Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI VÀ CÁC HỌ BÙI VIỆT CỔ

NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI VÀ CÁC HỌ VIỆT CỔ
                                                                                                                                    BÙI LIÊN
     I. Người vượn lưng thẳng Homo Sapiens xuất hiện từ châu Phi cách đây 150.000 năm. 50.000 năm sau di cư dọc ven biển Nam Á và đã có nền văn minh đồ đá sơ khai. Song, do kiến tạo địa chất vành đai lửa vùng Indonéxia nhấn chìm. Cư dân còn lại, có nhánh đến Úc, Ấn, Trung Đông, Châu Âu, Bắc Mỹ với 2 cuộc di lớn. Một nhánh ngược lên Bắc Á (Bách Việt) dừng lại định cư Nam Trường Giang – Động Đình Hồ - Cối Kê và trung lưu Hoàng Hà – Cam Túc năm 2200 năm TCN. Theo niên biểu Trung Quốc 5000 năm lịch sử tập I, mới kiến lập Vương Triều Hoa Hạ khoảng 21 thế kỷ TCN, tức sau khi đã có tộc Bách Việt tới 1 thế kỷ (Thuyết Nhân loại học AND của Spencer Wells + Da Vit Christian University of California Press 2004 tr 193).
     II. ”Ai là cư dân vùng lưỡng Quảng?”. Chủ đề hội thảo lịch sử Trung Hoa tại Trung Quốc 2007 về Liên Bách Việt (Panbaiyueism) bàn về nguồn gốc chung của người Việt và người Quảng Đông (Cantonese) viết: “Từ thời Xuân Thu, người Việt ở khu vực Cối Kê (Thiện Hưng) Chiết Giang đã lập Vương quốc Việt năm 473 TCN, đã chinh phục nước Ngô (cũng là quốc gia người Việt) độ ở Tô Châu. Các bộ tộc Bách Việt khác như Âu Mân vùng Chiết Giang, Phúc Kiến, Nam Việt vùng Quảng Đông; Tây Âu ở Quảng Tây; Lạc Việt ở Phúc Kiến… Thời Tam Quốc, sách Địa lý chuyên luận trong Hán Thư ghi: Ở khoảng 7 hay 8000 năm tính từ Giao Chỉ đến Cối Kê (Nam Giang Tô hay Bắc Chiết Giang) người Bách Việt có mặt ở mọi nơi, chia thành nhiều thị tộc (các họ tộc hình thành vào giai đoạn cuối, giải thể chế độ nguyên thủy). Hoa Hạ học được văn minh Bách Việt (lúa nước, đồ đá..) mạnh lên, vượt Trường Giang đuổi Bách Việt đến các vùng đất cằn, núi rừng… Quá trình di cư ồ ạt của Hán đã hình thành hôn nhân dị chủng. Một số thị tộc Bách Việt xác lập quyền lực của dòng họ mình ở Bắc Bộ định cư dần.
     Di sản lớn nhất (còn lại) của người Việt cổ chính là miền Bắc Việt Nam, miền đất mà tổ tiên chạy trở về định cư lại do sự truy bức của Trung Hoa. Một số từ ngữ Trung Hoa có nguồn gốc từ tiếng Việt cổ như Jiang (Giang) – là sông. Có nhiều tàn tích về người Việt có thể quan sát được trong một số nhóm người thiểu số ngày nay ở Trung Quốc. Ở Chiết Giang có rạp diễn Việt kịch. Tiếng Việt cổ là một bộ phận của tiếng Quảng Đông. Một số tên gọi khác của người Việt còn tới nay là Ngải Việt (Yi-Yue), Mân Việt, Sơn Việt, Dương Việt (người Việt ở biển), U Việt, Câu Ngô. Nhiều rìu đá, búa của người Việt được tìm thấy ở Hàng Châu. Từ đầu thiên niên kỷ thứ nhất TCN, những khu vực trồng lúa của người Việt đã lốm đốm ở lưu vực sông Dương Tử (S.Robert Ranisey nhà khảo cổ học). Nhiều người Quảng Đông hiện đại còn giữ được gia phả tổ tiên họ (người Hoa Hạ) di cư xuống từ đời Đường (618-907), đời Tống (960-1279) họ cư trú những vùng mà người Việt đã bị đuổi xuống “Quảng Tây và Việt Nam hiện nay nơi mà khi đó người Choang là thiểu số, người Kinh là đa số” (tạp chí Xưa & Nay 11/2007 tr. 30-33).
-“Đầu thế kỷ I, thời Bắc thuộc, Sỹ Nhiếp dạy chữ Hán, dạy cưới xin, dẫn thủy nhập điền…rồi đem các họ của người Hán đặt cho người Giao Chỉ để đồng hóa” (Trần Quang Trân, nhà sử học trong cuốn Con Rồng Việt Nam và người Giao Chỉ - NXB Dân tộc 1996 tr. 22).
-“Tứ Xuyên, Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam là những dân khác biệt, có nền văn hóa riêng, không in dấu ấn đế chế Hán,..:có lượng đáng kể người Lạc Việt – U Việt bị nạn hôn nhân dị chủng nhằm đồng hóa Hán. Đến thời Thanh người Lạc Việt, U Việt (1644-1911) bị dồn đuổi hết xuống lãnh thổ Việt Nam (tạp chí Xưa & Nay 11/2007 tr.33).
     III. Ta có những cứ liệu chắc chắn rằng: Khoảng 40.000 – 22.000 năm TCN, người Việt cổ gồm các chủng Indonésian, Melanisian, Vedoid, Negretoid, Nam Mongoloid từ Việt Nam di cư lên khai phá Trung Hoa. Hành lang Tây Bắc Vân Nam – Tứ Xuyên là con đường đưa Văn hóa Hòa Bình lên phía Bắc khoảng 15.000 năm trước (1). Lúa nước, cây kê, gà, chó cùng dụng cụ Đá Mới cũng từ Hòa Bình theo đường này đi lên. Sau đó là kỹ thuật đồng thau (khoảng 2600 năm TCN) đồng thời với nước của Đế Lai phía Bắc Dương Tử, Xích Quỷ của Lạc Long Quân ở Nam Dương Tử là nước Thục ở phía Tây (sách Toàn Thư). Đến nay nhờ các dữ liệu di truyền học, cư dân các Nước vùng đất trên đều là người Việt. Thời đoạn này, người Hán chưa ra đời. Khảo cổ học phát hiện những công cụ đồng thau sớm chỉ sau Phùng Nguyên (2) cùng các thành quách. Năm 1988, đoàn khoa học quốc tế Mỹ - Trung Quốc đã tìm thấy trong hang Diaotong-huan và ở Pengtou gần hồ Động Đình Nam sông Dương Tử có hơn 40 di chỉ lúa cổ 1000 đến 9000 năm, nhất là ở Nam sông Trường Giang. Di tích văn hóa Hà Mỗ Độ có vài trăm người sống trên nhà sàn (kiểu Hòa Bình) trồng lúa, lớp rơm-trấu hóa thạch dày 1 m, trên 400 m2, trùng với Văn hóa Phùng Nguyên – Đông Sơn, cái nôi của nền văn minh lúa nước (tạp chí Chân trời UNESCO 1/2009 tr 4-6). Khối dân Thục của cha con Thục Phán tuy khác quốc gia (Ba Thục) nhưng đồng tộc với người Việt của Hùng Vương. Họ là nhóm Âu Việt (Tây Âu) bị nhà Tần thôn tính chạy dạt xuống Cao Bằng – Yên Bái – Nghĩa Lộ cùng cư dân Âu Lạc từ Yên Bái về Cổ Loa định cư (các địa danh ở Cổ Loa là bản sao của địa danh Động Đình Hồ - Yên Bái). Giới khảo cổ học phát hiện nhiều di vật đồng thau, thạp đồng ở các vùng Nam Trường Giang, và Lưỡng Quảng, Đông Sơn, Đào Thịnh, Yên Bái gần như đồng dạng. Cuộc chiến giữa vua Hùng và nhà Thục xuất hiện từ đô Phong Châu – Song Quan trên địa bàn từ vùng Quỳnh Nhai tới Vĩnh - Phúc Yên – Sóc Sơn – Kinh Bắc địa bàn bộ Văn Lang (Xưa & Nay 10/2010 tr25-27)
     Người Mường chính là hậu duệ người Việt cổ, bảo lưu đậm văn hóa Đông Sơn đến tận nay (Xưa & Nay số 348 11/2009). Tầng lớp trên người Mường có 5 dòng họ Đinh, Quách, Hà, Bạch, Hoàng (trùng với Ngọc phả triều Hùng của vua Lê Đại Hành). Công bố mới nhất về Nhân chủng học và ngôn ngữ lịch sử đầu công nguyên: Người Lạc Việt chưa chia hai nhánh Kinh – Mường giống nhau trên đại thể ngữ pháp và từ vựng cơ bản. Dân Bách Việt nói chung, Âu Việt (Tày, Nùng), Lạc Việt (Kinh, Mường) nói riêng và một số cư dân Nam Trung Hoa cũng như nhiều đảo nam Thái Bình Dương (người Minang Kaban Sulmatra 4 triệu dân, cộng đồng bang Negeri Sembilan đảo Peninsular Malaxia 722000 dân, New Guinea, New Océania v.v..) đều coi Hai Bà Trưng thuộc dân tộc mình, lập đền thờ. Các nhà khảo cổ đại học Durham và Oxferd Anh do Tiến sỹ Keith Dobney đứng đầu đã nghiên cứu loại gen ít bị biến đổi Miochondria ở 781 con lợn ngày nay ở Việt Nam và gen lơn xa xưa lấy từ các Viện bảo tàng đều có mối liên hệ gen lợn ở các vùng địa danh trên. Tiến sỹ Greger Larson tác giả nghiên cứu chính kết luạn: “Các heo này đều do con người di cư chuyên chở (báo Tuổi trẻ 19/3/2007 và Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng của Nguyễn Vĩnh Phúc NXB Trẻ 2005). Năm 111 TCN nhà Tây Hán (206 TCN) đưa quân đánh Nam Việt diệt Triệu và chia thành 7 quận. Quận Giao Chỉ gốc theo vua Hùng có 9240 hộ với 746237 khẩu (sách Tiền Hán thư quyển 8 Địa lý chí).
     IV. Người Việt gốc bản địa theo nhiều nhà nghiên cứu xác định: Tính từ đầu thời đại đồng thau khi lịch sử bộ lạc Lạc Việt định cư vững chắc ở Bắc bộ, Bắc Trung bộ cùng hàng chục bộ lạc Âu Việt ở Việt Bắc thường gọi là Giao Chỉ quận tức Bắc bộ Việt Nam ngày nay, tập trung vùng đất Tổ Hùng Vương – Hòa Bình. Có 3 tư liệu hiện có ở vùng này về các họ Việt gốc bản địa Giao Chỉ:
1. Bài khấn Mỹ tự ở đình Hiền Quan, Tam Nông, Phú Thọ (tên cổ: Song Quan trang, huyện Thanh Châu, động Lăng Xương): “Con họ cung thỉnh đức tứ vị thượng đẳng thần đệ nhất Hắc lang đại thần, đệ nhị Thổ Lâm, đệ tam Thiên Cương, đệ tứ Thiên Thắng (4 đại thần họ Hà phò Hùng Vương XVIII – 258 TCN) chính ngự…cấp bộ hạ thần liêu vân vũ gia tiên các tộc đẳng vị tiền: Ngô gia tiên tổ, Bùi gia tiên tổ, Hà gia tiên tổ, Lê gia tiên tổ, cập thập nhị họ (Đinh, Phạm, Phan, Lý, Trần, Vũ, La, Dư, Vi, Quách, Đỗ, Tô).
2. Ngọc phả triều Hùng Vương của vua Lê Đại Hành do Viện Hàn lâm Bộ lễ quan đông các đại học sĩ Nguyễn Bính triều Vĩnh Hựu phụng soạn viết: “Nhà Thục soạn 100 vạn quân…5 đường tiến quân. Duệ Vương vời tứ công (4 đại thần họ Hà) đem 5000 binh mã, tuyển trong làng Song Quan gồm Ngô tộc, Bùi tộc, Lê tộc, Trần tộccác họ khác 500 người, cùng tả bộ tướng quân họ Ngô thẳng tiến một ngày đêm đến Kinh Bắc đánh thắng giặc Thục ngay trận đầu. (trận chiến này Hùng Lộc đại vương bị chém vào cổ vẫn lấy vải buộc lại tiếp tục chiến đấu, địch rút mới ngã chết, tướng quân họ Ngô hy sinh, các tướng quân họ Bùi, họ Lê mất tích chỉ có 4 đại thần họ Hà trở về Song Quan và hóa – (Xưa & Nay số 366 10/2010)
3. Gia phả Bùi tộc ở Song Quan ghi về tổ tiên: “Tổ họ Bùi có 2 anh em Bùi Thạch Đa, Bùi Thạch Đê là hai vị thần nghĩa quân của Thiều Hoa công chúa, tướng tài của Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Hán (hai ông hy sinh tại Rừng Cấm – Giếng Mỏ ở Song Quan 15 tháng 12 âm lịch năm 43) được phong đẳng thần tả thị tướng quân, tước Quận công, được ban một vùng đất hưởng thuế má …trang Thạch Đê, xã Hiền Quan, Cẩm Khê, Phú Thọ và cánh đồng Bùi sau đền thờ Thiều Hoa ngày nay”.
     Qua những sử liệu trên:
-Văn minh lúa nước, kê, chó, gà và tộc Bách Việt từng định cư ở Động Đình Hồ, Nam Trường Giang trước người Hoa Hạ. Người Hoa Hạ truy đuổi và đồng hóa bằng thôn tính, hôn nhân dị chủng, ép người Giao Chỉ lập họ Tầu;
-Người Mường là hậu duệ Việt cổ, Âu Việt – Lạc Việt và một số bộ tộc còn lại ở Trung Hoa như Ngải Việt, Mân Việt, Sơn Việt, Dượng Việt, Ngô Việt, U Việt…đều thuộc các chủng Indonésian, Melanisian, Vedoid, Negretoid, Nam mongoloid bắt nguồn từ Homo Sapiens;
-Ngô tộc đẳng vị tiền (Hà, Ngô, Bùi, Lê, Trần) và 12 họ (Đinh, Lý, Vũ, Quách, Đỗ…) chính là bản địa Giao Chỉ, đô Phong Châu từng bị nhà Tây Hán khi diệt Nam Việt đuổi dạt trở lại Bắc Việt Nam ngày nay.
-Số họ ở Việt Nam có gốc Tổ từ Trung Quốc là rất nhỏ, đã hòa nhập cộng đồng Việt(3). Số có họ trùng với các họ ở Trung Quốc (Trần, Hoàng, Đặng, Chu…) phần lớn là dân bản địa gốc Việt bị Sĩ Nhiếp đặt họ Trung Quốc cho người Việt. Số người họ Bùi ở Trung Quốc có một loại lấy tên địa danh đất làng Bùi làm họ. Một loại (số họ Bùi còn lại) có thể là gốc Lạc Việt thuộc các chủng Ngải –Mân – Sơn – Dương Việt – U Việt – Âu Ngô không phải là gốc Hán. Hiện còn 50 triệu người thuần huyết thống Nam Việt ở Quảng Tây và Quế Lâm. Những người họ gốc Việt ở Trung Hoa xưa có chức tước cao trong triều đại thời nhà Chu, Xuân Thu, Chiến Quốc, Tần, Đường, Tống, Minh, Thanh, dân Bách Việt thường gọi là Việt tặc, thần phục Hạ, mất nòi Việt, nhưng cũng có người làm quan để che chở cho dân Việt.
-Theo thống kê, Việt Nam có khoảng trên dưới 300 dòng họ, trong đó, có nhiều dòng họ trên dưới 2000 năm. Một thông tin của Trung Quốc viết: “Họ người Việt chỉ xuất hiện khi Hán hóa chữ viết theo ký tự Hán khoảng thế kỷ X”. Ám chỉ người Việt là người “đồng tông”. Tháng 7/2011 tạp chí “Trí thức thế giới” do Bộ Ngoại giao Trung Quốc chủ quản số 14 có loạt bài: “Việt Nam – câu chuyện không thể không nói”, Tần Hồng Niên viết: “Tên Việt Nam cũng do hoàng đế Gia Khánh đặt, người Trung Quốc – VN đều là hậu duệ của Rồng”. Ngô Văn Hòa còn đăng trong tạp chí Xưa & Nay số 3/2012 tr7 hịch của Lưu Vĩnh Phúc cờ đen: “Nước Việt Nam kể từ nhà Tần, nhà Hán trở về đều thuộc vào nước Trung Hoa…”. Cũng trong số này có đăng bản đồ biên giới Đỗ Chú (Sông Chảy – Hà Giang) năm 1897 Trung Quốc qua tay Pháp chiếm toàn bộ tổng Tụ Long gồm các xã Tụ Nghĩa, Tụ Mỹ, Tụ Long, Tụ Thanh, Tụ Hoa, Phan Vũ, Bình Di 700 km2 của Việt Nam, nơi có mỏ đồng xưa (tr11 Sđd).
     Việt Nam cám ơn sự giúp đỡ của nhân dân Trung Quốc trong hai cuộc chiến tranh chống xâm lược 1946 – 1975. Ngược lại, Việt Nam cũng từng chủ động giúp đỡ cách mạng Trung Quốc năm 1949, kiên trì giữ gìn tình hữu nghị, bảo vệ hòa bình, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền, độc lập, tự do của đất nước.
     Chú thích:
(1) Văn hóa Hòa Bình có từ 17000 năm trước- Công cụ đá chế tác và vượn – người ở châu thổ sông Mã có từ 30 – 40 vạn năm trước đây.
(2) Cách nay trên 5000 – 3330 năm tức 3000 – 1330 TCN.
(3) Nhánh các họ: Tăng, Trác, Chu (Châu), Huỳnh, Lâm, Tống, Tiêu, Lương, Hàn, Tiết, Tạ, Chung, Hồ, Mạc Cửu…   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét