Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2019

MỘT NGHIÊN CỨU THỰC CHỨNG VỀ NGHIỆP VÀ GIẢI NGHIỆP

Bài đăng trong Kỷ yếu Hội nghị KH toàn quốc:"Về nghiên cứu và ứng dụng KNĐB của con người" tháng 12/2016 do Viên NC&WD tiềm năng con người chủ trì cùng với 12 đơn vị NCKH tương đồng.

   MỘT NGHIÊN CỨU THỰC CHỨNG VỀ NGHIỆP VÀ GIẢI NGHIỆP
(THEO PHƯƠNG CÁCH CỦA CÁC NHÀ NGOẠI CẢM TÂM LINH)

Phùng Văn Duân[1] và Nguyễn Đức Thiện[2]
1.     Tính cấp thiết của nghiên cứu thực chứng về nghiệp và giải nghiệp
Câu hỏi ‘Liệu có hay không có nghiệp chướng, nghiệp duyên, duyên tiền kiếp và duyên âm?’ không phải là mới, mà đã ám ảnh con người trần thế từ bao đời nay. Đáng tiếc là đến nay vẫn chưa có được một câu trả lời rõ ràng, dứt khoát và khoa học cho câu hỏi này! Trong thực tế, từ xưa tới nay người ta cũng đã và đang làm một việc gọi là ‘giải nghiệp’, mà cụ thể là giải nghiệp chướng, giải nghiệp duyên, giải duyên tiền kiếp và giải duyên âm. Vậy, nếu các ‘nghiệp’ và ‘duyên’ này là có thật, cũng như việc ‘giải’ các nghiệp đó là có thật, thì liệu có cách làm nào là khách quan, là xác thực hay không? Và, làm thế nào để biết được rằng cách làm đó là khách quan, là xác thực? Cũng rất đáng tiếc là cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào là tương đối hoàn chỉnh và đủ tin cậy để trả lời được các câu hỏi đó! Chính vì vậy nên có không ít người đang lợi dụng hoạt động tâm linh để lừa đảo và làm giàu bất chính. Không ít người dân do thiếu hiểu biết, lại bức xúc vì tai ương sầu não nên nghe theo những người này; do đó bị hao tiền tốn của mà vẫn không giải quyết được những mắc mớ liên quan tới lĩnh vực tâm linh của bản thân và của gia đình mình. Điều này làm cho nhiều người, nhiều gia đình đã bị đau thương vật vã bởi những vướng mắc về tâm linh thì nay lại càng thêm bức bối khổ đau, gây thêm nhức nhối trong xã hội.
Nghiên cứu thực chứng về nghiệp và giải nghiệp sẽ góp phần đem lại câu trả lời nghiêm túc, xác đáng và khoa học cho những vấn đề nêu trên, góp phần đem lại sự bình yên cho nhiều người và nhiều gia đình đang bị vướng mắc liên quan tới lĩnh vực tâm linh, qua đó góp phần làm cho xã hội thêm lành mạnh.
Nghiên cứu thực chứng này được thực hiện trên cơ sở sử dụng phương pháp nghiên cứu thực chứng, đồng thời tiếp cận các đối tượng nghiên cứu một cách trực tiếp, với số lượng hơn 300 “mẫu” - mỗi “mẫu” nghiên cứu là toàn bộ quá trình thực hiện việc ‘giải nghiệp’ cho một gia đình/dòng tộc/dòng họ. Các gia đình/dòng tộc/dòng họ này đến từ nhiều địa phương của 24 tỉnh và thành phố ở cả ba miền (bắc, trung, nam) của nước ta [1].
Nghiên cứu thực chứng này đã được thực hiện với sự tham gia của 16 (mười sáu) nhà ngoại cảm tâm linh từ 8 (tám) Điện Tâm Linh Việt (xem thêm trong báo cáo [2]), và, với sự tham gia của khoảng một nghìn rưởi lượt nhà ngoại cảm tâm linh.

2. Các loại nghiệp để lại hậu quả mà các đời sau phải gánh chịu
Nghiên cứu thực chứng này cho thấy có những thuật ngữ thường được dùng như ‘nghiệp’, ‘nghiệp chướng’, ‘nghiệp duyên’, ‘duyên tiền kiếp’, ‘duyên âm’. Trong bài này, các thuật ngữ đó được hiểu như sau:
·‘Nghiệp’ được hiểu là những ràng buộc đeo bám dai dẳng trong suốt một thời kỳ dài hoặc trong suốt cả cuộc đời của một người và thậm chí trong suốt cả cuộc đời của nhiều đời con cháu của người đó do hành động lầm/lỗi/tội lỗi mà người đó đã mắc phải. ·Nghiệp chướng’ được hiểu là những ràng buộc có hại đeo bám dai dẳng trong cuộc đời của một người và thậm chí trong suốt cả cuộc đời của nhiều đời con cháu của người đó do hành động lầm/lỗi/tội lỗi mà người đó đã mắc phải. Tùy theo mức độ tội lỗi nặng nhẹ, ‘nghiệp chướng’ có thể phải được ‘trả’ bằng bị bệnh, bị tật, bị mất tiền bạc, bị mất sản nghiệp, bị tai nạn .v.v., hoặc phải trả bằng cả tính mạng của nhiều đời con cháu (bị chết yểu, bị chết do tai nạn thảm khốc, bị đột tử, bị giết, bị chết bệnh đau đớn…). Còn bản thân người đã gây nên nghiệp thì chết rồi mà chẳng được yên; bởi khi ở ‘cõi Âm’ họ không những có thể bị giam trong ngục, mà còn bị day dứt dày vò vì phải chứng kiến cảnh mấy đời con cháu bị đau đớn khổ sở do hành động lầm/lỗi/tội lỗi mà người đó đã gây ra. ·Nghiệp duyên’ được hiểu là “nghiệp’ do mắc phải lỗi lầm trong chuyện tình duyên. Lỗi lầm đó có thể là yêu nhau tha thiết, đã thề non hẹn biển mà quên hẹn sai thề, làm người ta đợi chờ lỡ dở cả cuộc đời hoặc phải chịu cảnh duyên phận bẽ bàng, hẩm hiu hoặc sinh con ra mà chẳng được làm vợ .v.v.. Lỗi lầm đó cũng có thể là ham mới bỏ cũ, hoặc ép duyên người khác hay là ép duyên con cái… Nghiệp duyên có thể dẫn tới những hậu quả như: trai khôn không lấy được vợ, gái ngoan không lấy được chồng; con trai con gái phải qua nhiều lần đò; trai muộn vợ, gái muộn chồng; hoặc có vợ có chồng mà cũng như không; bị bệnh đau tim, đau ngực, bệnh huyết áp.v.v., hoặc thậm chí phải trả nghiệp duyên bằng cả mạng sống của con cháu. ·Duyên tiền kiếp’ được hiểu là duyên nợ từ kiếp trước. Kiếp trước hai người đã hẹn ước không chỉ là vợ chồng chung sống với nhau cho tới khi ‘đầu bạc răng long’ mà sang tận kiếp sau cũng sẽ vẫn là vợ chồng thủy chung. Bây giờ một người trở lại trần dương (quên mất lời hẹn ước thủy chung từ kiếp trước!), còn ‘người kia’ ở bên âm nhưng không quên lời hẹn ước thủy chung đó nên vẫn bám theo ‘người trần’, làm ‘người trần’ không thể lấy vợ /lấy chồng/, hoặc không thể có cuộc sống vợ chồng bình thường được. Suy cho cùng thì ‘duyên tiền kiếp’ cũng là một loại nghiệp duyên, chỉ có điều là nó gắn với lời hẹn ước từ kiếp trước mà thôi. Người có/vướng duyên tiền kiếp chính là người đã mắc lỗi lầm bởi làm sai lời hẹn ước thủy chung từ kiếp trước. Chính người này là người duy nhất phải gánh chịu trực tiếp hậu quả của duyên tiền kiếp. ·Duyên âm’ được hiểu là kết quả của sự yêu/thích/say đắm một chiều của ‘người âm’ (hay còn gọi là ‘vong’) đối với ‘người trần’. Vong này muốn giữ người trần đó cho riêng mình, nên không cho người đó lấy người khác làm vợ/làm chồng/ bằng cách làm cho các ‘đối tượng’ của người đó rời xa hoặc không thể nâng quan hệ với người đó lên mức vợ chồng được, hoặc nếu người đó đã lấy vợ/lấy chồng/ thì cuộc sống vợ chồng cũng không được bình thường mà gặp nhiều trắc trở. Người vướng duyên âm là nạn nhân của vong âm, và, là người duy nhất phải gánh chịu trực tiếp hậu quả của duyên âm.
2.       Nghiên cứu thực chứng về giải nghiệp theo phương cách của các nhà ngoại cảm tâm linh
Dưới đây chúng tôi trình bày những kết quả nghiên cứu thực chứng về nghiệp và giải nghiệp với sự tham gia của các nhà ngoại cảm tâm linh đã nêu ở cuối mục 1.
3.1. Trình tự thực hiện một đàn lễ giải nghiệp
Đàn lễ giải nghiệp cho gia tiên của một dòng họ được thực hiện tại một Điện Tâm Linh Việt với sự tham gia của một nhóm các nhà ngoại cảm tâm linh (thường là từ 4-5 người trở lên) và một số người (là con cháu) của dòng họ này. Trước khi thực hiện đàn lễ vài ngày hoặc một vài tuần, một người thay mặt con cháu của dòng họ cung cấp tên tuổi và địa chỉ nhà ở của gia đình để nhà ngoại cảm thủ nhang của Điện này xin Hội đồng Phật Thánh Thần của nước Việt Nam cho biết một số thông tin sơ bộ (về các nghiệp mà gia tiên của dòng họ này đã mắc phải) để viết sẵn các sớ cần thiết bằng chữ Thiên và chữ Việt hiện nay. Đàn lễ giải nghiệp gồm 14 bước và các khâu việc như sau:
1. Nhà ngoại cảm tâm linh trưởng đàn lễ (thường là thủ nhang của một Điện Tâm Linh Việt) đọc sớ trình lên Hội đồng Phật Thánh Thần của nước Việt Nam để xin phép được thực hiện đàn lễ giải nghiệp giúp dân tại Điện này.
2. Trưởng đàn lễ đọc sớ trình lên Hội đồng Phật Thánh Thần của nước Việt Nam ngự tại Điện này để mời các Tòa các cấp các Ban của Hội đồng giáng đàn làm việc và mời (các ‘vong linh’ /các ‘linh hồn’/ thuộc) gia tiên của dòng họ đang được xem xét giải nghiệp về Điện dự lễ.
3. Hội đồng Phật Thánh Thần và gia tiên của dòng họ cho biết thông tin về nghiệp mà một hoặc vài vị trong các đời của gia tiên đã phạm phải. Thông tin được truyền cho trưởng đàn lễ và cũng có thể truyền cho một vài nhà ngoại cảm tâm linh khác nữa nếu cần thiết. Thông tin này gồm những nội dung như: vong cụ ông hay cụ bà ở đời thứ mấy của gia tiên đã gây ra nghiệp gì, hiện đang “bị giam tại cửa ngục” nào (phòng nào, như thế nào) ở tầng ngục thứ bao nhiêu? (Vong ở đời thứ mấy là được kể ngược từ đời của người đang sống mà ghi tên đứng sớ xin được giải nghiệp cho gia tộc. Người đứng sớ được tính là thuộc đời thứ 1; vai bố mẹ của người này là đời 2; vai ông bà nội của người này là đời 3 .v.v. Cứ thế tính ngược trở lên).
4. Khi nhận được thông tin vừa nêu trên, trưởng đàn lễ liền viết sớ xin Hội đồng Phật Thánh Thần cho các vong đang bị giam tại ‘cửa ngục’ và ‘tầng ngục’ như vừa nêu được tạm rời khỏi ngục để tới Điện này dự lễ (để tự khai báo cụ thể trước Tòa về trường hợp mình đã gây nghiệp như thế nào, làm mấy đời con cháu ở trần gian đã phải gánh chịu đau khổ trả nghiệp này như thế nào). Sớ này được hóa ngay sau khi trưởng đàn lễ viết xong.
5. Trưởng đàn lễ đọc thần chú của mình và xin Hội đồng ‘luận công, luận tội’ các vong vừa được nhắc tới. (Nêu rõ ràng cụ thể: Nghiệp này là do vong đã mắc tội gì? Đã trả mấy đời rồi? Còn phải trả mấy đời nữa?).
6. Trưởng đàn lễ đọc thần chú của mình và xin Hội đồng cho giải từng nghiệp một cho từng đời một. Sau đó nhận thông tin từ Hội đồng cho biết nghiệp này được giải hết hay không, hay là chỉ được giảm nhẹ - tức là chỉ được chuyển từ tầng ngục sâu hơn ở bên dưới lên một tầng ngục ít sâu hơn ở bên trên, hay là nghiệp này không thể giải được mà phải gánh trả nghiệp cho kỳ hết mới dứt được.
7. Đồng thời với bước thứ ba và từ đó cho tới khi kết thúc lễ giải nghiệp cho một dòng họ, có ít nhất là một nhà ngoại cảm tâm linh ghi biên bản của lễ giải nghiệp. (Các biên bản đều được viết bằng chữ Thiên mà nhà ngoại cảm tâm linh đã được các Thầy Giáo trên Thiên dạy cho từ lâu trước đó).
8. Đồng thời với các bước từ thứ ba đến thứ sáu, các nhà ngoại cảm tâm linh (được sự dạy bảo và dẫn dắt của các Thầy Giáo trên Thiên) cảm nhận rõ sự đau đớn của các vong trong gia tiên của dòng họ này do bệnh/tật hoặc do bị giam trong ngục, và/hoặc sự đau đớn của những người đã bị các vong này làm hại khi còn sống (như bị đánh, bị đâm, bị bắn, bị giết…); trên cơ sở đó nói rõ là con cháu trong dòng họ này bị những bệnh gì, tật gì hoặc tai ách gì, tai nạn gì .v.v. Các con cháu của dòng họ ngồi tham dự lễ giải nghiệp phải trả lời rõ ràng là trong gia đình/trong chi/trong họ/ của mình có những ai bị bệnh/tật/tai ách/tai nạn… như thế hay là họ không biết; nếu thì nói rõ đó là ai bị bệnh/tật hoặc tai ách/tai nạn gì… và những người này có quan hệ như thế nào với người ghi tên đứng sớ? (Chính điều này có ý nghĩa quan trọng là nó khẳng định sự xác thực và tính thực chứng của việc giải nghiệp theo phương cách của các nhà ngoại cảm tâm linh đã nêu ở cuối mục 1).
9. Tiếp theo bước thứ sáu, các nhà ngoại cảm tâm linh cùng tham gia chữa bệnh cho các vong đã gây nghiệp và các vong khác trong gia tiên của dòng họ.
10. Chữa bệnh cho các vong đã bị người của dòng họ làm hại khi còn sống (nếu họ đã bị bệnh tật đau đớn về thể xác). Chiêu vong cho họ khi cần thiết (nếu họ bị chết khi không ở nhà mình do tội lỗi của các vong trong gia tiên của dòng họ đang được xét tới).
11. Nhóm nhà ngoại cảm tâm linh cùng điền hoàn phần mộ cho các vong trong gia tiên đã gây nên nghiệp mà vừa được giải xong. Trong nhiều trường hợp, việc điền hoàn phần mộ cũng được thực hiện cho cả các vong khác trong gia tiên của dòng họ.
12.  Các nhà ngoại cảm tâm linh cùng lễ tạ ơn Hội đồng Phật Thánh Thần đã giáng đàn làm việc và chỉ dạy, dẫn dắt các nhà ngoại cảm tâm linh hoàn thành nhiệm vụ. Tiếp đó, một người thay mặt con cháu của dòng họ vái sớ tạ ơn Hội Đồng.
13. Hóa tất cả các sớ đã được viết trong suốt quá trình thực hiện đàn lễ.
14. Trên cơ sở các nghiệp mà vong ở những đời trước trong gia tiên đã mắc phải, các nhà ngoại cảm tâm linh phân tích, giảng giải, nhắc nhở con cháu của dòng họ cần phải tu tâm sửa đức, sống nhân nghĩa, tích đức tích thiện – ‘trồng cây phúc’ cho các đời con cháu về sau. Bởi đó là cách tốt nhất và hiệu quả nhất để tự cứu bản thân mình, để giúp cho gia tiên và cho nhiều đời con cháu về sau.
Cũng có trường hợp tội/lỗi rất nặng nên nghiệp không được giải mà chỉ được giảm nhẹ một chút. Không ít trường hợp nghiệp quá nặng chưa thể giải một lần mà xong ngay được; có khi phải giải tới vài ba lần mới được. Trong những trường hợp như vậy, lần giải sau thường phải cách lần trước ít nhất là một trăm ngày. Con cháu trong dòng họ càng sống có Tâm có Đức, càng nhân nghĩa, càng tích Đức tích Thiện liên tục thì việc giải nghiệp cho gia tiên càng sớm đạt được kết quả tốt đẹp.
Đối với duyên tiền kiếp và duyên âm, sau khi xong bước thứ 2, trong nhiều trường hợp các nhà ngoại cảm tâm linh phải đưa vong âm đang bám theo người mắc duyên này ra khỏi người đó rồi mới cắt giải được.
3.2. Số trường hợp nghiên cứu và tổng số lần mắc nghiệp
Trong thời gian từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 3 năm 2015, đã nghiên cứu 315 trường hợp giải nghiệp cho các gia đình thuộc nhiều dòng họ khác nhau ở 24 tỉnh và thành phố từ khắp cả ba miền của nước ta (từ Điện Biên, Lào Cai, Quảng Ninh, đến Nghệ An, Hà Tĩnh, rồi Lâm Đồng, Sài Gòn, Đồng Nai…). Tổng số lần mắc các loại nghiệp của tất cả 315 trường hợp này tính gộp lại là 539 lần.
3.3. Về 54 nghiệp và phân bố theo nghiệp
Những nhầm, những lỗi, và, thậm chí cả những tội lỗi mà con người mắc phải (dù là vô tình hay cố ý) có thể thuộc rất nhiều loại khác nhau, mà mỗi loại lại có những cung bậc cao thấp khác nhau, khó mà thống kê chi li hết được. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi tạm xếp các nhầm/lỗi/tội lỗi (mà người các đời trước đã mắc phải) theo 54 nhóm nhỏ gọi là 54 nghiệp. (Xin xem danh sách cụ thể của 54 nghiệp này tại chú thích 1 ở cuối bài). Nghiên cứu thực chứng 315 trường hợp giải nghiệp cho thấy:
- Nghiệp được xem xét trong vòng 10 (mười) đời tính ngược về trước kể từ đời thứ nhất là đời của người đứng tên xin được giải nghiệp cho gia tộc/dòng họ.
- Trong hầu hết các trường hợp, đời trước trong gia tiên mới chỉ phạm phải một nghiệp mà con cháu đã phải gánh chịu nhiều hậu quả khác nhau.
- Có gia đình/dòng họ/ phạm phải vài nghiệp khác nhau.
- Có trường hợp con cháu của dòng họ chưa gánh trả xong nghiệp cũ thì đã lại mắc thêm nghiệp mới rồi. (Trường hợp này được gọi là ‘nghiệp chồng nghiệp’).
Các số liệu thực chứng từ nghiên cứu này cho thấy như sau:
1. Có 11 nghiệp liên quan đến tâm linh. Tính trung bình cứ trong 100 trường hợp/gia đình/ dòng họ/ mắc nghiệp các loại thì có tới một phần tư (1/4) số này là mắc các nghiệp liên quan đến tâm linh. Tính trung bình cứ trong 100 lần phạm tội/lỗi gây nghiệp các loại, thì có từ 14 đến 15 lần phạm tội/lỗi gây nghiệp liên quan đến tâm linh.
2. Có 8 nghiệp mà người có chức có quyền hoặc có trách nhiệm và những người liên quan thường mắc phải. Tạm gọi nhóm này là nhóm các nghiệp bởi có chức quyền và liên quan. Tính trung bình cứ trong 100 trường hợp/gia đình/ dòng họ/ mắc nghiệp các loại thì có tới một phần tư (1/4) số này là mắc các nghiệp bởi chức quyền và liên quan. Tính trung bình cứ trong 100 lần phạm tội/lỗi gây nghiệp các loại, thì có từ 14 đến 15 lần phạm tội/lỗi gây nghiệp bởi có chức quyền và liên quan.
3. Có 2 nghiệp làm hại mạng sống hoặc thân thể của người khác (cụ thể là: giết người / làm người khác phải chết; đánh hoặc làm người khác bị đau, ốm, thương, tật). Tính trung bình cứ trong 100 trường hợp/gia đình/ dòng họ/ mắc nghiệp các loại thì có tới một phần tư (1/4) số này là mắc các nghiệp làm hại mạng sống hoặc thân thể của người khác. Tính trung bình cứ trong 100 lần phạm tội/lỗi gây nghiệp các loại, thì có từ 14 đến 15 lần phạm tội/lỗi gây nghiệp liên quan tới những việc gây hại đến tính mạng hoặc thân thể của người khác.
4. Có 12 nghiệp liên quan đến tình duyên (chưa kể duyên tiền kiếp). Tính trung bình cứ trong 100 trường hợp/gia đình/ dòng họ/ mắc nghiệp các loại thì có tới một phần hai (1/2) số này là mắc các nghiệp liên quan đến tình duyên. Tính trung bình cứ trong 100 lần phạm tội/lỗi gây nghiệp các loại, thì có trên 29 lần phạm tội/lỗi gây nghiệp liên quan đến tình duyên.
5. Có 19 nghiệp gây bởi tội/lỗi/lầm trong quan hệ với những người khác trong xã hội và bởi sự bất hiếu của con cái đối với cha mẹ. Trong nhóm này có một số nghiệp sau đây rất đáng để mỗi người chúng ta phải suy ngẫm:
a. Trước hết phải kể tới nghiệp do vô cảm/làm ngơ, không cứu giúp người gặp nạn. Người gặp nạn ở đây có thể là người đang trong tình huống nguy hiểm tới mạng sống – như chết đuối hoặc sắp chết đuối, đang đói lả, đang rét cóng, đang bị bệnh tình vật vã, bị tai nạn, bị đe dọa tới tính mạng; hoặc bị hành hung, bị cướp bóc, bị cưỡng bức, bị chà đạp .v.v. Nếu mình thấy hoặc gặp những trường hợp như vậy mà không tìm cách cứu giúp hoặc không tìm cách trình báo cơ quan có trách nhiệm hay người có trách nhiệm để cứu giúp người bị nạn và/hoặc trừng trị kẻ ác thì chính mình cũng mắc nghiệp bởi tội vô cảm với đồng bào/đồng loại. Thật đáng tiếc là nghiệp do vô cảm/làm ngơ lại chiếm tỷ lệ không nhỏ vì cứ trong 100 trường hợp/ gia đình/ dòng họ/ mắc nghiệp các loại thì có từ 5 đến 6 trường hợp là mắc nghiệp do vô cảm/làm ngơ, không cứu giúp người gặp nạn; và, cứ trong 100 lần phạm tội/lỗi gây nghiệp các loại, thì có tới hơn 3 lần phạm tội/lỗi gây nghiệp loại này.
b. Không thể không nhắc tới các nghiệp do mắc phải những tội/lỗi như: Đối xử tàn nhẫn /xỉ nhục/ chửi bới /nói xấu người khác; Lấn/chiếm đất công hoặc đất của nhà khác; Dối trá/ lừa gạt/ nói sai sự thật gây hại cho người khác; Vô ơn/ lấy oán báo ân/ ăn có nói không; ‘Bẻ hoa ghẹo nguyệt’; ‘Trêu hoa ghẹo nguyệt’; Làm nghề sát sinh (giết mổ); Vay /mượn mà không trả hoặc không trả hết; Buôn bán /cân đo đong đếm/ điêu sai; Không công bằng /không sòng phẳng/ gây thiệt hại cho người khác; Cho vay nặng lãi .v.v.
3.4. Nghiệp gây bởi những đời trước và hậu quả mà các đời sau phải gánh chịu
3.4.1. Mười bảy loại hậu quả nặng nề mà các đời sau phải gánh chịu do nghiệp gây bởi những đời trước
Ông Cha ta vẫn thường răn dạy con cháu rằng ‘đời cha ăn mặn (thì) đời con khát nước’. Đây là một lời tổng kết rất xác đáng của các Cụ từ quan sát thực tế nhiều đời con cháu phải trả nghiệp do lỗi lầm của các đời trước. Nghiên cứu thực chứng về nghiệp và giải nghiệp cho thấy:
- Có những nghiệp mà 8-9 đời con cháu trong dòng họ phải gánh chịu mới trả hết tội của người gây nghiệp.
- Nghiệp ‘duyên tiền kiếp’ chỉ tác động tới chính bản thân người gây nên nghiệp này, không ảnh hưởng tới các đời sau. Tổng số lần mắc nghiệp ‘duyên tiền kiếp’ của tất cả 315 trường hợp đã nghiên cứu tính gộp lại là 13 lần.
- Một nghiệp xác định nào đó (không kể ‘duyên tiền kiếp’!) có thể dẫn tới nhiều hậu quả nặng nề khác nhau mà nhiều đời con cháu sau này phải gánh chịu (như: phải đền mạng, chết yểu, ung thư, tâm thần, liệt .v.v. cho tới không vợ không chồng hoặc khó có vợ/chồng, tình duyên vợ chồng éo le có cũng như không, hoặc bị lỡ dở, phải qua nhiều lần đò, hiếm muộn con cái hoặc không có con, nghiện ngập cờ bạc rượu chè, hay bị mất tiền mất của, hoặc sản nghiệp /gia đình/ bị lụn bại, phải sống cơ cực, hay bị oan, bị khinh miệt, hoặc con cháu là gái thì ‘bị bẻ hoa ghẹo nguyệt’ .v.v.). Mỗi loại hậu quả như thế lại có rất nhiều cung bậc nặng nhẹ khác nhau (ví dụ: hậu quả ‘phải đền mạng, chết yểu’ có thể bao gồm những cung bậc như: chết ngay từ trong bụng mẹ, mới sinh ra đã bị chết, chết khi còn nhỏ, chết trẻ, chết đột ngột (đột tử), chết bởi ăn nghẹn, chết do cười, chết do tai nạn thân xác không toàn vẹn đủ kiểu, thắt cổ tự tử, nhảy xuống sông/giếng/ao/hồ/ tự tử, bị bắn chết, bị đâm chém mà chết, bị ung thư mà chết, bị các bệnh khác mà chết .v.v.); thật khó mà kể hết được.
Bởi vậy, các hậu quả đã gặp trong khuôn khổ nghiên cứu này được sắp xếp theo 17 nhóm khác nhau; mỗi nhóm được gọi là một hậu quả mà các đời sau phải gánh chịu do nghiệp gây bởi những đời trước. (Xin xem cụ thể 17 nhóm hậu quả này tại Bảng Nhân Quả NQ3 ở các trang sau).
Chú ý rằng một nghiệp có thể dẫn tới những hậu quả mà năm-bảy đời con cháu sau này phải gánh chịu; trong khi đó, những người đến dự lễ giải nghiệp thường chỉ biết được về bệnh tật và tai họa của hai-ba đời kể từ bản thân họ ngược trở lên các đời trước. Bởi vậy, để đảm bảo tính thực chứng của kết quả khảo sát, buộc phải thực hiện ‘nguyên tắc không tính tới số đời phải trả nghiệp’. Do vậy trong thực tế, số lần mà các đời con cháu phải gánh chịu hậu quả gây bởi một nghiệp xác định nào đó còn nhiều hơn so với giá trị thực chứng thu được trong khảo sát.
Kết quả thực chứng về hậu quả mà các đời sau phải gánh chịu do nghiệp gây bởi những đời trước trong gia tiên thật đáng được chú ý. Tần suất mà các đời sau phải gánh chịu một loại hậu quả xác định nào đó thường là rất cao. Có những hậu quả rất nặng nề. Cụ thể là:
- Chưa tính tới số đời con cháu phải gánh chịu hậu quả mà đã thấy cứ trong 100 lần mắc nghiệp các loại thì: · Hơn 35 lần làm con cháu các đời sau phải đền mạng hoặc chết yểu; · Ở mức 8 lần làm con cháu các đời sau bị bệnh ung thư; · Hơn 12 lần làm con cháu các đời sau bị bệnh tâm thần; · Ở mức 9 lần làm con cháu các đời sau bị liệt hoặc liệt nửa người; · Hơn 10 lần làm con cháu các đời sau bị lỡ dở, hoặc lắm vợ lắm chồng, hoặc phải ‘qua đò’ nhiều lần; · Ở mức 6 lần đối với mỗi trong số ba hậu quả là hiếm con hoặc không con, câm/điếc/mù và nghiện/ cờ bạc /rượu chè /mất tiền của /lụn bại.
- Những hậu quả thường gặp nhất là các loại bệnh tật ở vùng đầu và cổ (71 lần trong số 100 lần mắc nghiệp các loại), ở vùng bụng (dạ dày, ruột, gan, thận, bàng quang… tới hơn 58 lần), các bệnh về xương/khớp (43 lần), các bệnh về tim mạch  (hơn 41 lần) .v.v.
- Ngoài ra cũng không thể không nhắc tới những hậu quả nan giải như bệnh tật ở các cơ quan sinh sản hoặc bị không vợ không chồng hay là khó có vợ/chồng hoặc là có vợ có chồng mà cũng hờ hững như không, chăn đơn gối chiếc lạnh lùng quanh năm .v.v.
3.4.2. Những hậu quả nặng nề mà các đời sau phải gánh chịu do các đời trước đã gây nên một nghiệp nào đó
Trích từ Bảng Nhân Quả NQ-3:
Xác suất của những hậu quả mà các đời sau phải gánh chịu bởi những nghiệp (tội hoặc lỗi lầm) xác định nào đó mà đời trước trong gia tiên đã mắc phải (Q = V%)
 · Ý nghĩa thực tế của giá trị V: tính trung bình, cứ trong 100 lần mắc nghiệp N xác định nào đó, thì các đời sau phải gánh chịu hậu quả q tới những V lần.
· (Trong bảng: Đường gạch nối đứt đoạn ---- được hiểu là ‘chưa có số liệu này trong các trường hợp đã nghiên cứu’).

NHÂN:
Nghiệp (tội /lỗi lầm)
gây bởi các đời trước
===>


               QUẢ: 
1.       
2.          
3.          
4.          
5.          
Giết người  /
 làm người khác phải chết
Đánh hoặc làm người khác bị đau, ốm, thương, tật

Lợi dụng vị trí tham nhũng; nhận /dẫn đút lót tiền/gái
Có chức có quyền
 mà xử /gây ra/ việc oan sai
Theo lệnh cấp trên làm việc sai trái, giết người
Những hậu QUẢ mà các đời sau phải gánh chịu (Q = V%)
(*)
Số đời sau phải gánh chịu
5-8
3-6
4-7
5-7
4-6
(1)
Phải đền mạng, chết yểu
83,78
29,27
50,00
53,33
85,71
(2)
Bị ung thư
24,32
4,88
12,50
26,67
14,29
(3)
Bị bệnh tâm thần
24,32
24,39
----
13,33
42,88
(4)
Bị liệt /nửa người
16,22
29,27
12,50
6,67
28,57
(5)
Bệnh vùng đầu, cổ
70,27
95,12
87,50
53,33
85,71
(6)
Bệnh tim mạch
29,73
43,90
75,00
20,00
28,57
(7)
Bệnh vùng ngực
13,51
21,95
50,00
20,00
14,29
(8)
Bệnh vùng bụng
54,05
60,98
100
93,33
57,14
(9)
Bệnh đường sinh sản
----
----
12,50
6,67
----
(10)
  Đau lưng, tay chân
43,24
53,66
87,50
46,67
71,43
(11)
Câm /điếc /mù
13,51
2,44
----
----
----
(12)
Khó/không có vợ/chồng; có mà cũng như không

2,70

4,88

----

6,67

----
(13)
Lỡ dở, lắm vợ/chồng
5,41
----
----
13,33
----
(14)
Hiếm /không con
5,41
4,88
----
13,33
----
(15)
Nghiện/ cờ bạc/ rượu chè
/mất tiền của /lụn bại
5,41
----
12,50
----
28,57
(16)
Bị bẻ hoa ghẹo nguyệt
----
----
----
----
----
(17)
Sống cơ cực/ hay bị oan/ bị khinh miệt
2,70
----
----
6,67
----
Các số liệu thực chứng về những hậu quả nặng nề mà các đời sau phải gánh chịu do các đời trước đã gây nên một nghiệp xác định nào đó được cho trong bảng trích từ Bảng Nhân Quả NQ-3 [1]. Do buộc phải vận dụng ‘nguyên tắc không tính tới số đời phải trả nghiệp’ nên trong thực tế, số lần mà các đời sau phải gánh chịu hậu quả còn lớn hơn nhiều so với giá trị V thực chứng thu được.
Vì Bảng Nhân Quả NQ-3 khá lớn, chiểm rất nhiều trang [1], trong khi báo cáo lại bị hạn chế về số trang, nên ở đây chúng tôi chỉ trích một phần của Bảng Nhân Quả NQ-3 thể hiện những hậu quả nặng nề gây bởi 10 nghiệp (trong số 54 nghiệp nêu trong Bảng Nhân Quả NQ-3).

Phần tiếp                                    Trích từ Bảng Nhân Quả NQ-3: 
Xác suất của những hậu quả mà các đời sau phải gánh chịu bởi những nghiệp (tội hoặc lỗi lầm) xác định nào đó mà đời trước trong gia tiên đã mắc phải (Q = V%)
· Ý nghĩa thực tế của giá trị V: tính trung bình, cứ trong 100 lần mắc nghiệp N xác định nào đó, thì các đời sau phải gánh chịu hậu quả q tới những V lần.
· (Trong bảng: Đường gạch nối đứt đoạn ---- được hiểu là ‘chưa có số liệu này trong các trường hợp đã nghiên cứu’).

NHÂN:
Nghiệp (tội /lỗi lầm)
gây bởi các đời trước
===>


               QUẢ: 
6.               
7.               
8.               
9.               
10.            

Lơ là trách nhiệm gây thiệt hại cho người khác
Làm / xúi bẩy làm/ việc sai trái, thất đức hại người khác
Vu /nghi oan/ dựng chuyện/ vu khống/ làm hại người khác
Làm người khác
 phải tù tội oan sai
Vơ vét /chiếm /
trộm cắp của công
 hoặc của người khác

Những hậu QUẢ mà các đời sau phải gánh chịu (Q = V%)
(*)
Số đời sau phải gánh chịu
3-4
3-5
3-4
3-8
3-5

(1)
Phải đền mạng, chết yểu
----
16,67
72,73
100
38,10

(2)
Bị ung thư
----
----
18,18
----
19,05

(3)
Bị bệnh tâm thần
----
----
9,09
20,00
----

(4)
Bị liệt /nửa người
----
33,33
18,18
----
----

(5)
Bệnh vùng đầu, cổ
100
50,00
81,82
80,00
80,95

(6)
Bệnh tim mạch
50,00
16,67
36,36
40,00
38,10

(7)
Bệnh vùng ngực
33,33
----
36,36
----
19,05

(8)
Bệnh vùng bụng
100
33,33
100
40,00
71,43

(9)
Bệnh đường sinh sản
16,67
----
----
----
4,76

(10)
  Đau lưng, tay chân
33,33
33,33
45,45
20,00
52,38

(11)
Câm /điếc /mù
16,67
----
9,09
20,00
----

(12)
Khó/không có vợ/chồng; có mà cũng như không

----

----

----

----

4,76

(13)
Lỡ dở, lắm vợ/chồng
----
----
9,09
----
4,76

(14)
Hiếm /không con
----
----
----
60,00
----

(15)
Nghiện/ cờ bạc/ rượu chè
/mất tiền của /lụn bại
16,67
----
----
20,00
14,29

(16)
Bị bẻ hoa ghẹo nguyệt
----
----
----
----
----

(17)
Sống cơ cực/ hay bị oan/ bị khinh miệt
----
16,67
27,27
20,00
4,76

         
Các ô số liệu trong Bảng Nhân Quả NQ-3 phản ánh LUẬT NHÂN QUẢ trong hầu khắp mọi mặt đời sống của mỗi người. Do vậy có thể nói, các ô số liệu trong bảng Nhân Quả NQ-3 chẳng khác gì những cửa sổ trên một tấm gương lớn để mỗi người soi vào thì tự nhìn thấy được một cách rõ ràng những tai họa mà mấy đời con cháu của mình sẽ phải gánh chịu vì phải trả nợ cho từng nghiệp (từng tội/lỗi) nếu mình mắc phải. Vai trò cảnh báo của tấm gương soi này là ý nghĩa quan trọng hàng đầu của bảng số liệu thực chứng NQ-3 về Nhân Quả.
3.    Thảo luận về giải nghiệp và kết quả giải nghiệp
A. Giải nghiệp là một vấn đề phức tạp và khó khăn
1. Kết quả giải nghiệp còn phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tội/lỗi nặng nhẹ của người đời trước trong gia tiên. (Ví dụ: Con cháu phải gánh chịu hậu quả để trả nghiệp này trong 7 đời, nhưng mới trả được có 1 hoặc 2 đời, thì dù có làm thủ tục giải nghiệp đến bao nhiêu lần nữa cũng sẽ chưa thể giải nghiệp này xong ngay được!).
2. Nghiệp mắc phải là do cố ý gây tội lỗi, thì không thể giải được, mà các đời sau phải trả nghiệp này cho bằng hết thì mới dứt được!
3. Nghiệp do đời trước trong gia tiên gây ra, có thể các đời sau còn đang gánh trả chưa xong mà đã lại phạm tội /lỗi, tức là lại gây nghiệp tiếp. Theo cách nói của các Cụ, đó là “chưa hết nghiệp trước đã vướng nghiệp sau”. ‘Nghiệp chồng nghiệp’ như thế thì không thể giải được mà phải trả cho bằng hết thì mới dứt được!
4. Như vậy, xét về thực chất thì việc ‘giải nghiệp’ có ý nghĩa là thực hiện một số thủ tục để ‘xin được ân xá’. Kết quả soi xét (của các Tòa Thiên-Âm) là ‘được ân xá’ hay ‘không được ân xá’ thì không chỉ phụ thuộc vào phía các vong trong gia tiên đã gây nên nghiệp, mà còn phụ thuộc cả vào các lớp con cháu hiện đang sống, đang gánh chịu nghiệp đó ở trần dương.
5. Rốt cuộc, có giải được nghiệp gây bởi đời trước trong gia tiên hay không còn phụ thuộc vào một điều nữa rất quan trọng. Đó là: Các con cháu hiện đang ở trần dương sống có TÂM, ĐỨC, NHÂN, NGHĨA hay không? Và, nếu có, thì là đến mức nào? Cho dù những người con cháu này đã làm xong hết mọi thủ tục về giải nghiệp, nhưng nếu mọi người trong gia tộc/dòng họ/ vẫn sống không có tâm, vẫn đức kém, vẫn không nhân hậu, thiếu tình nghĩa, thì trong thực tế nghiệp vẫn không thể giải được.
B. Ý nghĩa của việc giải nghiệp
Ý nghĩa của việc giải nghiệp không chỉ là: · Để xin cho vong của gia tiên được gỡ khỏi hình phạt, giúp cho gia tiên được nhẹ nhàng thanh thản nơi vĩnh hằng và để giúp cho các đời con cháu ở trần dương được thoát khỏi gánh hậu quả nặng nề bởi nghiệp do các đời trước gây ra.
Mà còn là: · Để các đời con cháu trong gia tộc/ trong dòng họ/ biết được lỗi lầm của đời trước; nhờ đó mà quyết chí bền bỉ tu tâm sửa tính, tích đức tích thiện, làm điều lành, tránh điều ác, tránh xa mọi lỗi lầm. · Việc làm giải nghiệp còn có ý nghĩa quan trọng về giáo dục cho người đang sống ở trần dương để họ hiểu được hai điều quan trọng dưới đây:
Một là: Sống phải có tâm, có đức, có nhân, có nghĩa. Sống phải đúng với lương tâm thì mới tránh được hậu họa cho bản thân và cho các đời sau.
Hai là: Sống phải biết tu tâm, gột đức; phải tích đức tích thiện. Bởi đó chính là cách để người ở trần dương giải nghiệp cho gia tiên được tốt nhất, hiệu quả nhất và chủ động nhất, đồng thời lại vun trồng được phúc lộc cho con cháu sau này.
4.    Năm điều kết luận từ nghiên cứu thực chứng này về nghiệp và giải nghiệp
·       Một là: Có cơ sở vững chắc để khẳng định rằng vấn đề “nghiệp chướng”, “nghiệp duyên”, “duyên tiền kiếp” và “duyên âm” là có thật trong cuộc sống của chúng ta.
·       Hai là:  Thực hiện việc giải nghiệp theo phương cách của các nhà ngoại cảm tâm linh (đã nêu ở mục 1 và mục 3) kết hợp được ba yếu tố rất quan trọng; cụ thể là:
1. Yếu tố Tâm Linh (từ phía bên Âm): thông qua sự giáng đàn làm việc của Hội Đồng Phật Thánh Thần nước Việt Nam, sự chỉ dạy và dẫn dắt của các Thầy Giáo trên Thiên, gia tiên của gia tộc/dòng họ/ được mời về tham gia lễ giải nghiệp tại Điện Tâm Linh Việt.
2. Yếu tố Tâm Linh (từ phía trần Dương): thông qua việc các nhà ngoại cảm tâm linh nhận thông tin từ phía bên Âm để thực hiện việc giải nghiệp, đồng thời đóng vai trò là cầu nối giữa hai thế giới Âm và Dương.
3. Yếu tố kiểm chứng khách quan của trần Dương: thông qua việc con cháu trong dòng tộc/dòng họ/ trả lời các câu hỏi của các nhà ngoại cảm tâm linh sau phần ‘luận công luận tội’ vong đã gây nghiệp và sau khi các nhà ngoại cảm tâm linh nhận được thông tin về tình trạng của vong này. Trong các câu trả lời đó họ cho biết rất cụ thể là: có những ai đã hoặc đang bị bệnh/tật/tai ách/tai nạn gì hoặc làm nghề gì? Hoặc các đời trước có ai đã từng làm chức sắc gì? Từng người trong số đó có quan hệ như thế nào với người ghi tên đứng sớ xin giải nghiệp? vân vân...
Yếu tố thứ ba này có vai trò rất quan trọng. Bởi nó đảm bảo tính khách quan và xác thực, tính thực chứng của việc giải nghiệp theo cách của các nhà ngoại cảm tâm linh đã nêu.
Sự kết hợp của cả ba yếu tố vừa nêu trên cho phép đánh giá về tính khách quan và độ tin cậy của việc giải nghiệp theo phương cách của các nhà ngoại cảm tâm linh đã nêu.
·         Ba là:  Việc giải nghiệp theo phương cách của các nhà ngoại cảm tâm linh nêu trên không gây tốn kém tiền của của dân bởi được thực hiện theo đúng tinh thần “Cha Mẹ thương con vô bờ bến” của Tổ Tiên dân tộc Việt chúng ta. Người đến xin làm giải nghiệp cho gia tiên dòng họ thì tùy tâm dâng lễ. Các nhà ngoại cảm tâm linh đến làm việc để giúp dân mà không lấy một xu nào của dân; không ai được phép đòi hỏi và lại càng không được phép đặt giá đối với dân. (Bởi các nhà ngoại cảm tâm linh biết rõ rằng: người làm việc Tâm Linh mà đặt giá với dân để làm bất kỳ một việc Tâm Linh nào thì cũng đều là mắc tội gây nghiệp).
·         Bốn là:    Việc giải nghiệp theo phương cách của các nhà ngoại cảm tâm linh nêu trên có ý nghĩa giáo dục xã hội rất tích cực theo đúng tinh thần của Tổ Tiên dân tộc ta. Bởi trong lễ giải nghiệp theo cách này có hẳn một bước để các nhà ngoại cảm tâm linh phân tích, giảng giải, nhắc nhở con cháu của dòng họ cần phải tu tâm sửa đức, sống nhân nghĩa, làm điều lành, tránh điều ác, tích đức tích thiện để ‘vun trồng cây phúc’ cho các đời con cháu về sau. Việc này giúp con cháu của các dòng họ hiểu được và thấy rõ rằng phải làm được hai điều sau đây: a)- Phải sống đúng với lương tâm thì mới tránh được hậu họa cho bản thân và cho các đời sau; b)- Phải tu tâm gột đức, tích đức tích thiện để giải nghiệp cho gia tiên được tốt nhất, hiệu quả nhất, chủ động nhất, và, để vun trồng phúc lộc cho con cháu sau này.
·         Năm là:   Kết quả nghiên cứu thực chứng này về nghiệp và giải nghiệp cũng đồng thời góp phần chấn hưng đạo đức và văn hóa ứng xử trong xã hội hiện nay, góp phần làm giảm để tiến tới xóa bỏ những tiêu cực trong nhiều khâu hành chính và quản lý hiện nay. Việc giải nghiệp theo phương cách của các nhà ngoại cảm tâm linh nêu trên góp phần làm cho xã hội ta thêm lành mạnh kể cả trong lĩnh vực Tâm Linh cũng như trong các lĩnh vực khác của đời sống hàng ngày.
5.   Những bài học đúc rút được từ quá trình nghiên cứu thực chứng về nghiệp và giải nghiệp
Ba năm ròng rã liên tục quan sát, ghi nhận, trăn trở, thực hiện nghiên cứu thực chứng này về nghiệp và giải nghiệp đã đúc rút cho chúng tôi những bài học vô cùng thấm thía. Thật khó để thu được những bài học này nếu không được ‘hít thở’ liên tục trong bầu không khí thực chứng như thế. Bởi vậy, chúng tôi mong muốn được chia xẻ cùng mọi người những bài học mà chúng tôi cho là vô cùng thấm thía đó.
Bài học thứ nhất :
Những điều thực chứng nêu trên càng ngày càng cô đúc cho chúng tôi một bài học thấm thía rất sâu sắc, thật rõ như ban ngày; đó là:  Chết không phải là đã hết! Và: ‘LINH HỒN của các họ gia KHÔNG BAO GIỜ MẤT mà là VẪN LINH’!
Bài học thứ hai :
Chết không có nghĩa là sẽ chẳng còn có chuyện gì diễn ra sau khi chết! Nghiên cứu thực chứng này cho thấy thực tế là: Sau khi chết, những vong - những linh hồn -  khi sống ở trần dương đã phạm tội và gây ra nghiệp thì đều bị trừng phạt theo đúng tội lỗi mà họ đã phạm phải. Đối với họ thì hình phạt đau đớn nhất là phải tận mắt chứng kiến cảnh mấy đời con cháu trong dòng tộc/dòng họ/ ở cõi trần dương liên tục bị tai ương vật vã do phải gánh chịu những hậu quả nặng nề bởi nghiệp mà các vong đó đã gây ra khi sống ở cõi trần.
Bài học thứ ba :  Các Quan Âm làm việc nghiêm minh, theo đúng nguyên tắc công minh, chính trực, kỷ cương.
Suốt ba năm liên tục chăm chú quan sát kỹ càng và nghiên cứu thực chứng về nghiệp và giải nghiệp đã cho chúng tôi một bài học nữa; đó là: Các Quan Âm làm việc rất nghiêm minh, theo đúng nguyên tắc công minh, chính trực và kỷ cương.
Một số trường hợp gia tộc có hai-ba đời con cháu liên tiếp rất giàu, tiền lắm của nhiều, sắm lễ rất to, nhưng vong đã gây nghiệp nặng thì vẫn bị xử phạt nặng nề. Mọi thứ lễ vật đều không thể ‘mua chuộc’ được các Quan Âm; bởi lẽ các Quan Âm đều làm việc rất nghiêm minh, theo đúng nguyên tắc công minh, chính trực và kỷ cương. Điều này cũng dễ hiểu nếu ta xem lại nhóm các nghiệp bởi có chức quyền và liên quan (gồm các nghiệp từ số 3 đến số 10) trong phần trích từ Bảng Nhân-Quả NQ-3.
Cả tám nghiệp trong nhóm các nghiệp bởi có chức quyền và liên quan này đều là những tội rất nặng. Cụ thể như sau:
Nghiệp số 3tội lợi dụng vị trí của mình để tham nhũng, để nhận đút lót bằng tiền của hoặc bằng gái, hoặc là để dẫn mối đút lót bằng tiền của hay bằng gái. Phạm tội này thì làm từ 4 đến 7 đời con cháu phải gánh chịu những hậu quả rất nặng nề; cụ thể là tính trung bình, cứ trong 100 lần phạm tội này thì: có 50 lần làm con cháu phải đền mạng hoặc chết yểu; hơn 12 lần làm con cháu bị ung thư; hơn 12 lần con cháu bị liệt toàn thân hoặc liệt nửa người; hơn 87 lần làm con cháu bị tật bệnh ở vùng đầu và cổ; 75 lần làm con cháu bị bệnh tim mạch; 50 lần làm con cháu bị các bệnh khác ở vùng ngực; cả 100 lần làm con cháu bị các bệnh tật ở vùng bụng; hơn 12 lần làm con cháu bị các tật bệnh về đường sinh sản; hơn 87 lần làm con cháu bị tật bệnh ở vùng lưng và chân tay; hơn 12 lần làm con cháu bị nghiện, cờ bạc, rượu chè, mất tiền của, lụn bại.
- Nghiệp số 4tội có chức có quyền mà xử việc oan sai hoặc gây ra việc oan sai. Phạm tội này thì làm từ 5 đến 7 đời con cháu phải gánh chịu những hậu quả rất nặng nề; cụ thể là tính trung bình, cứ trong 100 lần phạm tội này thì: có hơn 53 lần làm con cháu phải đền mạng hoặc chết yểu; hơn 26 lần làm con cháu bị ung thư; hơn 13 lần làm con cháu bị bệnh tâm thần; hơn 6 lần con cháu bị liệt toàn thân hoặc liệt nửa người; hơn 53 lần làm con cháu bị tật bệnh ở vùng đầu và cổ; 20 lần làm con cháu bị bệnh tim mạch; 20 lần làm con cháu bị các bệnh khác ở vùng ngực; hơn 93 lần làm con cháu bị các bệnh tật ở vùng bụng; hơn 6 lần làm con cháu bị các tật bệnh về đường sinh sản; hơn 46 lần làm con cháu bị tật bệnh ở vùng lưng và chân tay; hơn 6 lần làm con cháu không vợ không chồng hoặc khó có vợ chồng hoặc có vợ có chồng mà vẫn chăn đơn gối chiếc lạnh lẽo như không; hơn 13 lần làm con cháu lỡ dở đường tình duyên, lắm vợ lắm chồng; hơn 13 lần làm con cháu không có con hoặc hiếm con; hơn 6 lần làm con cháu phải sống cơ cực, hay bị oan, bị khinh miệt.
Nghiệp số 5tội theo lệnh cấp trên làm việc sai trái hoặc giết người. Phạm tội này thì làm từ 4 đến 6 đời con cháu phải gánh chịu những hậu quả rất nặng nề; cụ thể là tính trung bình, cứ trong 100 lần phạm tội này thì: có hơn 85 lần làm con cháu phải đền mạng hoặc chết yểu; hơn 14 lần làm con cháu bị ung thư; 43 lần làm con cháu bị bệnh tâm thần; hơn 28 lần con cháu bị liệt toàn thân hoặc liệt nửa người; hơn 85 lần làm con cháu bị tật bệnh ở vùng đầu và cổ; hơn 28 lần làm con cháu bị bệnh tim mạch; hơn 14 lần làm con cháu bị các bệnh khác ở vùng ngực; hơn 57 lần làm con cháu bị các bệnh tật ở vùng bụng; hơn 71 lần làm con cháu bị tật bệnh ở vùng lưng và chân tay; hơn 28 lần làm con cháu bị nghiện, cờ bạc, rượu chè, mất tiền của, lụn bại.
- Nghiệp số 6tội lơ là trách nhiệm gây thiệt hại cho người khác. Phạm tội này thì làm từ 3 đến 4 đời con cháu phải gánh chịu những hậu quả nặng nề; cụ thể là tính trung bình, cứ trong 100 lần phạm tội này thì: cả 100 lần làm con cháu bị tật bệnh ở vùng đầu và cổ; 50 lần làm con cháu bị bệnh tim mạch; hơn 33 lần làm con cháu bị các bệnh khác ở vùng ngực; cả 100 lần làm con cháu bị các bệnh tật ở vùng bụng; hơn 16 lần làm con cháu bị các tật bệnh về đường sinh sản; hơn 33 lần làm con cháu bị tật bệnh ở vùng lưng và chân tay; hơn 16 lần làm con cháu bị câm/điếc/mù; hơn 16 lần làm con cháu bị nghiện, cờ bạc, rượu chè, mất tiền của, lụn bại.
Nghiệp số 7tội làm việc sai trái hoặc xúi bẩy làm việc sai trái, thất đức, hại người khác. Phạm tội này thì làm từ 3 đến 5 đời con cháu phải gánh chịu những hậu quả rất nặng nề; cụ thể là tính trung bình, cứ trong 100 lần phạm tội này thì: có hơn 16 lần làm con cháu phải đền mạng hoặc chết yểu; hơn 33 lần làm con cháu bị liệt toàn thân hoặc liệt nửa người; 50 lần làm con cháu bị tật bệnh ở vùng đầu và cổ; hơn 16 lần làm con cháu bị bệnh tim mạch; hơn 33 lần làm con cháu bị các bệnh tật ở vùng bụng; hơn 33 lần làm con cháu bị tật bệnh ở vùng lưng và chân tay; hơn 16 lần làm con cháu phải sống cơ cực, hay bị oan, bị khinh miệt.
Nghiệp số 8tội vu oan /nghi oan, dựng chuyện, vu khống/ làm hại người khác. Phạm tội này thì làm từ 3 đến 4 đời con cháu phải gánh chịu những hậu quả rất nặng nề; cụ thể là tính trung bình, cứ trong 100 lần phạm tội này thì: có hơn 72 lần làm con cháu phải đền mạng hoặc chết yểu; hơn 18 lần làm con cháu bị ung thư; hơn 9 lần làm con cháu bị bệnh tâm thần; hơn 18 lần làm con cháu bị liệt toàn thân hoặc liệt nửa người; 82 lần làm con cháu bị tật bệnh ở vùng đầu và cổ; hơn 36 lần làm con cháu bị bệnh tim mạch; hơn 36 lần làm con cháu bị các bệnh khác ở vùng ngực; cả 100 lần làm con cháu bị các bệnh tật ở vùng bụng; hơn 45 lần làm con cháu bị tật bệnh ở vùng lưng và chân tay; hơn 9 lần làm con cháu bị câm/điếc/mù; hơn 9 lần làm con cháu lỡ dở đường tình duyên, lắm vợ lắm chồng; hơn 27 lần làm con cháu phải sống cơ cực, hay bị oan, bị khinh miệt.
Nghiệp số 9tội làm người khác phải tù tội oan sai. Phạm tội này thì làm từ 3 đến 8 đời con cháu phải gánh chịu những hậu quả rất nặng nề; cụ thể là tính trung bình, cứ trong 100 lần phạm tội này thì: cả 100 lần làm con cháu phải đền mạng hoặc chết yểu; 20 lần làm con cháu bị bệnh tâm thần; 80 lần làm con cháu bị tật bệnh ở vùng đầu và cổ; 40 lần làm con cháu bị bệnh tim mạch; 40 lần làm con cháu bị các bệnh tật ở vùng bụng; 20 lần làm con cháu bị tật bệnh ở vùng lưng và chân tay; 20 lần làm con cháu bị câm/điếc/mù; 60 lần làm con cháu không có con hoặc hiếm con; 20 lần làm con cháu bị nghiện, cờ bạc, rượu chè, mất tiền của, lụn bại; 20 lần làm con cháu phải sống cơ cực, hay bị oan, bị khinh miệt.
Nghiệp số 10tội vơ vét hoặc chiếm đoạt hay trộm cắp của công hoặc của người khác. Phạm tội này thì làm từ 3 đến 5 đời con cháu phải gánh chịu những hậu quả rất nặng nề; cụ thể là tính trung bình, cứ trong 100 lần phạm tội này thì: có hơn 38 lần làm con cháu phải đền mạng hoặc chết yểu; 81 lần làm con cháu bị tật bệnh ở vùng đầu và cổ; hơn 38 lần làm con cháu bị bệnh tim mạch; hơn 19 lần làm con cháu bị các bệnh khác ở vùng ngực; hơn 71 lần làm con cháu bị các bệnh tật ở vùng bụng; 5 lần làm con cháu bị các tật bệnh về đường sinh sản; hơn 52 lần làm con cháu bị tật bệnh ở vùng lưng và chân tay; 5 lần làm con cháu không vợ không chồng hoặc khó có vợ chồng hoặc có vợ có chồng mà vẫn chăn đơn gối chiếc lạnh lẽo như không; 5 lần làm con cháu lỡ dở đường tình duyên, lắm vợ lắm chồng; hơn 14 lần làm con cháu bị nghiện, cờ bạc, rượu chè, mất tiền của, lụn bại; 5 lần làm con cháu phải sống cơ cực, hay bị oan, bị khinh miệt.
‘Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá’, lưới Trời lồng lộng, chẳng ai có thể che giấu Tòa Thiên-Âm được một việc gì! Mong sao những ai đang có chức có quyền ở cõi trần dương và những người liên quan thì cố theo gương các Quan Âm để làm được hai điều sau đây:
Điều thứ nhất là: Soi và hiểu kỹ càng 8 nghiệp bởi có chức quyền và liên quan trong bảng Nhân-Quả NQ-3 để nắm rõ từng tội và hình dung nếu bản thân mình phạm tội đó thì mấy đời con cháu sẽ phải chịu tai ương vật vã như thế nào?!
Điều thứ hai là: Xử lý công việc nghiêm minh, theo đúng nguyên tắc công minh, chính trực và kỷ cương. Nếu chưa làm được điều này thì xem lại điều thứ nhất!
Thông thường những người có chức có quyền thực thi chức và quyền của họ chỉ có 8 giờ mỗi ngày. Hai phần ba thời gian còn lại của mỗi ngày làm việc thông thường và toàn bộ những ngày nghỉ khác thì họ cũng là những người dân như bao người dân thường khác. Do vậy họ cũng phải ‘soi gương Nhân-Quả NQ-3’ rất kỹ càng để tránh mắc phải 46 nghiệp khác nữa.
Việc ‘soi gương Nhân-Quả NQ-3’ nhắc nhở ta giữ gìn cẩn trọng trong từng lời nói từng việc làm để ta không mắc tội/lỗi/lầm, để bản thân ta được bình yên hạnh phúc, và, để cho nhiều đời con cháu về sau không bị tai ương tật ách vật vã do phải gánh trả nghiệp mà ta đã gây ra! ‘Soi gương Nhân-Quả NQ-3’ chính là một việc cần làm thường xuyên của mỗi người cũng như của từng gia đình, từng dòng tộc. Làm được như thế dân ta chắc chắn sẽ hạnh phúc, nước ta chắc chắn sẽ giàu mạnh, rạng rỡ tương lai!
Bài học thứ tư :
  SỐNG CÓ TÂM thì tự cứu được mình, lại giải được nghiệp gây bởi các đời trước trong gia tiên, đồng thời vun trồng được cả phúc lộc cho các đời sau!
Chữ TÂM luôn được Tổ Tiên dân tộc ta xếp ở vị trí quan trọng nhất trong số những phẩm chất hàng đầu của một con người. Có TÂM thì mới có ĐỨC, có NHÂN, có NGHĨA được. Có sống đúng với lương tâm thì mới tự cứu được mình không phạm phải những sai/lầm/nhầm/lỗi/tội, mới không gây ra nghiệp làm các đời sau bị tai ương, tật ách vật vã do phải gánh chịu nghiệp đó.
Các con cháu trong gia tộc/trong dòng họ/ mà biết bảo ban nhau, nhắc nhở nhau cùng sống đúng với lương tâm thì mới ‘giải được nghiệp’ và nhất định sẽ ‘giải được nghiệp’ – nghĩa là mới cứu giúp cho các vong đời trước trong gia tiên/dòng tộc/dòng họ/ của mình ở cõi âm được ‘ân xá’ thoát khỏi những hình phạt nghiêm khắc bởi đã gây nên nghiệp đó. Điều này cũng đồng thời có nghĩa là các con cháu của dòng tộc/dòng họ/ của mình đang sống ở trần dương sẽ được dứt khỏi những tai ương tật ách làm điêu đứng bao lâu nay do phải gánh trả nghiệp gây bởi các đời trước. Sống đúng với lương tâm cũng đồng thời có nghĩa là vun trồng NHÂN LÀNH để mai sau con cháu được hưởng QUẢ NGỌT. Có sống đúng với lương tâm thì mới vun trồng được phúc lộc cho các đời sau.
SỐNG CÓ TÂM thì tự cứu được mình, lại giải được nghiệp gây bởi các đời trước trong gia tiên, đồng thời vun trồng được cả phúc lộc cho các đời sau! Bài học này được đặt ở cuối cùng nhưng không có nghĩa là nó ít giá trị nhất, mà hoàn toàn ngược lại - nó là bài học quan trọng nhất; bởi đây chính là chìa khóa
-    Để mỗi người chúng ta tự cứu mình và giữ được sự bình yên hạnh phúc cho chính bản thân mình một cách chủ động nhất và tích cực nhất.
-    Để mỗi người chúng ta bằng cách chủ động nhất và tích cực nhất có thể giúp cho các bậc gia tiên của mình được nhẹ gót nơi vĩnh hằng.
-    Để mỗi người chúng ta vun trồng NHÂN LÀNH, chăm lo QUẢ PHÚC cho các đời sau một cách chủ động nhất và tích cực nhất.
Bởi vậy, chúng ta hãy cùng nhau trân trọng gìn giữ chiếc chìa khóa thần kỳ này! Hãy SỐNG CÓ TÂM và SỐNG ĐÚNG VỚI LƯƠNG TÂM!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.     Phùng Văn Duân và Nguyễn Đức Thiện. Báo cáo đề tài ‘Nghiên cứu thực chứng về nghiệp và giải nghiệp’. Trung tâm ‘Nghiên cứu các hiện tượng và khả năng đặc biệt’. Hà Nội, 2015.
2.     Phùng Văn Duân và Nguyễn Đức Thiện. ‘Nghiên cứu Tâm Linh Việt: Một số ứng dụng mới trong đời sống và khoa học’. Báo cáo tại Hội nghị khoa học toàn quốc ‘Nghiên cứu và ứng dụng khả năng đặc biệt của con người’. Hà Nội, 13-12-2016.
Chú thích: Danh sách cụ thể 54 nghiệp đó là: 1. Phỉ báng /vô lễ với Thánh Thần của nước Việt; 2. Phá hại đền đình chùa miếu thờ người có công với nước với dân; 3. Lấy/giữ của đền đình chùa miếu làm của riêng; 4. Phá hại nơi thờ tự của họ khác / của nhà khác; 5. Phá /chiếm đất/ nhà thờ tổ/ nhà thờ chi họ mình; 6. Phá /xâm lấn /làm hư hại mồ mả; 7. Đào bới làm hư hại long mạch của thần linh; 8. Làm việc tâm linh mà tham tiền hám lợi/ tróc tiền của dân; 9. Làm thầy phù thủy, nuôi âm binh hại người; 10. Nợ tiền công đức / hứa làm công đức mà không làm; 11. Giết người / làm người khác phải chết; 12.Đánh hoặc làm người khác bị đau, ốm, thương, tật; 13. Lợi dụng vị trí để tham nhũng; nhận của đút lót  hoặc dẫn đút lót tiền/gái; 14. Có chức có quyền mà xử /gây ra/ việc oan sai; 15. Theo lệnh cấp trên làm việc sai trái/ giết người; 16. Lơ là trách nhiệm gây thiệt hại cho người khác; 17. Làm/ xúi bẩy làm/ việc sai trái, thất đức, hại người khác; 18. Vu oan/ nghi oan/ dựng chuyện / vu khống/ làm hại người khác; 19. Làm người khác phải tù tội oan sai; 20.Vơ vét /chiếm đoạt/ trộm cắp của công hoặc của người khác; 21. Vô cảm/làm ngơ, không cứu giúp người gặp nạn; 22. Đầu cơ trục lợi khi người khác gặp cơn khốn khó; 23. Vay/mượn mà không trả hoặc không trả hết; 24. Bất hiếu với cha mẹ; 25. Đối xử tàn nhẫn / xỉ nhục/ chửi bới /nói xấu người khác; 26. Đốt/ phá/ làm cháy nhà người khác; 27. Không công bằng /không sòng phẳng/ gây thiệt hại cho người khác; 28. Làm nghề sát sinh (giết mổ); 29. Bỏ rơi (không ngó ngàng tới) gia đình; 30. Tranh vợ /cướp chồng của người khác; 31. Bẻ hoa ghẹo nguyệt/ làm hại đời con gái nhà lành; 32. Trêu hoa ghẹo nguyệt; 33. Ăn nằm với người không phải vợ/chồng mình; 34. Làm người ta có thai rồi bắt phá bỏ thai, không cưới làm vợ; 35. Làm người ta chửa/đẻ mà không cưới, mà bỏ con; 36. Phá thai /tự phá thai vì không được cưới làm vợ; 37. Quên/sai lời hẹn ước/ làm người ta lỡ dở tình duyên; 38. Yêu A lại lấy B, tham tình bạc nghĩa, tham vàng bỏ ngãi; 39. Lấy nhiều vợ; 40. Ép duyên người khác /ép duyên con; 41. Đánh ghen làm hại tình địch; 42. Lấy/ ăn nằm/ với người có quan hệ huyết thống gần; 43.Lấy vợ/chồng là con đẻ của bố mẹ nuôi; 44. Nam nữ gian díu nơi đền đình chùa; tu mà phá giới; 45. Vô ơn/ lấy oán báo ân/ ăn có nói không; 46. Dối trá/ lừa gạt/ nói sai sự thật gây hại cho người khác; 47. Cho vay nặng lãi; 48. Lấn/chiếm đất công/ đất của nhà khác; 49. Giết hại/ phá hại vật nuôi và sản xuất của nhà khác; 50. Buôn bán /cânđo đong đếm/ điêu sai; 51. Quát /nạt / chửi mắng người khác; 52. Bắt trâu bò làm quần quật quá sức; 53. Giết hại con vật thiêng (rắn thần…); 54. Quên/sai lời hẹn ước tình duyên trong kiếp trước. (Nghiệp này thường được gọi là ‘duyên tiền kiếp’).


                          [1] PGS TS, UV Hội đồng khoa học Trung tâm Nghiên cứu các hiện tượng và khả năng đặc biệt
                          [2] TS Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các hiện tượng và khả năng đặc biệt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét