Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

TỤC THỜ ĐÁ - KÌ THẠCH VÀ VẤN ĐỀ THẠCH ĐẠO VIỆT

Bài đăng kỷ yếu hội thảo hội nghị KH toàn quốc lần 1 về "Nghiên cứu và ứng dụng khả năng đặc biệt của con người" do Viện NC&ƯDTNCN chủ trì tổ chức tháng 12.2016.

TỤC THỜ ĐÁ - KÌ THẠCH VÀ VẤN ĐỀ THẠCH ĐẠO VIỆT
                                                                                  Lê Mạnh Tuấn[1]

          Sau một thời gian dài nghiên cứu tục thờ Đá ở Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, cũng như sưu tầm nghiên cứu kì thạch Việt cùng các bộ môn khoa học khác như: Kinh dịch, Chu dịch, Cảm xạ, Nhân điện và cách sử dụng Đá. trong các tôn giáo, lễ giáo, chúng tôi nhận thấy vai trò của đá trong nền văn hóa Việt nói chung và văn hóa đá Việt nói riêng là vô cùng quan trọng và tính ứng dụng rất cao mang bản sắc đặc thù. Để hệ thống mang tính chính luận xin trình bày một số kết quả như sau: Vai trò của Đá trong cuộc sống; 'I'ục thờ Đá ở Việt Nam và một số nước khác; Kì Thạch Việt; Xây dựng Bộ môn Thạch Đạo Việt và ứng dụng trong cuộc sống.
1. Vai trò của đá trong cuộc sống
          Từ khi Trái Đất được hình thành còn trong hệ hỗn mang - nguội dần - Đá được hình thành các tạp chất - cùng tỉ trọng- cùng tính chất hóa lý tụ về với nhau và hình thành "thạch quyển" trên bề mặt trái đất, trên đó các sinh vật được sinh sôi phát triển trong môi trường đó. Có thể nói từ khi loài người biết đi, biết nói "ngôn ngữ", biết kiếm ăn và hình thành các tộc người, mặt đất Đá tương đối hoàn chỉnh trên bề mặt hành tinh Trái Đất của chúng ta, thạch quyển đã tương đối ổn định, có núi, có sông, có đồng bằng và các bình nguyên. Mặc dù vậy nó vẫn âm thầm biến đổi theo thời gian và thỉnh thoảng lại thay đổi mang tính vĩ mô (như chuyển dời các lục địa), vi mô (như động đất, núi lửa...). Đá lúc này đóng vai trò là điểm tựa tinh thần (hang động, dụng cụ) và thời kỳ đồ đá là thời kỳ dài nhất trong thời kỳ phát triển loài người.
          Đá còn là nguồn nguyên liệu phát triển nền văn minh loài người. "Đá có trong tất cả, tất cả có trong Đá" . Ta cũng biết các kim loại, động thực vật... đều từ đá mà ra. Các đền đài, các công trình văn hóa, toàn bộ các thành phố lớn bé, nhà ở, các công trình giao thông đều dùng đến nguyên liệu từ Đá. Toàn bộ các máy móc thiết bị phục vụ cho công nông nghiệp, cho sự phát triển văn minh của loài người bắt nguồn từ tài nguyên khoáng sản trong Đá.
          Những nét tiêu biểu của nền văn minh trên thế giới, Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng như nền văn minh Inca Ai Cập, Trung Quốc...tồn tại qua năm tháng còn lại đều là Đá...Ta có thể nói "Đá có trong tất cả, tất cả có trong đá".
2. Tục thờ Đá
           Ban ngày con người đi kiếm ăn, tối về ngủ trong hang hay dựa vào vách đá để nghỉ ngơi. Đá lúc này sẽ che chở bảo vệ con người trước thời tiết khắc nghiệt, trước mưa giông, sấm sét, lụt lội... Càng ngày con người càng phát triển và thông qua đá để tìm ra lửa, chuyển đối một giai đoạn phát triển của văn minh loài người.
Trước thiên nhiên khốc liệt như mưa bão, lũ lụt đặc biệt là sấm sét, hay động đất, sóng thần... qua kinh nghiệm từ đời nọ sang đời kia con người thấy đến với tài nguyên Đá được yên lành hơn. Thậm chí tài nguyên này đã được huyền thoại hóa và khi con người đến với nó thì tính linh nghiệm của Đá được thực hiện. Dần dần xuất hiện tục thờ Đá, con người gửi gắm niềm tin, thậm chí ước mong vào Đá. Huyền thoại Đá cùng với Đạo Mẫu ngày càng phát triển.
           Trong thuật ngũ hành Đá thuộc hành thổ (theo nghĩa rộng), Thổ là đất mẹ là nơi nuôi sống con người, cho con người nguồn tài nguyên để phát triển. Đất có tính chất đặc biệt mà các ngũ hành khác không có: Đất không bao giờ nổi giận - Đất mẹ luôn bao dung và che chở cho muôn loài. Đất mẹ nhẫn nại chịu đựng, luôn luôn có lòng vị tha, vì vậy hết đời nọ sang đời kia, Đá chính là (Trời cho Đất nhận) tượng của Đất. Đồng thời theo nghĩa rộng, Đá thuộc hành Thổ luôn đứng ở vị trí trung tâm của ngũ hành điều này lí giải tại sao con người lại có tục thờ Đá và được gắn với tục thờ Mẫu ở Việt Nam nói riêng và vùng Nam Á nói chung.
          Trong các tôn giáo lớn đặc biệt là tôn giáo: Phật giáo, Công Giáo, Islam đều gắn bó với đá. Đá được sử dụng làm nguyên liệu để xây dựng đền đài, miếu mạo, Đá được dùng để tác tạo tượng người, tượng thú mà loài người suy tôn trong tín ngưỡng của mình. Đá Mã Não nằm trong thất bảo của nhà Phật đứng ngôi thứ 6 tạo ra chất Phật. Đá được phong thánh, từ "pero" chính là hòn đá tảng, trong Công giáo với Đạo giáo, Đá được dụng với tượng trưng như địa vị, chức tước.
          Ở thế kỷ XIV tại Châu Âu, Công giáo đang hưng thịnh người ta đã xây dựng một vườn địa đàng mà ở trong đó Đá được sử dụng như một phép màu trong việc tu luyện, đồng thời Đá cũng được sử dụng để chữa bách bệnh. Ở Việt Nam do địa hình, địa mạo, từ xa xưa người Việt đã đến với Đá như một chỗ dựa mang tính tinh thần, mang tính tôn giáo (có lễ nghi), và từ đời nọ nối tiếp đời kia  đến với Đá được an lành, được che chở, được gửi gắm và cầu nguyện, tin rằng nếu chân thành sẽ được linh ứng. Cũng từ đó người ta coi Đá là điểm tựa về mặt tâm linh, và song hành với tục thờ Mẫu thì tục thờ Đá cũng ra đời.
          Ta có thể thấy tục thờ Đá hiện nay biểu hiện còn lại ở các vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong các hang động ... Tiêu biểu là vùng Nam Trung Bộ, ở vùng đồng bào dân tộc Chăm có tục thờ các bộ phận sinh dục của đàn ông, đàn bà trong tín ngưỡng "phồn thực" các viên Đá mang hình người mang biểu tượng như thần đất, thần rừng, được thờ để cầu mùa màng bội thu cuộc sống no ấm. Điển hình là chùa Hương, tại động chính có những khối thạch nhũ mang ý nghĩa tâm linh được huyền thoại hóa với tục thờ Mẫu như "đụn gạo" "cây vàng" "cây bạc" đã đi vào đời sống tâm linh từ ngàn năm nay. Ở Lạng Sơn có nàng "Tô Thị", ở Thanh Hóa có "hòn vong phu"...Và mang đậm tính tâm linh hơn là khu di tích Đền Sinh, Đền Hóa tại thôn An Mầu, xã Lê Lợi, Huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nơi đây thờ khối đá hình người phụ nữ đang sinh nở. Tương truyền là dấu tích của Đức thánh Phi Hồng. Tại đây ai hiếm muộn về đường con cái, thành tâm làm lễ cầu tự thì đến 70% được toại nguyện (báo Khoa học và Đời sống ngày 26/6/2012). Tại khi di tích thành Cổ Loa, Hà Nội có am thờ một viên đá cụt đầu gọi là am Mị Châu. Ai thành tâm cầu duyên đều được toại nguyện (Báo Khoa học và Đời sống ngày 24/7/2012). Tại xã Vân Hòa, Ba Vì, Hà Nội có dãy núi mang hình bộ ngực khổng lồ của người phụ nữ. Xuống phía dưới là một cái giếng đá mà theo tiếng Mường cổ có tên Phò Ché quanh năm đầy nước trong khi cả vùng bị hạn hán. Theo quan niệm dân gian, nếu lấy nước ở giếng đó về dùng trong ăn uống sẽ được khỏe mạnh và ngăn được bệnh tật. Nhưng nếu vi phạm sẽ bị trừng phạt (có một người đàn ông đến Giếng cởi quần áo tắm và ngay lập tực bị một bệnh lạ đã chữa ở nhiều nơi nhưng bệnh không khỏi). Vì thế Giếng này càng thiêng hóa và đi vào tín ngưỡng của khu vực (báo KHĐS ngày 5/6/2012). Còn rất nhiều tư liệu khác miêu tả tục thờ Đá, sự kính trọng Đá mang tính tâm linh ở khắp các miền đất nước, đã và đang tồn tại từ xa xưa được linh ứng hóa, huyền thoại hóa...song hành với các lễ nghi tập tục khác trong sự phát triển văn hóa tâm linh ở Việt Nam. Ta có thể nói tục thờ Mẫu là hình thức thờ cúng đặc trưng của các dân cư nông nghiệp, thể hiện lòng kính trọng với quyền năng sinh sản và lòng biết ơn tổ tiên. Tín ngưỡng thờ Mẫu thuần túy là trong các phủ: Phủ Dầy, Phủ Sòng, Phủ Tây Hồ. Thờ Mẫu còn gắn với các tín ngưỡng khác. Đền Mẫu thường nằm bên cạnh hoặc sau điện thờ Phật thờ các vị anh hùng dân tộc. Tín ngưỡng thờ Mẫu cũng có mối quan hệ và nhiều khi đồng nhất với tín ngưỡng thờ Đá hay có liên quan đến tục thờ Đá ví như hình thức thờ: "Kì thạch phu nhân" của vùng Nam Trung Bộ hay truyền thuyết Hai Bà Trưng sau khi chết linh hồn kết thành Đá trôi theo dòng đến Thăng Long được dân làng Đồng Nhân vớt lên...(tượng thờ Phật Bà được đào thấy ở chùa Bà Đá).
          Chúng ta biết tất cả những khối Đá dược sùng kính đi vào đời sống tâm linh đều là nhưng viên Đá nguyên vẹn (con người chưa tác động) do trời đất sinh ra qua năm tháng được mài giũa của mưa gió, nhiệt độ mang hình hài có tính nghệ thuật cao, có quyền uy trong đời sống tâm linh của người Việt.
          Điều đặc biệt không một viên đá nào giống nhau. Mỗi viên có một nghệ thuật sắc thái riêng đi sâu vào tiềm thức con người trong tục thờ Đá. Như vậy, rõ ràng Đá ứng với câu “Trời sinh hình, Đất sinh tượng”, mà Đá là tượng tức là mang một thông điệp tâm linh khác nhau (như đã nêu ở trên).
          Mỗi viên Đá là một tiểu vũ trụ, ở đây ẩn chứa bao thông tin cấu trúc vật chất, năng lượng đặc thù (mà chỉ chiêm nghiệm theo thời gian) hình dạng màu sắc nghệ thuật, nghệ thuật của thiên nhiên được gọi là Kì Thạch. Ở đây chữ Kì được hiểu là kì lạ, kị dị, kì công.
3. Kì Thạch
          Tất cả những viên Đá nói chung hay một tập hợp những viên đá trong hang động, ở bãi đá được huyền thoại hóa để đưa vào đời sống tâm linh trong tục thờ Đá đều gần như nguyên vẹn và nó mang tính trường tồn. Vì thế nó được đưa vào tín ngưỡng để tồn tại đến ngày nay và được gọi là Kì Thạch. Kì Thạch là con đẻ của Đá, là thông điệp của thiên nhiên.
          Thông qua những viên Đá có tính nghệ thuật cao như hình người, hình thú, thậm chí hoa văn trên Đá có cả nội dung của một câu chuyện. Sự hình thành ra Kì Thạch phải mất vài chục nghìn năm, thậm chí hàng trăm triệu năm. Kì Thạch Việt Nam có tất cả trong các tập địa chất như ru bi, saphia, đến bán quý như caseđôn, mã não, thạch anh…cho đến các tập khoáng vật và kể cả đá vôi. Để đánh giá Kì thạch phải dựa vào 6 tiêu chí sau đây:
          Tiêu chí 1: Hình – Tiêu chí này thể hiện tính nghệ thuật của viên Đá, chủ đề của viên Đá muốn nói, ví như có viên Đá hình người, hình mãnh sư, thậm chí hình một triết nhân trầm tư.
          Tiêu chí 2: Thể - Nói lên cấu trúc của viên Đá. Tuổi địa chất của viên Đá. Nơi viên đá được sinh ra.
          Tiêu chí 3. Màu – Đá có tất cả các màu. Trong cùng một loại đá cũng có các màu khác nhau, nói lên giá trị của viên đá.
          Tiêu chí 4. Chất – nói lên bản chất cấu tạo của viên đá (giá trị của viên đá, độ trong, độ cứng càng cao, độ đồng đều càng cao thì giá trị viên đá càng lớn) thường lấy độ cứng theo thang Mohs – kim cương là 10. Như rubi, saphia có độ cứng là 9, thạch anh có độ cứng là 7…
          Tiêu chí 5. Hoa văn – là hình vẽ trên đá do các lớp vật chất khác nhau tạo nên. Hoa văn họa tiết càng đẹp càng gần với các huyền thoại hay truyền thuyết thì giá trị viên đá càng lớn được gọi là Kì thư.
          Tiêu chí 6. Độ hi hữu – Hay là độ hiếm có, càng độc về hình, về chất, thì giá trị càng cao. Tiêu chí này cũng thể hiện cái duyên của người đến với Đá (quý vật tìm quý nhân).
          Ở Kỳ Thạch sự hấp dẫn đầu tiên là nghệ thuật, nghệ thuật thiên tạo, và kì lạ bởi không có viên đá nào giống viên đá nào. Ở một viên đá với góc nhìn khác nhau dù một thể đứng hay thể nằm đã cho những nội dung nghệ thuật khác nhau. Đấy chính là sự hấp dẫn của nó. Không phải bỗng dưng người ta không dùng từ xem Đá mà dùng từ thưởng lãm. Kì Thạch là nghệ thuật của nghệ thuật, nó có cái đẹp về hình, cái đẹp về chất, về màu, lại mang nội dung văn hóa và tính giáo dục khác nhau nhưng đều do thiên tạo.
          Thưởng lãm một tác phẩm Kỳ Thạch cho ta suy tưởng sự hình thành tạo ra nó. Rồi khám phá những thông điệp mà Đá muốn nói của một viên Đá hoặc một cụm Đá. Bản chất của Đá là vô ngôn, tĩnh lặng, nhưng Đá càng không nói con người càng muốn khám phá, có những viên Đá tình cờ giống người, giống thú, giống một bức tranh. Tất cả tạo nên những thông điệp sâu sắc. Chẳng hạn viên Đá hình Mẫu tử. Khi ngắm Đá cho ta suy nghĩ về cuộc sống “chữ hiếu” phải đặt lên hàng đầu.
          Đặc điểm cơ bản của đá là cứng rắn và có tính trường tồn theo thời gian. Con người đến với đá “Kì Thạch” ngoài tính nghệ thuật, tính giáo dục có thể phải dựa vào đó và coi như có một vị thần đang ở trong Đá tạo ra (phần sau sẽ trình bày tại sao).
          Kì Thạch là con đẻ của Đá, mà Đá là đặc trưng cơ bản của núi (núi đá). Mà nói Đá là chốn linh thiêng là nơi thông linh giữa Trời và Đất. Cho nên Kì Thạch là phương tiện để truyền đạt những mong muốn của con người với các thế lực siêu nhiên khác. Đấy chính là sự hấp dẫn, sự sùng bái (nếu hiểu biết) với Đá nói chung và Kì Thạch nói riêng.
          Một viên đá khi đạt được 6 tiêu chí (thiên nhiên nuôi dưỡng tại hiện trường) được con người tôn tạo (trong bộ sưu tầm của cá nhân) thì trở thành một tác phẩm Kỳ Thạch có giá trị. Ở đây, ta hiểu rằng sự tôn tạo nuôi dưỡng, sự lược bỏ phần thừa của một tác phẩm không được quá 20% phải đảm bảo tính bản quyền của thiên nhiên, sau đó dày công nuôi dưỡng để thành một tác phẩm có chủ đề hoặc một cụm tác phẩm để phản ánh nội dung.
          Bản thân một viên đá đạt được (6 tiêu chí) có ý nghĩa giáo dục (văn hóa) như mẹ con, thầy trò. Nó còn có năng lực đặc thù do hấp thu năng lượng từ vũ trụ và từ lòng đất sau một thời gian dài kể từ khi nó được sinh ra. Cùng với sự tương tác giữa các lớp vật chất khác nhau tạo ra năng lượng đặc thù của nó. Nếu ta hiểu biết Đá, nếu Đá được đặt đúng chỗ (nhất vị, nhì hướng) đúng với đối tượng con người và không gian sinh tồn thì phát huy hết tác dụng của nó, giúp cho chủ nhân (người), chủ thể (không gian) có Đá, hiệu quả sẽ được một năng lượng tốt (năng lượng được hiểu là khí và tia).
4. Kì thạch và vấn đề xây dựng bộ môn Thạch Đạo Việt và ứng dụng.
          Được thừa hưởng tục thờ đá của ông cha để lại, nghiên cứu, tìm hiểu thêm cho ta thấy một số vấn đề như sau:
          a/ Tất cả các mẫu Đá (tác phẩm) được thờ hoặc được sưu tầm đều giữ nguyên hình hài và mang những thông điệp sâu sắc ví như huyền thoại theo sau nó mang lại.
          b/ Đá gắn bó với đời sống tâm linh sâu đậm và được truyền từ đời nọ sang đời kia. Tục thờ Đá của tín ngưỡng người Việt đồng thời hòa đồng và tôn vinh các lễ nghi tìn ngưỡng khác như thờ Mẫu, thờ các anh hùng, danh nhân, thậm chí hòa trong Phật giáo. Đạo giáo mà không làm mất đi bản sắc riêng của Đá. Chưa kể Đá được chế tác hình người, hình thú để phục vụ các mục đích tôn giáo.
          c/ Thời gian sinh ra Đá có trước loài người, giá trị lớn nhất của Đá là tính trường tồn. Những di sản xa xưa còn lại đến ngày nay qua bao tháng ngày là Đá và nó còn trường tồn tiếp tục với thời gian.
          d/ Bản thân Kì Thạch ngoài giá trị nghệ thuật, giá trị văn hóa và vị trí trong đời sống tâm linh của cư dân nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, mỗi loại kỳ thạch (theo 6 tiêu chí) có những năng lượng đặc thù riêng được gọi là linh khí mà Kì Thạch tích tụ được qua quá trình hình thành (xác định được bằng phương pháp thiền, cảm xạ, nhân điện). Ở đây, ta loại trừ các loại Đá có chất phóng xạ.
5. Trong quá trình nghiên cứu sưu tầm cho thấy:
a. Tục thờ Đá có căn nguyên của nó và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
b. Đá có tính trường tồn và tính mầu nhiệm.
c. Đá có năng lượng đặc thù và sự quyền uy.
d. Đá hòa đồng với các tôn giáo: Phật giáo, Công giáo, Đạo giáo và các tín ngưỡng khác mà không làm mất đi bản sắc riêng của mình, ngược lại thông qua Đá các tín ngưỡng khác được suy tôn, trường tồn.
          Để hiểu sâu sắc và phát huy tục thờ Đá của người Việt, bảo tồn những báu vật của thiên nhiên và ứng dụng trong cuộc sống sau một thời gian dài nghiên cứu khảo nghiệm qua thực tiễn thấy cần thiết phải chính luận hóa về Đá nói chung và Kỳ Thạch nói riêng. Chúng tôi đã bước đầu xây dựng Bộ môn Thạch đạo Việt.
Nội dung chính của Bộ môn Thạch Đạo Việt.
Những cơ sở chính của Bộ môn:
          1- Đá mang tính trường tồn.
          2- Kì Thạch là thông điệp của thiên nhiên (ở trời sinh hình, ở đất sinh tượng. Đá là tượng của đất).
          Vì vậy Bộ môn Thạch Đạo Việt là: Bộ môn đi tìm thông điệp của thiên nhiên – những quy luật của tạo hóa giúp con người hiểu biết về thiên nhiên, về tạo hóa để phát triển một cách bền vững thông qua sự giao hòa giữa con người với một tác phẩm Kì Thạch hoặc một cụm tác phẩm cho một mục đích.
Thạch đạo Việt gồm: 5 lớp lang
1. Thạch Mỹ: Tìm cái đẹp của Đá – tính nghệ thuật (đây là nghệ thuật thiên tạo)
2. Thạch Văn: Tính giáo dục của Đá thông qua các chủ đề huyền thoại, tập tục.
3. Thạch Kiến: Cấu trúc của Đá - tính khoa học
4. Thạch Pháp: Quyền uy của Đá – tính tâm linh
5. Thạch Y: Năng lượng của Đá ảnh hưởng tới sức khỏe con người – tính khoa học.
Tổng hòa 5 lớp lang trên. Đá được ứng dụng như:  vị thuốc nam, thuốc Bắc trong không gian sinh tồn góp phần xây dựng phúc trạch cho một cá nhân gia đình và xã hội.
Cụ thể:
1. Năng lượng của Đá cho chất và màu quy định ứng với ngũ hành về màu, về hình- Đá có năng lượng âm, năng lực dương (kiến thức cảm xạ- nhân điện).
2. Hướng và vị trí đặt Đá: Để phát huy hết tác dụng của Đá trong không gian sinh tồn tuân theo bát trạch (bốn phương – tám hướng – hai mươi tư sơn) sao cho phù hợp – thuận thì kích hoạt gia tăng linh khí tốt, nghịch thì hạn chế ngăn chặn khí xấu, khí không hợp.
3. Không gia sinh tồn được hiểu là nhà ở, khu vực làm việc hoặc một vùng chung cho cộng đồng dân cư.
Không gian sinh tồn gồm 5 cửa:
a. Cửa linh: Nơi thể hiện tôn giáo tín ngưỡng, tập tục truyền thống.
b. Cửa nạp: Bếp, nhà ăn, nơi cung cấp thực phẩm.
c. Cửa dưỡng: Phòng ngủ nơi nghỉ ngơi an dưỡng, vui chơi.
d. Cửa tiếp: Nơi làm việc, phòng khách (nơi chứng minh là ai với cộng đồng xã hội).
e. Cửa xả: Nhà vệ sinh, môi trường cảnh quan.
Năm cửa này thuận theo âm dương ngũ hành thì gọi là ngũ linh, nghịch gọi là ngũ quỷ. Với từng bản mệnh của chủ thể (con người hay cộng đồng).
          Những cơ sở ứng dụng của Thạch Đạo Việt.
          Ta đều biết vô cực sinh Thái cực, Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh bát quái (thành hai mươi tư sơn), Bát quái sinh vô lượng (Kinh dịch).
          Trong vận hành của thời gian, giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh, năm sinh. Mệnh của con người được gắn với nước, can- mười hai chi cùng với ngũ hành.
          Tổng hợp những điều trên được gọi là mệnh của một con người được lập trình theo thời gian cho một cá thể, gia đình, xã hội, rộng hơn là một tạo hóa với một chủ thể.
          Chủ thể: Con người, gia đình, xã hội đều có bốn đại tứ trụ đó là:
          Phúc: là nền tảng cuộc sống.
          Mệnh: là giờ, ngày tháng năm sinh- không ai giống ai (đây chính là mã hóa của tạo hóa).
          Phong: là môi trường sống và làm việc (kể cả khi mất đi).
          Trí: Kiến thức và trí tuệ (tu tập đức năng thắng số).
          Kì Thạch lúc này đóng vai trò:
          a. Là tác phẩm hoặc một cụm tác phẩm tôn vinh không gian sinh tồn (gia đình hoặc nơi công cộng).
          b. Điều phối lại khí, tăng khí thuận, giảm thiểu khí xấu giúp chủ nhân hoặc người tiệm cận cân bằng âm dương.
          c. Là nơi giao tiếp của thể khí chất và thể khí quang, giúp cân bằng âm dương tăng linh khí trong quá trình tiệm cận hoặc tu tập.
          d. Bảo tồn những báu vật của thiên nhiên cho thế hệ mai sau, (một bộ sưu tập – viện bảo tàng của gia đình, dòng họ như là vật gia bảo truyền từ đời nọ sang đời kia mang tính giáo dục cao).
          Sau một thời gian dài sưu tầm, nghiên cứu phát huy tục thờ Đá, giải thích bằng khoa học, ứng dụng kinh dịch, chu dịch và truyền thống thờ Đá và thưởng lãm Đá của ông cha, tham khảo và học tập các phương pháp ứng xử với Đá của các nước, chúng tôi đã hệ thống mang tính chính luận cho cách ứng xử - sử dụng Kì Thạch trong cuộc sống, như những viên sỏi, hòn đá làm móng cho Bộ môn Thạch Đạo Việt và đã đạt được những kết quả khả quan. Mong muốn ngày càng hoàn thiện hơn cho Bộ môn này.
          Lời kết:
          Với trách nhiệm lớn lao bảo tồn các vật thể thiên nhiên, cụ thể là báu vật Kì Thạch cho thế hệ mai sau, phát huy tục thờ Đá của ông cha ta để lại, hoàn thiện chính luận về tục thờ Đá, chơi Đá, ứng dụng Đá trong phong thủy hy vọng phát triển văn hóa Đá Việt góp một phần vào việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam, đậm đà bản sắc dân tộc. Sau một thời gian dài, đơn vị nghiên cứu, sưu tầm Kì Thạch Việt thuộc Trung ương Hội di sản văn hóa Việt nam đã có vài nghìn tác phẩm được trưng bày tại Hoàng Thành Thăng Long (di sản văn hóa thế giới) được gần chục năm này phục vụ đồng bào trong nước và khách quốc tế nhất là các ngày lễ lớn của dân tộc. Đồng thời cùng thực hiện các dự án mang tầm Quốc gia như Cột Đá Thề tại Đền Thượng khu di tích đền Hùng, Phú Thọ và đang xây dựng các dự án Đàn Lạc hồng, Đàn tri ân, Thạch viện và các dự án khác.
          Với một tâm huyết góp phần xây dựng văn hóa Đá Việt, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ mai sau, chúng tôi rất mong các cơ quan quản lý, các tổ chức, cá nhân quan tâm đến Đá Việt.

Những lời tri ân:
Sơn vô thạch bất kì
Thủy vô Thạch bất thanh
Điền vô thạch bất tú
Gia vô thạch bất phú



[1] Nhà nghiên cứu Thạch học

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét