Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Phát biểu của GS Bùi Phan Kỳ tại họ Bùi huyện Lương Sơn

PHÁT BIỂU CỦA GIÁO SƯ THIẾU TƯỚNG BÙI PHAN KỲ
TRƯỞNG BAN LIÊN LẠC HỌ BÙI VIỆT NAM
Tại hội nghị họ Bùi huyện Lương Sơn, Hòa Bình ngày 09/9/2012


     Thay mặt Thường trực Ban liên lạc họ Bùi toàn quốc và được sự ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng trưởng lão họ Bùi, chúng tôi xin biểu thị sự vui mừng vô hạn khi đoàn đại biểu họ Bùi toàn quốc theo lời mời của họ Bùi huyện Lương Sơn, được đặt chân lên vùng đất của những người Việt cổ mà theo thống kê về dân số (2000), trên 90% là người họ Bùi
     Những người quan tâm đến nguồn gốc dòng họ đều nhắc nhở nhau phải thúc đẩy mối quan hệ giữa ban liên lạc của họ Bùi cả nước với họ Bùi tỉnh Hòa Bình, vì đó vừa là nơi tập trung người họ Bùi, vừa là nơi có thể tìm thấy những nét riêng của họ ta so với nhiều họ khác trong cả nước.
     Đến nay do những nỗ lực của các bác trong ban vận động và bác Bùi Minh Thứ, họ Bùi huyện Lương Sơn đã mở ra cánh cửa đầu tiên rộng mở cho Ban liên lạc họ Bùi toàn quốc bước vào lâu đài của tổ tiên dòng họ, mà cho đến nay, ta đã có thể rút ra những nét lớn sau đây:
     1. Họ Bùi tỉnh Hòa Bình là bằng chứng rất sinh động để chứng minh họ Bùi ta là một họ bản địa, xét về cả 2 mặt nhân chủng họcngôn ngữ họ, nay gọi là môn dân tộc-ngôn ngữ học (ethno languistic), thì trong 54 dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam, được chia ra thành 8 nhóm người: Việt-Mường, Tày-Thái, Hmông-Dao, Tạng Miến, Môn Khmer, Ma Lai-Đa Đảo, Nam Á, Hán, thì người Việt và người Mường là chung một nhóm (về dòng máu và các đặc trưng nhân chủng, tiếng nói). Về tiếng nói thì trùng hợp trên 80%. Người Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh nghe tiếng nói người Mường hiểu gần hết. Giòng Ma Lai-Đa Đảo, người Gia lai, Ê đê, Chăm, nghe người Inđonesia nói trên đài hiểu gần hết. Người Tày-Thái nghe tiếng Lào, Thái Lan cũng vậy.
     2. Nghiên cứu lịch sử hình thành dân tộc Mường và tỉnh Hòa Bình thì thấy Mường cũng như Kinh không phải là từng dân tộc như Tày, Thái, Chăm, Ê đê, Gia lai như thường kê khai khi viết lý lịch là Kinh, Mường. Kinh và Mường mới đầu chỉ là nơi cư trú. Kinh là người sinh sống dưới đồng bằng, các vùng đô thị như kinh thành, kinh đô. Mường là người sinh sống trên vùng cao, ở các bản, mường. Trước khi người Pháp xâm chiếm Việt Nam làm thuộc địa thì chưa có tỉnh Hòa Bình. Thực hiện chính sách chia để trị, năm 1893, dưới triều Thành Thái và toàn quyền Pháp De Lanessan tách đất của các vùng xung quanh thành lập tỉnh Hòa Bình, xác định tất cả những người cung giống ở vùng núi Phú Thọ - Hà Đông - Sơn Tây - Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An gọi là dân tộc Mường. Đến nay, đã hình thành, mang tính quy ước thì Nhà nước cũng dùng cho tiện, nhưng chúng ta là người họ Bùi thì phải biết sự thật để nhận thức cho đúng. Kinh và Mường đều chỉ là người dân tộc Việt không có giống người Kinh và giống người Mường.
     3. Người họ Bùi cả nước, dựa vào những tư liệu lịch sử, nếu còn phân vân về sự phát hiện của Tiến sĩ Hán học Cung Khắc Lược và Tiến sĩ Lương Văn Kế là những người đã công bố những phát hiện mới về nguồn gốc Thánh Gióng có mẹ là Bùi Thị Dung, con hai viễn tổ Bùi Cẩn và Phạm Thị Hòa quán trang “Khê Đầu”, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, nay là thôn Bộ Đầu, xã Thống Nhất, huyện Thường Tín. Thánh Gióng đã đánh giặc Ân vào thời vua Hùng thứ VI (có niên đại từ năm 1740 TCN – 1632 TCN), tính đến nay đã được khoảng 3700 năm. (Thánh Gióng là huyền thoại về con người và cách đánh, nhưng việc có cha mẹ, ông bà nhiều khả năng không phải là huyền thoại). Nếu chưa khẳng định điều đó thì trường hợp Thành Hoàng Bùi Đình Chấn, tướng của vua Hùng XVIII (Hùng Duệ Vương từ 421 TCN – 258 TCN cách đây 2270 năm) còn đủ miếu thờ, sắc phong, thần tượng mộ chí tại thôn Bất Nạo, tổng Bất Nạo, huyện Kim Thành, Hải Dương, thì cũng phải thừa nhận cách đây ngót 2300 năm đã có tướng họ Bùi giúp vua Hùng đánh giặc lập công lớn đến mức được phong Thành Hoàng ở vùng đồng bằng thì đem so với việc ra đời tỉnh Hòa Bình cách đây 119 năm là vấn đề không đáng kể.
     Vì là một dòng họ đã góp phần giúp vua đánh giặc từ thời các vua Hùng, tôi xin nêu một quan điểm đẻ hiểu về thời Hùng Vương của các nhà nghiên cứu Biệt Lam Trần Huy Bá đã in trong tạp chí “Nguồn sáng” số 23 trong dịp lễ hội giỗ tổ Hùng Vương năm 1998: Dựa vào các ngọc phả, các thần tích sưu tầm được ở các xã quanh đền Hùng như xã Hy Cương (lưu giữ tại Vụ Bảo tồn bảo tàng Bộ Văn hóa (HTAE9)) thì không chép là 18 đời vua Hùng mà là 18 chi, mỗi chi gồm nhiều đời vua. Ví như vua Hùng thứ VI là chi ly (càn, khảm…) là Hùng Hồn Vương, húy Long Tiên Lang, sinh năm Tân Dậu (1740 TCN), lên ngôi năm 23 tuổi, truyền 2 đời, ở ngôi 81 năm (tới năm  Kỷ Dậu (1632 TXN) – Vua Hùng thứ XVIII là chi quý (giáp, ất,..) Hùng Duệ Vương sinh năm Canh Thân (421 TCN) lên ngôi khi 14 tuổi, có thể truyền 3 đời, ở ngôi  150 năm từ Quý Dậu (408 TCN đến 258 TCN). Điều đó cắt nghĩa 18 chi Hùng Vương đã tồn tại từ năm 2879 TCN – tới 258 TCN cộng 2621 năm. Sách “Hùng Vương dựng nước” của Viện khảo cổ học (UBKHXHVN) do Nxb KHXH đã xuất bản tới tới 3 tập của 6 nhóm nghiên cứu. Sách Lịch sử Việt Nam do Nxb Đại học & Trung học chuyên nghiệp do các tác giả Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn tới 1985 đã xuất bản lần II, riêng thời Hùng Vương và An Dương Vương gồm hơn 100 trang khổ lớn (Phần II, 3 chương) đều do Giáo sư Phan Huy Lê biên soạn, đủ căn cứ là thời có thật, do đó người Việt cổ từ thời vua Hùng, trong đó có họ Bùi là có thật. Đó là chưa kể đến những tư liệu, cứ liệu mà người nước ngoài tới nghiên cứu các hang động của ta (như Phong Nha, Kẻ Bàng) kết luận có dấu tích con người cách đây hàng vạn năm thì nhiều khả năng tổ tiên ta cũng gắn liền với nguồn gốc đó. Họ Bùi – người Việt cổ - vua Hùng là những chủ thể có liên quan chặt chẽ.          
     4. Điều rút lại về tổ chức cộng đồng họ Bùi Lương Sơn có mặt ngay hôm nay chắc chắn phải trở thành cây trụ thép làm nòng cốt cho tất cả chúng ta dựng nên một tổ chức họ Bùi mạnh mẽ trong toàn tỉnh Hòa Bình, nơi quy tụ những hậu duệ đích thực của người Việt cổ, từ đó ta sẽ tìm ra nhiều tục lệ, truyền thống của tổ tiên như các tục lệ thờ cúng tổ tiên, cha mẹ, qua đó vị trí của những người Mẹ được tôn trọng đúng như nó phải có không chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán với nền văn hóa cồng chiêng khác hẳn cồng chiêng ở Tây Nguyên của giòng Mã lai – Đa Đảo, một giòng du nay theo quy ước cứ gọi là dân tộc Mường nhưng chỉ tồn tại trên cương vực của các vua Hùng (Quảng Đông, Quảng Tây, vùng Bắc Bộ cho tới Hà Tĩnh) hầu như không có ở các nước xung quanh (như Tày, Thái, Hmông). Mong các bạn vừa phát triển tổ chức vừa sưu tầm kho tàng của người Việt cổ ở một vùng có thể coi là nơi chôn rau cắt rốn của họ Bùi ta.
     Xin kính chúc toàn thể bà con đều an khang hạnh phúc, tổ chức họ Bùi ở các huyện khác sẽ lần lượt ra đời, tới Đại hội lần tứ 2 của họ vào tháng 4/2013, đã có Ban liên lạc lâm thời hoặc chính thức của họ Bùi tỉnh Hòa Bình. 

Giáo sư Bùi Phan Kỳ phát biểu tại hội nghị họ Bùi
huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét