Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP ĐÃ VỀ TRONG LÒNG ĐẤT MẸ

Bài đã đăng ở Bản tin 03 của Viện NC&ƯD TNCN

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP ĐÃ VỀ TRONG LÒNG ĐẤT MẸ

Đại tướng Võ Nguyên Giáp tên khai sinh là Võ Giáp, bí danh: Văn. Ông sinh ngày 25-8-1911 ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, trong một gia đình nhà nho, con của liệt sĩ Võ Quang Nghiêm và mẹ là bà Nguyễn Thị Kiên.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh phong quân hàm Đại tướng năm 1947, lúc này, ông mới 37 tuổi. Trong 30 năm làm Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng Tư lệnh Quân đội, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1946-1976), Đại tướng đã tổ chức chỉ huy quân và dân Việt Nam lần lượt đánh bại các đội quân xâm lược: Phát xít Nhật, giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám 1945, sau đó đánh thắng đội quân Viễn chinh của thực dân Pháp với gần 20 vạn quân Pháp, rồi đánh bại đội quân xâm lược của đế quốc Mỹ với 54 vạn quân Mỹ và 6 vạn quân đồng minh của Mỹ.
Từ 2009-2013, Đại tướng nghỉ dưỡng tại nhà riêng và điều trị bệnh tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Lúc 18g09 ngày 4-10-2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hưởng thọ 103 tuổi.
Địa điểm an táng Đại tướng ở lưng chừng triền núi phía nam, cách ngọn Mũi Rồng khoảng 1 km. Nơi đây có khung cảnh thiên nhiên mênh mông và thơ mộng, địa thế lý tưởng về phong thủy “tọa sơn vọng thủy”. Theo các cụ cao niên trong làng Thọ Sơn, khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến, nhất là đỉnh núi Mũi Rồng được nhân dân truyền tụng là nơi rất linh thiêng.
Lễ 35 ngày, rồi Lễ 49 ngày… hoa vẫn xếp tầng trong vườn nhà Đại tướng, trên đồi thông xanh ngút ngàn, bên cạnh sắc vàng tươi hoa cúc, dòng người vẫn không ngớt đổ về nơi đất thiêng khiến cho khu Mộ trở nên ấm áp, gần gũi.  
Tới nay, đã hơn 3 tháng kể từ ngày Ông về nằm trong lòng đất Mẹ, lòng dân Quảng Bình, lòng dân Việt Nam vẫn thổn thức khôn nguôi …
Có một điều thật kỳ diệu: sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm hồi sinh lại nhiều giá trị tưởng chừng như đã mất. Bất cứ ai thành tâm, cũng có thể rút ra được bài học khi nhìn về chân dung của Người: Sống để yêu thương, sống để cống hiến, sống để thứ tha.
Bài học về giá trị thật.
Bài học về nhân cách.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp nằm xuống nhưng thân xác tro bụi của ông lại tạo ra một sức hút ghê gớm, một lực hấp dẫn tự nhiên nhưng mãnh liệt đến lạ kỳ. Hàng triệu người quy tụ mà không cần một lời hiệu triệu nào…
Lực hấp dẫn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một thứ quyền năng, ông chính là lãnh tụ tinh thần của Việt Nam.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp bất tử trong lòng dân tộc nên những giá trị mà ông tạo ra, mà ông làm hồi sinh, sẽ tiếp tục lan tỏa như một tiếng vọng. Tiếng vọng đó còn kéo dài, ngân vang và bất tử như chính ông.
Sự kiện ông qua đời ngày 4/10 được coi như “chiến thắng cuối cùng” của vị tướng của lòng dân, khi làm thức tỉnh những giá trị dân tộc và sức mạnh đoàn kết của triệu người Việt Nam. Ông được người dân coi như hiện tượng mà họ mong muốn về một nhà lãnh đạo. Đó là sự hấp dẫn quần chúng, sự nghiệp anh hùng, sống trong sạch và yêu nước thực thụ (Đại tướng Võ nguyên Giáp - nhân vật của năm 2013” –Vne xpress 24/12/2013).
Với Bộ môn Cận tâm lý thuộc TTNCTNCN trước đây và nay thuộc Viện NC&UDTNCN Đại tướng luôn ưu ái dành cho những cuộc gặp mặt thân mật, thăm hỏi và lắng nghe Bộ môn báo cáo về việc tìm hài cốt liệt sĩ, cũng như dành cho Bộ môn những lời căn dặn trí tuệ, chân tình.
Sưu tầm và biên tập: Phòng TTTL
   
THƯỢNG TƯỚNG NGUYỄN NAM KHÁNH ĐÃ RA ĐI
(2/1925-20/10/2013)

Gần nửa tháng sau khi tổ chức Lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quân dân Việt Nam lại ngậm ngùi tiễn biệt một vị tướng tài nữa: Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh.
Thượng tướng đã xa rời thế giới này lúc 4g57 ngày 20/10/2013 tại Bệnh viện Trung ương QĐ, hưởng thọ 86 tuổi.
Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh tham gia Cách mạng từ năm 1945, năm 1960 tốt nghiệp Học viện Quân sự Bắc Kinh, Trung Quốc.
Cả cuộc đời binh nghiệp của Thượng tướng gắn liền với nhiều chiến công.
Thượng tướng từng giữ chức vụ Chính ủy sư đoàn 3 (Sư đoàn Sao Vàng), Phó chính ủy quân khu 5, Khu ủy viên khu 5, Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng các khóa V,VI,VIII.
Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh đã từng là trưởng đoàn tìm kiếm hài cốt các Liệt sỹ hy sinh ở K’Nak, huyện K Bang, tỉnh Gia Lai trong một trận chiến không cân sức đêm ngày 7/3/1965. Đây là đoàn tìm kiếm hài cốt LS do Bộ môn Cận tâm lý, phối hợp cùng gia đình LS tổ chức. Cuộc tìm kiếm hài cốt LS được đánh giá rất thành công, quy tập gần 300 LS, sau đó Đảng và chính quyền huyện K Bang cùng chuyên đề Báo An ninh Thế giới vận động, kêu gọi bạn đọc cả nước chung tay đóng góp xây dựng Đài Tưởng niệm tại K’Nak, tân trang mở rộng nghĩa trang Liệt sĩ huyện K Bang.
BBT: Quân khu 5 là một trong 7 quân khu của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Quân khu 5 bao gồm Tây Nguyên và 7 tỉnh, thành phố duyên hải nam Trung bộ: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận.
Sưu tầm và biên tập: Phòng TTTL

20/11- NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

1. Lịch sử ra đời ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 gắn liền với lịch sử của tổ chức giáo giới tiến bộ trên thế giới.
Tháng 7-1946 Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục được thành lập. Trụ sở đặt tại Paris- Pháp, sau chuyển sang Áo rồi sang Tiệp khắc và từ năm 1977 trụ sở đặt tại Berlin- Đức.
Tháng 7-1953 Công đoàn Giáo dục Việt Nam được gia nhập tổ chức giáo giới quốc tế này.
Tháng 8-1954 tổ chức công đoàn của các nhà giáo tiến bộ và cách mạng trên thế giới đã nhất trí thông qua bản “Hiến chương các nhà giáo”, gồm 15 chương trong đó có một số nội dung chủ yếu là:
Đấu tranh chống lại các quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu, phản động, phản dân chủ, phản khoa học nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, dân chủ và khoa học.
Đấu tranh thủ tiêu chế độ bạc đãi, coi khinh nghề dạy học, bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của các nhà giáo.
Quy định một số điều đối với các nhà giáo, đặc biệt nêu cao nghề dạy học.
Ngày 30-8-1957, hội nghị quốc tế các nhà giáo lần thứ 2 tại Vac-xa-Va, thủ đô Ba Lan đã quyết định lấy ngày 20-11 hằng năm là ngày “Hiến chương các nhà giáo” 
2. Ở Việt Nam: Theo đề nghị của Bộ Giáo dục, Hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định số 167-HĐBT ngày 28-9-1982: “Hàng năm sẽ lấy ngày 20 tháng 11 là Ngày nhà giáo Việt Nam”. Và ngày 20-11-1982, Ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tổ chức trọng thể tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội.
Toàn bộ Ban lãnh đạo Viện (Viện trưởng, Chủ tịch Hội đồng khoa học và 2 Phó viện trưởng) và hơn nửa số cán bộ chủ chốt của Viện NC & ƯD TNCN của chúng ta là những người đã giành cả đời mình cho sự nghiệp giáo dục
Viện đã tổ chức buổi họp mặt các cán bộ chủ chốt và các Thày Cô giáo đang công tác trong Viện nhân ngày một năm thành lập Viện (14/11/2012- 14/11/2013) và ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11)
Sưu tầm và biên tập: Phòng TTTL

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét