Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Phát biểu của đại diện BLLHBVN tại ĐH Hưng Yên

PHÁT BIỂU CỦA ÔNG BÙI LIÊN, PHÓ BAN LLHBVN
Tại Đại hội họ Bùi  tỉnh Hưng Yên ngày 07/4/2012

Kính thưa: Các vị đại biểu!
Thưa các chi tộc dòng họ Bùi tỉnh Hưng Yên!
I. Được sự ủy nhiệm của thường trực BLLHBVN về dự hội nghị hôm nay, thay mặt đoàn xin gửi lời chào mừng, kính trọng tới các vị có mặt: sức khỏe, gia đình hạnh phúc.
     Đời sống văn hóa con người ngày nay đang có xu thế trở về cội nguồn, với thiên nhiên và các giá trị “thật” để tôn vinh, chiêm ngưỡng với mục tiêu "Kết nối họ tộc, hướng về cội nguồn, tôn vinh tổ tiên, động viên con cháu hướng tới tương lai” và phương châm: "đoàn kết - tương trợ - phát triển".
     Họ Bùi là thống nhất, là một trong nhiều họ bản địa Giao chỉ với Tổ Hùng Vương. Nhớ lại ngày đại hội họ Bùi Việt Nam lần thứ nhất 20-4-2008, chỉ sau đó 6 tháng, ngày 8/11/2008 tại từ đường họ Bùi thôn Đào Xá, huyện Ân Thi với 100 đại biểu các chi tộc Bùi toàn tỉnh đã vượt qua bao khó khăn thành lập Ban liên lạc lâm thời và bầu ra 15 vị ủy viên có tâm huyết cao, hết lòng vì họ tộc, đặc biệt là bác Bùi Văn Sá trưởng ban, các phó ban Bùi Thế Minh, Bùi Văn Oanh, Bùi Văn Tỵ, Bùi Văn Chất, Bùi Văn Ánh, Bùi Đăng Tạc và các ủy viên khác họ Bùi Hưng Yên đã liên kết như một gia đình lớn, giúp đỡ lẫn nhau về nhiều mặt, gặp nhau trong các lễ chạp, các ngày giỗ tổ, xây dựng từ đường (thôn Cao Trai) khu mộ Tổ Bùi ở Đường Thôn, ngành 4 chi 3 họ Bùi Đào Xá - Đào Dương đón nhận bằng di tích. Họ Bùi xã Đoàn Đào, Phù Cừ - tích cực làm tờ trình xếp hạng di tích Mộ Quận công Bùi Đăng Châu thế kỷ 18.
     Về công tác khuyến học, khuyến tài đều làm tốt và làm lễ dâng hương bái Tổ. Thường trực họ Bùi Việt Nam rất cảm động việc lập tủ sách họ Bùi ở Đào Xá. Cụ Bùi Văn Hòa tặng tủ gỗ 4 triệu. Cụ Bùi Xuân Khắc 80 tuổi và ông Bùi Văn Dân ở Hà Nội tặng tới 596 đầu sách. Nhà sư Thích Đàm Mơ tặng 55 đầu sách Phật. Cụ Bùi Văn Thư tặng 12 bộ sách về Đạo Thiên Chúa. Nhạc sĩ Bùi Lẫm tặng tập sách hình ảnh 648 nhạc sĩ Việt Nam hiện đại. Đến nay cả nước có 89 tủ sách dòng họ. Cái khó nhất là không để mất, hỏng sách và thường xuyên có người đọc.
     Hôm nay Ban liên lạc chính thức tỉnh Hưng Yên được thành lập là một dấu ấn của họ Bùi Hưng Yên về sự trưởng thành, xin chúc mừng phát triển bền vững.
     Quá trình hình thành phát triển cộng đồng họ Bùi Việt Nam sơ bộ rút ra 5 kinh nghiệm chính:
1. Tổ chức mạnh là nhờ các vị chỉ đạo có tâm huyết, đạo đức gương mẫu tận tụy, chọn đầu vào phải tốt (đưa vào dễ đưa ra thì khó) các tiểu ban, các tổ phải chủ động và sáng tạo có trách nhiệm cao .
2. Có những ủy viên uy tín và một tập thể thường trực đoàn kết
3. Dân chủ tập thể, có ý thức cảnh giác với các phần tử cơ hội, vụ lợi.
4. Xây dựng tốt và liên tục mọi quan hệ và hỗ trợ lẫn nhau, thăm hỏi nhau lúc ốm đau, khi mất, giúp nhau lúc khó khăn, dự các ngày giỗ lớn của các chi tộc.
5. Có trụ sở họp mặt định kỳ, có quy chế hoạt động và phương tiện hoạt động tối thiểu.
II. Tháng 4/2013 Đại hội họ Bùi Việt Nam lần thứ 2 nhiệm kỳ (2013-2017) với tư tưởng chỉ đạo (đoàn kết họ Bùi cả nước giữ gìn phẩm chất truyền thống dòng họ quý hiển văn hiến mà Bộ VHTT đã nêu trong dịp kỷ niệm 100 năm danh nhân Bùi Huy Bích tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám  năm 2008 (hiếu học khiêm nhường, kiệm cần, thanh đạm, lễ - nghĩa - hiếu - đễ) xây dựng họ Bùi ngang tầm thời đại, quản trị điều hành tốt, có các phương pháp trí tuệ, hiệu quả, nghiên cứu phấn đấu đến năm 2021 mỗi chi tộc có 5% - 10% dân số có học lực cao đẳng, đại học trở lên.
     Tiêu chuẩn cơ cấu vào ban chấp hành là người có trí tuệ, trung thực, tự trọng, có tâm huyết, đạo đức tốt, đoàn kết, trách nhiệm, tận tụy góp công sức xây dựng dòng họ thống nhất, có trình độ, sức khỏe, có điều kiện hoạt động, đã trải qua công tác dòng họ nhiều năm.
     Cơ chế hoạt động: “Hội đồng Trưởng lão họ Bùi Việt Nam cùng Ban liên lạc (thường trực) quản trị điều hành theo điều lệ, quy chế, nghị quyết; các tỉnh thành phố và các khu vực làm chủ”, thực hiện dân chủ cộng đồng trách nhiệm. Đại hội họp 1 ngày, dự kiến trên dưới 600 đại biểu.
III.Đôi nét sơ khảo về lịch sử họ Bùi bản địa của chúng ta.
     Ngày nay ta có những cứ liệu chắc chắn rằng khoảng 40000 năm - 22000 năm trước công nguyên người Việt cổ gồm các chủng "Indonesian - Melanisian - Vedoid - Mongoloid mang theo nền văn hóa Hòa Bình di cư tới Động Đình Hồ, Nam Trường Giang cách nay đã 15.000 năm. Người Mường chính là hậu duệ người Việt Cổ bảo lưu nền văn hóa Đông Sơn tới ngày nay. "Tạp chí Xưa và Nay số 348 /11/2009 " .
     Người Việt gốc bản địa xác định tính từ đầu thời đại đồng thau khi 15 bộ Lạc Việt của Lạc Long Quân - Âu Cơ định cư vững chắc từ Bắc Bộ tới Bắc Trung bộ, cũng hàng chục bộ lạc Âu Việt ở Việt Bắc, thường gọi là Giao Chỉ, tập trung vùng đất tổ Hùng Vương - Phú Thọ - Hòa Bình.mà huớng phát triển là trấn Sơn Nam và vùng Thanh Hóa  - Nghệ Tĩnh.
     Hiện có ba tư liệu trong nhiều tư liệu ở vùng đất Tổ Hùng Vương:
1. Bài khấn Mỹ tự triều Hùng Vương ở Hiền Quan xác định rõ các tộc đẳng vị tiền là: Ngô Gia Tiên Tổ, Bùi Gia Tiên Tổ, Hà Gia Tiên Tổ, Lê Gia Tiên Tổ, cập thập nhị họ khác "258 trước công nguyên"
2. Ngọc phả triều Hùng Vương của vua Lê Đại Hành ghi rõ nhà Thục đưa 100 vạn quân, mở 5 đường tiến quân. Hùng Duệ Vương với Tứ công họ Hà đem 5000 quân của Ngô tộc, Bùi tộc, Lê tộc, Trần tộc, cùng 200 quân của các bộ tộc khác thẳng tới Kinh Bắc.
3. Gia phả tộc Bùi ở Song Quan Trang - Phú Thọ ghi rõ tổ tiên Bùi Thạch Đa, Bùi Thạch Đê là hai vị thần, nghĩa quân của Thiều hoa Công chúa thời Hai Bà Trưng (năm 43 sau công nguyên) và rất nhiều các tư liệu khác khẳng định 300 họ ở Việt Nam là gốc giao chỉ bản địa có nhiều họ lâu đời đến 2000 năm (tạp chí Xưa và Nay số 360 7/2010).
     Sơ qua vài nét để họ Bùi chúng ta thấy lịch sử của người Việt cổ và dòng họ Bùi bản địa trên đất nước Việt Nam để con cháu hiểu về gốc Tổ của mình.
     Xin cám ơn các vị đại biểu và chúc họ tộc đoàn kết - thống nhất - bền vững trên cả nước để xây dựng đất nước giầu mạnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét