Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

ĐỊNH HƯỚNG, ĐỊNH VỊ, ĐỊNH DANH HÀI CỐT LIỆT SĨ...

Bài đăng kỷ yếu Hội thảo Hội nghị KH toàn quốc lần 1 về "Nghiên cứu và ứng dụng khả năng đặc biệt của con người " tháng 12.20116 do Viện NC&ƯDTNCN chủ trì tổ chức.

ĐỊNH HƯỚNG, ĐỊNH VỊ, ĐỊNH DANH HÀI CỐT LIỆT SĨ
BẰNG NGOẠI CẢM LÀ CẦN THIẾT
Nguyễn Thanh Danh[1]
Để thực hiện công cuộc dành độc lập và thống nhất tổ quốc dân tộc ta đã tiến hành hai cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài nhiều năm, đã có hằng triệu đồng bào và chiến sĩ đã ngã xuống. Nay chiến tranh đã lùi xa nhưng nước ta vẫn còn gần 24 vạn  liệt sĩ chưa tìm được hài cốt và gần 32 vạn liệt sĩ chưa được định danh dù đã được qui tập về các nghĩa trang*
          Việc tìm kiếm người thân mất tích trong chiến tranh, nhất là các anh hùng liệt sỹ đã bỏ mình vì nước là một nguyện vọng thiêng liêng đáng trân trạng nhất. Nhưng việc tìm kiếm quả là một thách thức lớn lao bậc nhất của mọi thời đại vì:
1.     Hài cốt vốn có cấu trúc sinh học mỏng manh, luôn bị phân hủy và tiêu biến theo thời gian cùng với các vật chứng đi kèm cũng đang trong tình trạng phân rã nên không còn nhiều thời gian và cơ hội cho chúng ta tìm kiếm.
2.     Về nhân chứng, như người tự tay chôn cất nay đã qua đời phần lớn hay còn chăng thì cũng đã già lão, nhớ trước quên sau nên cơ hội giúp tìm nơi chôn cất các liệt sỹ cũng đang nhanh chóng mất dần.
3.     Địa hình, địa vật nơi chôn cất đã đổi thay, đất bị chày, lún, dịch chuyển theo thời gian làm dịch chuyển vị chí chôn cất trước đây là điều không thể tránh khỏi.
4.     Bối cảnh xã hội trong nền kinh tế thị trường, con ngưởi ngày càng chạy theo vật chất, tham nhũng tràn lan, tinh thần xuống cấp, đạo đức suy đồi, tình người ngày càng sa sút thì liệu con người có còn đủ nhiệt tâm chấp nhận gian khổ để thực hiện nhiệm  vụ cao cả ấy.
5.     Cha mẹ hay thân nhân của liệt sĩ lần lượt qua đời nên có tìm được hài cốt một cách muộn màng như thế thị liệu có còn ý nghĩa trọn vẹn không?
Đó là những lý do không thể cho phép chúng ta trì hoãn hay chậm chạp trong việc tìm kiếm. Công việc tìm kiếm hài cốt các liệt sỹ quả là một công việc cực kỳ gian truân và phức tạp. Để thực hiện việc thiêng liêng ấy không thể không nổ lực, khẩn trương huy động mọi nguồn lực và mọi giải pháp mới có thể đạt hiệu quả tốt nhất.
Trước tiên chúng ta nên xem xét đánh giá lại một cách khách quan các giải pháp, các phương pháp mà chúng ta đã làm để có thể vạch ra một chiến lược thực sự hiệu quả.
Đối với các hài cốt chưa tìm được hiện nay đang trong tình trạng thiếu thông tin như mất tích, mất dấu và khốn khổ hơn là biệt tăm, biệt tích tại các chiến trường mênh mông trên khắp đất nước hiện chiếm một lượng lớn nhất và gây bất lực lớn lao cho việc tìm kiếm. Không có máy móc tối tân nào do con người sáng tạo có thể định hướngđịnh vị chính xác nơi các hài cốt đang nằm. Trong tình trạng vô vọng ấy việc tìm kiếm chẳng khác nào việc “mò kim đáy biển”. Một việc phức tạp nữa là dù hài cốt liệt sỹ đã tìm được nhưng không biết rõ và không thể xác định danh tánh do thiếu thông tin, nhất là các mộ tập thể, xương cốt lẫn lộn. Hay trường hợp, hài cốt liệt sĩ đã tìm được nhưng đồng đội và cả đơn vị của LS cũng đã hy sinh hết và thân nhân cũng không tìm được, thì dù có đem hài cốt đi phân tích gen cũng đành bất lực trong việc xác danh danh tính của liệt sĩ khi chúng ta không có và không thể có ngân hàng gen của tất cả thân nhân gia đình liệt sỹ có người thân mất tích để đối chiếu. Nói chi đến các xương cốt của nhiều liệt sĩ bị tan nát và lẫn lộn nhau bởi đạn bom. Do đó, việc định danh, định tính liệt sỹ trong các trường hợp phổ biến trên quả là một thách thức lớn.
Các trường hợp đặc biệt thì vô vàn, đặc biệt là các trường hợp có nhiều hố chôn lần lượt nhiều lớp hài cốt liệt sỹ chồng chất lên nhau như ở Côn Đảo và Phú Quốc. Nếu không có những nhà ngoại cảm có khả năng đặc biệt như Phan Thị Bích Hằng giúp thì có lẽ chúng ta chỉ lấy được mấy lớp bên trên, các lớp hài cốt liệt sĩ nằm sâu bên dưới có lẽ sẽ mãi mãi ở lại bên dưới các hố chôn ác nghiệt ấy.
Tôi xin không đề cập đến bản chất của phương pháp ngoại cảm ở đây, nhưng về mặt thực tiễn đã cho phép chúng ta có đủ căn cứ để nhận ra rằng phương pháp ngoại cảm đã góp phần làm nên những kỳ tích đáng trân trọng, vượt lên trên sự tưởng tượng của con người.
        Kết quả sau 20 năm thực hiện việc khảo nghiệm, tìm kiếm, định danh tính và quy tập hằng vạn hài cốt liệt sĩ trên khắp mọi miền đất nước của các nhà ngoại cảm đích thực là một thực tế không gì có thể phủ định được. Đặc biệt là trong đó có các hài cốt của Tổng Bí thư Trần Phú, nhà văn liệt sĩ Nam Cao, Trung tướng Nguyễn Bình, Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ Ngô Duy Phớn, liệt sĩ Anh hùng ở đoàn tàu không số Nguyễn Văn Hiệu, cùng hàng ngàn liệt sĩ ở trong các hầm mộ chôn tập thể tại Phú Quốc, Quảng Trị...Đặc biệt, khả năng ngoại cảm còn có thể được ứng dụng tìm được người còn sống mất tích hơn 60 năm, xác minh tội phạm của các vụ án hình sự và nhiều ứng dụng trong công tác dự báo, tìm kiếm tàu xe bị đắm... mà chưa cần đến kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước. Trong số đó, dù đã thiếu hụt kinh phí nhưng đã có hằng trăm trường hợp hài cốt được xác định chính xác bằng thử gen đã được ViỆN Nghiên cứu và Ứng dụng Tiềm năng Con người công bố.
       Các công trình nghiên cứu thực nghiệm khách quan về khả năng tìm mộ liệt sĩ do các giáo sư, các nhà khoa học có trách nhiệm ở các cơ sở nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người được Nhà nước cho phép và giao nhiệm vụ nghiên cứu như Viện Khoa học Hình sự thuộc Bộ Công an (cơ quan chủ nhiệm đề tài khoa học khảo nghiệm khả năng đặc biệt), Liên hiệp Khoa học Tin học ứng dụng (UIA), Trung tâm Bảo trợ Văn hóa Kỹ thuật Truyền thống, Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người và Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người, đã chứng minh rằng phương pháp ngoại cảm được các nhà ngoại cảm có năng lực thực hiện là một tiềm năng có thực. Trong những trường hợp thiếu hoặc mù thông tin của nhiều hài cốt liệt sĩ mà các phương pháp khác như phương pháp dò tìm ngẫu nhiên thì sác xuất tìm kiếm coi như không đáng kể và mất rất nhiều công sức và thời gian mò mẫm. Trong khi đó, phương pháp ngoại cảm được thực hiện bởi các nhà ngoại cảm có năng lực đích thực, cho phép xác suất tìm kiếm thành công rất lớn, chiếm 60% - 81% các trường hợp được đưa vào nghiên cứu. Quả là điều kỳ diệu ngoài sức tưởng tượng của con người.
Vì những kỳ tích ấy đáng trân trọng ấy, nhiều nhà ngoại cảm đã được các cấp từ cấp Nhà nước đến cấp tỉnh thành đã khen thưởng cho các nhà ngoại cảm trong suốt gần 2 thập kỷ nay. Cho nên không cớ gì một vài kẻ giả danh nhà ngoại cảm mà ta đành để cho công luận báo chí đưa tin, đưa lời phát biểu mang tính cảm tính của cá nhân không căn cứ vào kết quả nghiên cứu từ thực tế khách quan của các cơ quan nghiên cứu khoa học có tránh nhiệm* để nhằm phủ nhận tất cả giá trị và triển vọng của phương pháp mà nó đã từng mang lại hiệu quả to lớn trong công cuộc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ.
Mặt khác, đáng cho chúng ta suy ngẩm là nếu nhà Nước cho những phát biểu vội vàng phiến diện trên là đúng thì hóa ra các bằng khen của các cấp Nhà nước từ trung ương cho đến các tỉnh thành đã cấp cho các nhà ngoại cảm từ trước đến nay là nhầm lẫn và mù quáng hay sao?
Bản thân tôi là một thầy thuốc tây y, tôi đã từng chứng kiến sự chống chọi nhau quyết liệt của hai trường phái. Tây y thường có xu hướng phủ định đông y dù có những trường hợp bệnh tật chết người mà tây y hiện đại cũng đành bó tay nhưng đông y có thể trị khỏi. Dù không lý giải được cơ chế mang tính khoa học hiện đại giống như tây y nhưng nền y học cổ truyền phương Đông vẫn được Nhà nước ta và các nước công nhận.
Để có thể mang lại một hiệu quả tối ưu nhất, thiết nghĩ Nhà nước cần mở rộng các giải pháp tìm kiếm, không nên hạn chế bất kỳ một giải pháp nào miễn sao có hiệu quả, không vi phạm đạo lý và pháp luật thì dù phương pháp đó chưa được khoa học chứng minh thống nhất về mặt lý thuyết nhưng về mặt thực tiễn nó có giá trị và thực sự hữu ích thì tội gì mà chúng ta không ủng hộ?
Mặt khác, việc áp đặt một cách máy móc, phiến diện để đề cao một phương pháp sẽ dẫn đến bị lạm dụng để tham nhũng nhất là trong các dự án mà nhà nước cấp kinh phí. Bởi khi có yếu tố tiền bạc chi phối thì người không vụ lợi trong việc giúp tìm kiếm hài cốt rất dễ bị đè bẹp bởi những người có quyền nhưng thiếu thiện tâm và thiện chí. Và như thế công cuộc tìm kiếm sẽ bị hạn chế và bế tắc như đã phân tích là điều tất yếu.
Phải nhìn nhận rằng phương pháp thử gen hiện đại có thể giúp xác nhận sự chính xác là hài cốt có liên hệ huyết thống với gia thân nhân của liệt sĩ tức thuộc khâu cuối cùng là cần thiết. Nhưng cngx cần khẳng định một cách chắc chắn rằng phương pháp phân tích gen di truyền không thể giúp con người định hướngđịnh vị được các hài hài cốt của các liệt sĩ đang nằm ẩn trên các vùng đất bao la khắp đất nước Việt Nam và cả định danh tính của hài cốt mà đồng đội và đơn vị đều hy sinh và thân nhân không còn.
Vì vậy việc định hướng, định vịđịnh danh cho các hài liệt sỹ còn thất lạc hay chưa xác định được danh tính là  phải áp dụng phương pháp ngoại cảm của những nhà ngoại cảm chân chánh là điều hết sức cần thiết.
 Riêng việc tìm kiếm hài cốt của các nhân vật quan trọng như trường hợp của Tướng Phùng Chí Kiên của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, tôi đề nghị trước khi kết luận cần chú ý các điểm chính như sau :
1)    Rà lại toàn diện các thông tin và tồng kết bằng một báo cáo đầy đủ, có xác nhận của những người chứng kiến trong quá trình tìm kiếm.
2)    Nhất thiết phải lưu mẫu như sau: Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người, gia đình thân nhân và các cơ sở phân tích gen.
3)    Cần đưa đi ít nhất là ba nơi phân tích và nên có nột nơi là nước ngoài như nước Nhật và Canada vì hai nước này không có lý do thù oán với nước ta để tránh triệt để trường hợp nhầm lẫn hoặc bị tráo mẫu.
4)    Đề nghị các báo không nên nói một chiều mà cần có căn cứ khoa học và ý kiến của các nhà nghiên cứu có trách nhiệm, không thể làm nông cạn và vội vàng gây tai hại như vừa rồi.
5)    Các nhà nghiên cứu ở các tổ chức nghiên cứu ứng dụng tiềm năng con người cần có bài viết phân tích  khách quan để phản hồi cho công luận qua báo chí càng sớm càng tốt để ngăn chặn tâm lí hoài nghi, chống đối mang tinh đám đông. Việc làm như vậy là  làm xúc phạm các nhà ngoại cảm chân chính, những người đã đóng góp nhiều công sức lớn lao cho công cuộc tìm kiếm hài cốt các anh hùng liệt sỹ cũng như đối với thành quả và triển vọng nghiên cứu ứng dụng của phương pháp ngoại cảm.
Dưới đây là sơ đồ tìm hài cốt liệt sĩ, trong đó chỉ rõ vai trò không thể thay thế của các nhà ngoại cảm.




[1] TS, Bác sĩ
* Theo thống kê của Cục Người có công, Bộ LĐ-TB-XH, hiện có mộ 318.953 liệt sĩ khuyết danh và 237.297 liệt sĩ chưa tìm được hài cốt. 

* Trong chương trình khảo nghiệm tìm mộ liệt sĩ thất lạc bằng các khả năng đặc biệt đã có 3 cơ quan đầu tiên được Chính phủ giao nhiệm vụ thực hiện chương trình là Viện Khoa học Hình sự thuộc Bộ Công an (Chủ nhiệm đề tài), Liên hiệp Khoa học Tin học ứng dụng (UIA), Trung tâm Bảo trợ Văn hóa Kỹ thuật Truyền thống. Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người (CIHC) và Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người (IHP)đã hoàn thành nhiều đề tài khoa học về tìm mộ bằng khả năng đặc biệt và tổ chức nhiều cuộc tìm mộ liệt sĩ thành công có xác nhận khoa học

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét