá số Tử Vi đòi hỏi phải có sự phân tích và nghiên cứu công phu dựa trên sự tương tác giữa các đại lượng thể hiện qua tên các vì sao và tương quan giữa các cung trong lá số. Người luận đoán cũng cần phải có kiến thức để xử lý các đại lượng phản ánh sinh hoạt thời cổ phù hợp với sinh hoạt hiện đại. Thí dụ: Sao Thiên Mã ứng về vật dụng, trước đây có thể đoán là con ngựa, bây giờ phải luận là xe gắn máy, hoặc xe hơi..... Trong 12 cung của Tử Vi thì cung Mệnh có tính quyết định cho số phận con người. Những đại lượng được phân bố trong cung Mệnh sẽ phản ánh từ nhân cách, cá tính, chỉ số thông minh, khả năng nhận thức, thói quen, kể cả hình dáng bên ngoài. Sự tương tác giữa các đại lượng trong cung Mệnh và các cung khác trong sự vận động theo thời gian cuộc đời, sẽ phản ánh diễn biến số phận. Tham vọng dự đoán của lá số Tử Vi cho một người rất lớn qua 12 cung của lá số, người ta muốn đoán cả từng giai đoạn của cuộc đời, từng năm, từng tháng, từng ngày và có thể cả từng giờ. Hiệu quả của sự đoán, nếu người ta dự đoán giỏi, đôi khi rất đáng kinh ngạc. Qua phương pháp dự đoán của Tử Vi, cũng như các môn bói toán khác thì định mệnh là một thế lực siêu nhiên đang thật sự hiện hữu hay chỉ là một danh từ hoài nghi về sức mạnh của những qui luật đang chi phối con người? Phải chăng cổ nhân đã dày công nghiên cứu để cho hậu thế một cảm nhận hoài nghi về sự bất lực của con người cho số phận của mình? Sẽ là một kết luận vội vã nếu cho rằng : Tử Vi là một học thuật huyền bí mang tính dị đoan. Cũng khó có thể giải thích một cách đơn giản cho rằng: sự tồn tại của Tử Vi là do áp đặt của các thế lực phong kiến. Khi tâm lý con người luôn muốn tìm hiểu về tương lai mà Tử Vi lại không chứng tỏ được khả năng đáp ứng nhu cầu dự đoán đó thì khó có thể trường tồn theo năm tháng . Cũng khó có thể cho rằng Tử Vi là hệ quả của chiêm tinh học cổ đại vì các đại lượng trong Tử Vi là những ngôi sao định mệnh rồi nhân danh khoa học vội kết luận là mê tín dị đoan. Một tinh thần khoa học thực sự phải được thể hiện qua những tiêu chí khoa học cụ thể, chứ không thể được coi là có “tinh thần khoa học” chỉ vì không tin ma quỉ. Nếu ta so sánh những đặc trưng của một lý thuyết khoa học bao gồm : Tính khách quan, tính quy luật,,tính hệ thống và tính tiên tri thì phương pháp luận đoán của Tử Vi mang đầy đủ những tính chất đó. Tử Vi có hẳn một phương pháp luận và những qui tắc chặt chẽ cho nó. Trong môn Tử Vi không hề có dấu ấn của thần quyền & chính khả năng tiên tri - là tính ứng dụng cụ thể của môn Tử Vi - sự tồn tại tính bằng thiên niên kỷ với một không gian phổ cập, rộng khắp ở những nước có ảnh hưởng của văn minh Đông Phương đã chứng tỏ điều này. Hoàn toàn có cơ sở khoa học khi đặt một giả thuyết : Môn Tử Vi chính là một siêu công thức đã được ký hiệu hoá, phản ánh một hiệu ứng vũ trụ tương tác có tính qui luật tới môi trường trái đất và ảnh hưởng tới từng con người. Nhưng sự chứng minh cho giả thuyết này là một việc không đơn giản, bởi vì phương pháp luận của Tử Vi dựa trên thuyết Âm Dương Ngũ hành, một học thuyết cho đến nay vẫn còn quá nhiều bí ẩn do thất truyền. Nhưng bắt đầu từ giả thuyết này mới có thể đi tìm tính hiệu quả của môn Tử Vi qua phương pháp dự báo của nó, dẫn tới sự lý giải luận đề được đặt ra. Còn nếu như coi Tử Vi là mê tín dị đoan thì đây chính là một cách tư duy đơn giản nhất và không có gì để luận bàn.


 Những khiếm khuyết của phương pháp luận đoán theo Tử Vi 
 Cũng đã có nhiều ý kiến hoài nghi tính hiệu quả của khoa Tử Vi với những lập luận có vẻ chắc chắn góp phần hỗ trợ cho sự phản biện khoa Tử Vi về sự hoàn chỉnh của nó trong việc dự đoán tương lai cho mỗi con người.
1/ Những lý thuyết thống nhất trong văn minh nhân loại
Lịch sử văn minh nhân loại có rất nhiều mảnh rời rạc cố gắng giải thích sự hình thành vũ trụ. Những yếu tố để giải thích sự hình thành, sự vận động của các thiên hà và các vấn đề liên quan đến con người trong lịch sử tiến hóa của văn minh nhân loại đó chính là thuyết cho rằng Thượng Đế đã sáng tạo ra vũ trụ, tạo ra bầu trời và trăng sao. Ngài đã sai các thiên thần cai quản các vì sao và đẩy các chuyển động của nó. Ngài quyết định số phận của con người. Thuyết này đã tồn tại, hình thành và phát triển trong một bộ phận của văn hóa nhân loại hàng ngàn năm. Nó thỏa mãn nội dung của một lý thuyết thống nhất. Nhưng nó không phải là một lý thuyết khoa học so với tiêu chí khoa học :
 Một lý thuyết khoa học được coi là đúng phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có tính khách quan, tính quy luật & khả năng tiên tri.
   So sánh với tiêu chí khoa học thì thuyết "Thương Đế tạo ra vũ trụ" không đáp ứng được các yếu tố về tính khách quan, tính quy luật và khả năng tiên tri. Bởi vậy, trong trường hợp này "không có định mệnh" do tất cả các quy luật tương tác trong vũ trụ thuộc về ý chí của Thượng Đế. Nhưng liệu nền khoa học hiện đại với tri thức và điều kiện hiện nay có thể tìm ra một lý thuyết thống nhất không ? Trong cuốn “Lược sử thời gian”, phần: “Lý thuyết thống nhất của vật lý học”, SW Hawking nhà vật lý thiên văn hàng đầu thế gới thế kỷ XX đã viết như sau: “… có thực tồn tại một lý thuyết như thế hay không? hay chúng ta đang chỉ săn đuổi một ảo ảnh? Giả thiết này có ba khả năng:
1-    Quả thực tồn tại một lý thuyết thống nhất hoàn chỉnh mà chúng ta một ngày nào đó sẽ phát minh ra, nếu chúng ta có đủ tài năng.
2-    Không tồn tại một lý thuyết tối hậu của vũ trụ, chỉ tồn tại một chuỗi vô cùng các lý thuyết mô tả vũ trụ ngày càng chính xác.
3-     Không tồn tại một lý thuyết nào về vũ trụ, các sự cố không thể tiên đoán vì vượt quá thời gian tới hạn nào đó, chúng xảy ra một cách ngẫu nhiên, tuỳ tiện.
 Với sự ra đời của cơ học lượng tử, chúng ta phải thừa nhận rằng các sự cố không thể được tiên đoán với độ chính xác hoàn toàn mà luôn tồn tại một độ bất định. Nếu muốn người ta có thể gán sự ngẫu nhiên đó cho sự can thiệp của Chúa, song đấy quả là một sự can thiệp kỳ lạ : không có một chứng cứ gì cho thấy can thiệp đó được định hướng đến bất kỳ một mục đích nào
4-     Thực vậy, nếu có một mục đích, thì không còn là ngẫu nhiên. Trong thời đại hiện nay, chúng ta đã loại bỏ hữu hiệu khả năng thứ ba bằng cách định nghĩa lại mục đích của khoa học. Mục tiêu của khoa học là : xây dựng một bộ định luật có khả năng cho phép chúng ta tiên đoán có các sự cố chỉ trong giới hạn xác định bởi nguyên lý bất định. Khả năng thứ hai, khả năng tồn tại một chuỗi vô cùng những lý thuyết ngày càng tinh tế phù hợp với kinh nghiệm của chúng ta.

 Có nhiều xác xuất may mắn là sự nghiên cứu những giai đoạn sớm của vũ trụ kết hợp với những đòi hỏi chặt chẽ của toán học sẽ dẫn chúng ta đến một lý thuyết thống nhất hoàn chỉnh trong giới hạn cuộc đời của nhiều người. Nếu chúng ta thực sự tìm ra được một lý thuyết tối hậu về vũ trụ thì điều đó có ý nghĩa như thế nào? Chúng ta không bao giờ có thể chắc chắn hoàn toàn rằng chúng ta đã tìm ra được một lý thuyết hoàn chỉnh. Song nếu lý thuyết chặt chẽ về mặt toán học và luôn đưa ra những tiên đoán phù hợp với quan sát, thì chúng ta có thể tin một cách hợp lý rằng đó là một lý thuyết đúng đắnNó sẽ kết thúc một chương dài đầy vinh quang trong lịch sử đấu tranh trí tuệ của con người để tìm hiểu vũ trụ. Đồng thời nó cũng cách mạng hoá sự hiểu biết của con người về các định luật  của vũ trụ. Thời Newton một người có giáo dục rất có thể nắm được toàn bộ kiến thức của nhân loại, ít nhất là trong những nét cơ bản. sau đó do nhịp độ phát triển của khoa học làm cho khả năng trên không còn nữa vì rằng các lý thuyết luôn thay đổi để phù hợp với những quan sát mới, chúng không thể đơn giản hoá để một người bình thường có thể hiểu thấu. Bạn phải là một chuyên gia và dẫu là một chuyên gia bạn cũng chỉ hy vọng nắm bắt được một phần các lý thuyết khoa học. Ngoài ra khoa học tiến nhanh đến mức những kiến thức thu nhận được ở học đường cũng luôn bất cập với thời đại. Chỉ một số ít người theo kịp được với ranh giới tiên tiến của kiến thức và số người đó cũng phải dùng toàn bộ thời gian để làm việc và chuyên sâu vào một lĩnh vực nhỏ. Số đông còn lại ít có khái niệm về những thành tựu tiên tiến của khoa học và những vấn đề lý thú nảy sinh từ đó. Bảy mươi năm về trước, nếu tin lời Eddington thì chỉ có hai người hiểu được thuyết tương đối. Còn ngày nay, hàng vạn sinh viên đại học hiểu được lý thuyết đó và hàng triệu người ít nhất đã đọc nó.
Nếu một lý thuyết thống nhất hoàn chỉnh được phát minh chỉ còn là vấn đề thời gian để cho lý thuyết đó được thấu triệt và mọi người chúng ta sẽ đủ khả năng có được một kiến thức nhất định về những định luật trị vì vũ trụ và điều hành cuộc sống của chúng ta. Nếu chúng ta tìm được một thuyết thống nhất hoàn chỉnh điều đó cũng không có nghĩa rằng chúng ta có khả năng tiên đoán mọi sự cố nói chung vì hai lẽ. 
+/ Do giới hạn mà nguyên lý bất định của cả môn khoa học lượng tử áp đặt lên mọi quyền lực tiên đoán của chúng ta. Chúng ta không thể làm gì được để vượt giới hạn đó. song trong thực tiễn giới hạn thứ nhất đó còn ít ràng buộc hơn giới hạn sau đây. Vấn đề là ở chỗ chúng ta không thể giải được các phương trình của lý thuyết một cách tuyệt đối chính xác, trừ vài trường hợp rất đơn giản. Chúng ta không thể giải chính xác ngay chuyển động ba vật trong Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton và khó khăn sẽ tăng lên với số vật tham gia chuyển động vì mức độ phức tạp của lý thuyết. Chúng ta đã biết nhiều định luật điều hành vật chất dưới điều kiện cực đoan nhất. Chúng ta cũng đã biết những định luật cơ bản điều khiển mọi đối tượng của hoá học và sinh học nhưng chắc chắn chúng ta không quy các đối tượng đó về thực trạng của những bài toán giải được, đến nay chúng ta đạt được quá ít tiến bộ trong việc tiên đoán cách xử sự của con người từ những phương trình toán học.
    Lập luận trên chứng tỏ S. W Hawking đã phủ nhận khả năng thứ ba, vậy chỉ còn hai khả năng:
1-    Quả thực tồn tại một lý thuyết thống nhất hoàn chỉnh mà chúng ta một ngày nào đó sẽ phát minh ra, nếu chúng ta có đủ tài năng.
2-    Không tồn tại một lý thuyết tối hậu của vũ trụ, chỉ tồn tại một chuỗi vô cùng các lý thuyết mô tả vũ trụ ngày càng chính xác.
& bản thân S.W Hawking cũng nhận thấy rằng:
    Dường như hàng chuỗi các lý thuyết ngày càng tinh tế phải có một giới hạn khi chúng ta tiếp cận với những năng lượng ngày càng cao và ắt phải có một lý thuyết tối hậu về vũ trụ.
 S.W Hawking đã nghiêng về khả năng thứ nhất có tính tiên đoán trong điều kiện tri thức khoa học hiện nay về tính tất yếu phải có một lý thuyết thống nhất đang tồn tại mà con người có khả năng tìm ra. Vậy những điều kiện cần của nó là gì?
+/ Do tiêu chí cho một lý thuyết khoa học thống nhất.
 Sự khẳng định yếu tố cần có đầu tiên là lý thuyết này phải thỏa mãn tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học nói chung cũng luôn được nhắc lại một cách có chủ ý như là một phương châm trong nghiên cứu để đánh giá & nhìn nhận: “Một lý thuyết khoa học được coi là đúng phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có tính khách quan, tính quy luật và khả năng tiên tri.”
           Yếu tố cần có thứ hai là lý thuyết này phải thỏa mãn yêu cầu:
“Thống nhất tất cả mọi quy luật vũ trụ. Một siêu công thức bao trùm mọi định luật của thiên nhiên, hoàn toàn có thể giải thích được từ sự hình thành vũ trụ, từ những hạt vật chất cực nhỏ đến những thiên hà khổng lồ và mọi hành vi bao quanh con người”
 Yếu tố cần có thứ ba đồng thời cũng là tiêu chí cho một lý thuyết khoa học có tính chất bổ sung cho tiêu chí trên là :
  “Một lý thuyết khoa học phát triển trên cơ sở tri thức khoa học trước đó phải nội hàm những lý thuyết khoa học trước đó liên quan đến nó và không phủ nhận những thành tựu của những tri thức khoa học đã đạt được”
   Một lý thuyết thống nhất vũ trụ khoa học phải bảo đảm được tối thiểu các tiêu chí trên. Chúng ta, những người quan tâm đến lý học Phương Đông nhận thấy rằng : Phải chăng trong nền văn minh cổ Đông phương đã tồn tại một lý thuyết như vậy? Nếu xét nội dung cần có của một lý thuyết thống nhất thì đây chính là điều kiện đang có của thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhưng bản thân thuyết Âm Dương Ngũ hành trong các bản văn cổ chữ Hán lại không chứng tỏ là một học thuyết hoàn chỉnh và nhất quán mặc dù những phương pháp ứng dụng của nó đã chứng tỏ nó là hệ quả của một lý thuyết hoàn chỉnh. Bởi vậy, các nhà nghiên cứu khoa học vẫn cần tiếp tục có những ứng dụng để minh chứng:
  “Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết hoàn chỉnh và nhất quán đã tồn tại trên thực tế của lịch sử văn hóa Đông Phương. Sự thăng trầm của lịch sử đã khiến nó bị thất truyền và trở thành rời rạc, huyền bí. Ngày nay nhiều nội dung & ứng dụng của học thuyết này đã đáp ứng được yêu cầu của một lý thuyết thống nhất theo tiêu chí khoa học.”


Nguồn tư liệu: Lý học Phương Đông