Thứ Tư, 4 tháng 10, 2017

Chủ thuyết Thiên - Địa - Nhân dưới ánh sáng vật lý ...và..

Bài đăng trong kỷ yếu hội thảo Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ nhất về "Nghiên cứu và ứng dụng khả năng đặc biệt của con người" do Viện NC&ƯDTNCN đăng cai tổ chức cùng 10 đơn vị nghiên cứu cùng tham gia.

CHỦ THUYẾT THIÊN - ĐỊA - NHÂN
DƯỚI ÁNH SÁNG VẬT LÝ LƯỢNG TỬ VÀ CẬN TÂM LÝ HỌC

                                                                                    Đoàn Xuân Mượu[1]
ít nhất 8 điểm tương đồng giữa Vũ trụ và Con người:
1.     Đa tầng: Vũ trụ có 9 tầng trời, 10 tầng đất, có vật chất mịn và vật chất thô. Con người có thân thể vật lý thuộc 3 chiều không gian và 6 thân thể tế vi thuộc đa chiều không gian.
2.     Ý thức: Vũ trụ có lý trí Vũ trụ, siêu thức. Con người có tiềm thức, siêu thức, ý thức tự giác, hữu thức, vô thức.
3.     Trường: Vũ trụ có trường Điện, trường Từ, trường Điện-Từ, trưòng Thông tin, trường Sinh hình thái. Con người có Trường sinh học.
4.     Nhịp: Vũ trụ có nhịp thời gian, ngày tháng, mùa “đáy biển mùa đi nhịp hải hà”- xuân, hạ,thu, đông. Con người có nhịp tim mạch, nhịp sóng não, nhịp thở...
5.     Tính toàn đồ: Tại một điểm có thông tin về toàn thể trong phạm vi Vũ trụ và trong phạm vi từng Con người.
6.     Cấu trúc xoắn: Vũ trụ tàng trữ thông tin trong trưòng xoắn. Con người tàng trữ thông tin trong sợi xoắn gen ADN.
7.     Cơ chế tiến hoá: Vũ trụ có luật sinh tử, sinh hữu hạn tử bất kỳ. Con người có luật luân hồi, luật nhân quả.
8.     Giữa thế giới tế vi của Vũ trụ và 6 thân thể tế vi của con người có sự liên thông thường xuyên.
Từ đó rút ra bài học không thể tách Con ngưòi khỏi Vũ trụ khi lý giải vấn đề tiềm năng của Con người. Nếu tách rời Con ngưòi khỏi tiềm năng của Vũ trụ thì sự thông minh của Con người chỉ có thể ở mức láu cá của con khỉ, con vượn, sức mạnh Con người giỏi lắm chỉ bằng sức trâu ngựa.
TRỜI ĐẤT
Vật lý học lượng tử quan niệm vũ trụ là hệ thống gồm 7 nấc thực tại với những chiều không gian khác nhau.
          Theo Sipov nấc thứ nhất và là tuyệt đối là nguyên nhân của tất cả, nó thủ đắc những khả năng sáng tạo tuyệt đối. Nói cụ thể về nó thì không thể, cũng không thể mô tả bằng công thức toán học, vì nó đứng trên tất cả và sáng tạo tất cả. Nó là tạo hoá 6 nấc còn lại của thực tại có thể có phương trình toán học mô tả tính chất của vật chất.
          Lớp vật chất cứng là trường năng lượng sản sinh ra sóng thấp tần. Lớp vật chất mịn sản sinh ra sóng cao tần và siêu cao tần…Lớp trên hết của vật chất mịn có câú trúc thông tin, là trường xoắn với tần số rung khác nhau.
          Viện sĩ  Sipov khẳng định toàn thể thế giới đặc cứng sinh ra từ chân không vật lý. Trường xoắn tiên phát giống như những đợt sóng xoáy mang thông tin rất gần với các hiện tượng trong lĩnh vực tâm - vật lý như thần giao cách cảm, tâm viễn động, tiên tri.v.v… Đó là trường ý thức chiếm vị trí cao nhất trong 6 nấc thực tại còn lại. Đó là “Trường thông tin toàn thể” hay: “Lý trí vũ trụ”.
          Các sóng và các trường năng lượng đã biết và chưa biết đan vào nhau trong không gian nhưng không thâm nhập vào nhau như các tia đèn chiếu trong đêm tối. Chúng lan toả ra tứ phía của không gian tạo ra “Thế giới tế vi” (mịn) hay gọi là “Trường thông tin vũ trụ”. Các sóng có mức rung khác nhau, từ sóng điện - từ thấp tần đến sóng xoắn cao tần.
          “ Trường thông tin vũ trụ” có bản chất sóng toàn đồ. Mỗi một điểm của thế giới toàn đồ có đầy đủ thông tin về thế giới nói chung.
          Thông tin là sự kết hợp của tinh thần với vật chất.
          Cách đây chưa lâu người ta coi thế giới mịn (tế vi) thuộc lĩnh vực siêu hình và tâm linh. Từ đầu những năm 1990 của thể kỷ trước, sau khi xuất hiện lý thuyết vật lý chân không của viện sĩ N. Sipov và sau khi tìm ra trường xoắn như là nền tảng vật chất của thông tin, thì thế giới tế vi đã thành đối tượng của vật lý hiện đại.
          Các trường xoắn tác động lên chân không vật lý tạo ra năng lượng và vật chất.
          Như vậy hình thành một chuỗi gồm tuyệt đối hư vô – siêu ý thức – thông tin - năng lượng - vật chất.
          Theo quan điểm khoa học tâm - vật lý hiện tại dạng thông tin cao nhất, sáng tạo nhất là ý thức. Mối liên kết “thông tin – ý thức”, cũng như liên kết “năng lượng - vật chất” là nền tảng của vũ trụ.
          Nhờ giải được các phương trình của chân không vật lý mô tả bằng toán học 6/7 nấc thực tại trong tạo hoá và quan niệm trường xoắn đã mang lại giải thích vật lý học cho “ý thức”, “linh hồn”, “tinh thần”…
Mark Plank đã kết luận:
           “Các nhà khoa học hiểu rằng khoa học không thể thiếu một phần không lớn của vật lý siêu hình”.
          Tồn tại những trường chung cho tất cả các sinh vật trên quả đất gọi là “Trường thông tin địa cầu”. Nhờ đó mà tất cả sinh vật tương quan với nhau.
          Những kiến thức tích luỹ trong trường thông tin địa cầu là thành tựu của cả nhân loại. Đó chính là cái bộ não toàn cầu. Theo quan niệm khoa học hiện đại vũ trụ là một cấu trúc thông tin – năng lượng thống nhất toàn vẹn.
          ADN là một ví dụ cho thấy gen không tạo ra sự sống chỉ bằng cách xâu các nguyên tố đơn giản AGCT dọc theo vòng xoắn kép. Tồn tại những khoảng trống giữa mỗi đoạn gen và sự sắp xếp này cực kỳ quan trọng. Con amip khác với con người ở trật tự Carbon, Oxy, Hydro và Nitơ dọc theo gen của nó,  chứ không phải là bản thân các nguyên tố ấy. Những khoảng không, hay khe hở, giữa các vật liệu gen đưa chúng ta trở lại khái niệm hư vô, với cái gì đó sắp xếp các sự kiện ngẫu nhiên sao cho chúng có ý nghĩa. Hệ thống sinh thái trên Trái đất là một ví dụ. Các hình thái sự sống thường xuyên liên hệ với nhau trong một sự cân bằng tinh vi. Ví dụ khí oxy được thực vật tạo ra trong quá trình quang hợp có thể tiêu diệt loài cây cối chỉ cần thán khí nếu như không có các động vật sống bằng tiêu thụ khí oxy và thải thán khí cho thực vật thì loại thực vật đó sẽ chết. Sự cân bằng kiểu ấy cực kỳ phức tạp.

NGƯỜI
          Trong vũ trụ con người đựơc coi quan trọng như Trời và Đất. Trời có bốn mùa, Đất có vật sản. Người có văn trí. Ba thế lực ấy có thiên chức riêng, trong đó thiên chức của Người là biết dùng những gì mà Trời Đất ban cho để thúc đẩy sự tiến hoá.
          Tạo hoá ban cho  linh hồn để ngộ về đấng Tạo hoá, ban cho tâm hồn để ngộ về chính bản thân, ban cho thân thể với 5 giác quan để tiếp nhận và thích ứng với thế giới xung quanh.
          Nhà vật lý Bulgari B. Payusev viết: “Con người là bản sao phức tạp của vũ trụ, con người liên quan với trường thông tin mang ý nghĩa vũ trụ. Hoạt động của ý thức con người không bị giới hạn bởi cấu trúc giải phẫu hình thái của nó. Bởi lẽ do bản chất hạt sóng của con người, ý thức con người nằm cả bên ngoài thân thể của họ trong không gian Trường”.
          Tất cả 7 phần thân thể con người đều là vật chất thuộc 7 trạng thái khác nhau trong đó đặc nhất là cơ thể vật lý, đặc vừa là thân thể ête (aetherial). Các phần còn lại là tế vi. Học thuyết về cấu trúc thân thể người ta của Putsko lý giải vấn đề trung tâm “Chúng ta là ai?”
          Mô tả phần hữu hình cơ thể người ta đã khó, mô tả phần vô hình còn khó hơn nhiều. Các nhà hiền triết phương Đông đã bắt đầu hình dung về phần vô hình này cách đây 4.000 năm bằng con đường minh triết.
          Trong 3 - 4 thập kỷ gần đây các nhà y học Tây phương cũng vào cuộc nghiên cứu phần vô hình của cơ thể con người với mục tiên làm sáng tỏ những lực nào đứng đằng sau các khả năng đặc biệt của con người, như ngoại cảm, linh cảm, thần giao cách cảm, tiên tri, điều trị bệnh không dùng thuốc v.v...
          Thân thể tế vi không có cấu trúc rõ ràng. Chúng được hiểu như là trường năng lượng với dải tần số rung khác nhau và chiều không gian nhiều hơn ba chiều. Chúng được cung cấp năng lượng từ vũ trụ thông qua các luân xa liên quan.
          Trong số các thân thể tế vi, thân thể ête đượp nghiên cứu nhiều nhất. Tên  “thân thể aetherial” xuất phát từ danh từ “ête” là trạng thái nằm giữa năng lượng và vật chất. Các nhà chụp ảnh và các nhà ngoại cảm thấy chất liệu tạo ra thân thể ête là một mạng lưới lấp lánh của các tia sáng, tựa như các vạch trên màn hình vô tuyến.
          Thân thể ête là khuôn năng lượng mà trên đó các mô của thân thể hình thành và bám chặt vào. Lý thuyết “Trường” (Field) của J.Perraros và thực nghiệm trên thực vật cho thấy khuôn trường năng lượng trong bóng dáng chiếc lá xuất hiện trước khi chiếc lá sinh thành. Trong thí nghiệm khác, một chiếc lá trưởng thành bị cắt đi một nửa nhưng “trường” của chiếc lá vẫn nguyên vẹn. Trường ấy tạo sơ đồ cho hình thái nên còn được gọi là “Trường phát sinh hình thái”. Thân thể ête đồng dạng với thân thể vật lý với đầy đủ các bộ phận giải phẫu. Những thành phần khác của thân thể ête là các cấu trúc tiếp nhận năng lượng vũ trụ để biến đổi thành năng lượng của con người.
          Các thân thể tế vi còn phân biệt nhau ở số lượng thông tin mà chúng nhận, lưu giữ và ở số chiều không gian - thời gian. Ví dụ thân thể vật lý có không gian ba chiều và thời gian một chiều, thân thể cảm xúc có bốn chiều, các thân thể tâm thần có 5 – 7 chiều. Những khả năng đặc biệt cuả con người, thiên tài, đều nhờ các đặc điểm này của thân thể tế vi mà có.
          Thân thể tế vi số 7 “ tâm hồn” ( soul) thể hiện ý thức, đạo đức, tình cảm, ý chí của “cái tôi” mà không người nào giống hoàn toàn người nào. Có thể hiểu “cái tôi” là sự tổng hợp của lý trí, ý chí và cảm xúc như là những yếu tố chính nằm ở ba góc của một hình tam giác cân, mà ở trung tâm của nó là con người.
          Là con người - tiểu vũ trụ - ai cũng có tâm năng. Tuy nhiên, ở một số người tâm năng phát triển mãnh liệt. Người ta gọi họ là những nhà ngoại cảm. Những nhà ngoại cảm nổi tiếng thế giới như: Kulaghina, Eomolaiev ( Nga) Hômơ và Manning ( Anh), U.Gelê ( Israel), Gria ( Pháp) … Người thì biết sử dụng tâm năng để làm chuyển động các tĩnh vật, làm thay đổi chiều của kim la bàn, biết thuật khinh thân bay bổng trong không gian. Họ cũng là những người thách thức trường hấp dẫn vũ trụ. Có người nổi tiếng dùng tâm năng để chữa đủ các thứ bệnh không cần thuốc, chỉ bằng một cái nhìn có thể làm loạn nhịp tim người khác hay làm cho tim ngừng đập. Lại có người bằng cái nhìn ngang dọc có thể vẽ hình chữ thập trên tấm phim dấu trong bao kính đen hoặc bẻ cong đồ vật bằng kim loại v..v… Trong Vật lý, năng lượng có hướng có thể làm chuyển động máy bay, xe lửa….
          Tất cả những hiện tượng “Huyền bí” như trạng thái biến đổi ý thức, viễn tâm động học, tiên tri, thần giao cách cảm, trị bệnh theo y học đa chiều v..v.. đều là kết quả của sụ tương tác của con người với trường thông tin địa cầu. Mức độ tương tác càng cao thì tiềm năng càng nhiều.
          Chúng ta cần học cách đánh thức và mở rộng những tiềm năng Trời ban cho lúc ban đầu. Quá trình ấy là hịên thực, người có chí có thể học làm được.
          Một khía cạnh quan trọng khác của trường sinh học là nó cũng thể hiện ở mức tế bào. Mỗi tế bào có sinh trường của mình và liên thông với sinh trường của toàn cơ thể. Trong cơ thể luôn luôn có cuộc đấu tranh giữa các tế bào tái sinh bình thường và tế bào phát triển không bình thường (ung thư hoá), như là cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa cái thiện và cái ác. Nếu sinh trường được tăng cường thì tế bào tái sinh có thể đè bẹp, lấn át quá trình ung thư hoá, phục sinh cơ thể, giữ gìn sức khoẻ.
          Từ cuối thế kỷ XX các nhà khoa học đã chứng minh đáng tin cậy rằng ý nghĩ, cảm xúc và lý trí con người có thể tác động làm thay đổi ADN thành phần hoá học của dịch thể nội môi, thậm chí ảnh hưởng tới một số chỉ số của công cụ nghiên cứu sinh vật học.
          Não bộ là cơ sở vật chất của hoạt động tinh thần và tâm lý. Hữu thức là do hoạt động của võ não, vô thức là do hoạt động của vùng dưới vỏ não xuống đến tuỷ sống. Vỏ não là não mới, trong đó có tế bào xám liên quan đến ý thức, trí tuệ. Vùng dưới vỏ não là não nguyên thuỷ có liên quan đến bản năng thú tính.
          Loài người mặc dầu đã tiến hoá với não bộ phát triển như ngày nay vẫn có những dạng hoạt động vô thức. Lúc bình thường người ta ít biết đến dạng hoạt động này và cũng vì thế mới gọi là vô thức.
          Những cảm nghĩ vô thức có xung lực mạnh trong tâm lý con người. Hoạt động vô thức diễn biến theo quy luật khác hẳn với những hoạt động hữu thức. Không ai chối cãi rằng con người thường bị những động cơ thôi thúc mà bản thân không nhận thức được. Cho nên khi đánh giá nhân cách con người hãy xét theo hành vi của họ hơn là dựa vào cách người ấy tự đánh giá. Phần chính của tâm lý con người ẩn giấu trong cõi vô thức. Người ta thường suy nghĩ một cách vô thức, chỉ thi thoảng mới có tính chất hữu thức. Những đòi hỏi vô thức trong đời sống hàng ngày chiếm một tỷ lệ lớn hơn nhiều so với những đòi hỏi có ý thức.
          Trong não bộ con người có hơn 10 tỷ neuron. Đây là những yếu tố vô cùng quan trọng cho các phản ứng diễn ra liên tục trong não người. Giống như loài kiến, các neuron  này “nói chuyện” với nhau bằng cách sử dụng các mã hoá. Các neuron thông tin với nhau không chỉ bằng ngôn ngữ mã hoá. Não cũng được ví như một máy phát điện có thể tạo ra xung điện là những tín hiệu rất mạnh.
          Não là cấu trúc đọc thông tin từ hệ thống trường sinh học con người và trường thông tin vũ trụ.
          Về vai trò của não U. P. Smelev viết: “Cấu trúc vật lý của não, cũng như các xung sinh lý thần kinh, không tạo nên hành vi tâm thần, không làm phát sinh ý tưởng, mà chỉ phản ánh sự triển khai quá trình tâm thần ở ngoài ranh giới của não bộ”.
          Nhà triết học Pháp Henry Berson viết “Não không gì  khác hơn là một trạm điện thoại trung ương mà vai trò của nó là chuyền thông tin hoặc làm rõ nó, biến sự kích thích ngoại lai thành một phản ứng có lựa chọn của thân thể”.
          F.Voino – Yasenetsky viết về não: “Não không phải là cơ quan ý nghĩ¸cảm xúc, nhận thức, mà là cơ quan gắn ý thức, cảm xúc và ý nghĩ với đời sống thực tế, bắt chúng phải nghe  theo các nhu cầu thực tế và làm cho chúng có khả năng hành động hữu ích”.
Các nghiên cứu mới nhất cho thấy trong vỏ não không phát hiện ra trung tâm tư duy và trí nhớ, không có những cấu trúc đặc thù thực hiện các chức năng ấy.
Các quá trình tư duy và quyết sách được thực hiện bên ngoài não bộ, bên ngoài thân thể vật lý, ở nơi có chiều không gian khác trong lĩnh vực ý thức. Còn não thì chỉ xử lý những hậu quả của quá trình ấy. Như vậy não chỉ là hệ thống điều khiển thân thể vật lý của con người.
Não người là một bộ phận quan trọng của thân thể vật lý nhưng vẫn thuộc không gian ba chiều như chính thân thể vật lý. Trong con người có 7 thân thể thì 6 thân thể tế vi thuộc không gian đa chiều quyết định những khả năng đặc biệt của con người.
Heraclit nhận xét: “Sức mạnh của tư duy nằm bên ngoài não bộ. Điều đó có nghĩa là tư duy không dựa trên các tổ chức sinh lý, vật chất của não bộ”.
Bằng cách nào não bộ bảo tồn thông tin trong trí nhớ trong thời gian người bệnh chết lâm sàng là lúc cơ thể vật lý không làm việc, thế hiệu của tế bào não bằng 0. Thông tin, nếu nó bảo tồn trong não, lẽ ra đã bị xoá. Nhưng điều ấy không xảy ra. Sau khi người bệnh sống lại thì lập tức nhận ra người thân, bạn bè, nghĩa là trí nhớ vẫn được bảo tồn.
Thì ra cơ chế bảo tồn trí nhớ dựa trên cơ sở vật chất mịn và hệ thống trường sinh học bảo toàn thông tin ở ngoài não, tức là ngoài thân thể vật lý.
          Não giống máy vi tính sinh học thực hiện một chương trình đã định ở ngoài não.
LÝ GIẢI CÁC TIỀM NĂNG CON NGƯỜI
1.     Thần giao cách cảm
 Đó là sự giao lưu không cần đến năm giác quan thông thường. Đọc ý nghĩ của người khác là một dạng của thần giao cách cảm. Ví dụ người gặp nạn phát đi một năng lượng mạnh mẽ kêu cứu người thân ở xa. Người nhận thông tin này dưới dạng linh tính mách bảo. Xét về cơ chế thì lời kêu cứu chuyển đến vô thức của người nhận một cách tức thì và từ đó chuyển sang cơ cấu hữu thức của não để hành động cấp cứu. Ở đây không thấy có sự tác động trực tiếp với nhau qua một sóng nào cả, không có việc sóng mang thông tin qua lại giữa hai chủ thể ở cách xa nhau. Ở đây vô thức nằm ngoài không gian và thời gian vật lý.
Để giải thích khả năng tác động từ xa lên hệ thần kinh của người khác tức là thần giao cách cảm, người ta dùng kỹ thuật vô tuyến viễn thông hiện đại để kiểm chứng hiệu quả. Người chuyển giao thông điệp và người nhận ở xa nhau. Người chuyển tin nhìn vào màn hình video và chuyển những gì nhìn thấy bằng ý nghĩ cho người nhận tin. Người nhận tin được yêu cầu tường thuật lại theo hệ thống truyền thanh những hình ảnh đã nhìn thấy và bình luận về những hình ảnh ấy. Trong 700 thí nghiệm loại này trến thế giới độ chính xác đạt 34%. Thiết tưởng cần nhắc lại rằng trong các thí nghiệm tâm linh nếu đạt 20% trở lên là đáng tin cậy.
          Một dạng thí nghiệm khác được chọn là dùng một số ảnh lấy từ trong một đống ảnh và hỏi người ở xa ảnh ấy là ai? Có thể hỏi hình ảnh mà định chọn tiếp theo là ai.
2.     Linh cảm
 Đó là giác quan thứ 6 mà nhờ nó người ta có khả năng tiếp nhận những thông tin từ khoảng không vũ trụ, từ thế giới vô hình. Linh cảm sớm mách bảo con người việc nên làm hoặc nên tránh. Rất tiếc nhiều người cố tình làm ngơ hay cưỡng lại, nén chặt những điều ấy vào tiềm thức và không dùng đến. Thế là cái vũ khí Trời cho cổ xưa nhất để tự vệ, mà con vật nào cũng có thì có người chôn sâu lèn chặt nó làm cho các điều linh cảm trở thành vô dụng.
          Giác quan thứ 6 cảm nhận bằng thị giác: Nhà ngoại cảm nhìn thấy ở trong đầu của chính mình hình ảnh tồn tại ở bên ngoài. Ví dụ nhà ngoại cảm tìm mộ vẽ ra sơ đồ mộ chí cần tìm để theo đó mà đi tìm hoặc người ngoại cảm mô tả hình dáng của vong ở dưới nấm mồ.
           Giác quan thứ 6 thể hiện bằng thính giác: Nhờ thính giác ngưòi ta có thể nghe giọng nói vọng đến từ xa với một thông điệp rõ ràng gọi là “tiếng nói từ trên”, tiếng nói “lý trí vũ trụ”, trong đó chứa đựng những thông tin có tính tiên tri và khuyến thiện.
          Giác quan thứ 6 cũng biểu hiện qua khứu giác, chẳng hạn hai cô gái hẹn nhau theo kiểu đùa rằng ai chết trước thì về thăm người sống, lấy mùi hoa hồng làm dấu hiệu của sự hiện diện.
          Giác quan thứ 6 cũng thể hiện qua xúc giác: Sờ vào một vật lạ có thể đoán vật này có ý nghĩa gì đặc biệt, chẳng hạn con dao này đã từng là công cụ gây án.
3.     Tiên tri
          Tiên tri là đỉnh của tảng băng ngầm linh cảm, là khả năng nắm bắt cái mà trong trạng thái bình thường không cảm nhận được. Nó là sự nhạy cảm gia tăng, sự thâm nhập tinh tế và chính xác vào bản chất của thế giới xung quanh và các hiện tượng xảy ra ở đó. Các bậc tiên tri nổi tiếng thế giới là Nosterdamus, Blavatskaya...
4.     Nhà ngoại cảm điều trị không dùng thuốc
          Nội dung phương pháp là căn cứ vào sự biến đổi trạng thái trường sinh học của người bệnh qua hình ảnh chụp được hoặc qua sự cảm nhận trực tiếp của nhà ngoại cảm. Nội dung điều trị là truyền năng lượng sinh học cho ngưòi bệnh. Nguyên tắc chung là nhà ngoại cảm dùng trưòng sinh học của mình để tác động lên trường sinh học của ngưòi bệnh. Một cảm giác nóng trào vào cơ thể người bệnh qua bàn tay của nhà ngoại cảm nhất là vào cơ quan bị bệnh, trong khi bàn tay nhà ngoại cảm vẫn lạnh.
          Trường sinh học có thể tạo ra các hiệu ứng vật lý có thể cảm nhận đựoc bằng năm giác quan thông thường. Bao giờ sinh trường cũng thay đổi theo tình trạng thể chất và tâm thần người bệnh. Tóm lại thể xác, hệ kinh mạch, trường sinh học, cả 3 thành phần không thể loại bỏ nhau vì con người vốn là một chỉnh thể.
      5. Nhà ngoại cảm điều trị bệnh âm không dùng thuốc
          Nhà văn hoá tâm linh Trưởng Cần một thời nổi tiếng trị bệnh âm giỏi ở Hà Nội. Tuy ông mất đã 28 năm nhưng danh tiếng của ông vẫn còn nguyên trong lòng người bệnh. Theo Trưởng Cần bệnh âm chia thành hai loại: “thân bệnh” và “nghiệp bệnh”, ông chỉ nhận chữa “thân bệnh”, không chữa được “nghiệp bệnh”. Ý nói nếu người bệnh có tiền kiếp không lành thì bệnh không chữa được.
          Ngày nay có nhà ngoại cảm Phạm Thị Phú ở Thái Nguyên vốn là một người bán cá ở chợ nghĩa là không biết gì về y học, nhưng với sự trợ giúp của 2 vong là người thân - “cậu và cò”. Cô Phú tuyên bố tôi không chữa được bệnh cho tất cả mọi người, chỉ chữa được cho một số ngưòi mà thôi. Điều đó chắc phải hiểu rằng ngưòi nào có phúc có đức thì cô mới chữa được lành bệnh. Tuy nhiên khác với Trưởng Cần cô Phú có mở ra một lối thoát cho bệnh nhân là “giải nghiệp”.
          Chung quy phải chăng bệnh âm là một biểu hiện của luật nhân quả. Người nào đã gây ác thì phải trả giá: “Ác giả ác báo”.         
          Về cơ chế gây bệnh có thể kể đến cơ chế “sóng tiêu cực”, dạng sóng đứng (Soliton) nhập vào cơ thể và gây bệnh. Nhà ngoại cảm bằng tâm năng của mình đưa “sóng tích cực” tương ứng vào cơ thể người bệnh để xua đuổi “sóng tiêu cực” ra khỏi cơ thể người bệnh không cần đến thuốc đặc trị. Ngày nay y học đa chiều ở Nga sử dụng con lắc để chẩn đoán và điều trị bằng “sóng tích cực”. Gọi là đa chiều là cốt để phân biệt với y học ngày nay áp dụng hằng ngày ở bệnh viện cho ngưòi bệnh thuộc 3 chiều không gian và dùng các thuốc đặc trị thông thường.
          Tóm lại ngoại cảm là khả năng tiếp cận với nguồn thông tin và năng lượng của vũ trụ và sử dụng chúng vào mục đích của mình. Khả năng ngoại cảm là do tự nhiên, do tạo hoá ban cho, cần khuyến khích phát triển nó lên.
          Dưới ánh sáng của Vật lý lượng tử và Cận tâm lý học các khả năng đặc biệt của con người nhất là trong lĩnh vực chữa bệnh không thuốc, tìm mộ... đã có cách giải thích.   
Sách tham khảo
1. Bộ môn Thông tin dự báo và bộ môn Cận tâm lý, TTNCTNCN
Tọa đàm: “Nhà chữa bệnh Nguyễn Đức Cần…”, HN 27 tháng 8 năm 2011
2. Bộ môn Cận tâm lý. Bước vào thế giới vô hình, HN 2010
3. Deepak Chopra. Gánh nặng chứng minh. NXB VH Sài Gòn, 2009
4. Danich M. Nhập đề cận tâm lý học, Web, 2004 (Anh)
5. Đoàn Xuân Mượu. Sự sống trong thế giới không nhìn thấy, NXB KHKT,  1973, tái bản 2007
6. Đoàn Xuân Mượu, Chúng ta là ai? NXB Thanh niên, 2007, tái bản 2010
7. Đoàn Xuân Mượu. Con người là tiểu vũ trụ, NXB Thanh niên, 2010
8. Đoàn Xuân Mượu, Khoa học và vấn đề tâm linh, NXB Thanh niên, 2010
9. Freud S, Jung C. Fromm E, Phân tâm học và văn hóa tâm linh, NXB VHTT, 2002
10. Hewitt.W. Sự phát triển của các khả năng ngoại cảm. Minesota, 1997 (Nga)
11. Mundasep E. Chúng ta thoát thai từ đâu? NXB Thế giới, 2002
12. Putsko L. G., Y học đa chiều, Mascova, 2004 (Nga)
13. Putsko L. G. Định vị sinh học cho mọi người. Hệ thống tự chuẩn đoán và tự điều trị, Mascova, 2004 (Nga)
14. Nguyễn Hoàng Phương, Con người và trường sinh học, NXB VHTT, 2002
15. Nguyễn Duy Quý, Nhận thức thế giới vi mô, NXB KHXH. 1998
16. Steven Reiss,  Tôi là ai?,  Hemiro, USA, 2000 (Anh)
17. Sviasch, Cách nhận thông tin từ thế giới mịn, Mascova 1997 (Nga)
18. Sulk L., Ngôn ngữ của trực giác, Mascova 2003 (Nga)
19. Tikhoplap V.  Sự chuyển đổi cơ bản ở ngưỡng cửa thế giới tế vi, NXB Bec6,  2003 (Nga)



[1] GS TS y khoa, cựu UV HĐKH của Viện NC&UDTNCN 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét