Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

LÝ – NHÂN – DUYÊN – QUẢ VÀ TƯƠNG TÁC PHI VẬT THỂ

Bài đăng trong kỷ yếu hội nghị KH toàn quốc lần 1 tháng 12.2016 về "Nghiên cứu và ứng dụng khả năng đặc bietj của con người" do Viện NC&ƯDTNCN chủ trì tổ chức.

LÝ – NHÂN – DUYÊN – QUẢ VÀ TƯƠNG TÁC PHI VẬT THỂ
                                                   Vũ Thế Khanh[1]
A. Chánh tín sợ nhân, mê tín sợ quả
Sinh- Diệt là quy luật tất yếu của vạn vật. Bất kỳ sự kiện nào - nếu có mở đầu (Sinh) ắt phải có kết thúc (Diệt), nhanh hay chậm chỉ là vấn đề về thời gian. Chu trình Sinh - Diệt này trải qua 4 trạng thái (Thành - Trụ - Hoại - Diệt).
Với thế giới sinh học nói chung và chúng hữu tình nói riêng, chu trình Sinh Diệt còn được gọi là Sinh - Lão - Bệnh - Tử.
Mọi sự can thiệp, cho dù có phép thần thông nhiệm màu thì cũng chỉ có thể kéo dài chu trình chứ không thể thoát ly được quy luật khắc nghiệt của tạo hóa. Việc tìm thuốc Trường sinh bất tử (cũng giống như việc đi tìm động cơ Vĩnh cửu) chỉ là ý tưởng hoang đường.
Vậy động lực nào chi phối chu trình Sinh - Diệt?
Hành trình của một đám mây trôi lang thang trên bầu trời được quyết định bởi gió trời. Chu trình của một kiếp phù sinh ngụp lặn trong luân hồi sinh tử được quyết định bởi gió nghiệp.
Gió do đâu mà có?
Gió trời do chênh lệch áp suất khí quyết mà sinh ra.
Gió nghiệp do hiệu ứng (effect) của lluật Nhân Quả mà sinh ra.
Như vậy, cùng với sự tồn tại của lực hấp dẫn, quan hệ Nhân Quả là tương tác đối ứng trong vũ trụ, nó phản chiếu mối tương hỗ (reciprocal) của vạn vật.
Nhân loại nhận thức về Thuyết Nhân quả như thế nào?
Nhân Quả là quy luật khách quan, nó nghiệm đúng cho mọi tương tác (interaction) của các đối tượng (bao hàm cả thế giới vô tình và thế giới hữu tình).
Từ xa xưa con người đã cảm nhận được sự huyền vĩ của luật Nhân Quả, tuy cách diễn đạt có thể khác nhau:
- Kinh dịch là kiệt tác của nền văn minh Hán cổ cách đây trên 6000 năm. Theo truyền thuyết, Kinh Dịch do vua Phục Hy tìm ra, vua Hạ Vũ bàn tiếp. Các quẻ trong Kinh Dịch hàm chứa nhiều mã thông tin, lại vận động biến hóa khôn cùng. Khi lập thẻ Dịch, người ta có thể giải mã thông tin để biết trước quỹ đạo vận hành của sự vật (như đoán trước xem thời tiết nắng hay mưa, hoặc đoàn trước sự kiện sắp xảy ra thuộc phạm trù nào, lành hay dữ…). Quẻ Dịch phụ thuộc vào chủ thể của sự kiện và thời điểm lặp quẻ.
- Nhiều học giả cho rằng mã thông tin trong quẻ Dịch là sản phẩm của sự mầu nhiệm ngẫu nhiên, đồng thời phải dựa vào kinh nghiệm và sự biến báo của người toán quẻ.
Tuy nhiên, cho dù huyền vi đến mấy thì Quẻ Dịch cũng chỉ có thể mô tả trước quỹ đạo vận hành của sự vật chứ không thể thay đổi được kết cục của sự vật.
- Đạo Bà La Môn (thịnh hành cách đây trên 3000 năm) cũng đã đưa ra thuyết Nhân Quả. Nhưng phải đến thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên - Thái tử Tấu Đạt Đa sau khi chứng Tam Minh giác ngộ thành Phật (Đức Phật Bản Sư Thchs Ca Mâu Ni) - mới thực chứng được vai trò của luật Nhân Quả: sự tương hỗ trong luật Nhân Quả quyết định quỹ đạo của vòng Luân Hồi Sịnh Tử.
- Đạo Khổng cũng đã nói về hiệu ứng của luật Nhân Quả: Kỷ sở bất đục vật thì ư nhân (Đừng làm cho người khác cái điều mà mình không thích).
- Đạo Thiên chúa cũng dạy về hiệu ứng của luật Nhân Quả: Con muốn lấy của ai thứ gì thì hãy cho người ta thứ đó.
- Nhà vật lý học vĩ đại Newton đã trình bày hiệu ứng của luật Nhân Quả trong cơ học chất rắn (Định luật 3 Newton): Nếu vật A tác động vào vật B một lực là F thì B cũng tác động lại A một lực là F nhưng ngược dấu (lực trực đối).
- Duy vật biện chứng cũng nói đến hiệu ứng của luật Nhân Quả: Kẻ gieo gió ắt phải gặt bão.
# Quan hệ Nhân - Quả không chỉ nghiệm đúng trong thế giới hữu hình mà còn nghiệm đúng đối với thế giới vô hình.
# Luật Nhân Quả phản ánh toàn bộ hình thái của tương tác vũ trụ (bao gồm chúng hữu tình và chúng vô tình). Sự tương tác Nhân Quả có thể xuyên không gian, xuyên thời gian, mọi nơi, mọi lúc; cụ thể trong tương tác vật thể; trừu tượng trong tương tác phi vật thể.
# Trong sự vận hành của vũ trụ, với thời gian đủ lớn (hàng nghìn, hàng triệu, thậm chí hàng tỷ năm), thì sự báo ứng của luật Nhân Quả luôn luôn thỏa mãn. Nhưng trong khoảng thời gian, không gian hạn định (bằng tuổi thọ của con người hoặc bằng tuổi thọ của một thể chế chính trị xã hội…) thì luật Nhân - Quả không phải lúc nào cũng được hiển thị tường minh (vì không phải lúc nào Nhân cũng hội đủ được Duyên để báo ứng thành Quả).
B. Lý - nhân - duyên - quả.
Lý Nhân Duyên Quả là hệ quả của luật Nhân Quả được thị hiện trong một tình huống cụ thể (với khoảng thời gian mặc định và miền không gian giới hạn).
Nhân sinh, Duyên dưỡng.
 - Đặc tính của Nhân: kế thừa, di truyền, báo thủ, định tính.
- Đặc tính của Duyên: cải cách, biến dị, tùy cơ, định lượng.
# Trong khoảng Không gian - Thời gian hạn chế, không phải bất cứ Nhân nào cũng kịp biến thành Quả nếu như thiếu xúc tác. Trong thế giới tự nhiên cũng vậy, điều kiện để xảy ra sự tương tác vật lý hoặc phản ứng hóa học thì chúng phải được đặt trong môi trường tương thích hoặc cần phải có chất xúc tác phù hợp. Sự xúc tác ấy còn có cách gọi khác như: Thời cơ, điều kiện cần và đủ hoặc Duyên.
Điều kiện cần và đủ để Nhân (Ni) tạo quả (Qik) khi và chỉ khi hội đủ Duyên (Dk).
- Nếu gọi N là yếu tố Nguyên Nhân                 (gọi tắt là Nhân)
- Nếu gọi D ………xúc tác, thời cơ…..            (gọi tắt là Duyên)
-………..Q ………. Kết quả                            (gọi tắt là Quả)
Ta sẽ biểu diễn quan hệ Nhân - Duyên - Quả bằng thuật toán sau:
Nếu sự kiện do nhiều Nguyên nhân gây ra đồng thời với nhiều Duyên chi phối ta có biểu thức tổng quát:
* Trường hợp 1: Nhân bằng không
Khi Ni = 0 Þ Qik = 0 với mọi Dk
Không gieo Nhân thì không gặt Quả
* Trường hợp 2: Có Nhân, không có Duyên
Khi Ni # 0, khi DK = 0 Þ Qik = 0
Vô duyên bất tương phùng
* Trường hợp 3: Có nhân, lại gặp Duyên
Khi Ni # 0, khi DK # 0 Þ Qik # 0
Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
* Cùng loại nguyên nhân, nhưng có thể gây ra nhiều loại Quả, tùy vị trí không gian, thời gian, môi trường, cường độ của lực tương tác (hay nói cách khác là tùy Duyên).
*  Nguyên Nhân có trước hậu quả theo sau.
*  Có những nguyên nhân tàng ẩn khó tìm (hoặc do bị hạn chế về phương tiện khảo nghiệm), nhưng bất kỳ sự kiện nào hoặc chứng bệnh nào cũng đều phải có nguyên nhân, luận điểm này giúp ta có thái độ thận trọng trước khi làm bất kỳ. Vì vậy, Chánh tín sợ Nhân, mê tín sợ Quả.
*  Tùy Duyên mà Quả của sự kiện trước có thể trở thành Nhân của sự kiện sau và tạo thành vòng luân hồi bất tận (kinh Phật gọi là oan oan tương báo).
C. Tương tác phi vật thể và phương pháp trị liệu
Sự tương tác giữa 2 đại lượng A e B được biểu diễn bằng biểu thức sau:
Với: A(vi,ti) = V­i + Ti
          B(vk,tk) = VK  + TTTK
Trong đó: Vi,k  là yếu tố vật thể vô thức, là thuộc tính của thế giới vô tình.
                    T­i,k là yếu tố phi vật thể hữu thức (tâm thức, ý thức,…), là thuộc tính của chúng hữu tình.
Khai triển (2 - 1) ta được như sau:
(V + T) . (Vk + Tk) = Vi . VK + Vi . Tk  + Vk. Ti + Ti . Tk      (2-2)
Trong trạng thái vô thức (Tj = Tk  = 0), ta có:
                    (Vi)    (Vk) = Vi . Vk
Đây là phương trình tương tác trong cơ học cổ điển (Vật vật), trở về định luật 3 Newton.
Khoa học mới chỉ đánh giá được sự tương tác vậtthể  (Vi . Vk) của thế giới tự nhiên vô tình mà chưa đánh giá được sự tương tác phi vật thể  (Vi . Tk; Vk . Ti; Ti . Tk) của chúng hữu tình.
Trong thành phần của tương tác phi vật thể gồm có:
Thành phần (Vi . Vk) và (Vk . Ti) được gọi là tương tác tâm thể (Tâm Vật)
Thành phàn (Ti, Tk) được gọi là tương tác Tâm Linh ( Tâm Tâm)
Để dễ phân biệt thành phần vật thể và phi vật thể, ta hãy xem một ví dụ cụ thể: Khi xây một ngôi nhà, chi phí giá thành vật liệu (Vi x Vk) hết 100 triệu. Đây là giá trị vật thể. Nhưng cũng với giá thành vật liệu như trên, ngôi nhà lại được xây dựng ở vị trí mặt đường, tiện lợi cho giao thông và kinh doanh thì giá trị của ngôi nhà có thể là 500 triệu hoặc cao hơn nữa. Phần giá trị tăng thêm này là giá trị phi vật thể vì trong đó có sự ảnh hưởng của ý thức xã hội.
Cho dù thừa nhận hay không thì sự tương tác phi vật thể vẫn đang hằng ngày, hằng giờ can thiệp mọi động thái của xã hội,
Từ vô thuỷ đến nay, mối tương quan Nhân Duyên Quả theo biểu thức (2-2) đã chi phối hành trình của 6 nẻo luân hồi và tạo ra hàng hà sa số các sắc thái trong Tam Thiên Đại Thiên thế giới.
Khi học Phật, chúng ta thường được nghe thuật ngữ Tám vạn bốn nghìn pháp môn. Tại sao lại có con số 84000? Đây là sự tổ hợp Nhân Duyên Quả từ biểu thức (2-2) của (ixk).
i = 250, tương ứng với 250 sắc giới.
k = k1 x k2 x k3 x k4
k1 = 4 (tương ứng với 4 oai nghi)
k2 = 3 (tương ứng với 3 kiếp quá khứ, hiện tại, vị lai)
k3 = 7 (tương ứng với 7 chi của thân và khẩu: sát, đạo, dâm, lưỡng thiệt, ác khẩu, vọng ngôn, ý ngữ).
k4 = 4 (tương ứng với 4 phiền não: sân, si, đẳng phần).
Mối tương quan Nhân Duyên Quả (ixk) = (250 x 4x3x7x4) = 84.000 tế hạnh.
Tương ứng với 84.000 tế hạnh, chúng hữu tình sẽ sinh ra 84.000 chứng bệnh.
Cũng vì có 84.000 chứng bệnh nên BồTát dùng 84.000 phương thuốc để đối trị các bệnh kể trên và gọi là 84.000 Pháp môn.
Mếu muốn phòng trừ bệnh tật, tránh gặt phải quả đắng, có thể chọn 2 giải pháp từ mối tương quan (1-1).
Hoặc là bỏ nguyên nhân: cho Ni = 0 (pháp trần không khởi diệt). Đây là giải pháp tuyệt đối.
Hoặc là loại bỏ điều kiện cần và đủ: cho Dk  =0 (muôn duyên tài đoạn nhất thân nhàn).
Đây là giải pháp tương đối, vì nếu chưa xoá được Nhân (N) thì Quả (Q) vẫn còn tiềm ẩn.
Những ngôi chùa được dựng lên vì chánh pháp có thể phòng trừ được 3 dạng bệnh lý:
- Phòng trừ bệnh thực thể do tương tác vật thể gây nên (Vi,Vk): dùng các phương pháp trị liệu của y học hiện đại, y học cổ truyền, y học dân gian.
Phòng trị bệnh tâm thể do tương tác phi vật thể gây nên (Vi.TK + VK­.Ti): dùng các phương pháp dưỡng sinh để loại bỏ Thất Tình, Lục Dục.
Phòng trị bệnh Tâm linh do tương tác Tâm giao Tâm gây nên (Ti.TK): dùng Trí Tuệ Bát Nhã , thấy Bệnh cũng không và Pháp cũng không.
Việc tu tập thực hành theo Chánh Pháp, thực hành tuân theo quy luật Nhân Quả chính là Bệnh Viện Tâm linh, không chỉ có tác dụng xoá đi Thân bệnh, mà còn giải quyết Tâm bệnh, loại trừ  phiền não, nghiệp chướng  của  hành giả .



[1] TS KTS Tổng Giám đốc UIA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét