Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

KHÁNH THÀNH ĐỀN THỜ LÝ NHẬT QUANG

KHÁNH THÀNH ĐỀN THỜ LÝ NHẬT QUANG
MỘT TRUNG TÂM VĂN HÓA, TÂM LINH TẠI ANH SƠN NGHỆ AN

                                                                           PGS TS Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Lý Nhật Quang huý là Lý Hoảng là con trai thứ 8 của vua Lý Thái Tổ, mẹ là Trinh Minh Hoàng hậu Lê Thị Phất Ngân (theo các nhà nghiên cứu là con của Lê Đại Hành và hoàng hậu Dương Vân Nga), hiệu là Bát lang hoàng tử. Như vậy, ông là em cùng mẹ với vua Lý Thái Tông. Lý Nhật Quang nổi tiếng thông minh, 8 tuổi biết làm thơ, 10 tuổi tìm hiểu kinh sử.  Ông được vua cha và hoàng tộc chăm lo dạy dỗ để sớm thành rường cột nước nhà. Nghệ An là một vùng biên ải phía Nam của nước Đại Việt, việc quản lý còn lỏng lẻo. Nhiều cuộc nổi dậy ở địa phương có tính chất phản loạn, gây sự phiền nhiễu cho nhân dân, triều đình phải nhiều phen dẹp loạn. Từ năm 1041, sau khi Lý Nhật Quang được cử làm Tri châu, tình hình xã hội ở Nghệ An dần dần ổn định, kỷ cương phép nước được lập lại. Ông đã cho làm sổ sách thống kê hộ khẩu, nhân đinh. Theo sử gia Phan Huy Chú: "Đời , việc kiểm soát hộ tịch rất là nghiêm ngặt. Dân đinh nào đến 18 tuổi thì biên vào sổ bìa vàng, gọi là Hoàng nam, đến 20 tuổi gọi là Đại Hoàng nam". Những biện pháp quản lý xã hội của Lý Nhật Quang cùng với sự độ lượng và tư tưởng thân dân của Ông dần dần đã cảm hoá và quy phục được tất cả mọi tầng lớp nhân dân, làm cho vùng đất vốn phức tạp đã trở nên bình yên, thuần hậu và thống nhất.
            Năm 1044, Lý Thái Tông cất quân đánh Chiêm Thành, nhờ có Trại Bà Hoà kiên cố và đầy đủ lương thực do Lý Nhật Quang tạo dựng, quân sĩ yên tâm chiến đấu. Lý Nhật Quang được vua phong từ tước Hầu lên tước Vương ”Uy Minh Vương Lý Nhật Quang.”
Lý Nhật Quang hết sức coi trọng việc phát triển kinh tế, khuyến khích, hướng dẫn nhân dân mở mang nghề nghiệp, khai thác mọi tiềm năng của vùng đất xứ Nghệ.
Thần tích đền Quả Sơn đã ghi rõ: "Ngài ở châu 19 năm, trừng trị kẻ gian, khen thưởng người lành, khai khẩn đất hoang, chiêu mộ lưu dân, bọn vô lại phải im hơi, người dân về với Ngài được yên nghiệp. Ngài thường qua lại vùng này, vùng khác, dạy nghề làm ruộng, trồng cây cối, nuôi gia súc, có nhiều chính sách lợi cho dân, làm cho nhân dân đoàn kết. Người dân đến kiện tụng thì lấy liêm, sỹ, lễ, nghĩa giảng dạy làm cho tự giác ngộ, ai nấy đều cảm hoá, không bàn đến chuyện kiện cáo nữa. Mọi người đều gọi Ngài là Triệu Công".
Câu đối tại đền Quả đã khái quát được công trạng của ông:
Hiển hách thần linh, hương khói miếu đền lưu vạn đại,
Lừng danh tông tộc, núi sông ghi nhớ đến nghìn năm.
Hiện vẫn còn nhiều giả thuyết về cái chết của Lý Nhật Quang. Thần phả đền Quả Sơn viết rằng Lý Nhật Quang hi sinh trong trận chiến với giặc, bị chém ngang cổ nhưng đầu không lìa, đến núi Quả thì ngựa quỵ xuống, ông qua đời vào ngày 17 tháng 8 năm 1057. Theo truyền thuyết, khoảng năm 1057, miền biên giới do Ngài cai quản bị bọn phỉ Lão Qua (nước Lào) thường xuyên vượt biên sang cướp phá. Trong một lần đưa quân đi dẹp loạn, Lý Nhật Quang bị thương rất nặng, khi ông chạy qua địa phận xã Đại Điền (nay là xã Vĩnh Sơn, huyện Anh Sơn) ông đã để lại huyết tích. Sau này khi ông mất, người dân Vĩnh Sơn đã xây ngôi đền thờ để tưởng nhớ công ơn của ông. Theo thống kê, tại Nghệ An, Hà TĩnhThanh Hoá, có hơn 50 đền thờ Lý Nhật Quang, Trong đó ngôi đền chính nổi bật nhất là đền Quả tại huyện Đô Lương
Trải qua các cuộc chiến tranh đền thờ Ngài Lý Nhật Quang tại Vĩnh Sơn, Anh Sơn Nghệ An bị xuống cấp hư hỏng và bị phá bỏ. Tại Vĩnh Sơn, Anh Sơn ngoài đền thờ Ngài Lý Nhật Quang, một số chùa chiền miếu mạo cũng bị phá hủy. Trong xã không còn một địa điểm nào cho bà con thờ cúng và hoạt động tâm linh. Có nhiều thông tin về những hậu quả do phá đình chùa miếu mạo tại địa phương. Anh Nguyễn Sỹ Ngọc, một người con của Vĩnh Sơn, đau đáu một tâm nguyện: khôi phục lại đền thờ Lý Nhật Quang. Anh còn có ý định xây dựng một cơ sở y tế để mời thầy giỏi về chữa bệnh cho bà con. Tục truyền tại xế cửa đền Lý Nhật Quang là mộ của một thày thuốc tài giỏi. Anh Ngọc đã phát tâm xây lại đền, đóng góp phần lớn kinh phí xây dựng trong khi anh chưa có ngôi nhà riêng cho chính mình. Anh vừa làm công tác thuyết phục bà con và các cấp chính quyền cho phép xây dựng, vừa chuẩn bị kinh phí và các thủ tục tâm linh. Nhà phong thủy - ngoại cảm Doãn Phú, Nhà ngoại cảm Nguyễn Thị Nghi và Nhà phong thủy Dương Thị Liễu (thuộc trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người trước đây, nay đều là cán bộ của Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người) đã hỗ trợ khảo sát về phong thủy và tâm linh trước khi tiến hành xây dựng. Trung tâm Nghiên cứu TNCN trước đây và Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người đã tổ chức đưa các nhà ngoại cảm và phong thủy vào khảo sát, chọn hướng và kích thước xây đền. Các kết quả khảo sát và chọn hướng trùng hợp nhau chứng tỏ một sự kết hợp thành công giữa phong thủy và tâm linh. Nhà ngoại cảm Nguyễn Thị Nghi đã công đức toàn bộ các pho tượng của ngôi đền, theo dõi sát sao từng bước xây dựng đền và làm các nghi thức tâm linh trong suốt quá trình xây dựng.
Năm 2009, công trình đền thờ Lý Nhật Quang được khởi công xây dựng, với kinh phí dự tính hơn 5 tỷ đồng (tiền chi thực tế cho đến nay gần 10 tỉ đông), bao gồm các hạng mục chính: thượng điện, hậu cung, miếu thờ thần y và nhà tiếp khách. Khuôn viên đền khá rộng rãi và những hàng cây xanh trồng xen kẽ. Có nhiều chuyện linh ứng xảy ra hôm làm lễ khởi công và trong quá trình xây đền. Lễ khởi công xây dựng kết thúc, đoàn đại biểu về trụ sở Ủy ban xã đã thấy một con bướm rất đẹp, to cỡ hai bàn tay đậu trên cửa phòng Bí thư Đảng ủy. Khi Nhà ngoại cảm Nguyễn Thị Nghi nói thì đôi cánh bướm như vẫy mừng. Chị Nghi đưa bướm vào trong phòng rồi để đậu trên một hộp giấy ở nóc tủ tài liệu. bướm đã ở đó rất lâu. Hôm chuẩn bị Lễ khánh thành, một con bướm to đẹp như thế đậu trên ngực đồng chí chủ tịch xã hơn hai tiếng đồng hồ trước sự chứng kiến của nhiều người. Đoàn cán bộ Viện về dự Lễ khánh thành đền đã được chính đồng chí Chủ tịch xã kể về hiện tượng rất lạ này. Đền xây sắp xong, một trận lũ của sông Lam làm sạt một khoảng đất lớn trước đền. Người dân lo lắng, nếu tiếp tục sạt lở thì ngôi đền có nguy cơ bị cuốn đi. Nhà ngoại cảm Nguyễn Thị Nghi thông báo từ xa là ngôi đền sẽ an toàn. Đúng như vậy, khoảng đất bị sạt trôi đi không bị lật úp, mà như trôi tịnh tiến ra xa nhưng giữ song song với bờ, cây cối vẫn đứng thẳng. Mấy tiếng sau đất lại tràn vào chỗ bị sạt, nối với khoảng đất bị trôi và làm cho sân đền rộng ra. (Thông tin này đã được nhân dân và chính quyền địa phương xác nhận và còn dấu tích cho đến bây giờ, khi Đoàn của Viện về dự lễ khánh thành ngôi đền).
 Có thể các sự kiện trên chỉ là ngẫu nhiên song rất nhiều người tin rằng đó là sự linh ứng của Trời Đất và của Ngài lý Nhật Quang.
          Lễ khánh thành ngôi đền trở thành ngày hội lớn của nhân dân Vĩnh Sơn, Anh Sơn, Nghệ An. Từ đây người dân ở Vĩnh Sơn có một địa chỉ tâm linh để thờ cúng và làm chỗ dựa tinh thần. 

TIỀN NHÂN GIỤC GIÃ QUA NHỮNG GIẤC MƠ VÀ NHỮNG BÀI THƠ


         Từ đầu năm 2012 tôi có những giấc mơ rất lạ. Có người xưng danh Vua Lý nhờ giúp để mộ cháu gái Ngài là công chúa Lý kiều Oanh thoát cảnh bị sú uế, dẫm đạp. Ngài còn dặn khi tìm thấy mộ thì tôn tạo lại, không mang đi nơi khác. Tôi hoang mang và chưa tin, giấc mơ cứ lặp đi lặp lại và trong một lần giao tiếp tôi hỏi Ngài: “Đây là thực  hay con hoang tưởng?”. Ngài trả lời là tôi không hoang tưởng, Ngài thực sự muốn nhờ tôi. Ngài cho tôi địa chỉ nơi có ngôi mộ và tên đầu của chủ nhà là N. Tôi gọi điện nhờ anh Hùng ở Đồng Hới Quảng Bình xem có địa chỉ như tôi được báo. Câu trả lời là có. Em gái tôi là Hoàng Thị Thuy ở Lào Cai cũng nhận được giấc mơ như vậy. Thường thì nếu cả hai chị em cùng nằm mơ thì tôi chiêm nghiệm việc được báo là hoàn toàn đúng.
     Tôi nói chuyện với luật sư Bích Lan và hai chị em vào Đồng Hới Quảng Bình. Nhờ linh cảm tôi tìm được nhà anh Nam. Chúng tôi phải nói dối là tìm mộ tổ tiên để giữ bí mật. Anh Nam kể là khi đào hầm trú ẩn đã gặp những hàng gạch xây sợ nên lấp lại. Tôi báo cáo với Lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người và được các bác các cô khích lệ động viên. Một đoàn cán bộ Trung tâm vào làm việc với Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh và các đơn vị quản lý tại địa phương. Lãnh đạo địa phương kết luận trong buổi làm việc là sẽ làm thủ tục khai quật sớm.
     Thế rồi giấc mơ cứ nối tiếp giấc mơ. Rổi liên tiếp có những bài thơ mà tôi được lệnh chép lại. Thơ của Hồ Đức Cưởng, phò mã, chồng của công chúa, thơ của hầu cận ngài Hồ Đức Cưởng, thơ của công chúa Lý kiều Oanh. Im ắng vẫn hoàn im ắng từ các cơ quan chức năng. Chúng tôi cảm thấy như ngồi trên lửa, vừa thương Bà Công chúa xinh đẹp tài ba, giúp chồng việc quân lương khi chiến tranh mà mộ phần đang nằm dưới lòng đất có chất thải chảy qua vừa cảm động trước mối tình lớn của Công chúa và Phò mã. Tôi được tâm linh mách bảo và đã chỉ cho chủ nhà đào được một viên đá có khắc dòng chữ Lý Kiều Oanh công chúa. Tâm linh cũng mách bảo để tôi cùng luật sư Lan tìm được về chùa Kiến Sơ và dấu vết của công chúa Lý(Hồ) Ngọc Kiều, con gái duy nhất của công chúa Lý Kiều Oanh và phò mã Hồ Đức Cưởng. Tâm linh cũng cho tôi biết mối tình của vua Lý Thái Tông với ngự nữ(sau được phong làm Hoàng Hậu, hiệu là Thiên Cảm), mẹ công chúa Kiều Oanh.
     Rồi các nhà khoa học vào cuộc, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người đã tổ chức đoàn cán bộ gồm đại diện lãnh đạo Viên, các nhà Hán Nôm học, các nhà sử học, khảo cổ học, vào khảo sát thực địa. Tôi vô cùng vui mừng có nhiều ý kiến của các nhà khoa học đã làm sáng tỏ những dòng chữ trên tường bao quanh, chứng tỏ người nằm dưới mộ là người có công với nước. Các nhà khoa học cũng đã lần theo chính sử mà kết nối nhiều sự kiện.
     Trong mấy năm qua tôi nhận được nhiều thông tin và nhiều đề nghị từ cổ nhân. Dường như nhiều việc khác tôi phải gác lại để thực hiện tâm nguyện của tổ tiên.
     Tôi rất mong Viện và các cơ quan khoa học khác tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ. Các việc mà chúng ta được giao rất lớn, phải có nhiều cơ quan cùng tham gia thì mới có khả năng làm được.
     Tôi xin hứa với Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người sẽ làm tốt các việc
 được Viện và Bề trên giao phó.
     Xin chân thành cảm ơn các quý vị đã lắng nghe.
Hoàng Thị Thiêm.
(Bài đăng trên Bản tin số 01 của Viện NC & UD TNCN)

Hoàng Thị Thiêm

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

VĂN GIẪY

Bài đã đăng trong Bản tin số 01 Viện NC & ƯD TNCN

Cô Phạm Thị Phú người chữa bệnh không dùng thuốc
                                  VĂN GIÃY
Ông Nguyễn Văn Bính, 61 tuổi, ở thôn Đại Cách, xã Liên Mạc, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội, số ĐT 04.3751 0920. Ông Bính bị Pac kin sơn đã 12 năm, 3 năm cuối, ông giãy liên tục, các bác sỹ kết luận ông bị "loạn" Pac kin sơn không chữa được. Bó tay!
Hàng ngày ông phải dùng tới 14 viên Mazopan - thuốc của Úc, liều thường là 3 viên/ngày.
Gia đình đã đưa đi chữa ở BV Bạch Mai, Viện 198 và nhiều thày lang mà bệnh không giảm bớt.
Trước khi đến cô Phú, 3 tuần liền, hàng ngày ông Bính giãy 24/24. Đau đớn và nguy hiểm vô cùng, vợ con phải trói vào võng và khóa lại. Nhiều lúc, ông kêu thấy ma, vừa giãy vừa chạy để vồ ma!
Đến cô Phạm Thị Phú, (một cộng tác viên của Viện trong đề tài nghiên cứu chữa bệnh bằng tác động sinh học) ở Sông Công, chỉ sau 7 ngày tác động, bệnh đã giảm 80%, từ chỗ không đi lại được, ông Bính đã có thể đèo vợ bằng xe máy từ Hà Nội lên Sông Công, Thái Nguyên và ngược lại
Tôi tên Văn Bính hiệu là Văn Giãy,
Tên hiệu này do cô Phú đặt cho,
Bị Parkinson tôi giãy dụa bốn mùa,
Hùng dũng nhất khi vồ ma - nhưng trượt!
Mười một năm Pac kin sơn,
Ba năm giãy dụa may còn sống đây,
Người ta 3 viên thuốc ngày,
Tôi uống 14 vẫn giãy ngày giãy đêm.
Trước khi lên cửa Cậu, cửa Cò,
Vợ con tôi vừa sợ vừa lo,
Ba tuần liền tôi tay co chân giãy;
Ba bảy hai mươi mốt ngày,
Giãy đêm giãy ngày, hăm bốn tiếng thông,
Vợ mà phải trói chặt chồng,
Con phải khóa bố - buồn không hỡi người?
Bác sỹ Bạch Mai bảo tôi:
"Pac kin sơn loạn mất rồi - bó tay!
Nhờ người mách tôi lên đây,
Chỉ sau bảy ngày cô Phú giúp cho,
Giãy tôi đêm đã ngủ khò,
Buồn tình mới giãy: Giãy cho vui nhà,
Ba tháng nhanh chóng trôi qua,
Giãy được về nhà nằm võng yên vui,
Mười phần hết được tám rồi,
Ai biết cuộc đời Giãy lại nở hoa! 
Vợ tôi cười mắt lệ nhòa,
Cô không nhận quà cũng chẳng lấy công,
Nghèo như mấy bác nhà nông,
Giàu như mấy bác tiêu không hết tiền,
Từ ung thư đến bệnh điên,
Xin chớ đưa tiền làm mất lòng cô,
Năng lượng tình thương mẹ Cò,
Cho tôi hết giãy, hết co, hết buồn.
                                               Xuân Thi

Lời ban Biên tập: Đây là một bài thơ trích trong cuốn"Có một người như thế", chùm thơ ghi lại những kỷ niệm của người bệnh đã được cô Phạm Thị Phú truyền năng lượng thành công. Bản thân tác giả Xuân Thi là Tiến sỹ Vật lý, ở TP Hồ Chí Minh. Ông cũng chính là một bệnh nhân với những bệnh mà chữa Đông Tây không khỏi, sau nhờ cô Phú, ông đã khỏi bệnh. Trong những lần từ TP HCM ra chữa bệnh, được chứng kiến và nghe tâm sự của người bệnh, ông đã chuyển tải những lời tâm sự ấy thành những vần thơ.

SỰ KẾT HỢP KỲ DIỆU

Bài đã đăng trong Bản tin số 01 Viện NC & ƯD TNCN

SỰ KẾT HỢP KỲ DIỆU GIỮA HAI NHÀ NGOẠI CẢM
Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Tác giả Ngọc Quyên
          Chị là Nguyễn Thị Thả, hiện ở  P204, nhà M23, phố Bùi Ngọc Dương, quận Hai Bà Trưng, Tp Hà Nội, ĐT 04.38639676 - 01674838786. Chị là con út trong một gia đình có 10 anh chị em, có bốn anh đi bộ đội bảo vệ Tổ Quốc nhưng chỉ có hai anh trở về. Người anh thứ năm là Nguyễn Kim Diệp và anh thứ sáu là Nguyễn Hữu Bài đã hy sinh, mộ anh Bài chưa tìm được.
           Hai năm trước, gia đình bên chồng chị đã đến cô Sinh nhờ tìm mộ ông bà nội cùng mộ một người chị họ. Vong bà nội - qua cô Sinh -  đã về hướng dẫn con cháu đi tìm. Gia đình bên chồng chị Thả đã tìm được những ngôi mộ bị thất lạc với nhiều chứng cứ thuyết phục.
           Để tìm mộ anh Nguyễn Hữu Bài, gia đình chị đã làm đơn đăng ký với chương trình "Tìm lại ký ức", nhưng thấy số người đăng ký quá đông, chắc phải chờ lâu, gia đình chị lại đến nhờ cô Sinh.
         Qua cô Sinh, vong người anh thứ năm, liệt sĩ Nguyễn Kim Diệp, đã hướng dẫn gia đình đi tìm mộ em mình: B2 - mộ thứ 4 - hàng 11, nhưng không nói tên nghĩa trang. B2 thì đúng rồi, Anh Bài chiến đấu rồi hy sinh ở chiến trường B2, nhưng "mộ thứ 4, hàng 11" thì chẳng khác gì đánh đố nhau, quá mông lung! Gia đình hỏi lại thì LS Diệp trả lời: “Tìm đơn giản lắm, cứ đi vào trong kia, sẽ có người giúp”.
          Đầu tháng 6/2012, nhân chuyến vào TP HCM chơi, chị Thả tìm gặp anh Thống, thủ trưởng trước đây của anh Bài để hỏi về phần mộ của anh. Anh Thống trả lời là không có một thông tin gì và anh giới thiệu cho gia đình một nhà ngoại cảm tìm mộ. Anh gọi cho anh Trinh, một người quen của anh để nhờ anh Trinh dẫn đến gặp ông Phương, người có khả năng tìm mộ bằng ngoại cảm.
        Ngày 6/6/2012 gia đình đưa hồ sơ của LS Bài cho anh Trinh và cũng chưa gặp ông Phương vội vì mới chỉ tin một mình cô Sinh. Trước đó gia đình cũng đã đi tìm một số nhà "ngoại cảm" nhưng các thày này chỉ dẫn mơ hồ và lấy thù lao không phải là ít. Sau bốn ngày đưa hồ sơ, anh Trinh gọi báo gia đình chuẩn bị lên Nghĩa trang liệt sĩ Kon Tum với thày Phương để đón Liệt sĩ Bài về.
        Cả gia đình chị Thả ngạc nhiên, sao lại dễ dàng, đơn giản như vậy? rồi cùng với thày Phương và anh Trinh lên NTLS Kon Tum. Để cho khách quan, gia đình chị Thả giữ kín thông tin B2 - mộ thứ 4 - hàng 11. Tại Nghĩa trang liệt sĩ Kon Tum, trên Bia tưởng niệm có tên liệt sĩ Nguyễn Hữu Bài. Vậy là câu nói của Liệt sĩ Diệp: Cứ đi vào trong kia sẽ có người giúp đã linh nghiệm.  
         Thày Phương đi đi lại lại trong nghĩa trang, mọi người hồi hộp chờ đợi... Và rồi thày dừng lại trước ngôi mộ thứ 4 - hàng 11. Mọi người vội vàng sắp lễ. Bỗng thày Phương hô lên: “Dừng lại, liệt sĩ Bài nói đùa đấy, anh ấy nằm dưới mộ thứ 5 bên cạnh cơ”. Mọi người ngơ ngác, bán tin ban nghi. Song thày đã bảo thì phải nghe thôi, nhưng trong gia đình đã có những sự ngờ vực, thiếu tin tưởng. Gia đình quyết định nộp đơn xin làm giám định AND. Cô Sinh và thày Phương cũng khuyến khích gia đình kiểm chứng bằng khoa học. Thế là Hội hỗ trợ gia đình liệt sĩ (HHTGĐLS) giới thiệu gia đình sang Viện Công nghệ sinh học thuộc Viện KH&CNVN, giúp làm các thủ tục, hỗ trợ toàn bộ kinh phí làm giám định.
          Sau bốn tháng chờ đợi phấp phỏng, ngày 22/11/2012, gia đình nhận được thông báo của HHTGĐLS và Giấy xác nhận kết quả giám định gen hài cốt liệt sĩ, trên đó ghi rõ: Mẫu hài cốt lấy từ mộ số 5, hàng 11, Lô 6, NTLS Kon Tum và mẫu sinh phẩm của ông Nguyền Phúc Trụ có liên quan huyết thống dòng mẹ. Viện trưởng Trương Nam Hải đã ký xác nhận ngày 13/11/2011. (Ông Nguyễn Phúc Trụ là anh của trai liệt sĩ Nguyễn Hữu Bài).
Cuối tháng 11-2012, chị Thả đến nhà chị Quan Lệ Lan kể lại câu chuyện, đưa kết quả xét nghiệm AND. Chị Quan Lệ Lan đã đưa câu chuyện này vào cuốn sách của bộ môn Cận tâm lý “Sự thật tưởng như huyền thoại”.
Song câu chuyện không dừng lại ở đó. Chị Thà kể là ngoài tên và số điện thoại, gia đình còn chưa biết địa chỉ và họ của thày Phương. Có hai câu hỏi được đặt ra:
-          Vậy thày Phương là ai?
-          Tại sao đầu tiên thày Phương dừng ở ngôi số 4, đúng với thông tin của Liệt sĩ Diệp cung cấp qua cô Sinh nhưng sau đó lại phủ nhận và chỉ sang ngôi thứ 5? Cô Sinh cung cấp thông tin sai?
 Chúng tôi liên hệ với thày Phương qua điện thoại mà chị Thả ghi lại. Thật thú vị,bên kia đầu dây là thày Võ Công Phương – cộng tác viên lâu năm của Viện, hiện sinh hoạt trong Trung tâm Trắc nghiệm – Tư vấn Bồi dưỡng. Còn câu hỏi thứ hai, chúng tôi đã được thày Phương giải thích thỏa đáng và thuyết phục khi trao đổi trực tiếp với thày tại Hà Nội. Thày kể là được tâm linh mách bảo tên nghĩa trang, hàng và vị trí mộ, song đến trước ngôi mộ số 4 lại không thấy hài cốt trong mộ. Lúc đó thày yêu cầu “Liệt sĩ Bài về đúng nhà mình”. Liệt sĩ đã “về” ngôi số 5 và kết quả cuộc tìm kiếm thật tuyệt vời với kết quả thử AND.
Có khi liệt sĩ cũng trêu đùa người thân đến thót tim như vậy.
Đầu năm 2013 đoàn cán bộ của Viện đến thăm cô Sinh tại Ngọc Cục, Thúc Kháng, Bình Giang, Hải Dương. Thật tình cờ và thú vị, Đoàn gặp tất cả anh chị em ruột của Liệt sĩ Bài ở đó. Họ về “gặp Liệt sỹ Bài để thảo luận và thống nhất kế hoạch bốc mộ”. Một cuộc giao tiếp Âm – Dương cảm động, sâu sắc và đậm tính nhân văn. Đó là những bài học đạo đức rất có hiệu quả, không chỉ đối với người thân của Liệt sĩ Bài, mà còn là bài học sống động cho tất cả mọi người có mặt ở đó.
Trong hai chục năm qua có biết bao hài cốt liệt sĩ được các nhà ngoại cảm tìm được bằng những phương pháp đặc biệt. Nhiều nhà ngoại cảm đã có hàng chục kết quả xét nghiêm AND. Đó là một thực tế khách quan không thể phủ nhận.  Hiện đang có những người mang danh khoa học xung kích chống mê tín dị đoan viết những bài rất sai sự thực, không tiếc lời vùi dập nhiều nhà ngoại cảm trên các phương tiện thông tin. Đó là một tội ác.
Tất nhiên trên thực tế có những nhà ngoại cảm rởm cam tâm lừa đảo, có người hoang tưởng và có cả sự sai lầm của một số nhà ngoại cảm thực sự. Ơ đây cần một sự phân định rõ ràng và một sự nghiên cứu công phu để giải thích tại sao nhà ngoại cảm nhận thông tin sai. Theo đánh giá của các nhà khoa học và nhiều nhà ngoại cảm tự nhận xét là không thể đúng 100% được. Vậy phải làm rõ nguyên nhân nào dẫn đến những thông tin sai để khắc phục. Không nên vì những cái sai do duyên cớ nào đấy lại phủ nhận những điều kỳ diệu của thế giới tâm linh và những người có khả năng đặc biệt. 

HỒI ÂM TỪ MỘT CUỐN SÁCH

Bài đã đăng trong Bản tin số 01 Viện NC & ƯD TNCN

HỒI ÂM TỪ MỘT CUỐN SÁCH
Quan Lệ Lan
     
Quý IV năm 2012, qua nhà Xuất bản Hội nhà văn, Bộ môn Cận tâm lý đã ra mắt bạn đọc cuốn sách “Sự thật tưởng như huyền thoại” - hai mươi năm đi tìm hài cốt Liệt sĩ. Cuốn sách này cũng là một món quà nhỏ chào mừng Lễ ra mắt của Viện Nghiên cứu và ứng dụng Tiềm năng con người.
     Ngay từ những ngày đầu, cuốn sách đã được quý bạn đọc hưởng ứng, say mê tìm đọc. “Tuy không phải là một cuốn truyện, nhưng bài này tiếp bài kia, nối tiếp nhau kể lại những chuyện người thật, việc thật, nơi chốn thật, đúng như tiêu đề cuốn sách dã viết: Đúng là sự thật”-Trích lời giới thiệu của Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người: GS TSKH VS Phạm Minh Hạc.
     Nhiều người cũng xem đây là món quà nhỏ nhưng quý giá đã mua để tặng họ hàng, bạn bè, một trong số đó là bà Nguyễn Thị Hạnh ở Hà Đông, anh Phan Ngọc Sáu ở Đà Nẵng, anh Lê Trung Tuấn, anh Nguyễn Khắc Bảy…  như bà Hạnh đã nói: mục đích để mọi người sau khi đọc, sẽ có những suy ngẫm, và từ đó con người ngày càng sống Thiện, sống có Đạo lý…
     Ban Biên tập cuốn sách đã nhận được phản hồi tích cực từ một số bạn đọc, xin được trích dẫn tư hai lá thư sau:
Lá thư thứ nhất
     …Tôi là Nguyễn Tuấn Bảo, ở tổ 4 Phú Lương, quận Hà Đông, TP Hà Nội.
     Bố tôi là ông Nguyễn Tuấn Thúy, sinh năm 1922, vì một hiểu lầm không được giải tỏa kịp thời, cụ giận dỗi bỏ đi khỏi nhà ngày 24/3/1988. con cháu đã đi tìm khắp nơi, nhờ các cơ quan chức năng… nhưng không hề có một chút dấu vết! Đã 25 năm trôi qua, nỗi đau mất mát này luôn dày vò anh em chúng tôi, nhất là tôi, ngoài tình cảm còn mang trách nhiệm của người con trưởng, không tìm được bố, tôi sẽ ân hận suốt đời, xuôi tay nhưng không thể nhắm mắt vì chưa trọn Đạo Hiếu, nhưng biết tìm đâu? 25 năm trôi qua nhưng nỗi băn khoăn day dứt khôn nguôi…
     Tôi đã từng làm việc lênh đênh trên biển, dày dạn sóng gió cuộc đời…thú thực tôi không tin là có Thế giới bên kia, nên cũng không nghĩ đến việc tìm bố bằng con đường Tâm linh. Được chị Hạnh tặng gia đình cuốn sách ”Sự Thật tưởng như huyền thoại”, từ ban đầu là thử đọc xem sao (!), rồi tôi đi đến say mê lúc nào không hay, tất cả là người thật, việc thật…trong tôi đã nhen nhúm chút hy vọng tìm được bố, và ngày 28/02/2013 anh em tôi tìm tới nhà thày Bảy ở 32 ngõ 45 Phạm Ngọc Thạch, Hà Nội.
     Sau khi nghe tôi nói các thông tin về bố, thày Bảy chăm chú nhìn vào trán tôi rồi tả lúc đi cụ mặc quần áo gì, cụ đã chết, hiện mộ cụ ở thôn Lê Xá, xã Châu Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, gia đình tìm gặp người kinh doanh sỏi cát, VLXD tên là Thu, chồng tên Cường chạy xe công nông. Thày bảo
ngày mai, 29/02/2013, gia đình đi ngay.
     10g sáng ngày 29/02, gia đình đến đúng địa chỉ trên, tìm được một cửa hàng kinh doanh sỏi cát, VLXD, người chồng đúng tên Cường chạy xe công nông, còn người vợ tên Khanh, Thu là tên cô cháu gái. Gia đình xác minh bằng cách đi tìm trong cả hai làng chỉ có duy nhất cửa hàng kinh doanh VLXD Cường Khanh. Quay lại gặp cháu Cường, cháu kể: ”Năm ngày trước, trong mơ, cháu đi lên chùa, thấy qua một mương nước, cạnh đó có một ngôi mộ mà có nhiều người (âm) đòi phải chuyển đi, rồi một người nói: ai muốn chuyển ngôi mộ này đi thì cứ hỏi Cường Khánh, cháu vưa kể chuyện cho vợ cháu nghe một lúc thì chú tới hỏi thăm”. Nghe xong, chúng tôi mua đồ lễ rồi nhờ cháu Khánh dẫn lên chùa Dưỡng Thọ thuộc thôn Câu Tử và nhờ cô Thu- người coi chùa làm lễ. Trước cửu Phật, tôi quỳ xuông nghẹn ngào, khấn vái (sau này người nhà chùa nói lại là nghe các bác khấn đến Phật cũng phải nhỏ nước mắt!). Cô Thu kể hay “gặp” một cụ già, cụ nhờ nhà chùa giúp đỡ, cô còn tả quần áo cụ mặc thế nào- cũng đúng như thày Bảy nói. Cô Thu lại chỉ tôi tới tìm gặp cụ Bùi Thị Sáu, năm nay 78 tuổi ở ngay Thôn Câu Tử, cụ Sáu biết rất rõ về ngôi mộ này cũng như gia đình người đã làm phúc chôn cất cụ già chết dạt về đây. Hiện chỉ còn lớp trẻ của gia đình nhân đức đó, cụ chỉ cho chúng tôi ngôi mộ nằm cạnh mương nước, có một con đường nhỏ. Chuẩn bị ra về thì thày Bảy gọi ĐT hỏi chúng tôi đang ở đâu, tôi nói tên địa điểm, thày nói ngay: Ngôi mộ nằm ở góc chéo đường mương nước, có một lối đi nhỏ (chính xác), thày khẳng định đó chính là mộ bố chúng tôi.
     Nhưng đang là một người không tin những chuyện lạ, nay, tuy đã tin nhưng tôi muốn kiểm chứng thêm, tôi lấy hai nắm đất, một ở ngôi mộ, một ở nơi khác đem về. Ngày 4/3, tôi đem hai nắm đất tới cô Thiện ở Bia Bà, La Khê, Hà Đông, cô cầm hai nắm đất mà tôi đã “mã hóa”, cô Thiện chỉ đúng nắm đất lấy tại ngôi mộ và nói: nắm đất này ở ngôi mộ gần mương nước, cạnh lối đi nhỏ (chính xác), tiếp đến tôi đến nhà cô Lê Thị Hương ở ngay tổ 4 Phú Lương, Hà Đông nhờ cô gọi hồn, bố tôi “lên” nói biết tất cả quá trình con cháu đi tìm mộ, đã gặp những ai tên là gì, ở đâu, nơi bố tôi đang nằm… rất chính xác.
     Vì chưa được chuyển, ngày 10/3/2013 con cháu xây mộ ngay tại chỗ tìm thấy, con cháu đang lúng túng giác hình để làm sao không phạm phải hài cốt Cụ, thì bỗng, Cụ nhập ngay vào cô con gái út Cụ nói chuyên với con cháu rồi ủy thác cháu Khanh giác hình ngôi mộ Cụ, cháu Khanh (thân xác Cụ mượn) cầm que cắm 6 điểm tạo ra một hình 6 cạnh dài. Thế là việc xây mộ đã được chính Cụ hướng dẫn, mọi việc thuận lợi, kết thúc tốt đẹp.
     Đến nay, ngoài sự vui mừng như mọi anh em con cháu trong gia đình, riêng tôi, tôi có thể khẳng định là với tôi đã có một sự thay đổi lớn lao: Tôi tin là có Thế giới bên kia, chết không phải là hết, chính vong linh của bố tôi đã đưa đường chỉ lối, gặp gỡ con cháu thông qua những người có khả năng đặc biệt nêu trong câu chuyện trên.
     Tôi cúi lạy cửa Phật từ bi, tôi chân thành cảm ơn Viện NC&UDTNCN, cảm ơn Bộ môn CTL và Ban Biên tập cuốn sách, cảm ơn thày Nguyễn Khắc Bảy, cảm ơn gia đình các cháu Cường Khánh ở thôn Đinh, xã Đinh Xá, Duy Tiên, Hà Nam, cảm ơn Cụ Bùi thị Sáu, và tất cả các cụ ông cụ bà đã làm phúc chôn cất bố tôi, cảm ơn chính quyền thôn Câu Tử, xã Châu Sơn, Duy Tiên, Hà Nam.
Nguyễn Tuấn Bảo
thư thứ hai
                                                                                  Hà Nội 15/5/2013
     Tôi là Nguyễn Trung Chính, quê xã Nghĩa Lâm, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi, số ĐT 0903511520.
Hiện cư trú tại nhà K233/14 đường Hải Phòng, TP Đà Nẵng. Đây là ngôi nhà do TP tặng cho mẹ tôi -“Mẹ Việt Nam anh hùng” (chồng và 2 con trai mẹ là liệt sỹ).
     Trong chiến tranh chống Mỹ xâm lược, tôi tham gia quân giải phóng, là thương binh hạng 3/4, rồi được đào tạo làm cán bộ giảng dạy trường tuyên huấn T.Ư. II, trường Nguyễn Ái Quốc III tại Đà Nẵng, hiện đã nghỉ hưu.
     Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ xâm lược, cha tôi đã hy sinh, anh tôi là Nguyễn Thanh Minh cũng hy sinh năm 1962, hiện trong nghĩa trang liệt sỹ xã Nghĩa Lâm quê tôi có mộ cha và anh Minh, nhưng mộ LS Minh chỉ là mộ gió, nghĩa là mộ không có cốt, tới Tết Mậu Thân 1968, người em út của tôi là Nguyễn Ngọc Hân, mới 16 tuổi lại hy sinh, bị mất xác ở Thị xã Quảng Ngãi, đây là điều khẳng định, nhưng hai lần tôi về Ngã ba Đồng Lộc, Hà Tĩnh, tôi sững sờ nhìn thấy tên tuổi em trai được khắc trên bia tưởng niệm: ”Nguyễn Ngọc Hân, sinh năm 1952, quê quán xã Nghĩa Lâm, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi, hy sinh Tết Mậu Thân năm 1968” (!)
     Tôi tìm đến nhà ngoại cảm Nguyễn Thị Nguyện ở đường Phương Mai, ngõ 6, ngách 45, nhà 12.
     Là một người theo chủ nghĩa duy vật biện chứng mà tôi thật sự sốc nổi da gà khi nghe bà Nguyện, một người không thể biết gì về gia đình tôi ở tận Quảng Ngãi, bà nói: ”Anh Hân dáng cao, gầy, da ngăm đen, khuôn mặt dài, bước đi nhanh, khuôn mặt anh và anh Hân có nhiều nét giống nhau, anh Hân là con thứ năm trong gia đình, tính theo cách tính của ngoài Bắc, anh Hân chết lúc 16 tuổi. Đơn vị anh Hân chưa kịp đánh, vì bị lộ, quân địch dùng hỏa lực đánh phủ đầu. Anh về trong đó, tìm gặp một người của đơn vị anh Hân còn sống sót, có tên vần đầu là chữ “T”, người ấy cho anh biết nhiều thêm”
     Về quê, tình cờ, trong một chiều mưa, ngồi trong một quán rượu, anh Nguyễn Văn Thắng, Phó chủ tịch huyện Trà Bồng bỗng nhiên khóc nức nở: ”Hân ơi, em chết chi mà tội vậy em, em còn trẻ quá mà…”Điều nhà ngoại cảm Nguyện nói trước đã xảy ra khiến tôi tin tưởng hoàn toàn vào sơ đồ cùng những chỉ dẫn lưu lại trong băng ghi âm, tôi tin là có thể tìm được hài cốt em tôi.
     Nhưng thật buồn, cơ duyên chưa tới, mẹ tôi đã trên 90 tuổi phải nằm liệt giường vì bệnh loãng xương rồi xập xương, tôi không thể để mẹ ở Đà Nẵng rồi vào Quảng Ngãi tìm hài cốt em. Sự chỉ dẫn của bà Nguyện mà tôi đã rất tin tưởng đành bỏ lỡ! Việc cứu chữa cho mẹ phải đặt lên hàng đầu. Đưa mẹ vào bệnh viện C Đà Nẵng, bác sỹ đã lắc đầu: tiền sử bệnh phổi, bây giờ là tim, xương…tuổi lại quá cao.
     Đưa mẹ về nhà để lo hậu sự thì…như một phép mầu, mẹ tôi lại dần dần hồi phục, hết lở loét, tự đi lại được, tự bưng chén cơm, tô cháo xúc ăn…Tôi cảm ơn Trời Phật và ngay lập tức nghĩ ngay đến việc đi tìm hài cốt em, Nhưng nhờ ai đây…tôi đang băn khoăn thi thật may mắn (hay có sự phù trợ nào đó), tôi được đọc cuốn sách “Sự thật tưởng như huyền thoại” của Viện Nghiên cứu và Úng dụng Tiềm năng con người do bộ môn Cận tâm lý biên soạn, hóa ra ngay ở thành phố Đà Nẵng này cũng có nhà ngoại cảm Phan Ngọc Sáu và nhóm CCB tình nguyện ở thôn Cẩm Nam xã Hòa Châu huyện Hòa Vang, đi tìm hài cốt liệt sỹ (sau này, khi tiếp xúc, tôi mới biết, các anh làm công việc này rất có kết quả và cũng rất thầm lặng). Khi tới gặp thày Sáu, thày nói ngay: ”Vong hồn LS Minh ở nghĩa trang xã Nghĩa Lâm đã tới nhờ thày tìm kiếm hài cốt người em trai hy sinh lúc 16 tuổi, trong chiến dịch Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968, thương tôi, thày giúp đỡ đưa hài cốt em tôi về nghĩa trang…”, thày Sáu đã hứu với LS, vì vậy thày đã nhận lời ngay khi tôi đến nhờ thày.
     Thày Sáu đã chọn ngày rất chi tiết: 24/3 Quý Tỵ khai quật, 25/3 Quý Tỵ làm Lễ truy điệu và an táng vào nghĩa trang LS quê nhà. Mọi người vào thị xã Quảng Ngãi cứ thế mà làm. Còn thày Sáu có việc, phải ở lại Đà Nẵng.
     Gia đình chúng tôi cùng anh Sơn, một phụ tá của thày Sáu vào Thị xã Quảng Ngãi, đến khu di tích tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ hy sinh tại đây vào Tết Mậu Thân 1968, với lỉnh kỉnh hòm, quách, vải liệm, cờ Tổ Quốc, hoa quả lễ vật…Bà con dân phố ngạc nhiên, nghi ngờ: Biết có tìm được hay không mà đã chuẩn bị “Quá trời luôn”!
     Không để bà con thấp thỏm lâu, sau lễ cúng cầu xin sự giúp đỡ của các Ls, nhóm phụ tá của thày Sáu tiến hành áp Vong, LS Nguyễn Ngọc Hân đã nhập vào em gái út Nguyễn Thị Hà, cuộc giao tiếp Âm Dương diễn ra thật xúc động, và rồi chính LS Hân- qua thân xác người em gái đã chỉ chỗ mình nằm và anh trực tiếp chỉ huy công việc khai quật, vì vậy công việc được tiến hành nhanh chóng, chính xác, từng mẩu xương nhỏ lẫn trong lòng đất đều được bới tìm cẩn thận, thày Sáu từ Đà Nẵng gọi vào cho anh Rê: Anh lùi lại một chút, dưới chân anh vẫn còn hài cốt đấy, anh Rê lùi lại một chút và đúng vậy, nhặt thêm được một chút xương cốt nữa.
    Ngày 27/3 Quý Tỵ, tôi rước mẹ tôi về quê hương Quảng Ngãi, bà mẹ Việt Nam Anh hùng, năm nay đã 96 tuổi, được thấy người con trai bé bỏng của mình đã được đón về Nghĩa trang LS quê mẹ, nằm cùng với bố và anh trai. Một điều kỳ lạ là khi làm Lễ, gia đinh sơ suất để nguyên bó đũa trong bịch ni lông thế mà thày Sáu cũng biết!
     Tận đáy lòng mình, tôi chân thành cám ơn thày Sáu và các phụ tá, cám ơn Viện NC & UDTNCN, Bộ môn Cận tâm lý dày công Biên tập, xuất bản cuốn sách quý “Sự thật tưởng như huyền thoại”. Và cũng mong muốn cuốn sách đó được phát hành rộng rãi để giúp được nhiều gia đình như gia đình tôi. 

Nguyễn Trung Chính.

SỨC MẠNH VÔ THỨC

Bài đã đăng trong Bản tin số 01 Viện NC & ƯD TNCN

CẢM  NHẬN VỀ LUYỆN TẬP SỨC MẠNH VÔ THỨC
                                                                                                            Dương Vân Hòa
       Tôi là Dương Vân Hòa, thành viên CLB Sức mạnh vô thức, từ kinh nghiệm bản thân mình, xin trao đổi đôi nét cảm nhận về luyện tập sức mạnh Vô thức (SMVT).
     Tập luyện SMVT là cách tập đơn giản nhất nhưng lại hiệu quả nhanh chóng nhất, đánh thức ngay tiềm năng tự điều chỉnh, sửa chữa tất cả các bộ phận cơ thể, tiến tới con người hoàn hảo, tìm lại bản thể vốn có của chính mình, đạt được mục đích sống khỏe mạnh, vui vẻ, viên mãn, có trí tuệ minh mẫn suốt đời. Đối với người già còn luyện được trường thọ, tuổi già lúc ra đi được siêu thoát, không đau đớn bệnh tật.
     Nói cách khác là chống được sự lão hóa con người cách cơ bản từ trong ra ngoài.
     Luyện tập (SMVT) là tự ta đã tìm được người thầy ngay trong chính mình, tìm được người học trò cũng chính là mình, không phụ thuộc bên ngoài. Không có ai giúp mình, tự mình chăm chỉ luyện tập, lặng lẽ, thong thả. Người học trò là bản thân có lòng tin và hiểu được nên trở thành chăm chỉ luyện tập, vì hiệu quả đến rất nhanh.  Thực hành luyện tập SMVT, tôi thu nhận được những nhận thức như sau:
     * Nhận thức thứ nhất: Tin và biết là có khí PRANA, là nguồn sống của muôn loài. Bởi vậy tôi tập thở đều đặn, ngay lúc ngủ dậy: thở mũi 20 cái, thở bụng 20 cái, thở cột sống. Chú ý tập thở cả ngày, bất cứ làm việc gì cũng chú ý thở mũi qua lá mía và thở bụng. Thở được nhiều, người nhẹ nhàng, tâm an lạc nên càng chăm chỉ thở, đi đứng nằm ngồi
     * Nhận thức thứ hai: Thấy khí độc thoát ra từ Hà Đào Thành. Chỉ khi tập luyện VT, mới nhận được điều đó là sự thật. Mỗi người một cách.
     Khi mới tập vùng đỉnh đầu tôi nóng, càng tập vùng đỉnh đầu càng mát, rà tay chú ý lắm mới thấy luồng khí nhỏ như lỗ kim thổi vào lòng bàn tay.
     Tôi đã gặp trường hợp đang ngồi tập xả trược khí, có khách đứng lên bỏ xả trược. Lập tức cánh tay nổi cục đau, cảm nhận nó di chuyển lên phía vai. Khi tôi xả trược lại, vài phút sau, hiện tượng đau mất. Tôi hiểu rằng trược khí tạo ra đau bệnh, thoát ra là hết đau.
     * Nhận thức thứ ba: là các động tác thể dục đơn giản ai cũng làm được, lại tác dụng toàn diện tất cả cơ thể. Mặc dù động tác rất nhẹ nhàng nhưng cảm thấy tay chân săn chắc, bớt đau, tiến tới hết bệnh. Đặc biệt động tác quỳ lễ Phật tác dụng ngay,  lúc tập rất an lạc, nước bọt ngọt tiết ra nhiều, đưa ta đến ăn ngon miệng, ngủ sâu giấc.
     Bài tập thể dục đã giúp tôi chữa lành bệnh đau cột sống, hai chục năm nay bị đau nhức, tôi phải đeo đai cột sống, nhức chân, bàn chân lạnh buốt, đi lại hơi tập tễnh. Tôi đã chữa vật lý trị liệu ở bệnh viện Bạch Mai, và nhiều nơi khác, không khỏi. Khi tập vô thức, động tác thở cột sống rất khó vì tôi phải đeo đai cột sống, nhưng tôi vẫn tập đầy đủ bài tập. Sau một tháng tập bài thể dục tôi đã đi lại hoạt động bình thường, bỏ đai không đeo nữa, bàn chân lúc nào cũng ấm áp. Thật là kỳ diệu. Tôi bị hơn một chục nốt chai tay chân, nay đã bay gần hết. Tôi thấy đau trọng bụng, đi siêu âm đã phát hiện có u trứng, tôi tập nhiều lên, đã hết u sau 2 tháng tập. Tôi chưa từng gặp động tác thể dục dưỡng sinh nào có được nước bọt ngọt tiết ra nhiều như động tác quỳ lễ và đi bộ thiền hành. Bởi vậy ngày nào tôi cũng thu xếp thời gian để tập quỳ lễ 30 phút đến 1 giờ.
     * Nhận thức thứ tư: Luyện tập ngón tay, chân để khai thông kinh mạch.
     Nói đến khai thông kinh mạch là điều mong ước của bất cứ ai.
     Thế mà khi luyện tập vô thức, việc này quá đơn giản nhẹ nhàng. Làm người ta khó tin được. Chỉ khi vào tập, ta mới thấy sự hiệu dụng của động tác đơn giản đó. Tôi đã làm theo đúng sách dạy. Lập tức nhận được sự phản ứng của cơ thể đẩy trược khí chất độc ra ngoài, kể cả các tà khí, vong âm. Khi tập chất độc thải ra, khắp ngón chân, tay đau nhức, tay chân tôi như có hàng nghìn mũi kim đâm vào, đi ngoài nhiều, nhọt mụn mọc, mồ hôi nhớp nháp khó chịu, tôi cứ tập vài ba ngày là hết.
     Đúng như cô giáo dạy, nếu ai có vong tà, bài tập sẽ phát hiện vong và sẽ chữa hết. Bắt đầu tập có hiệu qủa, vong đã suy yếu sợ phải đi, sẽ tìm cách dọa nạt chống đối bài tập. Cô đã động viên chúng ta không sợ, cứ tập tiếp nó phải đi hết. Tôi cũng có cảm nhận tà âm chống đối, gây cho mình ớn lạnh khắp người không muốn tập, nhưng tôi tiếp tục tập, hiện tượng ớn lạnh hết. Hết vong âm thì kinh mạch mới thông được, khỏe hẳn lên.
     Đặt mình nằm ngủ, còn âm tà khí thì giật mình. Đó là lúc vong xuất đi, như cô đã trả lời . Tôi đã gặp 2 lần, bắt đầu ngủ, người giật bắn như chạm vào lửa, đầu ngón tay như có luồng điện khí phóng ra rất mạnh, và sau này không lập lại hiện tượng đó. Mỗi người một cách khác nhau. Thời gian đầu giải trược thật vất vả, khi tôi luyện tập nhiều  thì  có điểm đau xuất hiện, có lúc đau dữ dội. Đó chính là lúc cơ thể đang tự điều chỉnh chỗ bệnh. Ít ngày sau đó, người trở lại bình thường và khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tụê giác phát triển.
     Bởi vậy phải duy trì tập hàng ngày. Sách hướng dẫn thế nào tôi làm đúng, kể cả xông hơi, ăn ngải cứu, ăn món cháo giải trược, bột địa long. Tôi chú ý ăn sạch theo sách cô.
     Kỳ diệu nhất, cảm nhận được bàn tay đã có năng lượng. Tôi đặt bàn tay vào chỗ đau và dùng cả đá tét tít đặt vào chỗ đau, sau vài ngày điểm đau dần hết, có lúc đau lại đặt tay vào một lúc là hết, đau giảm hẳn, có chỗ đã khỏi .
     * Nhận thức thứ năm: Về tuyến yên
     Hàng ngày đều đặn săn sóc tuyến yên nhưng không rõ phản ứng của cơ thể.
     Chỉ khi nào cơ thể mệt mỏi do cảm cúm hoặc làm việc quá sức, tôi đặt tay vào điểm Trường sinh khoảng 10 phút sau, tôi cảm nhận được từ đỉnh đầu như có mạng lưới tia chớp chùm khắp cơ thể mấy giây, cảm nhận được người khỏe, tỉnh táo trở lại.  Bởi vậy, phải đều đặn săn sóc tuyến yên. Tôi hiểu tuyến yên điều chỉnh các tuyến nội tiết cơ thể.
     * Nhận thức thứ sáu: Về khai mở tuệ giác và tâm linh.
     - Xem bản kinh đại phúc đức của Phật : Tôi hiểu và thuộc ngay được và tôi đã cố gắng làm theo, như điểm tựa trong cuộc sống.
     - Trực giác phát triển: Trước đây nhiều sự việc tôi không nhận ra, nay thì phân minh ngay được, thí dụ mê tín dị đoan, vong tà âm khí, có thể nhận biết và tránh được.
     - Hàng ngày ngồi thiền, tâm an định, gặp được những hiện tượng trước đây chưa từng gặp. Ngồi thiền mang đến nguồn vui của bản thân. Người ta nói Định trong thiền, bây giờ tôi bắt đầu hiểu chữ Định của thiền, tôi cảm thấy niềm vui khôn tả.
     Việc tập chỉ cần đọc sách kỹ và làm theo động tác, đòi hỏi sự chuyên cần tập luyện, thời gian ngắn vài tháng đã gặt hái kết quả, nhanh hơn so với các phương pháp dưỡng sinh khác.
      Về ăn : Trước khi tập vô thức, tôi chưa có ý thức ăn thức ăn sạch. Nhờ bài tập vô thức tôi đã chú ý đến ăn sạch. Tôi ăn đều đặt bột địa long, quấy cùng vừng đen, bột sữa thảo mộc, bột gạo lứt. Tôi ăn Địa long thay bữa sáng vì cảm rất ngon và không chán, cả ngày khỏe, làm việc không biết mệt. Vì trước đây ăn còn chưa sạch nên khi tập tôi bị xả độc nhiều: mụn nhọn, đau như kim châm, đi ngoài nhiều. Bây giờ tôi đã biết ăn sạch.
     Tôi và một số bạn cùng tập SMVT từ tháng 5/2012 đến nay chưa được 1 năm đã thu được kết quả rõ ràng.
     - Bệnh tật dần tiêu tan, có bệnh khỏi hẳn.
     - Trí óc tuổi già 70 quên quên nhớ nhớ nay đã được cải thiện trí nhớ tốt hơn hẳn, người nhanh nhẹn, cảm nhận tuệ giác phát triển phân minh được nhiều việc.
     - Da dẻ hồng hào, ăn ngon ngủ sâu một mạch 5-6 giờ liền, ngủ tròn giấc suốt đêm
     -  Cơ bắp tay chân săn chắc lại.
     - Nếp nhăn trên mặt giảm dần, trẻ ra. Đi lại làm việc, cả ngày không mệt mỏi.
     - Riêng các cháu trẻ  trong lớp tập Vô thức, sự thay đổi bên ngoài còn nhanh hơn người già, da mặt sáng lên, trí óc phát triển, nhận thức rất nhanh, dễ nhớ hơn trước.
     Câu lạc bộ Vô thức chúng tôi rất biết ơn cô giáo Đoàn Thanh Hương đã tìm ra phương pháp tập luyện sức mạnh vô thức đơn giản, rất hiệu quả này.
     Chúng tôi rất cảm kích trước việc làm của cô giáo đã lấy sinh mạng của mình, để trải nghiệm tìm ra phương pháp tập luyện vô thức, đến nay cô giáo vẫn đang  tâm huyết nghiên cứu và bổ sung cho phương pháp ngày càng hoàn chỉnh.
     Hiện nay con người chúng ta, không trừ một ai đều phải sống trong môi trường bị ô nhiễm tràn ngập: không khí - thức ăn - hóa chất bao chặt xung quanh, áp lực xã hội, áp lực công việc cuộc sống, nhiều đến khó thở.
     Qua thời gian ngắn tập vô thức chưa được 1 năm, chúng tôi đã nhận được kết quả về sức khoẻ, trí óc được cải thiện tốt, sống vui vẻ, là ta đã phòng chống được sự ô nhiễm môi trường tốt nhất.
     Các cháu thiếu niên, thanh niên tập luyện sức mạnh vô thức, thì nhanh chóng cho kết quả và đạt lợi ích to lớn, trí tuệ phát triển. Khi sinh con sẽ sinh ra những đứa con khoẻ mạnh, thông minh, bảo vệ nòi giống tốt, trước tác hại ô nhiễm môi trường.
     Chúng tôi được hưởng những quyền lợi lớn lao do bài tập vô thức đem lại, chúng tôi quyết tâm, duy trì tập luyện vô thức suốt đời.
     Phương pháp này mới, ít người biết, nhưng lại nhanh chóng thu được kết quả về sức khoẻ và trí não. Bởi vậy chúng tôi thấy cần thiết phải có câu lạc bộ vô thức  là nơi giao lưu, trao đổi giúp đỡ nhau kinh nghiệm luyện tập vô thức.
     Một lần nữa xin chúc cho các bạn thành công trong luyện tập sức mạnh vô thức.                

                                                     D.V.H, ĐT: 0985667798

NHỮNG ĐIỀU KỲ DIỆU

Bài đã đăng trong Bản tin số 01 Viện NC & ƯD TNCN

NHỮNG ĐIỀU KỲ DIỆU TRONG TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP VÀ DI CHÚC CỦA BÁC HỒ
Nguyễn Phúc Giác Hải
  
Từ Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ đến Tuyên ngôn độc lập 2 – 9

Mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập 2.9.1945, Bác Hồ đã dẫn câu mở đầu của Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Giữa Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ 4.7.1776 với Tuyên ngôn độc lập 2.9.1945 có nhiều sự trùng hợp.
Trên thế giới người ta đã nói nhiều đến sự trùng hợp đặc biệt của những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử. Chẳng hạn: Người ta đã phát hiện sự trùng hợp về cuộc đời và sự kiện của hai Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln và Jonh F. Kennedy xảy ra cách nhau đúng 100 năm:
Năm 1860 Lincoln được bầu làm Tổng thống với 50% phiếu bầu, đánh bại đối thủ là S. A. Douglas, sinh năm 1813. 100 năm sau, năm 1960 Kennedy cũng được thắng cử vào nhà trắng với số phiếu xấp xỉ 50%, đánh bại đối thủ là Richard Nixon, sinh năm 1913, 100 năm sau so với  Douglas:
Phó tổng thống của Lincoln là Andrew Johnson, sinh năm 1808, còn Phó tổng thống của Kennedy là Lyndon Johnson, sinh năm 1908 cách nhau đúng 100 năm. Lincoln bị ám sát vào ngày thứ Sáu, 15.4.1865. Kennedy cũng bị ám sát vào ngày thứ Sáu, 22.11.1963 v.v…
Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có những sự trùng hợp đặc biệt tương tự. Người viết bản Tuyên ngôn độc lập nước Mỹ là Thomas Jefferson (sinh ngày 13.4.1743) mất ngày mồng 4.7.1826, đúng vào ngày Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ 4.7.1776. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập vào ngày 2.9.1945 (Ất Dậu) và cũng mất đúng vào ngày mồng 2.9.1969 (Kỷ Dậu), ngày kỷ niệm 24 năm ngày Tuyên ngôn độc lập.
Ngày nay khi vào Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh viếng Bác, mọi người đều nhìn thấy hàng chữ nổi trên bức tường của cửa Lăng: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Đó là câu nói nổi tiếng của Bác trong lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước chống Mỹ cứu nước phát trên Đài tiếng nói Việt Nam năm 1966: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ ! Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.
Ngày hôm nay đoạn văn trên đã thực sự là một lời tiên tri. Chúng ta đã và đang xây dựng lại đất nước đàng hoàng hơn và to đẹp hơn, và Thủ đô ta huy hoàng hơn nhất là vào dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long này.
“ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC” đã là tiêu đề trên mọi công văn giấy tờ của đất nước ta và TỰ DO là khát vọng tiến tới của toàn nhân loại. Thế nhưng chúng ta ít biết rằng người nêu lên khẩu hiệu “Không có gì quý hơn độc lập tự do” lại có một sự trùng hợp kỳ lạ liên quan đến Tượng thần Tự do của nước Mỹ. Tượng Nữ thần Tự do, một biểu tượng đặc trưng của nước Mỹ được dựng ở cửa biển NewYork tượng cao 46m, cả bệ cao 92m. Tay phải của tượng cầm bó đuốc với ý nghĩa “Tự do soi sáng thế giới”. Đó cũng là tên đầy đủ của pho tượng. Tay trái của tượng cầm bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, với hàng chữ: 4.7.1776. Tượng thần Tự do là quà tặng của nước Pháp cho nước Mỹ nhân dịp kỷ niệm 100 năm Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, nhưng mãi đến năm 1886 mới hoàn thành. Tượng có bản mẫu đầu tiên cao 2m 87 được nhân lên 16 lần để thành bức tượng Tự do cao 46m ở NewYork. Nhân dân NewYork quyên góp tặng lại cho nước Pháp một pho tượng nhỏ hơn cao 13m, đặt ở một hòn đảo nhỏ bên cầu sông Seine của thành phố Paris. Trong dịp Đấu Xảo Đông Dương tại Hà Nội năm 1887, người Pháp đưa pho tượng gốc 2m 87 này sang triển lãm tại Hà Nội. Sau đó tượng được đặt ở Vườn hoa nay là Vườn hoa Lý Thái Tổ, ở vị trí gần tượng Lý Thái Tổ bây giờ. Năm 1890, để tìm chỗ cho việc đặt tượng Paul Bert, người Pháp chuyển tượng Thần Tự do lên nóc Tháp Rùa (xem các bài viết của Nguyễn Phúc Giác Hải, “Hà Nội đã từng có tượng Thần Tự do trên nóc Tháp Rùa”, đăng ngày 1.8.2005, trên báo Người đại biểu nhân dân và một số tờ báo khác). Kỳ lạ thay khi tượng Thần Tự do xuất hiện trên nóc Tháp Rùa vào năm 1890 thì cũng là năm ra đời của người sau này sẽ đọc Tuyên ngôn độc lập 2.9.1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Những điều kỳ diệu trong Di chúc của Bác Hồ
1. Như một lời tiên tri:
Trước khi qua đời vào ngày 2.9.1969, Bác Hồ đã để lại một bản Di chúc kỳ diệu. Bản Di chúc mở đầu bằng câu: “Cuộc chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn.
Đó là một điều chắc chắn.
“Tôi có ý định đến ngày đó tôi sẽ đi khắp hai miền Nam, Bắc để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng; thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta.
Kế đó, tôi sẽ thay mặt nhân dân ta đi thăm và cảm ơn các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa, và các nước bầu bạn khắp năm châu đã tận tình ủng hộ, giúp đỡ cuộc chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta
Những lời ấy một lần nữa lại như một lời tiên tri vì cuộc kháng chiến chống Mỹ đã đi đến thắng lợi hoàn toàn vào ngày 30.4.1975. Mặc dù Bác đã không còn để thực hiện những điều mà Bác dự tính sẽ làm vào ngày đó, nhưng ngày toàn thắng mọi người vẫn thấy như có Bác ở bên.
2. Bảy mươi chín mùa Xuân!
Bác đã ra đi vào đúng ngày Tuyên ngôn độc lập  2.9, lúc người 79 tuổi
Bác viết tiếp trong di chúc:
“Về việc riêng – suốt đời tôi hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ Cách mạng, phục vụ Nhân dân. Nay dù phải từ biệt Thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.
Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”.
Kỳ lạ thay đoạn viết về việc riêng trong Di chúc tổng cộng có 79 chữ ứng với cuộc đời 79 mùa Xuân của Bác.
3. Con số Vàng của lịch sử
Cuộc đời của Bác là một trang sử vàng của Đảng và dân tộc. Nhưng kỳ lạ thay con số 79 mùa Xuân của cuộc đời Bác cũng là con số vàng của Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Trong Bảng tuần hoàn các nguyên tố, nguyên tố vàng (Au) nằm ở ô số 79. Vàng là một nguyên tố thuần khiết trong số 20 nguyên tố của bảng Mendeleev không có đồng vị.
4. Từ con số Vàng đến con số Pi
Để nói về sự sẽ ra đi của mình trong di chúc viết ngày 10.5.1969, Bác đã viết:
 “Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có câu rằng ‘Nhân sinh thất thập cổ lai hi’ nghĩa là ‘người thọ bảy mươi, xưa nay hiếm’.
Năm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là lớp người ‘xưa nay hiếm’ nhưng tinh thần, đầu óc vẫn rất sáng suốt, tuy sức khỏe có kém so với vài năm trước đây. Khi người ta đã ngoài 70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng thấp. Điều đó cũng không có gì lạ”.
Trong đoạn trên ta thấy Bác đã nhắc đến hai con số 70 và 79.

70 là một số tự nhiên.
79 là một số nguyên tố
Nếu ta lấy tổng các số tự nhiên từ 1 đến 70, chia cho tổng các số nguyên tố từ 2 đến 79, ta sẽ có con số Pi kỳ diệu 355/113. Con số này được nhà toán học Tổ Xung Chi ở Trung Quốc phát hiện từ thế kỷ thứ IV mà một chục thế kỷ sau các nhà toán học thế giới mới phát hiện lại. Phân số 355/113 cho ta một số Pi sát đúng đến số lẻ thứ 7: 3,1415929. Trị số đúng ở số lẻ thứ 7 là 3.1415926, có nghĩa phân số này ch ỉ  sai có 3 phần 10 triệu. Cho đến nay các máy tính điện tử cho thấy không có phân số nào nhỏ hơn 355/113 mà lại có trị số sát đúng đến như thế. Bởi thế con số Pi 355/113 được gọi là con số Pi thần kỳ. Tên tuổi của Tổ Xung Chi được Liên Xô đặt tên cho một ngọn núi ở phía sau Mặt Trăng.
Kỳ lạ thay trong Di chúc Bác Hồ ta có con số Pi này:
Tổng các số tự nhiên : 1 + 2 + 3 + 4 + 5 +....+ 70 =  2485  = 7 x 355
Tổng các số nguyên tố: 2 + 3 + 5 + 7 + 11 + ....+ 79 = 791  = 7 x 113
Chia hai tổng đó với nhau ta được con số Pi thần kỳ : 355/113.
                                    (xem KHĐS, số 2.9.2005)
5. Bác Hồ nói về thế giới tâm linh
Vì để mọi người khỏi bất ngờ về việc ra đi của mình, Bác đã viết :
“Nhưng ai mà đoán biết tôi còn phục vụ cách mạng, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân được bao lâu nữa ? Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột”.
Chúng ta đều biết Bác Hồ là người thận trọng từng câu từng chữ trong khi viết. Nhìn bản Di chúc viết tay của Bác được công bố, ta thấy Bác đã sửa đi sửa lại nhiều lần bản Di chúc này. Vậy mà Bác viết, sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin... Ở đây nếu chỉ để nói bóng bẩy về sự ra đi của mình thì có thể Bác sẽ viết “Tôi sẽ ra đi như các cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị đàn anh khác”. Thế nhưng Bác đã viết “tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin ... ” chắc chắn Bác phải có chủ ý. Có những điều Bác không nói rõ nhưng Bác có cách để mọi người hiểu chủ ý của Bác. Chẳng hạn ta biết  rằng Bác vốn có chủ trương cải cách chữ quốc ngữ nhưng Bác biết rằng không thể làm ngay được, nên trong văn bản của Bác và cả trong Di chúc, Bác vẫn viết theo lối chữ cải cách mà Bác đã chủ trương. Như nhiều người nói, Bác là người có nhiều trực giác và tâm linh. Bác tiên tri được nhiều việc, và điều tiên tri kỳ lạ nhất là từ năm 1941 Bác đã viết “1945 Việt Nam độc lập”. Chúng ta có thể tin chắc rằng Bác hàm ý về một thế giới tâm linh, một thế giới bên kia mà khi Bác đi xa Bác sẽ gặp lại Các Mác và Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác.
Đây không phải là suy nghĩ riêng của người viết bài này mà là những cảm nhận viết thành văn của một người đã sống bên cạnh Bác : Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Trong cuốn sách “Hồ Chí Minh, quá khứ, hiện tại và tương lai”, NXB Sự thật, Cố Thủ tướng đã viết : “Trong những lời dặn lại, Bác Hồ có nói sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các bậc đàn anh khác. Trí tưởng tượng của tôi  hình dung cuộc gặp giữa Bác Hồ với những người thầy sáng lập học thuyết Mác – Lênin biết bao ý nghĩa và hào hứng” . Cố Thủ tướng cũng hình dung cuộc gặp gỡ giữa Bác và Nguyễn Trãi : “Hai người chắc rất hào hứng ôn lại lịch sử của dân tộc và của thế giới. Bác Hồ có thể đem lại cho Nguyễn Trãi biết bao cái mới trải qua năm thế kỷ đầy những diễn biến không sao tưởng tượng được từ thời Nguyễn Trãi. Nhưng rồi hai người cũng thấy cái bất biến của dân tộc Việt Nam ta, rất thích thú về những truyền thống đẹp đẽ và hào hùng của dân tộc:
Lấy đại nghĩa thắng hung tàn
Dùng trí nhân thay cường bạo”.

Như vậy chúng ta có thể nói rằng khi viết di chúc “Tôi sẽ đi gặp các cụ Các Mác, cụ Lênin”, Bác đã nhắc nhở cho chúng ta về thế giới tâm linh mà chúng ta phải nghiên cứu.
Tuyên ngôn độc lập 2.9 và Di chúc của Bác Hồ là những bản kỳ văn để lại cho muôn đời:
Tuyên ngôn thiên cổ tại
Di chúc vạn niên xuân!


 NPGH