Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

LÃO TƯỚNG NGUYỄN CHU PHÁC...

Bài đăng kỷ yếu hội thảo Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ nhất về "Nghiên cứu và ứng dụng khả năng đặc biệt của con người" tháng 02.2016 do Viện NC&ƯDTNCN chủ trì tổ chức.

LÃO TƯỚNG NGUYỄN CHU PHÁC
ÍT CHUYỆN TẢN MẠN VỀ MỘT NHÂN CÁCH LỚN
Trịnh Tố Long [1]
          Sau Đại hội VI đổi mới tư duy, anh em gọi nôm na “Đại hội cởi trói”, từ đầu những năm 1990 nhiều trung tâm, CLB dưỡng sinh ra đời với các thủ lĩnh quen tiếng như: Bùi Long Thành, Nguyễn Văn Chiều, má Hai Hương,…, ít nhiều dính dáng đến cõi thiêng tâm linh ngoại cảm. Tới tháng 01/1997 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh ra mắt Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người. So với thế giới ta đi sau Anh, Mỹ,… cả thế kỉ. “Tính đến năm 2007, Liên đoàn cận tâm lý đã có khoảng 30 nước nghiên cứu về các hiện tượng siêu nhiên”. (Theo Phạm Minh Hạc: Kỉ yếu Hội thảo khoa học tại Tp. Hồ Chí Minh. Tháng 05/2012, trang 5).
          Nguyễn Chu Phác – Nhà văn Tiến sĩ tâm lý học, Thiếu tướng – là Phó Giám đốc Trung tâm, Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học, Chủ nhiệm Bộ môn Cận tâm lý – tôi quen, rồi thân từ đó. Chúng tôi đồng niên, cùng duyên nghiệp nhưng ông bậc thầy, tôi chỉ như trò nhỏ trùng sóng năng lượng, hòa đồng hào quang, nghĩ gì, làm gì như có “Bề trên quản lý”.
          Ông đưa tôi bảy trang A4, bốn ảnh chân dung Ghi lại mốc thời gian và công việc rồi hẹn nếu ông về trước với Bác Hồ thì viết ít dòng gửi báo như với các cố Vũ Kỳ, Cù Văn Chước, ông đọc rất ưng. Ông còn dặn, gửi báo Tiền Phong nhớ lời cảm ơn đăng bài, ảnh Miếu thờ liệt sĩ Điện Biên trong nhà lão tướng (07/05/2011). Việc làm đền ơn đáp nghĩa uống nước nhớ nguồn độc nhất vô nhị này ở nước ta đến tai Võ Đại tướng từ lâu nên khi Tiền Phong đưa lên mặt báo nêu gương thì Đại tướng rất vui.
GIAN NAN TỪ NGHIỆP LÀNH TÌM MỘ LIỆT SĨ
          Hạ tuần tháng 04/2011, chuẩn bị cho nội dung 07/05 đại thắng Điện Biên Phủ, Thời báo kinh tế đặt Tướng Phác viết bài về Đại tướng Võ Nguyên Giáp với công tác tìm mộ liệt sĩ. Ông kể, tôi viết, ông sửa, tôi lại đưa xuống phố Vương Thừa Vũ để Đại tá Nguyễn Huyên thư kí thông qua thay Đại tướng đang nằm Viện 108. Từ đây tôi biết ra nhiều điều…







(*) Cộng tác viên Bộ môn Cận tâm lý Viện nghiên cứu & ứng dụng tiềm năng con người (VNC)
          Tướng Phác kể, chẳng rõ Anh Cả lấy tin từ đâu gọi ông đến nhà riêng, chuẩn bị sẵn cả cuốn Kinh dịch, động viên ông tiếp tục nghiên cứu “tiềm năng nội sinh” và hỏi ở nước ta đã nên chưa – thành lập một cơ quan như Viện Nghiên cứu nhân học chẳng hạn để Đại tướng đưa vấn đề ra Đại hội IV? Chu Phác không dám giấu dự cảm của mình phải bảo vệ Anh Cả, bèn thưa thời thế chưa thuận, lực cản phá “chính danh” có thể lợi dụng bất lợi cho Đại tướng với cái mũ duy tâm, mê tín vì đã từng bị quy chụp sau lung phần tử “vũ khí luận”. Chu Phác đề nghị cũng dùng sách “chính danh” sau chiến tranh hợp lòng dân nhất là tìm mộ liệt sĩ. Đại tướng khen hay, cảm ơn và thống nhất vậy thì lặng lẽ mà làm. Đại tướng cũng gặp Đại tá Hàn Thụy Vũ nắm một kênh khác cùng nhóm có Đỗ Bá Hiệp, GS Đại tá Ngô Vi Thiện, Kỹ sư Trần Quang Bích với ba cháu ngoại cảm Thẩm Thúy Hoàn (16 tuổi), Nguyễn Phúc Lộc (15 tuổi) và Phan Thị Bích Hằng (sinh viên). Như một chuyện lạ Việt Nam đầu tiên là công tích tìm được 13 hài cốt liệt sĩ ở Ngã ba sông Văn, sông Đáy dưới chân Non Nước, Ninh Bình. Rồi, Trung tâm Nghiên cứu TNCN ra đời, Chu Phác kế tục GS Đại tá Ngô Vi Thiện làm Chủ nhiệm Bộ môn Cận tâm lý (BMCTL). Tổ chức lớn mạnh, công việc càng kết quả.
          Cố Đại tá Thụy Vũ kể, phải tới năm 2001 TBT Hữu Ước báo An ninh Thế giới mới dám đăng sự thật ở núi Non Nước. Nữ Tiến sĩ Nhân chủng học và chính sách y tế Pháp Monique Selim đọc được, đã hết sức xúc động tìm gặp lãnh đạo BMCTL. Bà nhắc lại câu Liệt sĩ (LS) Nguyễn Văn Tý (hay Tâm) phàn nàn qua thiên nhĩ Bích Hằng nghe “dịch” lại: Đến nay đã 41 năm thiếu 3 ngày đầy 11 tháng gia đình, đồng đội mới tìm tới tôi!
          Ý nghĩa của chuyện không chỉ ở chỗ có thật vong hồn người đã khuất ở thế giới bên kia tinh anh, ghi nhớ rất chính xác, trông đợi từng ngày, mà người Việt Nam chúng ta phải biết: Ngày nay thế giới phẳng: Nhân loại mừng vui hay buồn phiền về mỗi việc làm của chúng ta trong tư cách là thành viên gắn bó trong cộng đồng quốc tế. Tiện đây, xin cảm ơn Lão tướng Chu Phác chẳng ngại ngần chi khi công khai thông tin rất được dư luận rộng rãi bạn đọc hoan nghênh. Trong tuyệt phẩm 20 năm đi tìm hài cốt liệt sĩ Sự thât tưởng như huyền thoại (NXB Hội Nhà văn), Chu Phác công khai phê phán – phê phán thẳng thừng một quan chức lãnh đạo ngành và cơ quan báo chí dám cản phá bằng chụp cái mũ chống Đảng, chống ý thức hệ vô thần, măc dù đã có chỉ thị của TW về tìm mộ LS và tất cả các việc được tiến hành một cách bài bản, đúng pháp luật. Tướng Phác dẫn chứng:
          Một là, báo cáo nhanh số 05 ngày 23/02/2000 gửi Bộ Chính trị của Trưởng ban nọ (tôi hỏi cụ thể là ai mà tác giả không tiện nêu tên – thì hóa cũng chỉ vì lợi ích cá nhân: 2 Ban chuẩn bị sáp nhập, vị này (đã mất) muốn nhắm tới chiếc ghế gộp 2 to hơn) nên viết : Nghiên cứu tâm linh là chống Mác – Lênin, chống Đảng cộng sản. Ngay tối đó khi biết tin Tướng Phác sang gặp TBT Lê Khả Phiêu. Ông Phiêu động viên cứ yên tâm, bình tĩnh… Thì quả nhiên, ngày 07/04/2000 Ban Khoa Giáo TW có Báo cáo nhanh số 1176 do Phó Trưởng ban thứ nhất Phạm Minh Hạc ký phản bác Báo cáo nhanh số 05 của Ban nọ. Chu Phác phấn khởi vào Thanh Hóa, được lãnh đạo tỉnh phê bình khéo rất BẢN LĨNH THANH HÓA : Các anh mới nghiên cứu một năm nay, chúng tôi tự nghiên cứu 10 năm rồi, lãnh đạo tỉnh, các cơ quan tỉnh bí mật đến cô Phương cả rồi. Ai cấm thì cấm, chứ Thanh Hóa chúng tôi không cấm. Ai bảo bắt thì về mà bắt, chứ Thanh Hóa không bắt. Báo ở đâu đăng thì mặc,báo Thanh Hóa không đăng là được rồi…
          Chu Phác nhắn mạnh: “20 mươi năm rồi chúng tôi vô cùng biết ơn, cảm phục lãnh đạo và nhân dân Thanh Hóa… Cô Phương vẫn làm việc tâm linh với sự tín nhiệm cao của bà con …”
          Hai là, có một nhà báo Hà Nội vào gặp để viết bài, Phương thuật lại: “Anh ta luôn miệng khen em đẹp, em xinh, da trắng nõn nà. Anh ta nhiều lần mời ra khách sạn Hà Nội. Bị em mắng, mặt anh ta cứ trơ lì không biết xấu hổ…”. Vậy là sau đó, xuất hiện một bài báo phê phán cô Phương. Làm báo mà sấp mặt đổi trắng thay đen như thế đó… ( SĐD trang 20 – 21).
          Cùng tuyệt phẩm Sự thật như Huyền thoại, trang 15 sách đăng phát biểu của Anh hùng Lao động GS Vũ : 20 năm trước đã phê phán Chu Phác là cán bộ đảng viên mà mê tín dị đoan thì nay thực tế cho thấy Chu Phác đúng, vượt qua bao khó khăn để tìm hiểu, lý giải rất khoa học. GS nói: Tôi thực lòng xin lỗi anh Chu Phác và xin rút những lời phát biểu phê phán ngày trước!
          Mạn phép thêm chứng cứ có cõi thiêng hay không? Sáng 30/04/2011, tôi đến Chu Phác khai thác tư liệu viết cho 07/05. Ông bỗng như nhớ ra, đưa tôi lên sân thượng giới thiệu miếu thờ. Sẵn đang hương khói, hoa quả ngày lễ, ông chấp tay lầm rầm gì đó rồi bảo tôi: “Có xin gì các LS thì xin”. Tôi thắp thêm nén nhang khấn cầu viết bài về miếu này. Thì lạ, mấy nén nhang bốc hỏa. Tướng Phác bảo:  “Được rồi, xong rồi. Anh Long không cần đưa tôi xem lại bài miếu thờ sẽ viết. Cứ gửi Tiền Phong các anh ấy đăng cho kịp Đại thắng Điện Biên 07/05….”
          Lão tướng Phác khi biết tôi một mình đi xe ca đêm vào Hà Tĩnh tháng 06/2011 xem thực hư các cái gọi “Trung tâm tìm mộ LS” mọc lên như nấm sau mưa theo báo cáo thị sát của bà PCN Bộ môn Quan Lệ Lan, đã rất hoan nghênh việc làm mang tinh thần ý Đảng lòng dân là Dân biết, Dân kiểm tra. Như ta biết, cái nghề mở Trung tâm làm giàu rất nhanh bằng lừa bịp nhân dân đã bị dẹp đi do sự vào cuộc của TW và địa phương vào các năm 2010 – 2012.
          Nhà Lão tướng ở Lý Nam Đế đã là “ địa chỉ đỏ” tin cậy cho mọi người quan tâm về tiềm năng con người và cả thông tin dự báo thế sự, về đánh giá khả năng các nhà ngoại cảm. Nhiều người tự phong, hoang tưởng ông cũng rất thận trọng bảo rằng mình chưa có điều kiện thẩm định, hoặc thân tình nói: “Theo dự cảm”. Một số người dù thân tình lâu năm, rất công ích, ông cũng nói thẳng: Khả năng nay hạn chế hoặc đã hết. Có trường hợp họp báo, phản họp báo, cán bộ thẩm định thiếu thực tế, xác nhận giới thiệu vội vàng, ảnh hưởng uy tín khoa học. Đặc biệt nhầm lẫn tôn gọi Bác Hồ là Phật, Ngọc Phật, Kim Cương Phật, “ đạo” Hồ Chi Minh chỉ nhằm mục tiêu buôn Thần bán Thánh. Nực cười là hoang tưởng, phi văn hóa cốt lõi của dân tộc là có bà bỏ thờ tổ tiên, bỏ bàn thờ cúng tổ tiên, bỏ lời niệm Na mô, bỏ đồ thờ, hương khói, trên bàn thờ chỉ còn cờ, ảnh Bác Hồ…. hát Quốc ca, lãnh tụ ca, chiêu hồn tử sĩ… In phát hàng loạt Kinh cầu tu gia đẹp nhà yên nước theo văn hóa tâm linh vô sản Hồ Chí Minh – hết sức lạc lõng về thời cuộc.
          Tướng Chu Phác đưa ra nhiều ví dụ ông và các NNC đã gặp không ít vong thuộc cảnh giới ngạ quỷ đi lang thang tìm kẻ tham sân si để lợi dụng làm NNC “rởm”. Những ca nghi ngờ ông phải hỏi miếu thờ LS, mộ Tổ hoặc các Đấng Bề trên. Nhớ có lần trên xe về Thanh Mai, Thanh Oai đến lăng mộ Cụ Trưởng Cần, ông tâm sự muốn nghỉ mọi việc tại Viện để dành thời gian đã thu thập đủ tài liệu, bắt đầu viết để nâng cao phổ cập hơn về dân trí là bộ sách về “ Luật nhân quả”. Ông tham khảo tôi: “Ai có thể thay chủ nhiệm BM?”… thì ra ông đã có chủ ý đi xin chỉ dạy của cụ Trưởng Cần.
          Ông cũng chẳng giấu nỗi buồn của mình về thực trạng các vấn đề nổi cộm về tổ chức, con người trong nghiên cứu, ứng dụng về tiềm năng con người – chiến lược con người hiện nay ở nước ta. Tôi thở dài, dẫn ra đủ chuyện mồm mép và tâm địa của một số cán bộ, NNC nói và làm khác xa nhau, nhưng nghĩ, quá trình phát triển, đi lên đỉnh cao của một tổ chức khoa học đó là điều tự nhiên. Từ Trung tâm lên Viện (năm 2012) tới nay đã tiến một bước dài đa năng, đa diện về ngành nghề, chất lượng chuyên sâu khá cao. Thế nhưng, về tìm mộ LS, sau chủ trương không dùng ngoại cảm theo Ban chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, có phải là một bước lùi – tôi hỏi Tướng Phác – Khi Viện Pháp y Quân đội tuyên bố “Hầu hết các di hài đưa đến thẩm định AND đều là xương động vật”. Tướng Phác lấy làm tiếc. Thực ra xét nhiệm AND chỉ là một trong các tiêu chí để xác định có đúng hài cốt người cần tìm hay không. Còn điều kiện cần là đơn vị đi tìm, dấu hiệu nhận diện của người thân, đồng đội đơn vị khi chôn cất, khó nhất là người dưới mộ nói được qua nhà ngoại cảm: tên mình, tên đơn vị, chỉ huy, bạn hữu, địa chỉ quê quán… Nghĩa là xét nhiệm ADN chỉ khi đã có hài cốt chứ không phải là phương pháp tìm mộ. Tướng Phác nhấn mạnh việc khai thác thông tin khi bắt đầu tìm mộ là hết sức quan trọng, gọi là kiểm tra chéo, có khi cả chục nhà ngoại cảm cùng đồng đội trên khắp nước cùng hoạt động độc lập, không biết nhau cho khách quan. Như tìm mộ LS Tỉnh ủy viên Thái Bình Tạ Thị Câu chị ruột Tướng Trần Độ, Tướng Phác nhờ tới 10 nhà ngoại cảm tìm vị trí ngôi mộ bằng các phương pháp rất khác nhau (SĐD trang 72 – 84), đã rút ra nhiều bài học.

CHỮA BỆNH PHI TRUYỀN THỐNG TẠI SAO KHÔNG?
          Chúng tôi qua trải nhiệm bản thân học tập và tập luyện, tự chữa bệnh và hướng dẫn chữa bệnh bằng năng lượng nội sinh suốt đời, có thể tính từ mùa hè năm 1960 khi sang Bun  ga  ri tìm hiểu nước bạn quản lí chữa bệnh của bà Van  Ga, rồi về sau là bà Ju- Na ở Liên Xô được nhận bằng Tiến sĩ Y khoa chữa bệnh bằng hai bàn tay, còn gọi là chữa bệnh ngoài tiêu chuẩn, hoặc là nền y học bổ sung chữa bệnh không dùng thuốc theo Tuyên ngôn An ma- Ata của WHO năm 1962. Tôi còn ghi trong hai tập I và II Bách khoa thư Bệnh học do GS TS Phạm Song nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế đề tặng ngày 22/07/2003, đề nghị ông dùng ảnh hưởng của mình đề đạt lên cấp trên và sau đó đề nghị qua nhiều đời lãnh đạo ngành y đều rơi vào im lặng. Đề nghị đó là cần luật hóa hành nghề chữa bệnh phi truyền thống (Đặc san NCT tháng 04/2014). Nhưng có ai nghe đâu. Tướng Phác lắc đầu với vấn đề quá bức xúc, ông nói: Trong khi bệnh viện giường nằm hai ba người,  thì lại vừa mới xuất hiện một cách mới “mẹ hiền” moi túi tiền của dân nghèo “là khám chữa nhanh”, “khám chữa theo chương trình” mất từ 120 đến 200 nghìn một lần khám… (?). Trong khi Võ Hoàng Yên sang Mỹ cũng dùng năng lượng chữa bệnh, được nhiều người Mỹ kí thư gửi Thống đốc bang Calipholia tặng bằng khen, thì nhà ngoại cảm Phạm Thị Phú, Thái Nguyên chỉ được cấp phép kinh doanh hành nghề tầm quất, dịch vụ giải khát, bánh kẹo và nghỉ trọ qua đêm… (Theo thông tin khoa học TNCN ngày 12/07/2014, trang 30)
          Trong chuyến đi công tác Tp. Hồ Chí Minh cuối tháng 3 vừa qua, Phó Viện trưởng, PGS TS Nguyễn Thị Ngọc Quyên giới thiệu tôi xuống Chợ Mới An Giang thẩm định khả năng chữa bênh câm điếc, bại liệt của đệ tử thầy Võ Hoàng Yên là Sáu Chuối Bùi Văn Tịnh. Tôi có việc gấp phải trở ra Bắc, vừa đưa số điện thoại Sáu Chuối buổi chiều thì về khuya Tướng Phác ra đi.

ANH ƠI, LỜI ANH TÔI NGUYỆN
          Thật may, âu cũng là số phận run rủi… Sáng 28/02/2016 tôi từ Thái Nguyên về Hà Nội dự Hội nghị hoạt động Viện năm 2015 (01/03/2016), anh kịp tặng tôi sách Nhân quả tập II và nói đang chuẩn bị tập III. Tôi hiểu tên sách là sự cảnh báo mọi người luật “nhân quả không miễn trừ ai”, đó cúng chính là lời của Phật. Anh nhắc tôi luôn vì sự nghiệp chung – VÌ CON NGƯỜI . Xin trân trọng tiếp nhận di chúc – Di sản của anh – một nhân cách lớn với các thế hệ mai sau – là tâm nguyện của tôi trước hương linh anh như chúng ta từng chia sẻ:
          Tuổi càng cao, càng thêm hiểu biết, càng cần phải sống tử tế hơn, biết thương yêu mọi người hơn. Ai hơn ai ở đời này suy cho cùng là ở chỗ biết mình yếu kém những gì để sửa mình. Trên tinh thần phê bình và tự phê bình ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy chúng ta – Xin coi đó là nén tâm nhang vĩnh biệt anh.


[1] Nhà báo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét