Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Nghiệm thu Đề tài NC KH của Viện NC&ƯD TNCN

Bài đã đăng trong Bản tin 03 của Viện NC&ƯD TNCN

NGHIỆM THU KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC NĂM 2013 ĐẶT CƠ SỞ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CHO NHIỀU NĂM SAU
Ban Quản lý khoa học

Chiều ngày 20/12/2013 tại phòng họp ở 53 Nguyễn Du, Hà Nội, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (sau gọi viết tắt LHH VN) đã tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài “Một số vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu khoa học tiềm năng con người” do Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người thực hiện (sau đây gọi tắt là Viện).

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
(Kèm theo Quyết định số 82 QĐ/ VNC&UD ngày 07/8/2013)

1
GS.TSKH Phan Anh
Chủ nhiệm đề tài
2
PGS.TS. Bùi Tiến Quý
Thư ký đề tài
3
NCV. chính Nguyễn Phúc Giác Hải
Ủy viên
4
TS. Nguyễn Chu Phác
Ủy viên
5
Kỹ sư Đỗ Trọng Khuê
Ủy viên
6
Nhà giáo Quan Lệ Lan
Ủy viên
7
TS. Trần Thống Nhất
Ủy viên
8
Ths. Vũ Đức Huynh
Ủy viên
9
PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Ủy viên

CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA
1.      Đại tá Hàn Thụy Vũ
2.      Thạc sĩ Nguyễn Quang Thịnh
3.      TS. Phạm Việt Anh
4.      BS. Nguyễn Thế Dân
5.      N.ng. cứu Đoàn Thanh Hương
6.      N.ng. cứu Đồng Thị Bích Hường
7.      Kỹ sư Bùi Gia Long
8.      PGS.TS. Bùi Hoàng Oanh
9.      N.ng. cứu Võ Thành
10.  Lương y Nguyễn Đức Chính.

Đề tài được triển khai từ tháng 8 năm 2013 và kết thúc vào tháng 11 năm 2013
TS Ngô Xuân Hùng, Trưởng ban Khoa học-Công nghệ Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) đã đọc Quyết định của LHHVN về việc thành lập Hội đồng nghiệm thu do GS TS Đoàn Xuân Mượu làm Chủ tịch, GS VS Nguyễn Trường Tiến, Phản biện 1, PGS TS Ngô Tiến Quý, Phản biện 2, các thành viên: GS TS Dương Phú Hiệp, TS Đào Bội Hoàn, TS Trần Hữu Cận, PGS TS Hoàng Văn Chức.
GS TSKH Phan Anh, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện - Chủ nhiệm đề tài, báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu gồm: 01 bản Báo cáo tổng hợp và 08 chuyên đề. Báo cáo tổng hợp dài 142 trang, kết cấu làm 7 chương với 134 tài liệu tham khảo và 8 chuyên đề dài 168 trang là Phụ lục của bản Báo cáo tổng hợp.
Phản biện 1, Phản biện 2 và các thành viên Hội đồng đọc nhận xét và phân tích sâu sắc kết quả cũng như các vấn đề mà đề tài đã đặt ra. Đây là một đề tài khó, nhạy cảm, thực hiện trong thời gian 4 tháng với kinh phí hạn hẹp. Cả bảy ý kiến đều đánh giá cao nội dung và kết quả đề tài và nhất trí đề nghị cho nghiệm thu đề tài.
GS Phan Anh đã tiếp thu các ý kiến nhận xét, đóng góp của các thành viên Hội đồng để hoàn chỉnh báo cáo, đồng thời trình bày rõ thêm một số khó khăn trong việc tổ chức nghiên cứu lĩnh vực còn mới, khó và đặc biệt này.
Thư ký Hội đồng thông qua biên bản ghi ý kiến của các thành viên Hội đồng, và tổng hợp 7 phiếu đánh giá của các thành viên Hội đồng. Hội đồng đánh giá kết quả nghiên cứu theo các tiêu chí của Bộ Khoa học – Công nghệ với thang điểm là 100. Các kết quả đánh giá: thấp nhất 91 điểm, cao nhất 100 điểm, điểm trung bình là  93,7 - xếp hạng là xuất sắc (theo quy định trên 90 điểm được xếp hạng xuất sắc). Chủ tịch Hội đồng kết luận và kiến nghị Liên hiệp Hội Việt Nam quan tâm đầu tư nhân lực, tài chính cho lĩnh vực nghiên cứu còn đầy chông gai này.
TS Trần Việt Hùng, Phó Chủ tịch LHHVN đã phát biểu, chúc mừng thành công của Viện về đề tài đã hoàn thành đúng thời gian và sự đánh giá cao của Hội đồng về kết quả nghiên cứu, đồng thời đề nghị Viện không chỉ giới hạn nghiên cứu khả năng ngoại cảm, tâm linh mà nên mở ra những hướng nghiên cứu về khả năng – tiềm năng của con người với quan điểm con người là một tiểu vũ trụ.
Ý nghĩa quan trọng nhất của kết quả nghiệm thu đề tài “Một số vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu khoa học tiềm năng con người” là thông qua việc  tổng hợp, đánh giá những Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong nhiều năm qua, tập thể tác giả đã rút ra kết luận về những vấn đề còn tồn tại hoặc chưa đầy đủ để từ đó đề xuất những nét cơ bản của mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu và ứng dụng của Viện từ năm 2014 đến 2018 và tầm nhìn đến năm 2030, đặc biệt là những vấn đề mang tính đặc thù của Việt Nam.
Do khuôn khổ một bài viết, dưới đây chúng tôi trân trọng giới thiệu với bạn đọc nội dung phần“Đề xuất” nêu trên của đề tài.

1. Đề xuất mục tiêu cần đạt được từ các nội dung nghiên cứu và ứng dụng                         
1.     Làm rõ về các phương thức hình thành khả năng đặc biệt và việc thu nhận thông tin của những người có khả năng đặc biệt.
2.     Đóng góp cơ sở lý luận, khoa học về thế giới vô hình thông qua việc khai thác khả năng tiếp cận của những người có khả năng đặc biệt với thế giới vô hình, từ đó rút ra những đặc điểm mang tính phổ biến có quy luật của các hiện tượng siêu hình, bài trừ mê tín dị đoan.
3.     Thông qua việc phát hiện, trắc nghiệm những người có khả năng đặc biệt, đề xuất giải pháp bồi dưỡng để giữ gìn và phát triển khả năng của họ.
4.     Thông qua việc phát hiện khả năng tiềm ẩn của trẻ em, học sinh, đề xuất giải pháp bồi dưỡng nhằm góp phần tạo nguồn lực có chất lượng cao cho xã hội.
5.     Ứng dụng khả năng đặc biệt phục vụ xã hội, cộng đồng và đất nước:  nâng cao sức khỏe; dự báo phòng ngừa, giảm thiểu các thách thức, khó khăn, tranh thủ các cơ hội góp phần bảo đảm an sinh xã hội; khai thác các giá trị lịch sử, văn hiến, văn minh Việt Nam để giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, xây dựng xã hội văn minh, bảo vệ  và và xây dựng đất nước
2. Đề xuất phương hướng nghiên cứu chủ yếu
Căn cứ vào chức năng - nhiệm vụ đã được Liên hiệp Hội giao cho Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người, những kết quả nghiên cứu, những kinh nghiệm đã thu thập được, chúng tôi đề xuất công tác nghiên cứu trong những năm tới của Viện theo các hướng chủ yếu như sau:
2.1. Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn những khả năng đặc biệt của con người (Việt Nam)
  • Nghiên cứu, đánh giá các cách thức, các loại lực tác động, các khả năng nâng cao sức khỏe cộng đồng và chữa bệnh không dùng thuốc
  • Nghiên cứu, đánh giá khả năng nhận biết những vấn đề đã diễn ra trong quá khứ của một vùng đất, một khu dân cư, một gia đình, một cá nhân.
  • Nghiên cứu, đánh giá khả năng dự báo những vấn đề sẽ diễn ra trong tương lai của đối tượng nghiên cứu là một đơn vị, một cá nhân.
2.2. Nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thực tiễn về lĩnh vực văn hóa tâm linh của Việt Nam
Tiếp cận trên cơ sở khoa học để nghiên cứu những khả năng đặc biệt của con người, những hiện tượng siêu hình, những tập quán dân gian để đóng góp vào việc làm sáng tỏ một số vấn đề về thế giới vô hình, nhằm thực hành văn hóa tâm linh trên cơ sở hiểu biết khoa học trong cuộc sống hiện đại.
2.3. Nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn những vấn đề liên quan đến sự hình thành và phát triển tiềm năng con người (Việt Nam)
  • Yếu tố bẩm sinh
  • Tác động của môi trường và sự luyện tập đến sự phát triển tiềm năng con người
  • Nghiên cứu, phát hiện những khả năng ưu trội của một số học sinh phổ thông để hệ thống giáo dục quốc dân đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
3. Đề xuất những nhiệm vụ nghiên cứu trong thời gian tới
1.     Tiếp tục nghiên cứu để tìm cơ sở khoa học của những khả năng đặc biệt: phương thức hình thành khả năng đặc biệt, việc thu nhận thông tin của những người có khả năng đặc biệt, việc giữ gìn và phát triển khả năng đặc biệt của con người để phục vụ xã hội, cộng đồng và an ninh quốc phòng.
2.     Nghiên cứu để bước đầu làm rõ thêm về thế giới vô hình và tác động qua lại giữa thế giới hữu hình và thế giới vô hình, tận dụng khả năng hỗ trợ của thế giới vô hình đối với sự ổn định và phát triển bền vững của thế giới hữu hình, bước đầu đóng góp vào việc xây dựng cơ sở của khoa học tâm linh
3.     Trong thời gian qua xuất hiện nhiều người có khả năng đặc biệt, cần có một đánh giá tổng thể về những người này, xây dựng tiêu chí đánh giá, tư vấn về chế độ chính sách bảo vệ khả năng đặc biệt- vốn quý của Quốc gia,
4.     Xây dựng chương trình khai thác và ứng dụng những khả năng đặc biệt vào đời sống cộng đồng, giúp phân biệt thực giả, chống mê tín dị đoan.
5.     Khảo nghiệm, đánh giá và có sự quản lý nhằm phát huy khả năng chữa bệnh, giảm tải bệnh nhân cho các bệnh viện, giúp người nghèo không có điều kiện hưởng các tiến bộ y tế, có thể khỏi bệnh nhờ các phương pháp đặc biệt, góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
6.     Xây dựng hệ thống thuật ngữ thống nhất phục vụ cho việc nghiên cứu tâm linh và khả năng đặc biệt của con người.Trong hội nhập với thế giới hiện nay, cần có nhiều hơn nữa các ấn phẩm phổ biến về tri thức tâm linh cho công chúng
4. Đề xuất những nội dung nghiên cứu (những đề tài nghiên cứu) những năm tới.
Nội dung 1: Nghiên cứu các thành tố của tiềm năng con người, mối tương quan giữa tiềm năng và khả năng, điều kiện để khai mở tiềm năng con người thành khả năng hiện thực của con người.
Nội dung 2: Phương pháp tiếp cận khoa học để lý giải về sự tồn tại của linh hồn và để nghiên cứu những đặc điểm có tính quy luật của các hiện tượng vô hình thường gặp trong đời sống, xã hội.
Nội dung 3: Nghiên cứu các hình thức và cơ chế thu nhận thông tin của những người có khả năng đặc biệt và sự tiếp cận của những người có khả năng đặc biệt với thế giới vô hình.
Nội  dung 4: Nghiên cứu  một số vấn đề của Văn hóa tâm linh (đôt vàng mã, hỏa táng-địa táng, thờ cúng, bùa chú) để tư vấn xã hội, góp phần xây dựng xã hội văn minh.
Nội dung 5: Nghiên cứu một số vấn đề về năng lượng sinh học ứng dụng vào việc nâng cao sức khỏe cộng đồng và giảỉ quyết những bệnh đặc biệt có liên quan đến các yếu tố tâm linh.
Nội dung 6: Điều tra cơ bản trên phạm vi toàn quốc những vấn đề về tiềm năng con người, về những người VN có khả năng đặc biệt.
Nội dung 7: Nghiên cứu về khả năng nâng cao sức khỏe người bệnh bằng các cách tác động đặc biệt và các vần đề cần hoàn thiện trong hoạt động này.
Nội dung 8: Nghiên cứu các vấn đề cần quản lý và hoàn thiện tại các cơ sở hoạt động tâm linh để góp phần xây dựng xã hội văn minh.
Nội dung 9: Tổng hợp hệ thống thuật ngữ về tâm linh, khả năng đặc biệt và tiềm năng của con người
Nội dung 10: Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn phục vụ triển khai các đề tài nghiên cứu của Viện và chuyển giao (phổ biến, huấn luyện) một số phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc
Nội dung 11: Nghiên cứu phát hiện khả năng tiềm ẩn của trẻ em để đề xuất biện pháp, chính sách bồi dưỡng và phát triển khả năng tiềm ẩn của các em
Những nội dung trên được triển khai thực hiện bằng hệ thống các đề tài nhánh của các đơn vị chuyên môn hoặc cá nhân các nhà khoa học.
5. Đề xuất trắc nghiệm người mới hình thành khả năng đặc biệt
Để đánh giá khách quan, khoa học đối với các trường hợp “xuất hiện khả năng đặc biệt” trong xã hội, Viện tiến hành trắc nghiệm những người Việt Nam có khả năng đặc biệt và có nguyện vọng được trắc nghiệm. Qua trắc nghiệm, sẽ có cơ sở khoa học và thực tế để đánh giá và kết luận. Đối với những người có khả năng đặc biệt đích thực sẽ được sử dụng khả năng đó phục vụ dân sinh. Đối với trường hợp khả năng đặc biệt còn yếu sẽ được Viện bồi dưỡng. Đối với trường hợp “khả năng đặc biệt” chỉ là hoang tưởng sẽ được giúp đỡ để thoát khỏi trạng thái hoang tưởng.
6. Đề xuất phương hướng ứng dụng khả năng đặc biệt của con người
Ứng dụng khả năng đặc biệt của con người phục vụ dân sinh theo các phương hướng chủ yếu sau:
6.1. Ứng dụng khả năng ngoại cảm để giao tiếp và tri ân với các vị tiên liệt. Nhân thông tin từ các vị tiên liệt để tư vấn cho các tổ chức kinh tế, các gia đình hoặc cá nhân đồng thời đề xuất giải pháp khắc phục.
6.2. Ứng dụng khả năng ngoại cảm và cảm xạ để tư vấn cho gia đình và các tổ chức tìm mộ liệt sĩ và tìm mộ gia tiên, kết hợp thông linh với sử dụng thiết bị tìm kiếm, kiểm tra chéo kết quả bằng giám định ADN.
6.3. Ứng dụng tri thức văn hóa Phương Đông để xem tuổi xây dựng gia đình, làm nhà; xem ngày, giờ tốt cho việc hôn nhân, làm nhà, lên nhà mới, khai trương, tang lễ.  
6.4. Ứng dụng Phật pháp và khả năng đặc biệt tư vấn cho các chủ đầu tư xây dựng các công trình công cộng về làm sạch đất, sạch môi trường (do âm phần hoặc bom mìn v.v…) nhằm bảo đảm an toàn trong thời gian triển khai xây dựng và trong thời gian sử dụng      sau này.
6.5. Ứng dụng khả năng đặc biệt để tìm nguyên nhân và tư vấn cho cá nhân hoặc doanh nghiệp có sự bất ổn do đất ở, do kiến trúc, do sắp đặt, do thờ phụng v.v... Ứng dụng giải pháp (phong thủy, giải âm, thờ phụng v.v...) để khắc phục.
6.6. Ứng dụng tri thức văn hóa Phương Đông thông qua xem Bát quái, dịch học, tử vi v.v...  Đề xuất giải pháp để hạn chế những điểm xấu, phát huy những điểm tôt của cá nhân.
6.7. Ứng dụng khả năng đặc biệt và tri thức văn hóa Phương Đông để dự báo cho các gia đình tìm thân nhân bị lạc, tìm tài sản bị mất.
6.8. Ứng dụng năng lượng sinh học trong việc tăng cường sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật, kéo dài tuổi thọ.
6.9. Ứng dụng khả năng ngoại cảm tâm linh để chẩn đoán bệnh, giải nghiêp, chữa bệnh.
Như vậy, với kết quả nghiên cứu đề tài khoa học năm 2013 do lãnh đạo LHH giao đã đặt cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu và ứng dụng của Viện nhiều năm tiếp theo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét